Sự tắm rửa trong chánh pháp - Tạp văn Mặc Phương Tử
Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014
Đạo Phật là con đuờng giác ngộ, nhận biết rõ đích thực bản chất của mọi sự vật hiện tuợng nơi cuộc sống quanh ta, và chính ta để chuyển tiếp tịnh hóa thân tâm, mà đuợc hiện tại lạc trú ngay đây và bây giờ. Thế nhưng, sự thênh thang và lạc lỏng mãi miết xuôi theo dòng cảm thức trộn lẫn bởi bao cuồng nộ và mê lầm, nên sự tìm kiếm lại càng vô vọng, che ngăn trên đuờng trở về bổn xứ.
Tác
giả Mặc
Phương Tử
Tên thường gọi Nguyễn Thanh Tâm
Địa chỉ: 81b Trần Hưng Đạo, Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
(Trước đây là Hội viên Hội VHNT. Đồng Nai, mới thay đổi địa chỉ.)
ĐT: 0902425286.
Email: macphuong52@yahoo.com
_____
Tên thường gọi Nguyễn Thanh Tâm
Địa chỉ: 81b Trần Hưng Đạo, Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
(Trước đây là Hội viên Hội VHNT. Đồng Nai, mới thay đổi địa chỉ.)
ĐT: 0902425286.
Email: macphuong52@yahoo.com
_____
Những ai hành trì pháp
Theo chánh pháp khéo dạy
sẽ đến bờ bên kia
Vuợt ma lực khó thoát.
PC.86.
Đạo Phật là con
đuờng giác ngộ, nhận biết rõ đích thực bản chất của mọi sự vật hiện tuợng nơi
cuộc sống quanh ta, và chính ta để chuyển tiếp tịnh hóa thân tâm, mà đuợc hiện
tại lạc trú ngay đây và bây giờ. Thế nhưng, sự thênh thang và lạc lỏng mãi miết
xuôi theo dòng cảm thức trộn lẫn bởi bao cuồng nộ và mê lầm, nên sự tìm kiếm
lại càng vô vọng, che ngăn trên đuờng trở về bổn xứ.
Sự che chuớng ngăn
ngại ấy, chính do nhiều thời gian tích tập bởi những điều xấu ác, nó làm ra cái
lồng vô hình giam hảm, hành phạt chúng ta trong quá trình ngược xuôi của từng
khoảnh khắc, từng chập thời gian, và từng kiếp đời sanh tử. Tuy nhiên sự diệu
dụng để đuợc chuyển hóa hay tịnh hóa thân tâm không vì vậy mà làm cản trở sự
tiến bộ hướng thượng của lộ trình tâm, nếu như ta có năng lực nương tựa, biết
tàm quý, có pháp hành trì để đối trị, và sự quyết định trong niềm tịnh tín đối
với Tam Bảo.
Nhìn chung chung
hiện nay, Giáo lý Đạo Phật đuợc giới thiệu rộng rãi vào nhân gian, có mặt qua
từng vận hành và tốc độ phát triển của xã hội con người ngày hôm nay, như: Văn
hóa, mỹ thuật tranh ảnh, kiến trúc, truyền thông.v.v… Đông cũng như Tây.
Về mặt cơ sở vật
chất trong cũng như ngoài nước, không ai bảo ai, gần như rầm rộ thi nhau thực
hiện những mô hình tổng thể đồ sộ, những trưng bày không kém phần lộng lẫy
vương giả, xem như thời kỳ phát triển cơ sở hạ tầng, đưa hình ảnh đạo Phật vào
đời là điều không thể thiếu, những tưởng sẽ trở thành những thắng cảnh gọi là
“du lịch tâm linh” gì đó, hay để có đuợc những kỳ tích ở ngàn năm sau.
Thứ nữa, về mặt
giáo lý cũng như các Tông phái Phật giáo đã đuợc Đức Phật, và chư tôn Thiền Tổ
xiễng dương từ ngàn xưa, đã trở thành một đạo lộ tu tập duy nhất, đó là
Giới-Định-Tuệ, hay nói rộng ra là 37 phẩm trợ đạo và những pháp cơ bản khác, để
đuợc đắc nhập Thánh quả, thành tựu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, mục đích đưa
đến chấm dứt đau khổ, vượt thoát tử sanh, tịch tịnh Niết bàn. Nếu nói đến sức
mạnh, thì đây mới thật là sức mạnh của Đạo Phật.
Thế nhưng, từ hơn
thập niên truớc đây, điều đã có xảy ra là sự thổi lồng vào bao phương thức tín
ngưỡng, cầu vọng, van xin, để chiêu cảm lòng tin từ hằng triệu tâm hồn luân lạc
giữa bao chất liệu cuộc đời tục lụy, để bám bíu, để giữ lấy trong bàn tay, để
hóa trang ý tưởng thời cuộc, để thụ hưởng những lạc thú thấp kém thường tình
một khi đối diện trước quy luật vô thường, khổ, vô ngã. Mặc dù trong những hành
giả ấy tưởng chừng thế giới cực lạc hay cõi tịnh độ bình đẳng vô tranh, với vô
luợng công đức, với vô lượng hào quang và tuổi thọ… đang ở truớc mặt, mà họ chỉ
cần bước những bước chân suông suồng là vào đuợc, là đến đuợc.
Đức Phật có lần
hỏi khi đến trú xứ của Bà la môn Sagarava, là nhà “Tịnh Thủy hành” tại thành
Savatthi (Xá Vệ) như sau: “… có đúng vậy không, nầy Bà la môn? với mục đích gì
mà ông tin tưởng…?”
Được trả lời: “Với
mục đích rửa sạch hắc nghiệp, tin tưởng vào nước thanh tịnh, nên sáng chiều
xuống nuớc… Nếu ban ngày tôi làm ác nghiệp, thì chiều tôi xuống tắm để gội sạch
ác nghiệp ấy, buổi tối tôi làm ác nghiệp gì, thì buổi sáng hôm sau tôi xuống
tắm để gội sách ác nghiệp ấy. Đó là mục đích của tôi là như vậy!”
Kinh Tương ưng, 1, 182.
Với dòng tâm thức
chấp vào cái biết, bám níu và thực hiện pháp hành như thế, chính là một trong
những nguyên nhân đưa đến tái sanh và khổ đau. Mọi hành động ác quấy do mình
tạo ra lại đuợc sự dung túng bởi ý tuởng tà tin tà niệm tà tư duy như thế, nó
không thể vô hiệu đạo lý nhân quả mà đức Phật hay chư Thánh đức đã trình bày.
Do đó, sau khi
nghe Bàlamôn Sagarava trình bày trên, Đức Phật nói lên lời kệ, nhằm chuyển hóa
tâm thức người Bàlamôn nầy như sau:
“Chánh pháp là ao hồ
Giới là bến nước tắm
Không cấu uế, trong sạch
Được thiện nhân tán thán.
Là chỗ bậc có trí
Thường tắm trừ uế tạp
Khi tay chân trong sạch
Họ qua bờ bên kia”
Kinh Tương Ưng
I, 182.
Chúng ta luôn kiên
định với một niềm tin rằng: chánh pháp của chư Phật luôn tồn tại giữa muôn sự
biến ảo vô cùng của dòng nghiệp chuyển lên hay xuống của con người trong thế
gian, cho dù dưới bao vận hành của một cơ chế xã hội nào trên hành tinh nầy.
Đồng thời, qua mọi hình thức phát sinh tha hóa, uể oải của những hành sự, cho
dù đó là một đơn vị, hay nhân danh nào đi nữa, nếu không phù hợp với tinh thần
“tuỳ duyên bất biến” thì coi như cái bóng đen loạn choạn, rồi cũng phải đi qua,
tàn phai và tắt mất. Bởi vì, sự truyền thừa tiếp nối dòng mạch mạng của Đạo
Phật chính là sự “ấn tâm truyền tâm”, sự ấn truyền tâm ấy từ pháp mầu của Diệu
hạnh, Chánh hạnh, Như lý hạnh, và Trực hạnh, mắt Phật sinh nơi tâm nầy “nhứt
điểm tâm đăng Phật nhãn sinh…”, vượt thoát mọi cơ cấu hình thức, tổ chức, danh
phận.v.v… của thế gian.
Nếu một mặt chỉ cổ
xướng về hình thức tín ngưỡng quá nhiều đến với mọi người qua sự cầu nguyện hay
ước nguyện, điều ấy sẽ trở thành vô số sự chấp thủ cái “tôi, cái bản ngã”, nếu
được, dễ tạo nên sự tự phụ, tự mãn hay không đuợc thỏa mãn, sẽ dẫn đến thất
vọng chán chường, thối thất niềm tin.v.v… Mặc khác, nếu không gia tăng sự tu
tập, không sống và an trú vào pháp của bậc Thánh, thì khác nào “cành lá của
phạm hạnh” tự đắc danh xưng, đánh liều cho ngày tháng đi qua, mặc tình cho cuộc
ruỗi dong phù phiếm vô định.
Ở một thời điểm
khác, cũng tại thành phố Savatthi, vườn ông Cấp cô độc (Anathapindika), nơi đây
Đức Phật có giải thích về những ác pháp, những pháp nầy làm cấu uế, nhơ bợn cho
tâm, như : “Nầy các tỳ kheo, khi nào chư tỳ kheo biết được rằng “ tham dục, tà
tham là cấu uế của tâm”, tham dục tà tham đuợc diệt trừ… “phẩn, hận, hư ngụy,
nảo hại, tật đố, xan tham, man trá, khi cuống… là cấu uế của tâm… đuợc diệt
trừ…”
Kinh Trung Bộ số 7.
Chừng ấy, chúng ta
cũng đủ thấy rằng ; muốn tiếp nối ngọn truyền đăng đuợc sáng soi từ nơi mắt
Phật, muốn tịnh hóa thân tâm vuợt thoát khổ đau, chấm dứt tử sinh, là phải
chính mình tự thấy mình với bao nhiêu pháp cấu uế ở trên, sau khi nhận diện,
biết rõ và trừ diệt các pháp ấy, đó là cảnh giới tâm thức siêu hóa ngay trong
hiện tại. Đây là một sự dừng lại bất tuyệt trên những buớc kỳ cùng phiêu bạt
xưa nay theo muôn dặm đuờng mây. Đồng thời, với lời dạy rất mực cho thế gian,
là một sự đóng góp đích thực bình an cho loài người hơn bao giờ hết, đó là Đức
Phật nói với Bà la môn Sundarika về ý nghĩa sự tắm rửa như sau:
“…Kẻ ngu dầu thường tắm
Ác nghiệp không rửa sạch
Không thể rửa nghiệp đen
của kẻ gây ác tội….
“Nầy Bà La Môn
Chỉ nên tắm ở đây
Khiến mọi loài chúng sanh
Được sống trong an ổn
Nếu không nói dối trá,
Nếu không hại chúng sinh
Không lấy của không cho
Có lòng tin khôngtham,
Đi Gayà làm gì,
Gayà một giếng nước.!”
Trung bộ kinh
số 7.
Có thể nói lời dạy
của Đức Phật luôn phát xuất từ nền tảng nhân bản, và luôn tạo nên muôn vẽ đẹp
tinh túy, và an bình cho đời sống nhân bản ấy tự ngàn xưa và cho đến mãi tận
ngàn sau. Và đã là sự thắp sáng nhân bản ấy từ nơi lời dạy của Đức Phật, đó là
nơi gội rửa tâm hồn cho những ai có sự cần cầu hướng thượng, mà cũng là nơi tu
hội những bậc hiền trí, thức giả, để từ đó tỏa ra khắp mọi phương trời du hóa,
vì lợi ích an lạc cho chúng sinh, chư thiên hướng về sinh lộ bình an hiện tại
và mai sau.
Thiển nghĩ, nếu
như có sự diệu dụng ban tặng và tự thân hành trì đúng pháp như lời Phật dạy,
không để lạc hút vào những mê lộ thế gian, không bị sự sai xử theo dòng lực cảm
thọ hấp dẫn từ phía thế gian, không bị lợi dưỡng danh vị thế quyền chi phối.
Đấy là điều “Vượt ma lực khó thoát” đối với người đệ tử Phật và cũng là một
hành động thiết thực giới thiệu đạo lý giác ngộ vào đời, muôn trùng hạnh phúc
và yên bình luôn được tươi mát bất tận trong nhân gian.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét