Trúc Thanh Tâm và bài thơ Nguyệt Thực - Lời bình Châu Thạch
Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015
Thứ hai - 18/03/2013 06:52
Trúc là loài cây thể hiện người quân tử, vậy mà tác giả bài thơ “Nguyệt thực” đã “trúc” còn “thanh tâm” nữa. Phải chăng là còn cao hơn quân tử một bậc? Đó chỉ là ý nghĩ vui của Châu Thạch tôi, khi đọc thơ của Trúc Thanh Tâm. Thật ra, tôi không quen tác giả “Nguyệt thực” nên không biết nhà thơ quân tử hay không, nhưng thơ của ông thì đã được đọc nhiều và tôi xếp thơ ấy vào loại thơ quân tử. Thơ quân tử theo cách định nghĩa riêng của Châu Thạch là thơ hay, còn thơ tiểu nhân là thơ dở. Thơ hay của Trúc Thanh Tâm thì có nhiều nhưng xin chỉ nói về bài “Nguyệt thực” . ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
TRÚC THANH TÂM VÀ BÀI THƠ NGUYỆT THỰC
TRÚC THANH TÂM VÀ BÀI THƠ NGUYỆT THỰC
NGUYỆT THỰC
(Thơ Trúc Thanh Tâm)
Dòng phù thế bồng bềnh nhân quả
Ráng chiều đắm đuối tới bình minh
Trong ta chen lấn đau và khổ
Nợ thế gian, ta viết thơ tình!
Và nghe nắng nói điều ray rức
Mưa ngậm ngùi một chút tình xa
Hương lận đận một đời dong ruổi
Em nhớ quê, ta lại nhớ nhà!
Tương lai, quá khứ và hiện tại
Gắn đời nhau ngọt dấu son môi
Chưa đi mưa làm sao biết lạnh
Chuyện đổi dời sấp ngửa như chơi!
Đời diễm tuyệt phút giây nguyệt thực
Càn khôn như những ngón tay mềm
Ta chở hết điều chưa nói được
Ghé bến tình trong trái tim em!
Trúc Thanh Tâm
Ráng chiều đắm đuối tới bình minh
Trong ta chen lấn đau và khổ
Nợ thế gian, ta viết thơ tình!
Và nghe nắng nói điều ray rức
Mưa ngậm ngùi một chút tình xa
Hương lận đận một đời dong ruổi
Em nhớ quê, ta lại nhớ nhà!
Tương lai, quá khứ và hiện tại
Gắn đời nhau ngọt dấu son môi
Chưa đi mưa làm sao biết lạnh
Chuyện đổi dời sấp ngửa như chơi!
Đời diễm tuyệt phút giây nguyệt thực
Càn khôn như những ngón tay mềm
Ta chở hết điều chưa nói được
Ghé bến tình trong trái tim em!
Trúc Thanh Tâm
Lời bình của Châu Thạch
Trúc là loài cây thể hiện người quân tử, vậy mà tác giả bài thơ “Nguyệt thực” đã “trúc” còn “thanh tâm” nữa. Phải chăng là còn cao hơn quân tử một bậc? Đó chỉ là ý nghĩ vui của Châu Thạch tôi, khi đọc thơ của Trúc Thanh Tâm.
Thật ra, tôi không quen tác giả “Nguyệt thực” nên không biết nhà thơ quân tử hay không, nhưng thơ của ông thì đã được đọc nhiều và tôi xếp thơ ấy vào loại thơ quân tử.
Thơ quân tử theo cách định nghĩa riêng của Châu Thạch là thơ hay, còn thơ tiểu nhân là thơ dở. Thơ hay của Trúc Thanh Tâm thì có nhiều nhưng xin chỉ nói về bài “Nguyệt thực” .
Khổ một của bài thơ như sau:
“Dòng phù thế bồng bềnh nhân quả
Ráng chiều đắm đuối tới bình minh
Trong ta chen lấn đau và khổ
Nợ thế gian, ta viết thơ tình.”
“Dòng phù thế bồng bềnh nhân quả” thi dễ hiểu nhưng “Ráng chiều đắm đuối tới bình minh” nghĩa là sao? Tôi đã đau đầu suy nghĩ về câu thơ nầy, nhưng rồi cuối cùng tôi đã hiểu ra theo cách của tôi. Chỉ có con người có linh hồn mới biết đắm đuối, vậy mà Trúc Thanh Tâm viết “Ráng chiều đắm đuối” thì ráng chiều là người, hay nói khác đi tác giả đã ví mình như ráng chiều vậy, “Đắm đuối tới bình minh” nghĩa là đắm đuối suốt đêm, suy rộng ra cuộc tình say mê và gian khó, không gian khó trong tình trường thì cũng gian khó trong cuộc sống thế gian, và khi bình minh đến thì ráng chiều đắm đuối không còn nữa và chắc cuộc đời cũng sẽ trôi qua. Thật ra khi đêm đến thì ráng chiều cũng biến mất rồi, nhưng ở đây nó đã tan ra, đã đắm đuối hoà vào trong cái đêm tình yêu đó để rồi:
“Trong ta chen lấn đau và khổ
Nợ thế gian, ta viết thơ tình.”
Cái câu “Nợ thế gian, ta viết thơ tình” nghe cũng lạ lắm kia. Viết thơ tình mà trả được nợ cơm, áo, gạo, tiền cho thế gian ư? Viết thơ tình thì chỉ trả nợ tình mà thôi. Mới đọc thì thấy nghịch lý nhưng suy cho kỹ cũng thật là hữu lý, vì người thi sĩ như con tằm nhả tơ cho thế gian rồi chết, và thế gian đã rút ruột tằm để làm là làm lụa cho mình. Vậy thế gian nợ thi sĩ thì có, chứ thi sĩ thì chẳng nợ gì thế gian nữa cả. Trúc Thanh Tâm thì nhận mình còn có nợ tình, chứ theo Châu Thạch thì nợ tình cũng chẳng có đâu vì thi sĩ cũng đã nhả hết tơ để ca tụng nàng rồi.
Qua khổ thứ hai của “Nguyệt thực” tác giả đã viết:
“Và nghe nắng nói điều ray rức
Mưa ngậm ngùi một chút tình xa
Hương lận đận một đời dong ruổi
Em nhớ quê, ta lại nhớ nhà.”
“Lận đận một đời dong ruổi” mà có hương ! Đó là hương gì ? Phải chăng nắng ray rức, mưa ngậm ngùi, nỗi nhớ quê và nỗi nhớ nhà, tất cả đã biến thành hương và hương đó được tác giả đặt tên là “hương lận đận”? Nó biến thành hương vì nó lận đận, ray rức, ngậm ngùi trong cái vòng tay tình yêu diễm tuyệt. Một ý nghĩ rất hay và một ý thơ rất tuyệt mà chỉ có Trúc Thanh Tâm mới bạo gan dùng nó mà thôi.
Và đây là khổ thứ ba của bài thơ:
“Tương lai, quá khứ và hiện tại
Gắn đời nhau ngọt dấu son môi
Chưa đi mưa làm sao biết lạnh
Chuyện đổi dời sấp ngửa như chơi!”
Bốn câu thơ đã thể hiện được phẩm chất của con người biết yêu chung thủy và bảo vệ tình yêu đến cùng. Thi sĩ thường yếu đuối, không vật lộn nổi với đời nên thường hay né tránh khó khăn, nhưng ở đây tác giả mạnh bạo làm sao, sẵn sàng dấn thân trước những nghịch cảnh vì tình yêu, vì ước vọng sẽ gắn bó với em suốt cuộc đời.
Ở bốn câu cuối của bài thơ, tác giả đã có những rung cảm nhạy bén đã thể hiện ra thành lời thanh bai đậm đà và êm ái. Sướng thật, giờ nguyệt thực là giờ diễm tuyệt, giờ của đất trời ân ái, và tác giả trong giờ phút ấy cũng hoà nhập cùng đất trời để được hưởng hết cái tinh tuý, cái thiêng liêng, ghé vào tim em để thổ lộ hết tình yêu đắm đuối:
“Đời diễm tuyệt phút giây nguyệt thực
Càn khôn như những ngón tay mềm
Ta chở hết điều chưa nói được
Ghé bến tình trong trái tim em.”
Đọc thơ Trúc Thanh Tâm như có những ngón tay êm ái vuốt ve vào tâm khảm, để ta ngồi yên lặng thưởng thức và để cho lòng ta hoà nhịp cùng đất trời rung cảm trong giờ “Nguyệt thực”.
(Đà Nẵng)
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.6.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Châu Đốc ngày 18.3.2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét