Home
» Biên khảo - Tư liệu
» Đầu xuân bàn thêm về một chữ trong bài thơ “Xuân Vọng” của thi thánh Đỗ Phủ - BNMinh
Đầu xuân bàn thêm về một chữ trong bài thơ “Xuân Vọng” của thi thánh Đỗ Phủ - BNMinh
Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014
Đầu xuân bàn thêm về một chữ trong bài thơ “Xuân Vọng” của thi thánh Đỗ Phủ
Thứ hai - 18/02/2013 19:04
QUÝ TỊ TỚI, RẮN LỤC CÓ CẮN TIỆT NỌC QUÂN LẠI NHŨNG?
Bùi Ngọc Minh
ĐẦU XUÂN BÀN THÊM VỀ MỘT CHỮ
TRONG BÀI THƠ XUÂN VỌNG CỦA THI THÁNH ĐỖ PHỦ
Bùi Ngọc Minh
Nguyên tác:
春望
國破山河在,
城春草木深。
感時花濺淚,
恨別鳥驚心。
烽火連三月,
家書抵萬金。
白頭搔更短,
渾欲不勝簪
Phiên âm Hán - Việt:
Xuân vọng
Quốc phá sơn hà tại,
Thành xuân thảo mộc thâm.
Cảm thì hoa tiễn lệ,
Hận biệt điểu kinh tâm.
Phong hoả liên tam nguyệt,
Gia thư để vạn kim.
Bạch đầu tao cánh đoản,
Hồn dục bất thăng trâm.
Bản dịch của Trần Trọng Kim:
Nước phá tan, núi sông còn đó,
Đầy thành xuân cây cỏ rậm sâu.
Cảm thời hoa rỏ dòng châu
Biệt ly tủi giận, chim đau nỗi lòng.
Ba tháng khói lửa ròng không ngớt,
Bức thư nhà, giá đắt bạc muôn.
Gãi đầu tóc bạc ngắn ngun,
Dường như hết thảy, e khôn búi tròn.
Bản dịch của Trương Văn Tú (Lãng Nhai):
Nước mất nhà tan còn sông núi,
Xuân thành cây cỏ mọc thâm u.
Nhìn hoa hoang dại sầu rơi lệ,
Chim kêu hoảng sợ hận biệt ly.
Khói lửa binh đao liền ba tháng,
Thư nhà nhận được đáng vạn ngân.
Tóc bạc như sương càng thưa thớt,
E không đủ búi để cài trâm.
….
Bùi Ngọc Minh
----
CHÚ THÍCH:
(1), (2): Hồi ức và kỉ niệm về Đỗ Phủ - Nguyễn Khắc Phi
10.01.2013.trieuxuan.info.
----
Bùi Ngọc Minh
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.Ninh Bình ngày 18.02.2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Thứ hai - 18/02/2013 19:04
1. Thi phẩm ra đời trong thời buổi loạn li, quốc sử nước Tàu gọi là loạn An Sử (An Sử chi loạn, 安史之亂). Đây là một cuộc nổi dậy có quy mô lớn xảy ra từ năm 755 đến năm 763, trong thời vua Huyền Tông, Túc Tông và Đức Tông, nhà Đường. Cầm đầu cuộc khởi binh này là An Lộc Sơn (vốn là một Tiết độ sứ và thuộc hạ là Sử Tư Minh). Vì vậy các sử gia ghép tên hai người cầm đầu để chỉ sự biến trên. ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Bùi Ngọc Minh
Họ tên thật Bùi Ngọc Minh
Địa chỉ TP.Ninh Bình
ĐT: 0914928390
Email: buingocminhnb@gmail.com
_____
CÂU ĐỐI MỒNG MỘT TẾT QUÍ TỊ
NHÂM THÌN QUA, RỒNG VÀNG CHƯA CUỐN CHẾT HẾT BỌN THAM QUAN! QUÝ TỊ TỚI, RẮN LỤC CÓ CẮN TIỆT NỌC QUÂN LẠI NHŨNG?
Bùi Ngọc Minh
ĐẦU XUÂN BÀN THÊM VỀ MỘT CHỮ
TRONG BÀI THƠ XUÂN VỌNG CỦA THI THÁNH ĐỖ PHỦ
Bùi Ngọc Minh
Nguyên tác:
春望
國破山河在,
城春草木深。
感時花濺淚,
恨別鳥驚心。
烽火連三月,
家書抵萬金。
白頭搔更短,
渾欲不勝簪
Phiên âm Hán - Việt:
Xuân vọng
Quốc phá sơn hà tại,
Thành xuân thảo mộc thâm.
Cảm thì hoa tiễn lệ,
Hận biệt điểu kinh tâm.
Phong hoả liên tam nguyệt,
Gia thư để vạn kim.
Bạch đầu tao cánh đoản,
Hồn dục bất thăng trâm.
Bản dịch của Trần Trọng Kim:
Nước phá tan, núi sông còn đó,
Đầy thành xuân cây cỏ rậm sâu.
Cảm thời hoa rỏ dòng châu
Biệt ly tủi giận, chim đau nỗi lòng.
Ba tháng khói lửa ròng không ngớt,
Bức thư nhà, giá đắt bạc muôn.
Gãi đầu tóc bạc ngắn ngun,
Dường như hết thảy, e khôn búi tròn.
Bản dịch của Trương Văn Tú (Lãng Nhai):
Nước mất nhà tan còn sông núi,
Xuân thành cây cỏ mọc thâm u.
Nhìn hoa hoang dại sầu rơi lệ,
Chim kêu hoảng sợ hận biệt ly.
Khói lửa binh đao liền ba tháng,
Thư nhà nhận được đáng vạn ngân.
Tóc bạc như sương càng thưa thớt,
E không đủ búi để cài trâm.
….
1. Thi phẩm ra đời trong thời buổi loạn li, quốc sử nước Tàu gọi là loạn An Sử (An Sử chi loạn, 安史之亂). Đây là một cuộc nổi dậy có quy mô lớn xảy ra từ năm 755 đến năm 763, trong thời vua Huyền Tông, Túc Tông và Đức Tông, nhà Đường. Cầm đầu cuộc khởi binh này là An Lộc Sơn (vốn là một Tiết độ sứ và thuộc hạ làSử Tư Minh). Vì vậy các sử gia ghép tên hai người cầm đầu để chỉ sự biến trên. Đây thực chất là một cuộc chiến tranh nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn của người Trung Hoa thời nhà Đường, mà nguyên nhân cốt lõi là sự suy vi của nhà nước chuyên chế phong kiến đứng đầu là ông vua theo quan niệm Nho giáo là đấng tối cao thiêng liêng bất khả tư nghị. Sử sách và nhất là kí ức dân gian không thể quên sự kiện Đường Huyền Tông say mê Dương Quí Phi. Ông vua này say đắm tửu sắc từng thề với Quí Phi của mình (vốn là thiếp của con trai thứ 16 của ông ta) rằng: trên trời làm chim liền cánh, dưới đất làm chim liền cành; nghe lời xiểm nịnh của gian thần, tài năng cỡ như Lí Bạch cũng chỉ được dùng vào việc làm thơ phục vụ cho những cuộc hành lạc của ông ta và người đẹp, khiến thi tiên phải thốt lên những lời phẫn uất: uống cho muôn thuở tan sầu… Hoàn cảnh cảm hứng liên quan tới nỗi lòng Đỗ Thiếu Lăng trước tình cảnh loạn li nước nát nhà tan. Bởi vậy bài thơ mang cảm hứng về thời thế, thân thế và vươn tới tầm nhân thế.
2. Xuân vọng (春望) có thể chuyển ngữ thành ngóng xuân, mong xuân, đợi xuân…, nhưng có lẽ sâu xa hơn là mong ước đất nước Trung Hoa không còn cảnh loạn li, mong ước tổ quốc có một thánh đế, một triều đình biết thương yêu muôn dân, để bách tính trăm họ không còn phải chịu cảnh Tam lại Tam biệt, Binh xa hành…để không còn cảnh cửa son rượu thịt ôi - Ngoài đường xương chết buốt, không còn cảnh Ngoài biên cương máu đỏ chảy thành biển đỏ - Mở cõi nhà vua ý chưa bỏ… Có gì đó giống như tâm sự của Đồ Chiểu xứ ta trong bài thơ Ngóng gió đông khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lăng, hay tâm sự của Văn Cao trong ca khúc Mùa xuân đầu tiên viết sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 vậy. Những nhân cách lớn, tài năng lớn thường gặp nhau trong suy tư về thời thế, nhân thế và thân thế chăng?
3. Có nhiều bản dịch bài thơ này. Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng dường như chưa có bản dịch nào chuyển tải hết điều mà Đỗ Phủ muốn nói với người đọc vì bài thơ hàm súc uyên áo của bậc thi thánh với quan niệm Tự bất kinh nhân tử bất hưu. Tôi chỉ mạo muội xin bàn về một chữ trong câu đầu của bài thơ Quốc phá sơn hà tại (國破山河在) mà thôi. Câu thơ này đã có những cách dịch sau:
Nước phá tan, núi sông còn đó, (Trần Trọng Kim)
Nước mất nhà tan còn sông núi (Lãng Nhai Trương Văn Tú)
Nước mất sông núi không (Phí Minh Tâm)
Nước mất nhưng núi sông còn, (Khương Hữu Dụng)
Nước tàn sông núi còn đây (Trần Trọng San)
Mất nước, còn sông núi (Hải Đà)
Nước mất còn sông núi (Tương Như)
Nước mất nhưng núi sông tồn tại, (Phụng Hà)
Nước tan, sông núi còn đây (Bùi Khánh Đản)
Nước mất, còn sông núi (không rõ người dịch)…
Giáo sư Nguyễn Khắc Phi cho biết: thời trẻ Mặc dầu rất yêu Đỗ Phủ nhưng không dám nhận dịch (thơ Đỗ Phủ - chúng tôi thêm). Tôi đem điều này tâm sự với anh Khương Hữu Dụng, nhà thơ - dịch giả lão thành. Anh Dụng cười bảo: “cậu chưa dịch được thơ Đỗ Phủ là đúng thôi, vì muốn dịch được thơ Đỗ Phủ, không chỉ đòi hỏi học vấn uyên thâm, năng lực dịch thuật mà còn phải có vốn sống sâu rộng. Cậu nên nhớ là mình phải trăn trở cả buổi mới tìm ra được chữ “trơ” để dịch chữ “tại” trong câu “Quốc phá sơn hà tại” trong bài Xuân vọng của Đỗ Phủ. Ngay chữ “phá” mà dịch là “mất” cũng chưa đạt. “Vong” mới là “mất”, còn “phá” giàu tính hình tượng hơn, nó làm cho ta nghĩ tới bức “Dư đồ rách” của Tản Đà, song chả lẽ lại dịch là Nước rách trơ sông núi!”(1). Tôi cho rằng tứ của bài thơ Thề non nướccủa Tản Đà và bài Người đi tìm hình của nước của chế Lan Viên chắc chắn ít nhiều liên quan đến câu thơ ta đang bàn. Hôm nay vào ngày đầu năm tháng Dần xuân Quí Tị (2013), đầu thập kỉ thứ hai của thế kỉ XXI, sau khi dâng mâm cỗ lên bàn thờ thắp nhang cúng gia tiên, tôi ngồi trước bàn phím compute mà gõ những dòng này. Tôi cho rằng chữ phá (破) là chữ mang tâm sự trầm tư u uất của thi thánh, mang dấu ấn của thời cuộc. Chữ này nên chăng dịch là nát. Và câu thơ này tôi dịch là: Nước nát núi sông còn. Đầu xuân xin chép lại những suy tư của mình về sự vĩ đại của Đỗ Phủ chỉ qua một chữ, người mà đại thi hào Nguyễn Du (1765 – 1820), danh nhân văn hóa thế giới tôn là thiên cổ văn chương thiên cổ sư, người mà Từ điển Bách khoa Mĩ nổi tiếng nhất đã nhận định: “Nhà thơ Trung Quốc thường được xem là vĩ đại nhất của mọi thời” (Chinese poet, often considered the greatest of all time” (Britanica CONCISE Encyclopedia 2006, trang 890). (2)
Vân Giang, mồng một, mồng ba 3 Tết Quí Tị Bùi Ngọc Minh
----
CHÚ THÍCH:
(1), (2): Hồi ức và kỉ niệm về Đỗ Phủ - Nguyễn Khắc Phi
10.01.2013.trieuxuan.info.
----
Bùi Ngọc Minh
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.Ninh Bình ngày 18.02.2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
buingocminhnb@gmail.com - 06/02/2014 10:52
Theo tôi câu thơ quốc phá sơn hà tại là một câu thơ lạ nếu biết rằng mỗi dòng thơ trong một bài thơ luật đường thường trùng với một câu ngữ pháp. Câu thơ này một dòng thơ gồm hai câu Quốc là chủ ngữ, phá là vị ngữ, sơn hà là chủ ngữ, tại là vị ngữ. Trong Hán ngữ cổ tại là động từ tương đương với tồn, trong Hán ngữ hiện đại tại được dùng làm giới từ. Có lẽ do vậy mà quí bạn đọc hiểu như quí bạn trình bày. Rất cảm ơn một người đọc tri âm cùng người viêt. Bùi Ngọc Minh
Vũ Lới - 20/03/2013 15:34
(國破) quốc phá : đất nước bị tàn phá có thể do ba khả năng: thiên tai, địch hoạ, nội chiến. Ngoại xâm và thiên tai thì tan tành, còn nội chiến thì mục ruỗng, mục nát như cái cây chứa nhiều sâu lớn. Trong bài thơ rõ ràng quốc phá do nội chiến vì vậy đồng ý với tác giả dịch là :"quốc nát". (山河在) sơn hà tại trong câu dịch là"sông núi còn đó" nghe cũng chưa ổn lắm vì sơn hà tại là chủ ngữ. Hiểu cho đúng là "tại giang sơn này chỉ còn một đất nước bị phá nát".Xin mạo muội góp lời.
-----------------------------------
Bài liên quan
Mạn bàn về "Quốc phá". "Quốc" theo Đỗ Phủ không chỉ đến "đất nước" mà chỉ nói "quốc đô" hay thủ đô Trường An nhà Đường. Còn "phá" nơi đây có nghĩa bị tàn phá bởi chính biến, không phải do ngoại xâm. Tiếp đó Đỗ Phủ mới có câu kế tiếp "Thành xuân" thành đô vào mùa xuân.
Trả lờiXóaMạn bàn về "Quốc phá". "Quốc" theo Đỗ Phủ không chỉ đến "đất nước" mà chỉ nói "quốc đô" hay thủ đô Trường An nhà Đường. Còn "phá" nơi đây có nghĩa bị tàn phá bởi chính biến, không phải do ngoại xâm. Tiếp đó Đỗ Phủ mới có câu kế tiếp "Thành xuân" thành đô vào mùa xuân.
Trả lờiXóaMạn bàn về "Quốc phá". "Quốc" theo Đỗ Phủ không chỉ đến "đất nước" mà chỉ nói "quốc đô" hay thủ đô Trường An nhà Đường. Còn "phá" nơi đây có nghĩa bị tàn phá bởi chính biến, không phải do ngoại xâm. Tiếp đó Đỗ Phủ mới có câu kế tiếp "Thành xuân" thành đô vào mùa xuân.
Trả lờiXóa