Home
» Lý luận phê bình
» Phạm Khang: Tranh cãi và giả thuyết xung quanh cái chết của nhà thơ Nga vĩ đại X.Exênhin
Phạm Khang: Tranh cãi và giả thuyết xung quanh cái chết của nhà thơ Nga vĩ đại X.Exênhin
Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015
Nhà thơ
Nga vĩ đại Xécgây Êxênhin qua đời cách đây đã 89 năm (1926-2015), nhưng đến hôm
nay một câu hỏi luôn đặt ra đối với giới nghiên cứu trong nước và ngoài nước
Nga, cũng như đối với tất cả những ai quan tâm, yêu mến, ngưỡng mộ tài năng của
ông, đó là: Có phải nhà thơ tự tìm đến cái chết hay là ông bị giết? Ngay từ khi
nhà thơ qua đời cho đến tận ngày nay thế kỷ XXI, xung quanh cái chết của ông đã
có rất nhiều giả thuyết và tranh cãi được đặt ra với mục đích tìm ra đâu là
nguyên nhân dẫn đến cái chết của thi hào.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nhà thơ Phạm Khang
Họ
tên thật Phạm Xuân Khang
Hội
viên Hội VHNT Thanh Hóa.
đã
xuất bản 9 tập thơ, 4 tiểu thuyêt, 1 tập ký sự.
Học
văn tại Nga. Dịch giả văn học thế giới.
ĐT:
0122.220.69.89
Email: phamkhangnhavan@gmail.com
_____
TRANH CÃI VÀ GIẢ
THUYẾT XUNG QUANH CÁI CHẾT
CỦA NHÀ THƠ NGA VĨ
ĐẠI X.EXÊNHIN
Nhà thơ
Nga vĩ đại Xécgây Êxênhin qua đời cách đây đã 89 năm (1926-2015), nhưng đến hôm
nay một câu hỏi luôn đặt ra đối với giới nghiên cứu trong nước và ngoài nước
Nga, cũng như đối với tất cả những ai quan tâm, yêu mến, ngưỡng mộ tài năng của
ông, đó là: Có phải nhà thơ tự tìm đến cái chết hay là ông bị giết? Ngay từ khi
nhà thơ qua đời cho đến tận ngày nay thế kỷ XXI, xung quanh cái chết của ông đã
có rất nhiều giả thuyết và tranh cãi được đặt ra với mục đích tìm ra đâu là
nguyên nhân dẫn đến cái chết của thi hào. Trong phạm vi bài viết nhỏ này chúng
tôi không có tham vọng nghiên cứu độc lập sâu hơn về nhà thơ và cái chết của
nhà thơ mà chỉ tập hợp lại một cách khái quát nhất những ý kiến, nhận định, giả
thuyết của báo giới và học giả, các nhà hình pháp, các nhà khoa học pháp y…xoay
quanh chủ đề đi tìm sự thật đâu là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhà thơ Nga
vĩ đại X.Exênhin?
1. Có thể nhà thơ Nga đã bị bức tử?
Vào những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều bài báo
ở Nga và Pháp, Mỹ, Ba Lan…đưa ra giả thuyết về khả năng nhà thơ Nga vĩ đại đã
bị bức tử. Họ cho rằng tại phòng số 5 khách sạn INTERNATIONAL (trước đây là Angleter) ở Xanh
Petecbua, nơi nhà thơ đến ở, lúc đầu nhà thơ bị đánh đập dã man khiến bị gãy ba
xương sườn, vỡ thận và gan, cuối cùng ông bị người ta treo cổ trong trạng thái
đã bất tỉnh.
Giả
thuyết thứ hai. Nhiều hung thủ vật ngã Êxênhin xuống đi văng và chúng dùng báng
súng lục đập vào trán ông, tạo thành một vết lõm, sau đó bọn họ quấn ông vào
tấm thảm, thả xuống tầng trệt rồi chở đi. Nhưng họ không mở được khóa ra ban
công để từ đó thả xác ông xuống, nên đành phải quay lại căn phòng cũ và họ treo
cổ nhà thơ lên.
Nữ
nhà thơ Nga N.Xiđôrina thì quả quyết tuyên bố rằng, nhà thơ Exênhin đã bị bắn.
Điều đặc biệt là tất cả những giả thuyết khá mâu thuẫn với nhau này đều dựa
trên những tư liệu mà nhiều người biết: Biên bản khám xét nơi xảy ra tai nạn do
giám sát viên khu vực thuộc phòng cảnh sát số 2 của thành phố Lêningrat
N.Gorbop lập; biên bản pháp y khám nghiệm tử thi của giáo sư Giliarepxki; các
bức ảnh và khuôn mặt đúc của nhà thơ khi chết. Cần phải nhấn mạnh rằng, những
người tình nguyện khám phá bí mật cái chết của Exênhin chủ
yếu là các nhà thơ, nhà báo, nhà triết học, nhà giáo, bác sĩ, đến các nhà sinh
lý bệnh và các dự thẩm viên. Kỳ lạ hơn nữa là người ta không hề thấy có một
pháp y hay hình pháp học nào trong việc xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân
dẫn đến cái chết của nhà thơ. Đây là sự tắc trách có chủ ý của một âm mưu đen
tối nào đó hay là bệnh quan liêu, vô trách nhiệm của nhà cầm quyền thời đó? Hãy
để cho sự thật và lịch sử lên tiếng trong một mục đích tối thượng và cao cả là
làm sáng tỏ cái chết của nhà thơ Nga vĩ đại Exênhin.
2. Điều tra và những kết quả bước đầu
Không còn nghi ngờ gì nữa, biên bản khám xét
nơi xảy ra tai nạn của Exênhin do N.Gorbop lập ra một cách sơ sài, với một
trình độ nghiệp vụ rất thấp; như không mô tả hiện trạng căn phòng, ổ khóa,
những dạng thức biến đổi của tử thi. Theo biên bản này thi thể Exênhin treo
ngay dưới trần nhà – đây là một mắt xích gây nên mối nghi ngờ của các nhà
nghiên cứu cho rằng nhà thơ tự tử. Theo họ chiều cao của trần nhà là 4,5 mét,
Exênhin không thể tự vươn cao như vậy, bởi kích thước của cái đế bị đạp đổ dưới
chân ông là 1,5 mét, còn chiều cao của nhà thơ là 1,68 mét. Vậy chỉ còn cách
xác định chiều cao thực tế của trần nhà. Vấn đề này bây giờ lại trở nên phức
tạp và không hề đơn giản bởi khách sạn Angleter đã được xây dựng lại vào năm
1986. Tuy nhiên, hiện vẫn còn bức ảnh chụp căn phòng số 5 với dòng chữ chú
thích ở phía sau bức ảnh: Ngày 18 tháng 5 năm 1926, phòng số 5, khách
sạn Angleter, nơi Exênhin đã sống và qua đời. Bức ảnh chụp qua cửa ra
vào mở rộng, nhìn rõ ống dẫn nước lò sưởi đứng thẳng, nền nhà, tấm thảm lót
sàn, một khoảng trần nhà, cái bàn viết, ngọn đèn, chiếc ghế, tủ đựng quần áo.
Bức
ảnh này đã được các nhà chức trách chuyển cho các nhà hình pháp học để họ
nghiên cứu, đánh giá. Bằng nghiệp vụ chuyên biệt của mình không mấy khó khăn họ
đã xác định được chiều cao của trần nhà không quá 3,52 mét.
Nhưng
vẫn còn một chứng cớ xác đáng nữa của nhóm người ủng hộ giả thuyết Exênhin bị
bức tử. Cựu dự thẩm viên E.Khơluxtalốp viết rằng, không thể buộc sợi dây vào
một cái ống đứng thẳng, dưới sức nặng của cơ thể nhà thơ nhất định nó sẽ bị
tuột xuống. Để chứng minh cho nhận định của mình E.Khơluxtalốp đã nhắc lại thực
nghiệm do các sinh viên Trường Viết văn tiến hành tại khách sạn Angleter lúc nó
còn nguyên vẹn: Sợi dây buộc vào cái ống thẳng đứng bị tuột xuống bằng một cái
giật tay.
Và
mặc dù thực tiễn pháp lý chứng minh cho chúng ta thấy rằng, người ta có thể
treo cổ không chỉ trên một cái ống tương tự, mà ngay cả trên tay nắm cửa, thành
ghế. Và thực tế là người ta đã làm những thí nghiệm đặc biệt: Một người cao
1,68 mét lần lượt buộc những sợi dây dày từ 0,6 đến 1,0 cm vào những cái ống
sơn màu dầu có đường kính khác nhau. Cuộn sợi dây từ 1 đến 6 vòng và được thắt
rất chặt bằng nhiều nút, anh ta cố kéo sợi dây theo phương thẳng đứng nhưng vô
hiệu. Mà đầu kia của sợi dây buộc một khối lượng nặng hơn 100 kg.
Một
số người khác tin rằng Exênhin bị treo cổ nhưng không phải bằng cái đai buộc va
ly, bởi cái đai buộc va ly không thể thắt cổ chết được. Có thể, trong trường
hợp này là một sợi dây, bởi trong biên bản khám xét ghi rõ: Khi cởi sợi dây ra
khỏi cơ thể…! Trong biên bản khám nghiệm tử thi cũng viết rằng có một rãnh hằn
rộng bằng đường kính chiếc lông ngỗng, nghĩa là cuối cùng thì cũng có một sợi
dây. Chu vi của nó đọc được khi quan sát dưới kính hiển vi các bức ảnh của
Exênhin chụp trong nhà xác.
3. Bức màn bí mật của vụ án
Những
người ủng hộ giả thuyết nhà thơ Nga bị sát hại băn khoăn rằng, dây thòng lọng
không thít chặt toàn bộ bề mặt của cổ, rãnh hằn đi chếch từ dưới lên và gần như
không thể khép kín. Thực tế thì khi người ta thắt cổ rãnh hằn luôn luôn như
vậy, vì một đầu dây buộc vào cột, ở đây là ống nước, còn đầu kia bị kéo xuống
bởi sức nặng của cơ thể, và vị trí này của cổ bị thắt mạnh nhất.
Nhưng
mà, liệu Exênhin, như một số nhà nghiên cứu nhận xét, có thể thoát ra bất kỳ
lúc nào khỏi dây thòng lọng không? Câu trả lời là không. Trong nghiên cứu về
hiện tượng ngạt thở, hai giáo sư pháp y Minovic ở Rumani và Phơlaykhơman ở Đức,
đã tiến hành các thí nghiệm trên bản thân mình: Các trợ lý treo cổ họ bằng một
sợi dây mềm và Minovic đã chịu đựng được gần 26 giây trong dây thòng lọng. Các
nhà khoa học cảm thấy đau khủng khiếp ở cổ, đầu nặng trình trịch, tai ù đặc.
Nhưng cái chính là giây đầu tiên đã muốn vứt dây thòng lọng và không cựa quậy
được ngay cả ngón tay. Vấn đề mấu chốt ở chỗ, khi bị ngạt thở thì các cơ quan
cũng bị kiệt sức. Ngay cả khi một người treo cổ trên tay nắm cửa, anh ta cũng
không duỗi thẳng được đầu gối, vì thế hình dạng dây thòng lọng không có vai trò
gì.
4. giám định thể hình theo các khuôn mặt
đúc của nhà thơ
Hình như điều gây ra nhiều giả thuyết nhất
vẫn là dòng chữ ghi trong biên bản: Ở giữa trán có một vết lõm dài 4 cm, rộng
1,5 cm. Giáo sư Giliarepxki đã giải thích nó là sự biến động khí áp trong hộp
sọ lúc bị ngạt thở. Một số giả thuyết khác cho rằng vết lõm ấy có là do nhà thơ
bị đánh bằng báng súng lục, bàn là hay một vật nặng nào đó với một lực khủng
khiếp. Tiếp theo là những lời khẳng định rằng hộp sọ đã bị vỡ. Thậm chí họ còn
thấy 20 gram máu não tràn ra qua vết nứt. Nếu đúng là như vậy thì đương nhiên
nhà thơ chắc chắn sẽ bị chấn thương sọ não.
Thế
nhưng, theo biên bản khám nghiệm tử thi thì xương sọ của Exênhin hoàn toàn
không bị tổn thương và không có một vết nứt nào. Về phía các nhà điều tra thì
họ gần như đồng lòng nghi ngờ tính trung thực của Giliarepxki. Trước sự nghi
vấn có cơ sở này các nhà giám định pháp y buộc phải tiến hành nghiên cứu 5
khuôn mặt đúc của Exênhin sau khi ông chết và họ xác định được rằng vết lõm
hình vòng cung chỉ sâu chừng 0,4 – 9,5 mm (độ dày của da) và xương sọ không bị
tổn thương cơ học. Như vậy, ở đây ta gặp phải dấu hằn của ống nước, vì cái nút
của dây thòng lọng nằm bên trái, còn đầu nằm bên phải nên lúc nhà thơ chết trán
tựa vào ống nước.
5. Một cái chết có máu chảy
Một
giả thuyết khác lại cho rằng lúc đầu Exênhin bị bọn hung thủ cắt ven, sau đó
chúng mới treo cổ ông.
Thực
tế khi người ta tiến hành khám xét hiện trường cảnh sát khu vực đã phát hiện ra
một vết nứt trên tay phải, khoảng giữa khuỷu tay và bàn tay, và trên bàn tay
trái có những vết xước. Khơluxtalốp nghi vấn liệu có thể vừa cử động cánh tay
vừa buộc dây vào ống nước và kéo đồ gỗ trong lúc máu đang chảy như vậy? Ông đưa
ra nhận xét, kinh nghiệm cho thấy khi một người khỏe mạnh bình thường mà động
mạch bị cứa đứt không thể làm được điều đó. Nhưng tại sao lại có chuyện chảy
máu ở đây? Chính trong căn phòng người ta phát hiện ra vết máu và các biên bản
cũng ghi rằng các vết thương đều rất nhẹ và không xuyên thủng da. Nghĩa là, ven
của Exênhin không bị cứa. Qua nhiều nguồn khác nhau, người ta biết rằng trong
đêm 26 rạng ngày 27/12/1925 Exênhin có làm thơ, nhưng nhà thơ không tìm thấy
mực trong phòng nên đã quyết định viết thơ bằng máu và đã rạch tay mình. Các
chuyên gia đã xác định được nét chữ thật của nhà thơ và bài thơ tuyệt mệnh “Tạm biệt nhé! Bạn ơi, tạm biệt!” được
viết bằng lượng máu không quá 0,2ml. Hơn nữa trong biên bản người ta cũng xác
nhận rằng các bộ phận của cơ thể nhà thơ vẫn đầy máu.
6. Nhà thơ Exênhin có bị ngạt thở như kết
luận của cơ quan điều tra?
Cuối
cùng thì người ta cũng phải đưa ra kết luận: Nhà thơ Nga vĩ đại X.Exênhin chết
là do ngạt thở; dưới sức nặng của cơ thể dây thòng lọng đã thít chặt các bộ
phận ở cổ. Vật để thắt cổ là sợi dây chứ không phải đai buộc va ly. Không có
những vết thương sâu ở tay. Trên trán nhà thơ là dấu hằn của ống nước. Có thể
nói chắc chắn rằng trên cơ thể Exênhin không có những dấu vết biểu hiện sự
chống cự hay tự vệ. Đúng như kết luận của chuyên gia Giliarepxki: Exênhin chết
do ngạt thở bởi các cơ quan hô hấp bị thít chặt lúc treo cổ.
7. Nhà thơ Nga đã bị giết?
Tưởng
như vụ án Exênhin đã được sáng tỏ và dần dần đi vào quên lảng theo dòng chảy
thời gian. Nhưng không. Các giả thuyết về một vụ giết thuê vẫn tiếp tục được
gióng lên trên mặt báo, diễn đàn và tin đồn. Người ta có cảm giác hình như ở
ngay gần khách sạn Angleter có một cái nhà tù bí mật, nơi nhà thơ bị đánh đập,
tra tấn, sau đó bị kéo lê dọc hành lang để dựng lên một vụ treo cổ giả.
Biện
hộ cho giả thuyết về việc nhà thơ bị sát hại, các tác giả cho rằng một khi
Exênhin đã viết Người ta chở anh về với
sợi dây thắt cổ, thì nghĩa là bọn hung thủ giết người có lý do tốt để ngụy
trang ngoại phạm. Sự thật thì cũng có bằng chứng hình như trước đó nhà thơ cũng
đã định treo cổ.
Giáo
sư Alếcxanđơ Maxlốp thể hiện quan điểm và cảm xúc của mình về cái chết của nhà
thơ vĩ đại như sau: Chúng ta đã quen với
cái chết đến mức lúc nào cũng nhìn thấy máu. Nhưng cớ sao cứ phải tiếp tục
“giết” Exênhin bằng mọi giá như vậy, với những cụm từ “thủ tiêu”, “tàn sát dã
man đứa con trung thành của nước Nga”…Đã muộn rồi. Hãy để nhà thơ yên nghỉ!
© Tác giả giữ bản quyền.. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Thanh Hóa ngày 24.8.2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét