Hoàng Giao bình thơ
Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015
Hoàng Giao
bình các bài thơ:
1. “Hoa Đất”
của Nguyên Xuân/
2. “Nhớ Pleiku”
của Về
Miền Trung /
3. "Trái
tim tôi” của Tố
Uyên/
Tác giả Hoàng
Giao
Tên thật Hoàng Thị Giao
Năm sinh:
1960
Quê quán: Bắc Giang
Cư ngụ: Phú Nhuận, TPHCM
Nghề nghiệp: Nhân viên vănthư
BV Chấn Thương chỉnh hình, Q5,
TPHCM
ĐT: 01267477622
Email: hoangthig6@gmail.com
_____
Quê quán: Bắc Giang
Cư ngụ: Phú Nhuận, TPHCM
Nghề nghiệp: Nhân viên văn
ĐT: 01267477622
Email: hoangthig6@gmail.com
_____
*
HOA ĐẤT
Dẫu biết đời hoa nở lại tàn
Hương tình lắng đọng giữa trần gian
Hòa mây tỏa nhị dâng đài kết
Vẫy gió nhìn sao thả mộng tràn
Búp trải hồn son trời lộng lẫy
Xuân lồng vẻ ngọc nắng miên
man
Trao dòng sữa quý yêu nguồn mạch
Đất trổ mùa say trỗi nhịp đàn.
5/6/2013
Nguyên Xuân
Nguyên Xuân
LỜI BÌNH CỦA HOÀNG GIAO
Tác giả Nguyên
Xuân làm thơ nhiều tâm trạng. Các chủ đề bao gồm mọi mặt vấn đề cuộc sống: biển
đảo, người lính, người phụ nữ, nhân tình thế thái, thân phận, quê hương, đất nước.
Thơ Nguyên Xuân có
một hơi thở khát khao sự sống, tràn đầy sức lực. Như dòng máu nóng chảy dồi dào
trong cơ thể.
Hoa Đất là một
trong những bài thơ hay của tác giả Nguyên Xuân.
Hoa Đất là một cái
tựa đề ấn tượng khơi sâu tâm thức. Hoa là hoa trái, là hương thơm cuộc đời, là
cái đẹp cuộc sống. Đất là nơi mầm sống sinh sôi nảy nở, đất là nguồn cội, đất
là mạch suối nguồn, đất cũng là đất nước thân yêu. Hoa Đất là hoa của đất, hoa mang
ý nghĩa vạn năng của đất.
Lấy cái nhan đề
Hoa Đất là một sự chọn lọc độc đáo của tác giả.
Viết bài thơ này
có lẽ tác giả cũng muốn nói đến những bông hoa là các anh hùng liệt sĩ đã công
hiến cho Tổ quốc đem đến cuộc sống ngày nay cho chúng ta.
Hai câu ĐỀ mượn
đời hoa để giới thiệu chủ đề nhân tình thế thái và cũng như sự hy sinh lớn lao
của con người trong chiến tranh:
“Dẫu biết đời hoa nở lại tàn
Hương tình lắng đọng giữa trần gian”
Ở câu 1, bằng
phương pháp khẳng định “dẫu biết” mà thoạt nhiên cữ ngỡ là một câu hỏi tu từ đã
nêu bật được thân phận của hoa theo nghĩa đen “nở lại tàn”, theo nghĩa bóng là
cuộc sống của con người luôn có thăng và cũng có trầm, như “sông có khúc người
có lúc” vậy. Thành công, thất bại, lên voi xuống ngựa là chuyện của đời.
Ở câu 2, dẫu biết
cuộc đời mưa nắng thất thường thì giữa trần gian, những “hương tình” vẫn “lắng
đọng” không bao giờ lạt phai.
Nhưng cũng có một
ý nghĩa nữa như: mượn hình ảnh “nở lại tàn” và “hương tình lắng đọng” để nói về
giá trị của những anh hùng liệt sĩ hi sinh cho dân tộc luôn sống mãi với thời
gian:
Ở hai câu đề này
cách mở đề khá hấp dẫn, làm nổi bật được chủ đề bài thơ.
Không chỉ nêu bật
được thân phận của hoa mà còn là quy luật tự nhiên “hoa nở lại tàn”, "sinh
ra từ đất rồi lại trở về với đất"
Tác giả muốn nói
về quy luật của tạo hóa, sinh nở và lụi tàn là tất yếu, con người cũng biết rõ
điều đó. Cũng như đời hoa, con người rồi sẽ xa rời cõi thế, đời người chỉ sống
một lần.
Đọc hai câu đề này
tôi lại liên tưởng đến hai câu thơ trong Tiếng Hát Con Tàu của nhà thơ Chế Lan
Viên:
“Khi
ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn»
“Hương tình” chính
là mạch suối nguồn của đất. Mà đời hoa là mỗi thực thể con người đang sống giữa
đất. Cho nên hoa và đất luôn cần có nhau. Nhờ đất mà hoa muôn màu rực rỡ. Đất
cũng là đất nước, hoa chính là con người, vạn vật xanh tươi. Đất và nước là
nguồn dinh dưỡng cho cây lớn lên đơm hoa kết trái. Nhưng cũng có khi đất trở
nên khô cằn vì nắng cháy cho nên hoa phải lụi tàn. Nắng cháy lụi tàn theo tôi
có thể là những khó khăn, những thất bại, sự nản chí của con người…là những hy
sinh mất mát tàn phá thương đau do chiến tranh. Nhưng may thay không phải vì
vậy mà con người ngừng khát khao sự sống, may thay còn có đất mang trong mình
sức lực tiềm tàng của nó: mạch suối ngầm luôn chảy trong lòng đất chỉ chờ có
dịp là trào sôi. Đó chính là “hương tình” “lắng đọng”.
Hình ảnh đất nước
đã từng thể hiện rõ nét trong thơ Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Diệu, Nguyễn
Đình Thi...và nhiều nhà thơ khác.
Không có đất thì không
có hoa và không có gì cả…
Để minh chứng số
phận của HOA ra sao tác giả viết tiếp hai câu THỰC nói về sự tỏa hương hy sinh
dâng hết mình của hoa cho đời với mục đích cuối cùng là đơm hoa kết trái, thỏa
niềm mong đợi khát khao, hai câu này diễn tả bằng chi tiết tả thực:
“Hòa mây tỏa nhị dâng đài kết
Vẫy gió nhìn sao thả mộng tràn”
Hoa đã hy sinh hết
mình, lãng quên mình để tỏa hương sắc cho nhân gian “Hòa mây tỏa nhị dâng đài
kết”. Cũng như con người trước những thăng trầm lên voi xuống ngựa vẫn luôn
gồng mình sống đẹp, mang hết tâm lực phục vụ cho đời. Đời hoa vẫn tràn lộng
gió, vẫn lấp lánh những vì sao và không một phút giây ngừng khát vọng“Vẫy gió
nhìn sao thả mộng tràn”. Đó chính là phương pháp mượn vạn vật để nhân cách hóa con
người. Ở đây tác giả dùng hình ảnh tượng hình và phương pháp so sánh ví von để
diễn tả ý thơ.
Từ ngàn đời nay
HOA là biết bao tấm gương quên mình vì nước, hy sinh cả cuộc đời cho dân tộc,
những anh hùng liệt sĩ đã ghi danh trong sử sách, mà người cách mạng vĩ đại
nhất trong đó chính là Bác Hồ Chí Minh của chúng ta, của dân tộc Việt Nam. Cả
một đời sắt son hiến dâng thân mình cho hạnh phúc của đất nước bằng một tâm hồn
lộng gió và quên mình hết thảy. Hình ảnh của những con người đó luôn luôn làm
tan chảy trái tim ta và đã trở thành máu thịt.
Ở câu 3 và 4 này
phương pháp đối là sự kết hợp hài hòa lối đối tương phản ý nghĩa giữa các sự
vật:
“Hòa mây”/ “vẫy
gió”- Một bên là hòa mình vào không gian trời đất/ Một bên là vẫy gọi đồng minh
thổi vào luồng không khí mới (hình ảnh ẩn dụ “mây” “gió”)
“Tỏa nhị”/ “nhìn
sao”- Một bên là tỏa hương sắc tinh hoa/ một bên là quan sát vũ trụ bao la (hình
ảnh ẩn dụ “nhị” và “sao”
“Dâng đài”/ “thả
mộng”- một bên là sự hy sinh dấn thân/ một bên là đắm chìm vào mộng mơ khát
vọng.
“Kết” lại/ “tràn” trề- Một bên gắn kết tạo khối, một bên mở rộng chân trời.
“Kết” lại/ “tràn” trề- Một bên gắn kết tạo khối, một bên mở rộng chân trời.
Để lý giải vấn đề
này, tác giả mở rộng tầm nhìn ở hai câu LUẬN:
“Búp trải hồn son trời lộng lẫy
Xuân lồng vẻ ngọc nắng miên man”
Dù cuộc đời thế
nào, con người cũng vẫn cứ lớn lên tràn trề nhựa sống, xinh đẹp, như những bông
hoa giữa bão giông vẫn vươn mình đua nở bằng một tấm lòng son tạo nên «trời
lộng lẫy». Để những búp hoa mùa xuân «lồng» «vẻ ngọc» trắng ngà miên man trước
nắng ấm cho những màu hoa và mạch đất sống mãi thiên thu. Cũng là một phương
pháp dùng sự vật để nhân cách hóa.
Tác giả đã kết hợp
hài hòa sự sống giữa HOA và ĐẤT, giữa thiên nhiên và con người, giữa sự tỏa hương
và cống hiến.
Ở đây tác giả dùng
phương pháp ẩn dụ để diễn đạt ý thơ.
Ở câu 5 và 6 này
phương pháp chọn lối đối đồng thuận ý: “Búp”/ “Xuân”, “trải”/ “lồng”, “hồn
son”/ “vẻ ngọc”, “trời lộng lẫy/ “nắng miên man”
Đây cũng chính là
sự kết hợp giữa vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp tinh thần, vẻ đẹp nội dung và vẻ đẹp
hình thức của những sự vật đã được nhân hóa lên thành những cái gọi là HOA và
ĐẤT.
Đọc đến đây, tôi
lại liên tưởng đến những tấm gương quên mình vì nước, như những bông hoa nở rực
rỡ muôn sắc tô thắm đỏ màu máu đào hy sinh trong những trận đánh khốc liệt mang
lại hòa bình ngàn năm cho dân tộc Việt Nam mà nổi bật lên hai hình ảnh quật
cường ai cũng biết đó là Liệt sĩ bác sĩ ĐẶNG THÙY TRÂM, liệt sĩ NGUYỄN VĂN
THẠC. Và còn hàng ngàn hàng vạn tấm gương khác, những liệt sĩ vô danh đã ngã
xuống về với ĐẤT.
HOA không đơn giản
chỉ là VẺ ĐẸP mà chính là TẤM LÒNG của đất, là TINH HOA, là lời nói, việc làm,
cử chỉ đẹp. ĐẤT là MẸ là QUÊ HƯƠNG, là CỘNG ĐỒNG là NƠI sinh thành và nuôi
dưỡng chúng ta. Tôi cũng liên tưởng đến hai câu thơ trong trích đoạn ĐẤT
NƯỚC trong Trường ca MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG của Nguyễn Khoa Điềm:
"Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng
thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sống ta"
Tình đất, tình
người, mối quan hệ của người với đất, tình cảm của con người với đất đã trở
thành máu thịt.
Bằng hai câu KẾT
tác giả nói lên ý nghĩa của hoa và đất trong đời sống:
“Trao dòng sữa quý yêu nguồn mạch
Đất trổ mùa say trỗi nhịp đàn”
Hoa là dòng sữa
quý sinh ra từ nguồn mạch đất. Đất trổ bao mùa hoa trái cho cuộc sống sinh sôi
hòa lên điệu nhạc cung đàn đắm say luôn sẵn vút dây tơ. Đất nuôi cây nuôi hoa.
Đất tạo dòng sữa nuôi sức sống con người, tạo nên những bông HOA ĐẤT mang giá
trị vinh quang của người và giá trị phồn vinh của đất.
HOA ĐẤT, nhân tình
thế thái, mầm xanh giữa đời, tâm hồn vàng ngọc, tinh thần vươn dậy, thiên nhiên
và người. HOA ĐẤT là trái tim của đất, là những hy sinh to lớn của con người để
cải tạo đất, giữ gìn đất, bảo vệ đất, nuôi sống đất, mà ĐẤT ở đây chính là mầm
sống, là con người, là Tổ Quốc, là non sông đất nước thân yêu.
"Người ta là
hoa đất" là một câu tục ngữ nói tới giá trị cao quý của con người.
"Hoa đất" là những gì đep đẽ, cao quý được kết tinh từ đất.
Con người được ví như hoa đất có nghĩa con
người mang trong mình những giá trị đẹp đẽ, cao quý nhất của mẹ đất. Nếu hoa
được coi là sự tinh túy của đất thì con người được coi là sự tinh túy của tạo
hóa. Chính con người đã làm rạng ngời cho đất, đem lại sức sống và vẻ đẹp lộng
lẫy cho đất.
Con người chính là
mạch sống, nhựa sống của đất trời. Con người là một sinh vật hoàn hảo của vũ
trụ. Trí tuệ và tâm hồn của con người đã tô đẹp trái đất này...
Kết cấu của bài
thơ liền mạch, hoàn toàn tự nhiên theo logic của đời HOA và đời NGƯỜI giữa ĐẤT.
Đó chính là sự kết
hợp hài hòa giữa tinh hoa cuộc sống và tình yêu nhân loại, sự kết hợp hài hòa
giữa thiên nhiên, đất nước và con người, kết hợp hài hòa giữa tiềm thức con
người với sức sống thiên nhiên.
Bài thơ có nhịp
điệu dạt dào, âm thanh rộn ràng, không gian thơ thanh bình. Hình ảnh tượng
hình, tượng thanh. Từ ngữ chắt lọc, bài thơ có hồn. Tác giả lấy câu chữ thả hồn
vào cỏ cây hoa lá, vào đất trời vạn vật. Tứ thơ hay, ý thơ sâu và ý nghĩa.
Bài thơ giúp ta thêm yêu quý giá trị của con
người và cảm thấy càng phải phấn đấu nhiều hơn nữa để khẳng định giá trị bản
thân.
Bài thơ Hoa Đất
thể hiện bằng thể thơ đường luật thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng dung dị,
chân chất, niêm luật chặt chẽ, bằng phương pháp đối tương phản ý và đồng thuận
ý. Bằng nghệ thuật mượn hình ảnh ẩn dụ Hoa và Đất, mượn thiên nhiên để nhân
cách hóa cuộc sống nhân sinh. Ngoài ra, tác giả còn dùng phương pháp dùng hình
ảnh tượng hình, lối ví von so sánh để diễn đạt ý thơ.
Qua bài thơ HOA
ĐẦT, bằng cách tạo niềm tin chấp nhận cuộc sống muôn màu với nhiều cung bậc,
với cả thăng trầm, cho ta thấy giá trị to lớn của hoa và đất cũng như một giá
trị tinh thần của con người giữa đất. Bài thơ ngọt ngào men say cuộc sống giữa
vạn vật HOA ĐỜI mưa nắng bão giông vẫn luôn dồi dào nguồn sống mang hơi thở
sinh tồn mạnh mẽ của suối nguồn từ ĐẤT.
Trong đó hoa là
hoa đời là tình cảm là hương tình. Hoa là những cái thuộc về chân thiện mỹ (cái
đẹp, điều thiện, tấm lòng chân), là hương hoa sắc màu cuộc sống, là những vinh
quang và những thành công đã được đơm hoa kết trái. Hoa cũng chính là ta vẻ đẹp
tâm hồn, là nghĩa cử.
Còn đất là mầm
sống, cơ nghiệp, sự an cư. Đất là nơi ta đứng, vững chãi, đất cũng là đất nước,
là đất ở, đất là mạch nguồn sự sống.
Vạn vật sinh ra từ
đất. Con người ta lớn lên từ đất, khi trăm tuổi cũng trở về với đất. Đất nuôi
ta lớn lên, làm chỗ đứng vững chãi dưới đôi chân ta. Đất như nguồn sống tiếp
cho ta bao sức lực. Đất cho ta những cây đời và hoa trái làm nên những hạt
giống gieo trồng tiếp bước những mùa sau. Chủ đề HOA ĐẤT vô cùng rộng lớn mà
vòng tay, tầm nhìn, kiến thức của ta không thể bao hàm hết được.
Cảm ơn tác giả
Nguyên Xuân đã trao cây HOA ĐẤT mang vẻ đẹp muôn màu cho đời…
17/11/2014
**
NHỚ PLEIKU
Úp mặt vào đất
Nghe vang vọng tiếng cồng tiếng
chiêng
Kiêu hùng cổ võ
Tiếng con thú ăn tên gào trong gió
Anh phải về đất em (1)
Đốt rẫy làm nương
Gia Lai có từ dạo đó
Dòng Sê San hòa máu cây cuộn đỏ
Con trĩ sao ngơ ngác gọi bầy
Anh tìm em qua Đắk Đoa, Đắk Pơ
Đêm Chư
Ty nằm nghe chuyện “Cây gươm ông Tú” (2)
Ché rượu cần thơm
Dậy hương mùi cá lúi (3)
Mà bóng em vẫn mãi ở Cheo Reo
Nghe hoẳng kêu nhớ đồi sắn An Khê
Vùi than đỏ còn nghe mùi bo-xít (4)
Cha vẫn bám rừng trên Mang Yang, Phú
Thiện
Mẹ gùi măng đổi muối tận Ia Grai
Bàn chân em da đã hóa thành chai
Đã bao lần qua Chư Prông, Chư Păh
Em tựa đóa hoa rừng khoe hương sắc
Mắt trong veo như dòng nước sông Ba
Anh lại lên đường thẳng hướng Krông Pa
Nào hay biết em về Chư
Sê dự hội
Tháng Ba Tây Nguyên, tiếng gà gô mỗi
tối
Nhắc chuyện mình ước hẹn ở Kông Chro
Qua K’Bang, qua Ia Pa lắm núi nhiều
hồ
Cứ ngỡ gặp em khi ngắm nhìn sơn nữ
Hay em về Pleiku phố cũ
Hứng mưa nguồn để “ếm” cuộc tình xa
(5)
Mai có về phố huyện Ayun Pa
Hãy để cho anh con lăng, con phá (3)
Và ché rượu kéo lên từ suối đá (6)
Bên bếp lửa rừng chúng mình say ...tất
cả
Hôm nay bồi hồi trong dạ
Anh gọi thầm...
Thương nhớ...
Pleiku ơi...!
----
1. Sự tích
hai anh em thi săn bắn để chia đất. Người anh thua phải về ở đất của em.
2. Chư Ty - thuộc huyện Đắk Cơ
3. Cá lúi,
cá lăng, cá phá, cá trạch... là những loại cá rất ngon ở Gia Lai
4.
Boxitanterit - một loại quặng có nhiều ở Gia Lai.
5. Khi yêu
nhau, các cô gái thường “ếm bùa yêu” để mong người yêu chung thủy.
6. Rượu bỏ
vò, khằng kỷ, bỏ xuống dòng nước mát lạnh. Khi cần đem lên uống. Vị nồng cay
của rượu, cảm giác mát lạnh của khí đá tạo ra cảm giác ngây ngất.
----
ĐÔI LỜI CẢM NHẬN
Tôi đã đọc nhiều
bài thơ của tác giả Về Miền Trung luôn đau đáu những nỗi buồn. Nhưng hôm nay
tôi bắt gặp ở tác giả với một giọng thơ hoàn toàn khác: tha thiết và đắm say.
Nỗi lòng thương nhớ PLEIKU không nguôi của tác giả bây giờ đã trở thành tiếng
gọi âm vang cả Tây Nguyên.
Bài thơ NHỚ PLEIKU
của tác giả Về Miền Trung như giai điệu của bản nhạc núi rừng Tây Nguyên hùng
vĩ, như dòng thác ào ạt đổ về. Giọng thơ như dòng suối tuôn trào. Cuộc sống
người Tây Nguyên “đốt rẫy làm nương” và “Dòng Sê San hòa máu cây cuộn đỏ” với
những “tiếng cồng tiếng chiêng” tiếng “Con trĩ sao ngơ ngác gọi bầy” sao mà da
diết …
Chắc hẳn tác giả
thông thuộc cuộc sống đồng bào Tây Nguyên đồng cảm và tâm tư như đã ngấm đã
thấm nên tứ thơ mới dồi dào ân tình đến vậy.
Người Tây Nguyên
đi tìm nhau qua “ché rượu cần thơm”, qua mùi hương cá lúi, qua những câu chuyện
kể, qua những vùng đất Tây Nguyên nghe hoẵng kêu, mùi boxit, qua bước chân cha
bám rừng, “mẹ gùi măng đổi muối” ‘Bàn chân em đã hóa thành chai”
Người con gái Tây
Nguyên có bàn chân hóa thành chai mà sao vẫn đẹp lạ lùng:
“Em tựa đóa hoa rừng khoe hương sắc
Mắt trong veo như dòng nước sông Ba”
Anh đi tìm em
chính là tác giả đi tìm con người Tây Nguyên khắp nơi trên từng miền đất. Nào
là Đăk Đoa, ĐắkPơ, Cheo Reo, An Khê, Mang Yang, Phú Thiện. Nào là Grai, Chư
Prông, Chư Păh, sông Ba, Krông Pa ,
Chư Sê , Kông Chro, K bang, La
Pa , Pleiku phố cũ. Nào là phố
huyện Ayun Pa.
”Tháng Ba Tây Nguyên, tiếng gà gô mỗi tối
Nhắc chuyện mình ước hẹn ở Kông Chro
Qua K’Bang, qua Ia Pa lắm núi nhiều
hồ
Cứ ngỡ gặp em khi ngắm nhìn sơn nữ
Hay em về Pleiku phố cũ”
Ở nơi nào cũng có
hình dáng em PLEIKU thân yêu ơi! Bước chân em đi khắp nơi cuốn theo bước chân
anh đi tìm em từ đồi sắn An Khê đến vùi than đỏ, bóng em lại vụt về Cheo Reo
hoặc núi rừng Mang Yang Phú Thiện, hoặc đổi muối ở Grai, hay đang trên dòng
nước Sông Ba, hoặc lại về nơi dự hội ở Chư Sê hoặc những nơi lắm núi nhiều hồ ở
K bang. Lúc nào cũng ngỡ gặp em. Mà em vẫn ở đâu, tìm em khắp nơi không hết,
bởi Tây Nguyên rộng quá, con người Tây Nguyên nhiều điều không kể hết.
Đến mỗi nơi là mỗi bước chân ân tình. Là nỗi khát khao bên nhau, bên PLEIKU.
Đến mỗi nơi là mỗi bước chân ân tình. Là nỗi khát khao bên nhau, bên PLEIKU.
“Hãy để cho anh con lăng, con phá (3)
Và ché rượu kéo lên từ suối đá (6)
Bên bếp lửa rừng chúng mình say
...tất cả”
Trong bài thơ, tác
giả thường nhắc đến con lăng con phá, con lúi, là những loại cá rất ngon đã ăn
rồi nhớ mãi như cái tình người dân Tây Nguyên ân tình thủy chung.
Tác giả cũng nhắc
đến ché rượu cần “kéo lên từ suối đá” uống vào là say ngất ngây như tình yêu
của con người Tây Nguyên bên bếp lửa rừng ngọt ngào không muốn rời xa.
Đọc xong bài thơ
mà ta như còn nghe đắm say một bản nhạc trong veo của núi rừng, một bản tình ca
miên man hồn sông núi. Dư âm ấy có lẽ theo ta suốt một đời.
Cảm ơn tác giả Về
Miền Trung đã đem đến nơi đây một không gian xanh tươi lạ lùng, một ân tình đằm
thắm ngọt ngào và cũng hết sức lãng mạn nên thơ. Mà nổi bật nhất vẫn là cái
tình lớn trao về PLEIKU Tây Nguyên.
“Hôm nay bồi hồi trong dạ
Anh gọi thầm...
Thương nhớ...
Pleiku ơi...!”
13/12/2014
***
TRÁI TIM TÔI
Tại sao ai cũng hỏi
Xin một góc tim tôi?
Tại sao không xin cả
Mà chỉ một góc thôi?
Trái tim tôi kỳ lạ
Chỉ chôn chặt đào sâu
Cho ai là cho cả!
Một góc? Không được đâu!
CẢM NHẬN
Tôi đã từng đọc
một số thơ của người Việt sống ở nước ngoài, cả ở Đức. Cầm tập Thơ Việt ở Đức
trong tay, tôi thấy bên cạnh những bài viết về cuộc sống mưu sinh hàng ngày của
những con người xa quê hương, xứ sở, còn có những bài thơ tình nhiều thể loại,
phong cách, để lại cho người đọc nhiều vương vấn. Vốn yêu thơ trữ tình nên tôi
quan tâm đến mảng này hơn.
Cũng vì lý do trên
nên tôi để ý đến một bài thơ nho nhỏ trong cuốn sách. Đây là bài thơ vừa có
chiều sâu, vừa làm tôi như thấy được tâm tư, suy nghĩ của mình trong đó. Với
lối viết trào lộng, cuốn hút, tác giả đã mang đến cho người đọc một cái gì đó
như muốn níu người ta lại... Nó hơi lạ lẫm và trong ý thơ dường như có một chất
làm say lòng người. Tác giả của bài thơ mang một cái tên rất là nữ tính: Tố
Uyên. Tò mò tìm trong tập tôi thấy tác giả này chỉ có hai bài. Kể cũng hơi tiếc
vì không hiếu sao tôi cứ muốn đọc thêm một vài bài nữa của chị.
Bài thơ thật là
đơn giản, thoạt đọc tưởng không có gì nhưng hóa ra cũng thật vô cùng:
“Tại sao ai cũng hỏi
Xin một góc tim tôi?
Tại sao không xin cả
Mà chỉ một góc thôi?”
Được viết bằng thể
thơ năm chữ, bốn câu đầu lặp đi, lặp lại câu hỏi tu từ “Tại sao?”. Với nhịp
điệu dồn dập rồi lại ngập ngừng, nan giải, tác giả trăn trở về chữ “một góc”
trong trái tim có ý nghĩa gì? Bốn câu thơ vừa tha thiết, chân thành vừa như
trào lộng muốn bung ra khỏi cái góc bé nhỏ đó để thoát ra khoảng không vô tận,
để tràn ngập trái tim…
“Xin” là xin được
“yêu” được sống vì yêu.
Tác giả tự hỏi “xin
một góc“, một phần, một chỗ trong tim là thế nào? Xin chưa hết lòng? Xin như
vậy thì thà đừng xin…
Theo suy nghĩ của
riêng tôi thì khi người ta nói “xin một góc tim” của ta có thể là một lời ướm
hỏi: muốn làm quen, muốn tìm hiểu, cũng có thể là một lời tỏ tình kín đáo, giản
gị, thật dễ thương mà không ồn ào, không khách sáo, không phô trương tình cảm.
Đó là một dấu hiệu tốt của tấm chân tình? Trong tình cảm cái gì đến chậm thì
hay bền lâu.
Nếu người ta chưa
gì đã vồn vã bảo “cho tôi xin cả trái tim của bạn đi” thì nên coi chừng đó là
một lời sáo rỗng, không đáng tin.
Muốn trao một trái
tim trọn vẹn cho ai đó phải có những cung bậc tình cảm có thể bắt đầu chỉ từ
một góc thôi. Qua thời gian sẽ tăng lên, chiếm lĩnh dần thành nhiều góc và cuối
cùng là trọn vẹn cả một trái tim!
Trong tình cảm
không nên dung nạp sự hào nhoáng, tham lam, gấp gáp. Cái gì muốn đủ, đầy ngay
sẽ mau chóng lụi tàn.
Chữ “xin cả trái
tim” là điều không thể với một tấm chân tình mới nhen nhúm. Mong ước của cả hai
cần nuôi dưỡng nó lớn lên thêm. Khi tình cảm đã chín, đã đầy người ta tự cảm
nhận được, không cần phải nói ra.
“Trái tim tôi kỳ lạ
Chỉ chôn chặt đào sâu
Cho ai là cho cả!
Một góc? Không được đâu!”
Bốn câu sau là tâm
tư tình cảm chìm sâu trong đáy lòng tác giả. Một trái tim khao khát yêu thương
đến cháy bỏng, luôn chôn chặt trong sâu thẳm cõi lòng, không muốn cho ai biết.
Nhưng khi đã gặp được một tâm hồn đồng điệu thì sẵn lòng trao tặng cả trái tim
có thể hòa chung nhịp đập cho người. Tình yêu của tác giả là một thứ tình mãnh
liệt, không chấp nhận được sự hời hợt, mờ nhạt, không rõ ràng.
Bây giờ thì tôi
mới vỡ lẽ, tác giả quan niệm “một góc” là cái phần hời hợt đó nên không thể
trao cho ai một góc tim được.
Khổ thơ bốn câu
sau này đã vượt lên thành triết lý sâu xa. Tính trào lộng cũng đi vào chiều sâu
tới mức xao động cả tâm tình, có sức lay động bứt phá đến bất ngờ.
Hai khổ thơ với
hai giọng thơ nhịp điệu hoàn toàn khác nhau, như là hai nốt nhạc trầm và bổng
vậy. Đó là hai cung bậc tình cảm của con người.
Nếu như khổ thơ
đầu là những câu hỏi dí dỏm một cách dễ thương thì khổ thơ sau là cái gì lắng
đọng vào chiều sâu một cách mãnh liệt.
Không khí bài thơ
như bầu trời gió lộng với một nhịp điệu dạt dào say đắm.
Cảm ơn tác giả đã
cho bạn đọc một bài thơ hay và xúc động đến say lòng, nhất là ở bốn câu thơ
cuối.
17/11/2014
Hoàng Thị Giao © Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Sài Gòn ngày 02.01.2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét