Châu Thạch bình thơ Vĩnh Thuyên
Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015
Đọc
“Mùa gọi” của Vĩnh Thuyên – Bài viết Châu Thạch
Thứ
tư - 03/07/2013 14:50
Có người
hỏi tôi vì sao viết lời bình thơ Vĩnh Thuyên và một vài tác giả khác hơi nhiều.
Tôi trả lời: Châu Thạch chỉ là con ếch trong bài thơ. “Tình Quê” của nhà thơ Lê
văn Thật. Ếch nằm bên bờ ruộng không quen biết vì sao nào, mà cũng chẳng có vì
sao nào để ý đến ếch làm chi. Đêm đêm ếch nhìn lên bầu trời, thấy có vì sao nào
phát ra tia sáng hợp với lòng mình thì phình bụng kêu to. Tiếng kêu của ếch có
khi làm chói tai ai đó nhưng cũng góp phần làm rộn cho đêm.
Thông tin cá
nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Châu Thạch
Tên
thật: Trương Văn Trạn
Quê:
Quảng Nam
Chỗ
ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện
thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
ĐỌC “MÙA GỌI” CỦA
VĨNH THUYÊN
MÙA GỌI
(Thơ
Vĩnh Thuyên)
Xuân hãy đi đi đừng
quay nhìn lại
Nắng hạ vô tình đốt
cháy vết đau
Có vì Sao băng nghìn
thu mới rụng
Ngay giữa trời đông
lạc mất bốn mùa
Mấy lượt bốn mùa chưa
đến mùa em
Một đời như không
thành hai nỗi khát
Như hoa lìa cành hoa
tan nhuỵ nhạt
Như Sen xa hồ hồ đục
Sen khô *
Về nha Giang Tân đó
đây còn đợi?
Mưa gió thay mùa bão
tố thay tên
Có còn ai không tôi
ơi muốn đổi?
Mòn mỏi trăm mùa xin một
mùa em ..
Lời bình Châu Thạch
Có người hỏi tôi vì sao viết lời bình thơ Vĩnh Thuyên và một vài tác giả khác
hơi nhiều. Tôi trả lời: Châu
Thạch chỉ
là con ếch trong bài thơ.
“Tình Quê” của nhà thơ Lê văn Thật. Ếch nằm bên bờ ruộng không quen biết vì sao
nào, mà cũng chẳng có vì sao nào để ý đến ếch làm chi. Đêm đêm ếch nhìn lên bầu
trời, thấy có vì sao nào phát ra tia sáng hợp với lòng mình thì phình bụng kêu
to. Tiếng kêu của ếch có khi làm chói tai ai đó nhưng cũng góp phần làm rộn cho
đêm.
Bài thơ ‘Mùa Gọi” là tia sáng mới mà ếch vô cùng tâm đắc. Tất nhiên trên bầu
trời văn chương còn biết bao ngôi sao chói lọi phát ra tia sáng lung linh,
nhưng ếch chỉ nhìn được gì mắt nó thấy mà thôi.
Đọc bốn câu thơ của vế đầu “Mùa Gọi”, cảm xúc của lòng tôi dâng tràn. Tôi nghe
được giọng trách móc nhẹ nhàng và hờn lẫy trong thơ. Tôi cũng nghe được nỗi
buồn chất chứa trong thơ tràn ngập, như hoa lá bốn mùa đều bị nước lũ mùa đông
xóa sạch:
Xuân hãy đi đi đừng quay nhìn lại
Nắng hạ vô tình đốt cháy vết đau
Có vì Sao băng nghìn thu mới rụng
Ngay giữa trời đông lạc mất bốn mùa
Tôi chưa đọc bài thơ nào mà thi sĩ không luyến tiếc xuân đi. Tôi cũng chưa biết
ai không phải làm nghề nông lại không muốn mùa xuân kéo dài thâm qua mùa hạ.
Lần đầu tiên tôi thấy Vĩnh Thuyên đuổi xuân đi và cấm xuân nhìn quay lại. Thú
thật tôi không tin lời nói ấy là thật chút nào. Câu thơ “Xuân hãy đi đi đừng
quay nhìn lại” hiểu ra chỉ là một lời dỗi hờn mà thôi, và câu kế tiếp “Nắng hạ
vô tình đốt cháy vết đau” mới tỏ bày được tâm trạng người thơ. Một là tác giả
trách mùa xuân đã bỏ đi mau, hai là nếu không phải thế, thì tác giả dục xuân đi
mau, tránh mùa hạ khắt nghiệt, vô tình đến lạnh lùng “đốt cháy vết đau”.
“Vết đau” đã là một điều đau đớn mà mùa hạ lại “đốt cháy vết đau” thì khác chi
phải chết hai lần. Đó là điều oan khiên không ai muốn có.
Rồi tiếp theo câu thứ ba “có vì sao băng qua nghìn thu mới rụng” diễn tả khối
buồn thương u uất trôi dài. Hai chữ “băng” và “rụng” là hai giai đoạn của
đau thương. Sao băng là sao còn bay qua nền trời và sao rụng là sao đã tan tành
tắt đi ánh sáng. Sao băng là thời gian thoi thóp trước phút lâm chung. Sao
rụng là giờ tăt thở. Từ sao băng đến sao rụng diễn tả một cuộc đi dài
trong đêm tối, vô vọng trong cuộc đời , để cuối cùng tan vào trong cõi hư vô.
Ở câu thứ tư “Ngay giữa trời đông lạc mất bốn mùa” diễn tả một sự đổ vỡ hoàn
toàn, mất sạch, trắng tay. Bốn mùa đã lạc mất trong thời điểm mùa đông nghĩa là
sự tê tái đã làm tê liệt hết cả niềm vui.
Trong bốn câu thơ nầy không đề cập đến đời, không đề cập đến tình, nên ta có
thể hiểu chung nó là chữ “hoại” trong lẽ vô thường của Phật giáo. Đọc vế thơ mở
đầu nầy ta thấy nó mang hình ảnh cao rộng của đất trời, cái lung linh của thơ
trong văn tứ, và sâu nhiệm triết lý sâu xa trong lẽ sống.
Qua vế thứ hai của bài thơ tác giả mới nói đến em và chữ em cũng chỉ được nhấn
mạnh có một lần, chừa chữ cho những biểu tương khác mang hình ảnh của đời:
Mấy lượt bốn mùa chưa đến mùa em
Một đời như không thành hai nỗi khát
Như hoa lìa cành hoa tan nhuỵ nhạt
Như Sen xa hồ hồ đục Sen khô*
Nếu suy luận hời hợt ta có thể hiểu nhầm ở câu một của bài thơ, tác
giả dùng mùa xuân để đại diện cho em, và đuổi mùa xuân đi không cho nhìn lại là
lời nói dỗi hờn với em. Nhưng theo tôi thì không phải thế. Qua vế hai của bài
thơ tác giả nói “Mấy lượt bốn mùa chưa đến mùa em” có nghĩa em là một mùa cá
biệt khác với những mùa kia. Hoặc em là tổng hợp của bốn mùa, hoặc em là một
mùa đẹp hơn cả bốn mùa kia, mà anh đang chờ, đang đợi, đang mong. Vậy mùa xuân
ở câu một của bài thơ chỉ là mùa xuân của cuộc đời, nó đã bỏ đi trong anh từ
ngày anh chạy theo em, vì em chính là một mùa quyến rủ con tim. Và “Một
đời như không thành hai nỗi khát” diễn tả sự vô vọng trong cuộc tình, nỗi trăn
trở theo tháng ngày nhân lên gấp bội. “Đời như không” là đời kể như không có
niềm vui nào hết. “Hai nỗi khát” là khao khát có em và khao khát niềm vui cuộc đời,
vì có em mới có niềm vui cuộc đời và nếu có niềm vui cuộc đời thì phải có em.
Hai câu thơ kế tiếp là hai vế song song bày
ra bốn bức tranh tỉnh vật đượm buồn. Câu thơ “Như hoa lìa cành hoa tan nhụy
nhạt” vẽ ra bức tranh hoa lìa cành và bức tranh hoa khô héo. Câu thơ “Như sen
xa hồ hồ đục sen khô” vẽ ra bức tranh hoa sen đã tàn và bức tranh hồ sen khô
héo. Tùy theo cảm quan của mỗi người, bốn bức tranh nầy thể hiện anh và
em mà cũng có thể, thể hiện tâm trạng của chính một mình anh. Nếu bốn bức
tranh thể hiện cho anh và em thì nói lên sự cần thiết có nhau như hoa và cành,
như sen và hồ đã tàn tạ vì đã xa nhau. Nếu chỉ thể hiện tâm trạng của chính một
mình anh thì có thể hiểu bản chất tình yêu trong linh hồn anh là cành và hồ,
còn tình yêu nẩy nở trong linh hồn để anh yêu em là hoa và sen. Như thế, với
hai câu thơ và bốn bức tranh tác giả nêu sự tượng quan giữa anh và em, giữa em
và tình, để đồng hóa tình yêu với em như một, không có tình yêu nào khác cũng
không có ai khác ngoài em.
Vế hai của bài thơ thật sự là một bức thơ tình, một bức thơ tình thổ lộ tâm tư.
Lời lẽ trong thơ như trách móc, như than thở, điềm đạm nhưng bộc bạch hết những
ẩn chứa trong tận đáy lòng.
Vế ba của bài thơ là đỉnh điểm của nỗi sầu mà tác giả đã dồn nén lại trong lòng
ở hai vế thơ trên, đến đây ức chế bung ra thành gió mưa, thành bão tố:
Về nha Giang Tân đó đây còn đợi?
Mưa gió thay mùa bão tố thay tên
Có còn ai không tôi ơi muốn đổi?
Mòn mỏi trăm mùa xin một mùa em ..
“Về nha Giang Tân đó đây còn đợi?”. Đánh dấu hỏi nghĩa là đang thắc mắc.
Chữ “đó đây” nói lên sự lo sợ khắp cả vùng không còn ai mong đợi. “Mưa gió thay
mùa bão tố thay tên”là một câu ta thán tuy không đánh dấu than (!) nhưng vẫn
cảm thấy buồn vô hạn cho những biến đổi từng ngày trong cuộc sống. “Có còn ai
không tôi ơi muốn đổi” nói lên tiếng thét gào của nỗi cô đơn. “Có còn ai không”
nghĩa là hiện thời thấy không còn ai hết. “Tôi ơi” nghĩa là chỉ có một mình
tôi, nghĩa là tôi than, tôi khóc, tôi gọi, tôi gào với chỉ chính tôi. Và cuối
cùng “Mòn mỏi trăm mùa xin một mùa em” là sự vỡ òa buồng tim chất chứa nhớ
thương, buồn giận, trông chờ, để mọi sự tràn ra như nước vỡ bờ, và tâm hồn thi
nhân mềm nhủn, chắp tay van xin một mùa có em để có một mùa hạnh phúc.
Mùa của thời tiết không bao giờ gọi ai, nó tự nhiên đến và đi. Vậy “Mùa Gọi”
của Vĩnh Thuyên là mùa nào? Tất nhiên là em, người đã để anh phải đợi chờ mòn
mỏi suốt trăm mùa của thời tiết trôi qua. Ôi! Cái “Mùa” trong thơ Vĩnh THuyên
thâm thúy biết bao, tự nhiên như hoa gọi bướm bay tới, như cây mời chim đến đậu
líu lo, như em đi qua làm anh ngẩn ngơ suốt cả một đời. Đó là hương tóc, là ánh
mắt, là bước đi, là dáng dấp, là tiếng nói của Ai lôi kéo ta cho đến dại khờ.
Trong chúng ta ai cũng có một Ai và ai cũng có một lần trông đợi một mùa cá
biệt như Vĩnh Thuyên, nhưng nó đến hay không còn tùy theo duyên số mỗi người.
Đó là mùa tình yêu hòa nhịp trong tâm hồn nam nữ và đơm hoa kết trái giữa đời.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.6.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 03/07/2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Thảo
luận bài thơ “Tìm nhau” của Vĩnh Thuyên – (Bài viết Châu Thạch)
Thứ
năm - 23/05/2013 23:13
Thứ nhất,
tôi thích người đàn bà của “ Tìm nhau” trong thơ Vĩnh Thuyên, vì trên đời nầy
có người phụ nữ nào lại đi tìm giọt nước mắt nuốt vào trong, tức là giọt nước
mắt đắng cay của người đàn ông để làm giọt nước mặn mà cho mình: Làm đàn ông
mấy ai!? được khóc Nuốt nghẹn ngào dấu kín vào tim Anh hảy mở...vì em muốn ngả
Vào lòng anh Tìm chút mặn mà Muốn được thế, người đàn bà nầy phải là đại tri kỷ
của người đàn ông, hiểu hết nhân cách và giá trị của người ấy cũng như trao cho
người ấy tình yêu tuyệt vời để chia sẽ cùng người ấy tất cả đắng cay. ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
THẢO LUẬN BÀI THƠ “TÌM NHAU” CỦA VĨNH THUYÊN
THẢO LUẬN BÀI THƠ “TÌM NHAU” CỦA VĨNH THUYÊN
TÌM NHAU
(Thơ Vĩnh Thuyên)
Làm đàn ông mấy ai!?
được khóc
Nuốt nghẹn ngào dấu kín vào tim
Anh hảy mở...vì em
muốn ngả
Vào lòng anh
Tìm chút mặn mà
của nước mắt
Tháng ngày dong ruổi
Chở nụ buồn
quanh quẩn mênh mong
Em thèm gối tim anh
ngủ giấc...
Tình trăm năm ai cũng
Dại khờ!
(Thơ Vĩnh Thuyên)
Làm đàn ông mấy ai!?
được khóc
Nuốt nghẹn ngào dấu kín vào tim
Anh hảy mở...vì em
muốn ngả
Vào lòng anh
Tìm chút mặn mà
của nước mắt
Tháng ngày dong ruổi
Chở nụ buồn
quanh quẩn mênh mong
Em thèm gối tim anh
ngủ giấc...
Tình trăm năm ai cũng
Dại khờ!
Em muốn cắn tim anh
hai nửa
Nửa gối đầu
nửa ghép thành trăng
Khóc đi anh
có em đang đợi
Uống từng dòng
chảy ngược trong anh.
Phần thảo luận
của Châu Thạch:
Thứ nhất, tôi thích người đàn bà của “Tìm nhau” trong thơ Vĩnh Thuyên, vì trên đời nầy có người phụ nữ nào
lại đi tìm giọt nước mắt nuốt vào trong, tức là giọt nước mắt đắng cay của người
đàn ông để làm giọt nước mặn mà cho mình:
Làm đàn ông mấy ai!?
được khóc
Nuốt nghẹn ngào dấu kín vào tim
Anh hảy mở...vì em
muốn ngả
Vào lòng anh
Tìm chút mặn mà
Muốn được thế, người đàn bà nầy phải là đại tri kỷ của người đàn ông, hiểu hết
nhân cách và giá trị của người ấy cũng như trao cho người ấy tình yêu tuyệt vời
để chia sẽ cùng người ấy tất cả đắng cay.
Thứ nhì, tôi thích bài thơ nầy vì thơ diễn đạt đơn sơ nhưng tìềm ẩn trong đó
nhiều điều thú vị,
Ba câu đầu của bài thơ chỉ diễn tả tính cách của người đàn ông nhưng cũng chính
là nói lên sự khắc khổ của một tâm hồn đương nén chịu đau thương. Bốn câu thơ
kế tiếp như một nguồn nước mát rượi, như bóng cây xanh che phiến đá khô cằn,
biến cái đau khổ trong anh thành ra cái ý vị trong em.
Ôi! Nếu người đàn ông ấy là Vĩnh Thuyên thì hạnh phúc biết bao cho thi sĩ khi
em ngã vào hồn mình giữa khi hồn đong đầy nước mắt chua cay. Chắc chắn
người đàn bà trong thơ yêu người đàn ông lắm lắm vì hiểu được cái đơn độc của
người trong thơ sâu sắc đên nhường nào,
của nước mắt
Tháng ngày dong ruổi
Chở nụ buồn
quanh quẩn mênh mông
Tác giả dùng chữ “nụ buồn”
nghe như nghịch lý nhưng hiểu được thì thật là hay. Nụ là búp hoa chưa nở. Vậy
không thể hiểu nụ buồn là nỗi buồn chưa da diết mà phải hiểu nụ buồn là buồn vì
những điều tốt đẹp chưa trọn vẹn trong đời. Yêu rồi tan vỡ là nụ buồn. Đoàn tụ
rồi chia ly là nụ buồn. Trong thơ những nụ buồn ấy có rất nhiều, đến nỗi tác
giả phải chở, và chở đi quanh quẩn chênh vênh suốt tháng ngày dong ruổi.
“Nụ buồn” ở đây là một quan niệm cách mạng của tác giả Vĩnh Thuyên, thoát ly
những từ đau đớn thường tình dùng để tỏ thái độ bi quan cho cuộc đời khi những
điều trái ý xảy ra. Nụ buồn diễn tả trạng thái đau khổ, nhưng cái đau khổ làm
gia vị cho cuộc đời, tôi luyên cho con người biết hưởng thụ vẽ đẹp của cả những
điều chưa vừa ý xảy ra.
Và tiếp theo người đàn bà bày tỏ một ước ao thú vị:
Em thèm gối tim anh
ngủ giấc...
Tình trăm năm ai cũng
Dại khờ!
Quả thật người đàn bà vì quá yêu mà thi vị hóa trái tim đầy dấu tích đã từng “Tháng ngày dong ruổi”,
“Quanh quẩn chênh vênh”
và đem nước mắt “Nuốt nghẹn ngào dấu kín trong
tim”. Quả tim nầy làm sao bình yên để cho nàng gối lên mà ngủ?
Tuy thế, tôi nhắc lại tôi thích người đàn bà nầy vì nàng: “Tình trăm năm tình vẫn/ Dại
khờ!” nên nàng nhờ yêu mà cứ ngủ bình yên.
Vế cuối của bài thơ là tất cả say đắm, thơ mộng, hòa nhập trăng và tim cùng
nước mắt ngược dòng, như một đoạn phim dồn dập cảnh lâm ly vào phút cuối:
Em muốn cắn tim anh hai nửa
Nửa gối đầu
nửa ghép thành trăng
Khóc đi anh
có em đang đợi
Uống từng dòng
chảy ngược trong anh
Trăng thơ mộng và con tim đau khổ được ghép vào nhau. Nước mắt anh cứ chảy
ngược vào lòng và đem dến cho em nguồn hạnh phúc. Con tim đầy nước mắt của
chàng nàng muốn cắn ra hai nửa, một nửa nàng gối đầu là trân trọng yêu
thương, một nửa nàng ghép vào trăng là ban cho đời chàng ánh sáng dịu hiền,và
nàng khuyên chàng cứ khóc, cứ khóc, dòng nước mắt chảy vào lòng em uống hết,
nghĩa là nàng dùng tình yêu biến hóa trái tim chàng, sẽ cho mang đầy hạnh phúc.
Đó là ý nghĩa của đoạn thơ và đoạn thơ như sự êm ả của con sông vừa nổi sóng,
của bầu trời bình tịnh sau lúc phong ba, và đem đến cho người sự bình yên
của cả cõi lòng khi đọc nó.
Đây là một bài thơ mà Vĩnh Thuyên đã cài nụ hoa nước mắt trong lòng người đọc,
rồi sau đó lại cài thêm nụ hoa tình yêu của những con người trường trãi, cho
nên khi đọc nó hạnh phúc và nỗi buồn hòa quyện trong nhau.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.6.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 23/05/2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Đọc bài
thơ “Vẫn còn ở đây” của Vĩnh Thuyên – (Lời bình Châu Thạch)
Thứ
sáu - 29/03/2013 09:27
Hơn nửa
thế kỷ qua đã có rất nhiều tác phẩm Thơ-Nhạcviết về dòng sông và không ít tác
phẩm đã đi vào lòng người. Đọc VẪN CÒN Ở ĐÂY thơ Vĩnh Thuyên như mang nặng một
lời thề chung thủy cả một đời người và dòng sông Vàm Cỏ Đông quê hương anh. Vế
một của bài thơ Vàm cỏ Đông hết trong lại đục Tựa như đời mình vẩn đục lại
trong Ai xui dòng sông bên bồi bên lở Ai lỡ đò chiều bến đợi đò không ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
(Thơ
Vĩnh Thuyên)
Vàm Cỏ Đông hết trong lại đục
Tựa như đời mình vẩn đục từ trong
Ai xui giòng sông bên bồi bên lở
Ai lỡ đò chiều bến đợi đò không
Trời tháng hạ ngày dài đêm ngắn
Con sóng lăn tăn bỏ dòng im lặng
Tóc chảy bềnh bồng sao đêm thức trắng
Rẽ nhánh qua đồng tóc- lúa trổ bông
Biết bao mùa vẫn ở cạnh giòng sông
Con nước lớn nước ròng rượt đuổi
Vàm Cỏ Đông được bao nhiêu tuổi?
Em bây giờ quên tuổi mất tên.
Vàm Cỏ Đông hết trong lại đục
Tựa như đời mình vẩn đục từ trong
Ai xui giòng sông bên bồi bên lở
Ai lỡ đò chiều bến đợi đò không
Trời tháng hạ ngày dài đêm ngắn
Con sóng lăn tăn bỏ dòng im lặng
Tóc chảy bềnh bồng sao đêm thức trắng
Rẽ nhánh qua đồng tóc- lúa trổ bông
Biết bao mùa vẫn ở cạnh giòng sông
Con nước lớn nước ròng rượt đuổi
Vàm Cỏ Đông được bao nhiêu tuổi?
Em bây giờ quên tuổi mất tên.
Lời bình Châu Thạch
Hơn nửa thế kỷ qua đã có rất nhiều tác phẩm Thơ-Nhạcviết về dòng sông và không
ít tác phẩm đã đi vào lòng người. Đọc VẪN CÒN Ở ĐÂY thơ Vĩnh Thuyên như mang
nặng một lời thề chung thủy cả một đời người và dòng sông Vàm Cỏ Đông quê hương
anh.
Vế
một của bài thơ
Vàm
cỏ Đông hết trong lại đục
Tựa như đời mình vẩn đục lại trong
Ai xui dòng sông bên bồi bên lở
Ai lỡ đò chiều bến đợi đò không
Bốn câu thơ, một sự so sánh. So sánh đời người với dòng sông. Đời người thì nhỏ
bé và ngắn ngủi so với dòng sông, nên đời người có ít tác động đến dòng sông mà
ngược lại dòng sông thì ảnh hưởng đến hàng vạn đời người. Đem đời người so sánh
với dòng sông là một phương pháp tá khách hình chủ để cho tầm quan trọng của
đời người lên cao và dòng sông thì không nhỏ lại nhưng được nhân cách hóa thành
đời người với những suy tư trăn trở.
Tác giả dùng câu “Vàm cỏ Đông hết trong lại đục” để so sánh với đời người “vẩn
đục từ trong” có nghĩa là tác giả dùng dòng sông để nói đến những thăng trầm
của đời người mà cũng để nói đến khía cạnh sống của con người trên một dòng
đời. Trong thể hiện cho sự tốt, đục thể hiện cho sự xấu. Trong và đục cùng có
trên một dòng sông cũng giống như con người cùng có hai hình thức sống, hai tư
duy, hai cảm nghĩ trong cùng một lúc hay thay đổi với thời gian. Hiện tượng của
dòng sông ở đây mặc khải cho hiện tượng sống vật chất và tinh thần của con
người và ngược lại hiện tượng sống vật chất và tinh thần của con người được phổ
thành thơ bàn bạc trong dòng sông khiến cho cái nhỏ bé của người mang hình ảnh
cao rộng của vạn vật và cái cao rộng của vạn vật lại có tư duy như của con
người.
Ở hai câu kế tiếp của vế một, nghịch lý xảy ra trong sự so sánh:
- “Ai xui dòng sông bên bồi nên lở”:
Một qui luật tự nhiên của (qui luật Có & Không của tạo hóa)
- “Ai lỡ đò chiều bến đợi đò không”:
Lỡ đò chiều bến đợi đò không là mất hết.
Tại sao đem cái được, cái mất của dòng sông để so với cái mất hết của đời
người? Vì sao? . Tôi đã suy nghĩ rất lâu câu này và tôi nghiệm ra tác giả tinh
tế nhắn nhủ rằng: khi dòng sông bị lở hay bồi thì sông vẫn là muôn thuở. Đời
người nhỡ một lẩn rồi sẽ không có lẩn hai tựa như bến đò cũng đâu còn nữa, nên
con người phải “lỡ đò chiều bến đợi đò không”.
Qua khổ thứ hai của bài thơ, tác giả hoàn toàn tả dòng sông, nhưng dòng sông
giống như một thiếu nữ đẹp, như người mẹ hiền ôm ấp đồng bằng Nam Bộ để những
lọn tóc bồng bềnh trôi về những miền đất phì nhiêu đầy lúa trổ bông.
Miền đông nam bộ (Tây Ninh) thường mỗi năm chỉ có 2 mùa: mùa mưa và mùa nắng.
Bắt đầu tháng hạ (tháng 4-5-6) ngày dài hơn đêm và mùa mưa cũng thường bắt đầu
vào mùa nầy.
“Trời tháng hạ ngày dài đêm ngắn”
Những khúc sông bồi-lở qua nhiều năm thường rẽ nhánh thành rạch mang nước vào
nuôi sống cánh đồng. Để nói sự êm ả dịu hiền của dòng sông thầm lặng đem nguồn
vui đến cho đời tác giả đã viết:
“Con sóng lăn tăn bỏ dòng yên
lặng”
“Tóc chảy bồng bềnh sao đêm thức
trắng”.
Tại sao không phải là SAO HÔM thức trắng? vì đầu hôm là Sao Hôm đến sáng là Sao
Mai (Sao có ngủ bao giờ?) nhưng đêm thì vạn vật đều nghỉ ngơi. Sao và Đêm thức
trắng bằng nhằm đề cao sự khó nhọc cực lực của sông và người để đạt được thành
quả.
“Rẽ nhánh ra đồng tóc-lúa trổ
bông”.
Lúa thì trổ bông và tóc người cũng đổi màu. Với khổ thơ thứ hai nầy Vàm Cỏ Đông
vừa là dòng sông, vừa là mẹ hiền, là ân nhân đã mang linh hồn nhỏ bé nhưng tinh
vi của con người và cả linh hồn của đồng bằng trăng sao miền đông nam bộ. Thật
dễ thương đượm chút ngậm ngùi..
Bốn câu thơ cuối của bài thơ này giống như vế kết của Đường thi, gói trọn tư
tưởng của mình trong kết luận của bài thơ:
Biết bao mùa vẫn ở cạnh giòng song
Con nước lớn nước ròng rượt đuổi
Vàm Cỏ Đông được bao nhiêu tuổi?
Em bây giờ quên tuổi mất tên.
Không biết tuổi của dòng sông là đúng nhưng tên tuổi của mình cũng quên luôn là
điều nghịch lý. Đầu đề bài thơ “Vẫn còn ở đây” là một khẳng định sự hiện diện
của mình nhưng cuối bài thơ có phải là sự phủ nhận chính mình không?. Không, vì
thật ra tên dòng sông đã hiện diện luôn bên cuộc đời tác giả, tuổi dòng sông đã
gói trọn tuổi tác giả trong lòng, và chính dòng sông mênh mông rộng lớn kia thể
hiện cái linh hồn nhỏ nhoi của tác giả, cho nên chính tác giả đã nhập mình vào
dòng sông và nhận dòng sông cũng chính là mình. Chính xác, không phải tác giả
khiêm nhường trước dòng sông, cũng không phải tác giả muốn hóa mình thành cao
rộng, nhưng đứng trước cái cao rộng nầy mấy ai còn nhớ đến mình.
Đọc thơ Vĩnh Thuyên như nhìn một bức tranh nhỏ,nhưng bức tranh lại vẽ một dòng
sông đẹp, như nghe một bài nhạc ngắn, điệu nhạc nói về thân phận kiếp người.
Tranh và nhạc trong thơ Vĩnh Thuyên là nỗi suy tư mà tôi tưởng tượng như nếp nhăn
vẫn hằn luôn trên trán của anh vậy.
Anh Vĩnh Thuyên thân mến! Sẽ có một ngày Tôi về Tây Ninh cùng nhau đi tìm TUỔI
cho dòng sông Vàm Cỏ Đông Anh nhé.
Vĩnh Thuyên gửi đăng
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.6.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Tây
Ninh ngày 29/03/2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét