Home
» Lý luận phê bình
» Với tập sách "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại" – Trần Tứ Đức trích dẫn, tổng hợp
Với tập sách "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại" – Trần Tứ Đức trích dẫn, tổng hợp
Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015
Là tác phẩm văn học của nhà thơ Phạm Ngọc Thái - Được nhiều tác giả "Hội những người yêu mặt trời thi ca - Hà Nội" biên soạn, mới cho xuất bản trong mùa đông 2014. Một tập sách dầy dặn và khá hoành tráng. ...
Thông tin
liên hệ: (VanDanVietNet)
Tác giả Phạm
Ngọc Thái
Địa chỉ: 34 ngõ 194, phố Quán Thánh Hà Nội.
ĐT: 0168 302 4194.
Email: ngocthai1948@gmail.com
_____
VỚI TẬP SÁCH “PHẠM NGỌC THÁI CHÂN DUNG NHÀ THƠ LỚN THỜI ĐẠI”
Địa chỉ: 34 ngõ 194, phố Quán Thánh Hà Nội.
ĐT: 0168 302 4194.
Email: ngocthai1948@gmail.com
_____
VỚI TẬP SÁCH “PHẠM NGỌC THÁI CHÂN DUNG NHÀ THƠ LỚN THỜI ĐẠI”
Nxb Văn hoá Thông tin 2014
Trần Tứ Đức (Nguyên
CB Viện ngôn ngữ & Văn hoá dân gian)
Là tác phẩm văn
học của nhà thơ Phạm Ngọc Thái - Được nhiều tác giả "Hội những người yêu
mặt trời thi ca - Hà Nội" biên soạn, mới cho xuất bản trong mùa đông 2014.
Một tập sách dầy dặn và khá hoành tráng.
Như thế ngoài hai tập thơ đầu tiên
anh đã xuất bản:
- "Có một
khoảng trời", Nxb Hà Nội 1990.
- "Người
đàn bà trắng", Nxb Thanh niên 1994.
Mười lăm năm sau Phạm Ngọc Thái mới lại
"tái xuất giang hồ"... tiếp tục cho xuất bản. Đó là tập thơ:
- "Rung động
trái tim", Nxb Thanh niên 2009. Khi vừa ra đời tập thơ lập tức bung lên
những dư luận inh ỏi, đình đám. Sự thực thì đã có nhiều bài thơ hay của
tập Rung Động Trái Tim đã được các văn nghệ sĩ, nhất là các nhà giáo
bình, ca ngợi như: Người đàn bà trắng, Em về biển, Em ơi! Thành phố lại
mưa, Sáng thu vàng, làm ma em vợ, Em bán xoài, Thời áo trắng, Con đường lá đổ,
Nỗi trăn trở người đi tìm vàng, Tiếng hát đời thường, v.v... Ngay cả nhà thơ
Trúc Thông cũng bình và khen bài thơ "Chiều hoàng hôn" hay, đăng trên
báo Đài tiếng nói VN, sau đó in vào tuyển bình thơ hay của quốc gia do Nxb
Thanh niên phát hành.
Đặc biệt là ba năm gần đây nhà thơ
liên tục cho xuất bản liền ba tập, tại Nxb Văn hoá Thông tin:
- Năm 2012 tập thơ
"Hồ Xuân Hương tái lai", số lượng bài tới 298 tình thơ, sách dầy ngót
400 trang. Là một tập thơ lớn của anh. Một lần nữa Phạm Ngọc Thái đã vượt lên
để khẳng định vóc dáng chân dung của thơ mình. Qua một thời gian trải nghiệm,
tác phẩm đã có những tiếng vang lớn với các bài thơ hay và độc đáo.
- Năm 2013 tập "Phê bình & tiểu luận
thi ca". Một tác phẩm bình luận văn học được tác giả chọn lọc kỹ lưỡng nên
khá đặc sắc, có tầm.
- Đến mùa đông
2014, nhà thơ được HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU MẶT TRỜI THI CA - Hà Nội kết hợp biên
soạn, cho xuất bản tập "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời
đại". Tôi xin nói đôi nét khái quát về tác phẩm mới này.
Tập sách dầy 372 trang và chia làm hai
phần:
PHẦN I - Với
120 tình thơ có tựa đề "Bầu trời thơ tình hay & lạ".
Nó gồm 119 bài thơ tình sâu sắc và hay nhất, được chọn ra trong đời thơ tác
giả. Bài thứ 120 là bài "Ta và lịch sử" không phải thơ
tình, chỉ có tính chất kết lại. Đúng như cái tên gọi, 119 bài thơ tình đó là cả
một khoảng trời thơ đa sắc, đa màu. Trong đó có nhiều bài thơ đặc sắc và hay,
rất đáng để đời ngưỡng vọng. Phần thơ tình này, chúng tôi sẽ bình luận sau,
riêng ở một bài.
PHẦN II -
Tựa đề "Thế giới thi ca Phạm Ngọc Thái, với lời bình của nhiều tác
giả". Có cả thảy 35 bài vừa là bình thơ hay, thơ sâu sắc cùng những
tiểu luận về chân dung thi nhân. Riêng phần này độ dầy đã trên 200 trang sách.
Để có nhận định khái quát về tác phầm "PHẠM NGỌC THÁI CHÂN DUNG NHÀ
THƠ LỚN THỜI ĐẠI " -
Tôi xin trích ra
đây nguyên văn "Lời giới thiệu" ở đầu sách, do cô giáo Nguyễn Thị Hoàng
giảng viên trường Đại học Sư phạm, thay mặt HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU MẶT TRỜI THI CA
- Hà Nội đã viết:
LỜI GIỚI THIỆU
Trích tập "Phạm Ngọc Thái chân dung
nhà thơ lớn thời đại"
Chúng tôi
"Hội những người yêu mặt trời thi ca" – Hà Nội, đọc và nghiên cứu các
thi phẩm của nhà thơ Phạm Ngọc Thái. Theo đánh giá với một bình diện rất rộng
trên văn đàn mạng Việt trong nước và thế giới, nhận định: Phạm Ngọc Thái
có chân dung thuộc đẳng cấp cao, tức là nhà thơ lớn của nền văn học nước
nhà.
Sở dĩ lấy cái tên
gọi "Hội những người yêu mặt trời thi ca", ý muốn nói rằng: Chúng tôi
là những người yêu thi ca, nhưng phải là thi ca hay, những tình thơ trác tuyệt.
Các thiên tình ca ấy phải toả ngời như ánh sáng. Ánh sáng đó có thể là mặt
trời, mặt trăng hay các vì sao. Ở đây - chúng tôi gọi tên "mặt trời"
làm biểu tượng, để minh họa cho một thế giới thi ca tỏa sáng với bao nhiêu bài
thơ hay, sâu sắc của thi nhân.
Anh Trần, một nghệ
sĩ sân khấu và điện ảnh Hà Nội, trong bài "Phạm Ngọc Thái nhà thơ của
tự do", đã viết:
- Là một nhà
thơ của tự do nhưng ông có chân dung văn học mang tầm vóc lớn trong thi ca. Ông
đã sáng tác được một khối lượng đồ sộ thơ tình hay, ghi dấu ấn riêng biệt của
ông trong lòng người yêu thơ, có những giá trị nghệ thuật tuyệt vời để lại cho
nền văn hiến Thăng Long. Với hàng bậc của các nhà thơ hiện nay, ta có thể khẳng
định rằng: Ông là một nhà thơ tài năng vào hàng bậc nhất trong đương đại.
Các thành viên
trong "Hội những người yêu mặt trời thi ca", hầu hết đều có những bài
viết về thi phẩm hoặc bình luận chân dung thơ ông. Bao gồm:
1. Cô giáo Nguyễn
Thị Hoàng - giảng viên Trường Đại học Sư phạm. Đã bình hai bài thơ tình hay của
Phạm Ngọc Thái.
a/- "Con đường phượng đỏ" - Thơ tình trong trắng
thuở sinh viên, rất đáng yêu.
b/- "Em ơi! Thành phố lại mưa" - Cô giáo đánh giá
hay vào hàng tuyệt tác.
2. Nhà giáo Đình
Bồng - giảng dậy tại trường THPT quận Ba Đình, Hà Nội. Anh đã viết bài
bình"Phạm Ngọc Thái với chùm tình thơ áo trắng".
Trong đó gồm 3 bài
thơ tình thuở ban mai: Thời áo trắng; Phố thu và áo trắng; Cô áo
trắng... rất đậm đà hương sắc.
3. Hoàng Thị Thảo,
một nữ trí thức yêu thơ. Chị viết:
- Cảm nhận về
một bài thơ tình hay "Anh vẫn ở bên hồ Tây" của Phạm Ngọc
Thái.
4. Thạc sĩ Anh
Nguyễn- giảng viên trường Đại học Quốc gia. Anh đã viết:
a/.Mấy nét
tình sử về bài thơ Người Đàn Bà Trắng.
b/.Phạm Ngọc Thái với bài
thơ thần sầu quỉ khóc.
5. Trần Tứ Đức -
nguyên cán bộ Viện ngôn ngữ và Văn hoá dân gian. Anh bình:
- Phạm Ngọc Thái với chùm thơ hay về
tình yêu và đàn bà
Một chùm thơ ba bài. Tác
giả đánh giá "Người đàn bà trắng" hay thuộc đỉnh cao của thi ca.
6. Nhà phê bình
văn học Nguyễn Đình Chúc. Ngoài bài bình luận:
- Phạm Ngọc Thái chân dung một nhà
thơ tình lớn của dân tộc
Anh còn là tác giả
của bài viết đã gây nhiều dư luận:
- Lời bàn về tuyệt phẩm thơ "Váy
thiếu nữ bay" của Phạm Ngọc Thái.
Anh đánh giá thi
phẩm độc đáo, sâu sắc và tuyệt hay!
Những bài bình và
tiểu luận đó đều đã đăng trên nhiều trang mạng, từ trong nước ra hải ngoại –
Qua Âu Châu, Mỹ đến toà báo Việt tại Úc. Một số đăng rải rác ở các báo văn học,
tạp chí... như báo Người Hà Nội, tạp chí Sông Hương, Hồn Việt v.v... Hầu hết
được chúng tôi tổng hợp lại để in vào trong tác phẩm này.
Bàn về việc đánh
giá tác phẩm văn học, chính nhà thơ Phạm Ngọc Thái cũng đã nêu ra, một trong
những nguyên tắc cơ bản của việc thẩm định thơ hay - Rằng:
- Muốn thẩm định
cho xác đáng một tác phẩm thơ, nhất đó lại là một bài thơ hay của thi đàn,
nguyên tắc trước hết phải có nhận định: Bài thơ đó có khả năng tồn tại hay
không? Cũng như muốn xác định tầm vóc chân dung một thi nhân, trước hết phải
xác định thi phẩm của anh ta có tồn tại hay không?
Nếu như thơ đã
không thể tồn tại lâu dài được, suy cho cùng cũng chỉ là loại thơ... ra rác mà
thôi. Nói để các nhà thơ đỡ xót xa, những thứ thơ không tồn tại ấy... chỉ mục
đích cổ động phong trào hoặc làm công tác văn hoá nhất thời. Như Gớt nói
"tầng tầng bụi phủ".
Một tác phẩm thi
ca dù thể loại nào, trường phái nào, cách tân đến mấy… mà không có khả năng tồn
tại trường cửu với tháng năm, thì không thể coi thi phẩm ấy là một giá trị đích
thực đối với nền văn học được.
Nhất quán trên cơ
sở ấy, kết hợp với nhận thức của chúng tôi và sàng lọc qua đánh giá ở văn đàn.
Theo cách nói của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam : Một bài thơ hay Ông Đồ của Vũ Đình Liên, Hai Sắc Hoa Ti-gôn của TTKH, Chùa Hương Nguyễn Nhược Pháp, Đây Thôn Vỹ Dạ - Mùa Xuân Chín - Bẽn Lẽn của
Hàn Mặc Tử... còn được đời ngưỡng vọng ngàn thu.
Huống chi thi nhân
Phạm Ngọc Thái - Không kể những đài thơ:
Người đàn bà
trắng, Anh vẫn ở bên hồ Tây, Váy thiếu nữ bay, Em ơi! Thành phố lại mưa
- Hoặc bài thơ đời “Làm ma em vợ” hay vào hàng tuyệt tác thi
ca. Ngoài ra ông phải có đến vài chục các tình thi khá hay và hay ở các cung
bậc khác nhau:
Em về biển, Thông
và biển, Cây thầm tiếc bóng, Hàng cây lá đổ, Một góc hồ Tây, Người con gái sông
xưa, Sáng thu vàng, Sáng xuân nay, Biển hát, Tiếng hát đời thường, Có một
khoảng trời, Đêm tóc đá, Tiếng rúc chim đêm, Cô áo trắng, Thời áo trắng, Trước
núi Mỹ nhân, Khóc bên Hồ Núi Cốc, Khoảng trôi trong lá, Dưới hàng sấu đêm và
con phố nhỏ, Đêm nay trời lại không mưa, Con đường phượng đỏ, Anh vọng nghe
tiếng em hát bên hồ, Mái tóc con gái ...
Phạm Ngọc Thái
không chỉ sáng tác được nhiều thơ tình hay. Thơ về nỗi đời dân gian, kiếp người
của ông không ít bài cũng đạt sự viên mãn để tạo thành những thi phẩm súc tích.
Có bài đến hoàn bích như "Làm ma em vợ" đã nói trên, cùng
những bài thơ đời sâu sắc khác không kém phần hay:
Nỗi trăn trở người
đi tìm vàng, Cô quét lá đêm hồ, Em bán xoài, Khóc Hàn Mặc Tử, Em bé cầu bơ,
Chiều hoàng hôn, Cỏ hoang...
Đúng như sự đánh
giá trên văn đàn:
- Thi ca Phạm Ngọc
Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đạt độ viên mãn về ý tưởng nhân văn
cũng như ngôn ngữ nghệ thuật là rất nhiều. Mức độ hay của mỗi bài khác nhau,
song những tình thi đó đều có thể làm rung cảm trái tim ta. Chưa từng có thi
nhân nào sáng tác được nhiều thơ tình hay đến thế! Rồi mai sau ông sẽ có cả
trăm bài thơ tình đứng trường cửu với đời và nền văn hiến Thăng Long.
Nay HỘI NHỮNG
NGƯỜI YÊU MẶT TRỜI THI CA chúng tôi, cho biên soạn để ra mắt tập
sách “Phạm Ngọc Thái Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại”.
Xin giới thiệu bạn
đọc thưởng lãm. Tác phẩm mà chúng tôi biên soạn, chưa hẳn đã nói được hết cái
hay và sâu xa như biển thẳm trong nhiều bài thơ ông? Song, chắc cũng phản ảnh
được một độ cần thiết về tầm vóc cũng như sự phong phú, đa dạng... với bao
nhiêu áng thi ca huyền diệu, tạo thành cả một thế giới thơ hương sắc muôn màu
của thi nhân.
Hà Nội, mùa đông 2014
T/M "Hội những người yêu mặt trời thi ca"
----------------------------------------------------------
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 11.01.2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét