Trang lời bình của Châu Thạch 1
Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015
Đọc
Thao thức cùng với biển (Thơ Lê Hào) – Bài viết Châu Thạch
Thứ
hai - 19/05/2014 08:51
Tôi
từng là một người lính, tôi biết sự thao thức trước giờ xung trận. Đọc bài thơ
“Thao thức cùng với biển” của Lê Hào tôi cảm nhận được tất cả cái giờ thao thức
thiêng liêng đó, cái giờ thao thức để ngày mai hoặc chiến thắng hoặc chết trước
mũi súng quân thù. Chỉ với bốn câu thơ đầu, Lê Hào đã cho tôi thấy đến cùng tận
đáy lòng sự thổn thức của cả quê hương và dân tộc: Tiếng còi tàu ngoài khơi lay
động đêm nay sóng vỗ cả trong lòng Đêm xuống dần sao buông trên mặt nước hạt
cát trở mình đau buốt vết thương “Tiếng còi tàu ngoài khơi lay động” chắc chắn
không phải là tiếng còi tàu của quân địch ...
Thông tin cá
nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Châu Thạch
Tên
thật: Trương Văn Trạn
Quê:
Quảng Nam
Chỗ
ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện
thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
ĐỌC “THAO THỨC CÙNG
VÓI BIỂN”(THƠ LÊ HÀO)
THAO THỨC CÙNG VỚI BIỂN
Thơ Lê Hào
Tiếng còi tàu ngoài khơi lay động
đêm nay sóng vỗ cả trong lòng
Đêm xuống dần sao buông trên mặt nước
hạt cát trở mình đau buốt vết thương
Ghềnh đá thổn thức kể chuyện xưa
sóng không kìm lòng được
vài cơn sóng cuồng nộ thét gào
như thuở trước mấy trăm năm
Có con sóng trầm ngâm bên bãi đá
lao xao lời dặn dò của biển
làm sao hiểu được bóng mây về?
Trên đồi cát hiền lành
hàng dương xanh thổi điệu kèn xung trận
trời về khuya gió càng mạnh dần thêm
Đêm nay Mẹ Âu Cơ không ngủ
hướng về biển nhìn vầng trăng tròn
bầu trời cao mắt sao hôm nhấp nháy
Từng hạt cát cựa mình hát lên khe khẽ
biển dát vàng
trăng thao thức thâu đêm.
15/05/2014
Lời
Bình của Châu Thạch
Tôi từng là một người
lính, tôi biết sự thao thức trước giờ xung trận. Đọc bài thơ “Thao
thức cùng với biển” của Lê Hào tôi cảm nhận được tất cả cái giờ thao
thức thiêng liêng đó, cái giờ thao thức để ngày mai hoặc chiến thắng hoặc chết
trước mũi súng quân thù. Chỉ với bốn câu thơ đầu, Lê Hào đã cho tôi thấy đến
cùng tận đáy lòng sự thổn thức của cả quê hương và dân tộc:
Tiếng còi tàu ngoài khơi lay động
đêm nay sóng vỗ cả trong long
Đêm xuống dần sao buông trên mặt nước
hạt cát trở mình đau buốt vết thương
“Tiếng còi tàu ngoài khơi
lay động” chắc chắn không phải là tiếng còi tàu của quân địch mà đó là tiếng
còi tàu của ta canh giặc. Bởi vì tiếng còi tàu đó như tiếng gọi tha thiết của
quê hương, của tổ quốc đang lâm nguy mới khiến cho lòng ta lay động, khiến cho
tiếng thơ mang nét trầm buồn. Nếu đó là tiếng còi tàu của địch thì tiếng thơ
tắt nghẹn trong uất ức hoặc hùng tráng trong khí thế sẳn sàng xung trận.
“đêm nay sóng vỗ cả trong lòng” là nỗi trăn trở với biết bao nhiêu
bi thương vì nỗi đau của dân tộc. Đừng nghĩ nhà thơ chỉ viết cho người lính
thôi đâu. Nhà thơ viết cho tất cả, vì “hạt
cát trở mình đau buốt vết thương” nên hạt cát cũng đang chờ ngày mai xung
trận.
“Đêm xuống dần sao buông trên mặt nước” là hình ảnh buồn và đẹp vô
tận vì nó đang nằm trong thời khắc của tai ương. Hình ảnh nầy làm cho ta thấm
thía vô cùng nỗi thắm thiết của ta với đất mẹ của ta, và khiến cho lòng ta se
thắt lại khi thấy đất ta đau như mẹ ta đau.
Tiếp theo với bốn câu thơ,
nhà thơ tả cảnh sóng bên bờ biển mà cũng chính đó là tiếng sóng trong lòng tác
giả khi thổn thức, khi cuồng nộ thét gào xảy ra suốt cả trong đêm:
Ghềnh đá thổn thức kể chuyện xưa
sóng không kìm lòng được
vài cơn sóng cuồng nộ thét gào
như thuở trước mấy trăm năm
Ghềnh đá bây giờ là gì? Đó
là tấm bia ghi lịch sử bốn ngàn năm bất khuất của dân tộc. Sóng bây giờ là gì?
Đó là bao lớp người chuẩn bị đối địch với quân thù. Ghềnh đá kể cho sóng nghe
là những suy tư đang diễn biến ngay trong lòng tác giả với tình yêu thắm thiết
từ ngàn xưa để lại, đang lưu truyền trong dòng máu tác giả, hay chính ra đang
lưu truyền trong dòng máu mọi con dân đất nước chúng ta.
Trong sáu cầu thơ kế tiếp
Lê hào đã dùng hoàn toàn cảnh vật để nói lên hết tiếng nói của quê hương. Tiếng
nói không ồn ào nhưng lắng sâu vào lòng người biết bao lời nhắn nhủ, phủ dụ vô
cùng êm ái, thân thương. Đó là tiếng nói của mẹ, của cha, của linh hồn bốn ngàn
năm văn hóa mang tinh thần ung dung, tự tại, thiết tha mà cương quyết đến vô
cùng:
Có con sóng trầm ngâm bên bãi đá
lao xao lời dặn dò của biển
làm sao hiểu được bóng mây về?
Trên đồi cát hiền lành
hàng dương xanh thổi điệu kèn xung trận
trời về khuya gió càng mạnh dần thêm
Tôi rất thích hai câu thơ
“trên đồi cát hiền lành/ hàng dương xanh
thổi điệu kèn xung trận”. Đây không phải là câu thơ yếu đuối mà là câu thơ
bày tỏ đầy đủ tính chất của dân tộc chúng ta mà tự ngàn xưa cha ông ta đã thể
hiện nó. “Hàng dương” là hình ảnh
kiên cường trước bão táp. Hàng dương nằm “Trên
đồi cát hiền lành” thể hiện tính nhu hòa của dân tộc chúng ta. “Hàng dương xanh thổi kèn xung trận”. Là
quyết định rất bình tỉnh của con người quân tử, chửng chặc tiến quân và tiến
quân với tấm lòng “xanh” bao dung và
tha thứ. Cũng chính nhờ đó dân ta không vì căm thù mà trở nên hiếu sát như bọn
quỷ xâm lăng. Chúng ta khâm phục đức độ của tổ tiên chúng ta khi ban
lương thực cho quân thua trận quay về xứ sở. “Hàng dương xanh thổi kèn
xung trận” cũng nói lên chí quật cường của dân ta còn mãi muôn đời đến cây lá
cũng không quên.
Ở hai vế thơ cuối, không
gian thanh bình êm ái vô song trùm lên phong cảnh, tác giả quên đi niềm đau của
cát, thổn thức của ghềnh và thét gào của sóng mà chỉ nghe tiếng hát, tiếng
trăng thao thức thâu đêm:
Đêm nay Mẹ Âu Cơ không ngủ
hướng về biển nhìn vầng trăng tròn
bầu trời cao mắt sao hôm nhấp nháy
Từng hạt cát cựa mình hát lên khe khẽ
biển dát vàng
trăng thao thức thâu đêm.
Đây là giờ phút đã hạ
quyết tâm của người chiến sĩ. Giờ phút mà không còn đau đáu với với vô vàn
suy tư nữa, chỉ còn lại trong giờ phút nầy sự yêu đời đến vô cùng, muốn tận
hưởng hết để có thể ngày mai không có nữa. Lúc nầy biển không ngủ, trăng không
ngủ, cát cũng không ngủ và hát cùng lòng người chiến sĩ đang được dát vàng bởi
tình yêu quê hương.
“Thao thức cùng với biển”
tất nhiên không chắc là thao thức của một người mặc áo lính, nhưng chắc chắn là
thao thức của một tâm hồn yêu quê hương như người chiến sĩ sẳn sàng chết cho
quê hương. “Thao thức cùng với biển”
đương nhiên cũng không phải là bài thơ để sáng hôm sau người thơ xung trận ngay
nhưng, nhà thơ Lê Hào dùng bài thơ “Thao thức cùng với biển” không chỉ
để diễn tả nỗi thao thức cho chính tác giả mà còn diễn tả cho tâm tư của cả dân
tộc, của cả thế hệ ngày nay đang trong thời gian như đêm dài thao thức chuẩn bị
cho một ngày gần đây quyết tử với quân thù xâm lược.
Có những bài thơ như tiếng
trống thúc quân, như tiếng kèn xung trận đem hào khí đến cho người, nhưng cũng
có những bài thơ êm ái khiến hồn ta cảm nhận đầy đủ tình yêu tha thiết khi đứng
trong chiến hào trước giờ xung trận, để rồi chúng ta xông lên khi tiếng kèn
thúc trận và chiến đấu vì bài thơ đó nung nấu trong lòng. Đó là nhưng bài thơ
như “Thao
thức cùng với biển” của Lê Hào.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.3.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 19/05/2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Đọc bài
thơ “Có lẽ nào” của Hoài Huyền Thanh – Bài viết Châu Thạch
Thứ
năm - 17/04/2014 13:24
Thảo
luận về bài thơ “Có lẽ nào” của Hoài Huyền Thanh nhà thơ Đan Thụy đã viết như
sau: “Câu thơ dản dị, nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng cho ta những dấu hỏi thật
lớn, càng suy nghĩ càng nao lòng”. Quả vậy, vì những dấu hỏi đó tác giả lại đem
đặt đàng sau những câu khẳng định, hay đúng ra hỏi về những điều mà mọi người
đã từng nếm trải trong cuộc sống trần gian. Bài thơ có liên tục những câu hỏi,
dồn dập những câu hỏi, thắc mắc về những điều phi lý xảy ra trong cuộc đời, có
tác dụng khơi dậy những niềm đau của thân phận kiếp người đã hằn sâu trong tâm
khảm, được ngụy trang bằng những niềm vui tạm bợ giữa trần gian. Cái chữ “nao
lòng” mà nhà thơ Đan Thụy đã dùng là ý thức được nỗi đau ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
ĐỌC BAI THƠ “CÓ LẼ NÀO” CỦA HOÀI HUYỀN THANH
ĐỌC BAI THƠ “CÓ LẼ NÀO” CỦA HOÀI HUYỀN THANH
CÓ LẼ NÀO…
(Thơ Hoài Huyền Thanh)
Có lẽ nào ngày mai không còn nữa
Trời thêm xa và đất lại thật gần
Có lẽ nào chốn trầm luân cõi tạm
Nẻo nào xa còn lưu luyến phân vân.
*
Có lẽ nào từ mong manh sợi khói
Từng ngày qua đau đáu trái tim nhàu
Có lẽ nào con sông quê thuở ấy
Bàng bạc trôi viễn xứ chở niềm đau.
*
Có lẽ nào hoàng hôn chênh chếch bóng
Nghiêng nghiêng đêm mộng mị đến nao lòng
Có lẽ nào lá vàng rơi thật khẽ
Mây biết buồn và sao cũng bâng khuâng.
*
Có lẽ nào nắng tàn phai trước ngõ
Bóng trưa hè thảng thốt nén niềm đau
Có lẽ nào bài thơ tình dang dở
Gió ru hời hạt nắng cũng xôn xao…
4/2014
Hoài Huyền Thanh
(Thơ Hoài Huyền Thanh)
Có lẽ nào ngày mai không còn nữa
Trời thêm xa và đất lại thật gần
Có lẽ nào chốn trầm luân cõi tạm
Nẻo nào xa còn lưu luyến phân vân.
*
Có lẽ nào từ mong manh sợi khói
Từng ngày qua đau đáu trái tim nhàu
Có lẽ nào con sông quê thuở ấy
Bàng bạc trôi viễn xứ chở niềm đau.
*
Có lẽ nào hoàng hôn chênh chếch bóng
Nghiêng nghiêng đêm mộng mị đến nao lòng
Có lẽ nào lá vàng rơi thật khẽ
Mây biết buồn và sao cũng bâng khuâng.
*
Có lẽ nào nắng tàn phai trước ngõ
Bóng trưa hè thảng thốt nén niềm đau
Có lẽ nào bài thơ tình dang dở
Gió ru hời hạt nắng cũng xôn xao…
4/2014
Hoài Huyền Thanh
Lời
Bình: Châu
Thạch
Thảo luận về bài thơ “Có
lẽ nào” của Hoài Huyền Thanh nhà thơ Đan
Thụy đã viết như sau: “Câu thơ dản dị, nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng
cho ta những dấu hỏi thật lớn, càng suy nghĩ càng nao lòng”. Quả vậy, vì những
dấu hỏi đó tác giả lại đem đặt đàng sau những câu khẳng định, hay đúng ra hỏi
về những điều mà mọi người đã từng nếm trải trong cuộc sống trần gian. Bài thơ
có liên tục những câu hỏi, dồn dập những câu hỏi, thắc mắc về những điều phi lý
xảy ra trong cuộc đời, có tác dụng khơi dậy những niềm đau của thân phận kiếp
người đã hằn sâu trong tâm khảm, được ngụy trang bằng những niềm vui tạm bợ
giữa trần gian. Cái chữ “nao lòng” mà nhà thơ Đan Thụy đã dùng là ý thức được
nỗi đau đứng bên bờ vực thẳm mà sự đen tối phía dưới kia không bao giờ giải
được. Hãy “nao lòng” vì sự chết đã được dùng ngay trong vế nhập đề:
Có lẽ nào ngày mai không còn nữa
Trời thêm xa và đất lại thật gần
Có lẽ nào chốn trầm luân cõi tạm
Nẻo nào xa còn lưu luyến phân vân.
“Có lẽ nào” không đánh dấu
hỏi phía sau là tiếng kêu thảng thốt, ta thán, trách móc về lẽ vô thường và nỗi
đau dằn vặt trong ý thức con người về sự vô lý cứ yêu thương, lưu luyến
nó. Bốn câu thơ nầy hoàn toàn đem triết lý nhà Phật vào thơ nhưng nó không giải
thích triết lý mà đặt ra thành nan đề cho người đọc thơ suy nghiệm. Và rồi từ
sự suy nghiêm ấy con người sẽ thấy ngõ cụt của vấn đề, để con người càng ưu tư
đến độ phải cùng nhà thơ thốt lên lời than thở “Nẻo nào xa còn lưu luyên phân
vân”. Chữ “Có lẽ nào” ở đây nhắc chúng ta liên nghĩ đến có lẽ ngày xưa thái tử Tất-Đạt-Đa
cũng vì ba chữ nầy mà rời bỏ hoàng cung đi tìm con đường giải thoát. Tất-Đạt-Đa
thành Phật nhưng ta thì vẫn còn “trầm luân cõi tạm” nên cũng trầm luân trong
câu hỏi “có lẽ nào” kia. Bốn câu thơ cho ta hiểu thêm về “khổ đế” trong triết
lý nhà Phật không bằng suy luận của lý trí mà bằng cảm xúc của tâm hồn.
Ở vế thứ hai nhà thơ Hoài
Huyền Thanh cởi bỏ đi chiếc áo đóng vai tu sĩ, lộ nguyên hình một nhà thơ với
những yếu đuối trong tâm hồn, rung động đến từ mong manh của sợi khói đến niềm
đau trôi dạt trên con sông quê:
Có lẽ nào từ mong manh sợi khói
Từng ngày qua đau đáu trái tim nhàu
Có lẽ nào con sông quê thuở ấy
Bàng bạc trôi viễn xứ chở niềm đau.
“Có lẽ nào” bây giờ không
hỏi về điều cao trọng của kiếp nhân sinh mà hỏi về điều thầm lặng đơn sơ xảy ra
trong lòng người nhưng nó cũng nặng nề không khác chi những điều cao trọng. Sợi
khói lại đau đáu nằm trong trái tim. Con sông quê mà lại chở niềm đau, nghĩa là
con sông ấy với hình ảnh của nó cũng đang trôi hoài trong trái tim tác giả. Tác
giả ý niệm về kỷ niệm đời người mong manh như sợi khói nhưng nó lại không tan
biến đi mà hằn sâu trong trí nhớ, đáu đáu ở trong tim. Sự mong manh trở thành
bền vững và sự bền vững chất chứa cái mong manh trong ý thơ làm cho con người
như biến thành sợi khói bay về vùng trời kỷ niệm. Bởi đó mà sự “Bàng bạc trôi
về viễn xứ chở niềm đau” cũng xảy ra trong lòng người khi đọc thơ của tác
giả.
Qua vế thứ ba nỗi khắc
khỏi về sự tàn phai, về sự tận cùng, về sự lâm chung của ngày như sự lâm chung
của cuộc đời cứ bâng khuâng trong lòng tác giả. Nỗi buồn muôn thưở ấy được diễn
tả bằng lời thơ trầm xuống như những tiếng thở dài não nuột nối theo nhau:
Có lẽ nào hoàng hôn chênh chếch bong
Nghiêng nghiêng đêm mộng mị đến nao long
Có lẽ nào lá vàng rơi thật khẽ
Mây biết buồn và sao cũng bâng khuâng.
Hoàng hôn chếch bóng là
nan đề, đêm mộng mị là nan đề, lá vàng rơi là nan đề, mây cũng là nan đề, tất
cả mọi biến động trong không gian, trong thời gian, trong vạn vật đều mang nan
đề biến thành nỗi ưu tư trong lòng tác giả. “Có lẽ nào” bây giờ là dấu hỏi cho
những điều xảy ra trước mắt, những điều mà cái nhìn làm cho cuộc đời trở nên bi
quan yếm thế. Tất cả cảnh trong thơ đều mang tâm trạng con người cho nên thơ đã
lồng được cái cao rộng của hồn người vào chung cùng vạn vật.
Ở vế chót bài thơ, điều
chủ yếu nén sâu trong lòng tác giả đến bây giờ mới được thốt lên. Đó là tình
yêu, thứ mà chỉ một mình nó đã làm cho trời đất, muôn vật quay cuồng:
Có lẽ nào nắng tàn phai trước ngõ
Bóng trưa hè thảng thốt nén niềm đau
Có lẽ nào bài thơ tình dang dở
Gió ru hời hạt nắng cũng xôn xao…
Cả bài thơ sẽ không thành
hình nếu “bài thơ tình” không dang dở. “Bài thơ tình dang dở’ là mấu chốt của
bài thơ “Có lẽ nào”, là điều kéo theo những trải nghiệm cuộc đời dưới đôi mắt
bi quan, là điều trung tâm cho ý nghĩa của bài thơ. “Bài thơ tình dang dở” làm
cho toàn bộ bài thơ đau đáu nỗi suy tư bi lụy về cuộc đời trở nên lãng mạn, làm
cho bài thơ triết lý khô khan trở nên trử tình, khiến người đọc thơ đương ở
trong thế giới sầu bước qua thế giới của mộng mơ. Tác giả thật khéo léo khi đem
cả luật vô thường, đời người, quê hương đưa con người lên đến đích đỉnh cao để
cùng với mình buông tiếng thở dài hoài niệm tình yêu.
Thơ Hoài Huyền Thanh khi
nào cũng là sự trầm lắng chất chứa suy tư và kỷ niệm. Tiếng thơ Hoài Huyền
Thanh dầu bằng những câu từ ngắn gọn, thoảng như cơn gió bay qua song cửa hay
dài bằng những vế thơ nối tiếp cũng đều đem đến hồn ta sự bâng khuâng của hoài
niệm, sự man mác của tình yêu, sự vương vấn trong suy nghiệm và sự khoan khoái
khi thấy một tâm hồn nên thơ trải đều thanh âm trên bình diện cả bài thơ.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.3.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 17/04/2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Đọc “Mùa xoan nở”, Thơ Nguyễn Gia Khanh – Bài viết Châu Thạch
Đọc “Mùa xoan nở”, Thơ Nguyễn Gia Khanh – Bài viết Châu Thạch
Thứ
hai - 31/03/2014 18:43
Nhiều
người nói thơ Đường vì phải tuân theo luật lệ gò bó nên khô khan. Đọc “Mùa Xoan
nở” của Nguyễn Gia Khanh tôi thấy quan niệm trên chỉ đúng cho những bài thơ
chưa đạt. Thơ Đường mà hay thì cũng giống như viên kim cương lóng lánh, tuy nhỏ
nhưng thâu cả tinh hoa, phản chiếu bầu trời trong cái hạt bé tí kia. Đọc “Mùa
Xoan nỡ” của Nguyễn Gia Khanh, cảm nhận của tôi có thể thiếu sót nhưng chắc
không sai: đây là một viên kim cương thơ lóng lánh. Chỉ hai câu thơ mở đầu tác
giả đã cho ta hưởng trọn niềm vui ập đến ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
ĐỌC “MÙA XOAN NỞ”, THƠ NGUYỄN GIA KHANH
ĐỌC “MÙA XOAN NỞ”, THƠ NGUYỄN GIA KHANH
Châu Thạch
MÙA XOAN NỞ
Thơ Nguyễn Gia Khanh
Ai hẹn mà xoan đã nở đầy
Ngày Xưa...ào ạt bủa về đây!
Vẫn màu hoa nhuộm vườn xuân thắm
Và sắc trời buông sợi nắng gầy
Đau đáu một chiều bông tím rụng
Xót xa đôi bóng bướm vàng bay
Bồi hồi mộng cũ loang đường vắng
Ngóng bước người đi, chạnh nỗi này.
Nguyễn Gia Khanh
MÙA XOAN NỞ
Thơ Nguyễn Gia Khanh
Ai hẹn mà xoan đã nở đầy
Ngày Xưa...ào ạt bủa về đây!
Vẫn màu hoa nhuộm vườn xuân thắm
Và sắc trời buông sợi nắng gầy
Đau đáu một chiều bông tím rụng
Xót xa đôi bóng bướm vàng bay
Bồi hồi mộng cũ loang đường vắng
Ngóng bước người đi, chạnh nỗi này.
Nguyễn Gia Khanh
Lời
bình Châu Thạch
Nhiều người nói thơ Đường
vì phải tuân theo luật lệ gò bó nên khô khan. Đọc “Mùa Xoan nở” của Nguyễn Gia
Khanh tôi thấy quan niệm trên chỉ đúng cho những bài thơ chưa đạt. Thơ Đường mà
hay thì cũng giống như viên kim cương lóng lánh, tuy nhỏ nhưng thâu cả tinh
hoa, phản chiếu bầu trời trong cái hạt bé tí kia. Đọc “Mùa Xoan nỡ” của Nguyễn
Gia Khanh, cảm nhận của tôi có thể thiếu sót nhưng chắc không sai: đây là một
viên kim cương thơ lóng lánh.
Chỉ hai câu thơ mở đầu tác
giả đã cho ta hưởng trọn niềm vui ập đến trong mắt xen lẫn nỗi buồn ập đến
trong lòng ngay trong cùng một điểm của thời gian:
Ai hẹn mà xoan đã nở đầy
Ngày Xưa…ào ạt bủa về đây!
Mắt nhìn thấy hoa xoan nở
đầy là vẻ đẹp ào ạt đến trong hiện tại nhưng lòng thấy kỷ niệm ngày xưa cũng ào
ạt đến thì chắc sẽ buồn. Thời gian của bây giờ và thời gian của quá khứ được
đồng hóa trong hai câu mở đề, làm cho cái màu sắc đang thưởng thức có chút mơ
hồ như đang mơ, và từ đó tranh được vẽ ra trong thơ như rộng giữa không gian,
như dài giữa thời gian, thênh thang và vời vợi.
Qua hai câu trạng, cả bầu
trời phản chiếu trên rừng hoa đẹp đến vô cùng, được diễn tả bằng hai câu
thơ bay bướm:
Vẫn màu hoa nhuôm vườn xuân thắm
Và sắc trời buông sợi nắng gầy
Chỉ một chữ “Vẫn” tác giả
dựng nên hai bức tranh giống nhau hoàn toàn về phong cảnh nhưng lại gây tác
động khác nhau trong tâm trạng người đang nhìn nó. Mắt thì nhìn thấy cảnh bây
giờ nhưng lòng thì lại nhớ đến cảnh ngày xưa. Đây là một bức tranh vô cùng thắm
tươi. Bức tranh thắm tươi quá sẽ không làm cho người xem mơ màng nhưng nhờ chữ
“Vẫn” mà tác giả đưa cả tâm hồn hoài vọng của mình vào đó, khiến cho bức tranh
trước mắt trở nên xa vời trong mộng tưởng.
Bước qua hai câu luận, tác
giả đổi ngay phương pháp miêu tả. Bắng một vế đối thanh nhã, không dùng cái
phương pháp đồng hóa quá khứ và hiện tại vào nhau nữa, tác giả dùng phương pháp
ước lệ vẽ hai bức tranh của hiện tại và quá khứ riêng biệt nhưng lại để kề cận
nhau, đối xứng nhau, phản chiếu nhau làm cho hình ảnh trong tranh nổi bật thêm
lên:
Đau đáu một chiều bông tím rụng
Xót xa đôi bóng bướm vàng bay
Chữ “Đau đáu” là hướng về
quá khứ và chữ “bông tím rụng”phản chiếu nỗi buồn biền biệt hoang liêu trong
trí nhớ. Chữ “Xót xa” thể hiện tâm trạng bây giờ và chữ “bướn vàng bay” phản
chiếu khung cảnh nên thơ và thi vị bây giờ. Cách dùng từ đặt vào trong vế đối
của tác giả không thể khen là điêu luyện và chính xác mà phải khen là tài hoa
và bay bướm. Trong hai câu luận, “Đau đáu” và “Xót xa”, “bông tím rụng” và
“bướm vàng bay”là hai tâm trạng, hai hình ảnh khác biết cách nhau nhiều năm
được đưa vào trong hai câu thơ đối nhau nhưng lại kết nối tâm tư của tác giả
giữa hai thời gian, giữa vẽ đẹp của hiện thân mùa xuân quá khứ trong mùa xuân
hiện tại một cách hài hòa, êm ái như tiếng thời gian không nghe được mà có,
không nhìn được mà biết nó đang trôi.
Qua vế kết của bài thơ,
phương pháp miêu tả thành công ở vế luận được dùng lại nơi đây, nhưng hai bức
tranh được vẽ ra trở nên mơ hồ và cô liêu, thể hiện cho nỗi buồn chùng xuống, u
trầm:
Bồi hồi mộng cũ loang đường vắng
Ngóng bước người đi, chạnh nỗi này.
“Mộng cũ” mà “Loang đường
vắng” là một bức tranh rất mờ. “Bước người đi” mà “chạnh nỗi này” thì nên tưởng
tượng chĩ có duy bóng một người đi ở xa xa mới hay. Vế kết của bài thơ cũng là
hai bức tranh của hai thời điểm đem đặt bên nhau, nhưng là hai bức tranh buồn
và rất buồn, có tác dụng lũy thừa nỗi buồn lên bậc hai, bậc ba hay bậc mười còn
tùy thuộc vào sự nhạy cảm của tâm hồn người đọc.
Đọc bài thơ “Mùa Xoan
nở”như xem một đoạn phim mở ra một rừng hoa, rồi thu nhỏ lại thấy từng bông hoa
rơi rụng, từng cánh bướm vàng bay, rồi sau đó mở ra cả không gian rộng lớn. Từ
cảnh trong phim, tiếng lòng như tiếng nhạc giao hưởng diễn đạt vui buồn, liên
kết tâm trạng, hoài vọng, hưng phấn từ quá khứ đến thực tại, chất chứa trong
lòng sự đau đáu, sự xót xa và sự bồi hồi, tạo nên rất nhiều cảm xúc cho kẻ yêu
thơ đọc thơ.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.3.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 31/03/2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Đọc “Tiếng chim sâu” Thơ Độc Hành – Bài viết Châu Thạch
Đọc “Tiếng chim sâu” Thơ Độc Hành – Bài viết Châu Thạch
Thứ
bảy - 18/01/2014 23:01
Mùa
xuân sắp đến, thi văn ngập tràn trên các trang mạng như những vườn đơm hoa tươi
đẹp ngoài đời. Trong những vườn văn chương đó có tiếng kêu nhỏ bé của con chim
sâu đã làm lòng tôi rung động. Chim sâu là loài chim tầm thường, yếu ớt, chuyền
cành trong tiếng kêu chip chip nhỏ nhoi. Nhà thơ Độc Hành đã dùng tiếng chim
sâu để thay thế tiếng lòng chất chứa niềm đau, và nhờ đó âm vọng của tiếng chim
nói lên biết bao tâm sự. Vào đề với tiếng chim sâu kêu trong lùm cây dâm bụt
tác giả đã nhân cách con chim sâu cũng có tâm hồn: Trong lùm dâm bụt tiếng chim
sâu ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
ĐỌC “TIẾNG CHIM SÂU”- THƠ ĐỘC HÀNH
ĐỌC “TIẾNG CHIM SÂU”- THƠ ĐỘC HÀNH
Châu Thạch
TIẾNG CHIM SÂU
Thơ Độc Hành
Trong lùm dâm bụt tiếng chim sâu
Nó đói lòng kêu – hay nó sầu?
Đất nước thanh bình cha mẹ mất
Non sông gấm vóc bạn thân đâu?
Lao đao mấy trận thời thơ ấu
Lận đận bao phen thuở bạc đầu
Lẽ bóng ẩn hình nơi bụi rậm
TIẾNG CHIM SÂU
Thơ Độc Hành
Trong lùm dâm bụt tiếng chim sâu
Nó đói lòng kêu – hay nó sầu?
Đất nước thanh bình cha mẹ mất
Non sông gấm vóc bạn thân đâu?
Lao đao mấy trận thời thơ ấu
Lận đận bao phen thuở bạc đầu
Lẽ bóng ẩn hình nơi bụi rậm
Cuối đời ôm lấy một
niềm đau.
Lời
bình: Châu
Thạch
Mùa xuân sắp đến, thi văn
ngập tràn trên các trang mạng như những vườn đơm hoa tươi đẹp ngoài đời. Trong
những vườn văn chương đó có tiếng kêu nhỏ bé của con chim sâu đã làm lòng
tôi rung động.
Chim
sâu là loài chim tầm thường, yếu ớt, chuyền cành trong tiếng kêu chip chip nhỏ
nhoi. Nhà thơ Độc Hành đã dùng tiếng chim sâu để thay thế tiếng lòng chất chứa
niềm đau, và nhờ đó âm vọng của tiếng chim nói lên biết bao tâm sự.
Vào đề với tiếng chim sâu
kêu trong lùm cây dâm bụt tác giả đã nhân cách con chim sâu cũng có tâm
hồn:
Trong lùm dâm bụt tiếng chim sâu
Nó đói lòng kêu- hay nó sầu?
Hai câu thơ làm rung động
lòng ta vì hình ảnh con chim bé bỏng đang kiếm ăn, nhưng nó còn làm cho lòng ta
se lại vì nó biết sầu. Tác giả hỏi nhưng là khẳn định vì ai cũng biết con chim
sâu là hình ảnh con người, nó không chỉ đói, không chỉ sầu mà chim sâu vừa đói
vừa sầu như những mảnh đời bất hạnh .
Bước qua hai câu trạng, con chim sâu đã biến thành người thật, vì nó mang hoàn toàn số phận của con người hẩm hiu sau cuộc chiến:
Bước qua hai câu trạng, con chim sâu đã biến thành người thật, vì nó mang hoàn toàn số phận của con người hẩm hiu sau cuộc chiến:
Đất nước thanh bình cha mẹ mất
Non sông gấm vóc bạn thân đâu?
Ở câu mở tác giả đã giới
thiệu con chim sâu vừa đói vừa sầu, qua câu trạng tác giả thổ lộ cái nguyên
nhân mà chim sâu sầu. Cái nguyên nhân nầy chính là nỗi đau thế hệ không ai
không biết, nó được gắn vào tâm trạng con chim sâu nhỏ bé làm cho lòng người
cảm thấy thống thiết thêm lên.
Hai câu luận gói trọn một
đời người gian truân, và chữ “đói” dùng cho con chim sâu có thể được nhấn mạnh
nơi đây:
Lao đao mấy trận thời thơ ấu
Lận đận bao phen thuở bạc đầu
Một đời người được bao năm
mà “Lao đao mấy trận thời thơ ấu/ Lận đận bao phen thuở bạc đầu” có nghĩa là
mãi trầm luân không thể ngóc đầu lên. Hai câu luận mở rộng thêm nỗi buồn của
con chim sâu vừa cô đơn vì không có người thân, vừa mệt mỏi vì vật lôn với đời
khiến cho bóng dáng con chim sâu vô cùng đơn chiếc, đáng thương trong lùm cây
dâm bụt hay đó là hình ảnh con người lầm lủi một mình nơi góc phố hoặc chốn
thâm sâu.
Hai câu kết tác giả cho
con chim sâu ẩn hình nơi bụi rậm để ôm lấy niềm đau:
Lẽ bóng ẩn hình nơi bụi rậm
Cuối đời ôm lấy một niềm đau.
Đã ẩn hình nghĩa là trốn
nơi bụi rậm tại sao chim còn kêu để người đời nghe được? Bởi vì nó không hót mà
nó kêu nghĩa là nó đang rên rỉ. Niềm vui thì có thể dấu đi nhưng nỗi đau khó mà
không rên rỉ. Con chim sâu trốn mình trong bụi rậm như con người lánh xa cuộc
đời đen bạc và nó phải kêu vì đói vì đau như con người thở than vì cuộc đời
đắng cay quá độ. Hai câu kết trầm xuống trong âm điệu nhưng lại ngân lên trong
cõi lòng ta tiếng thơ thánh thót như tiếng chuông vọng buồn trong buổi hoàng
hôn u ám của cuộc đời.
Đặc tính của thơ Đường là
cô đọng, xúc tích. Đây là một bài thơ cô đọng vì tóm lược đau buồn của cả thế
hệ trong tiếng kêu chim sâu, xúc tích vì chứa trong lời thơ biết bao nhiêu ý
nghĩa chỉ từ một tiếng chim kêu. Độc Hành là đi một mình, có lẽ cũng giống con
chim sâu cô đơn nầy vậy./.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.3.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 18/01/2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Đọc “Một mình vá áo” (thơ Nguyệt Lãng) – Bài viết Châu Thạch
Đọc “Một mình vá áo” (thơ Nguyệt Lãng) – Bài viết Châu Thạch
Chủ
nhật - 05/01/2014 08:48
Có
những bài thơ khi đọc xong, nếu trong ta có vết thương lòng thì bài thơ hình
như hàn gắn lại cho vơi bớt nỗi đau, nhưng cũng có những bài thơ đọc xong, dầu
trong ta không có vết thương nào cũng thấy lòng nhói đau như có vết, còn nếu
trong ta có vết thì bài thơ khơi thêm niềm đau ấy âm ỷ trong lòng ta mãi miết.
Cả hai lọai thơ ấy đều là những bài thơ hay mà tác giả của nó phải là những thi
sĩ tài hoa, đã từng sâu nhiệm trường đời. Với tôi bài thơ “Một mình vá áo” là
bài thơ thuộc lọai thứ hai, nó đã hành hạ tôi chẳng khác chi cây kim sứt mũi
đâm vào vết thương mà tôi lầm rằng thời gian đã làm liền da lại. ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
ĐỌC
“MỘT MÌNH VÁ ÁO” THƠ NGUYỆT LÃNG
MỘT
MÌNH VÁ ÁO
Thơ Nguyệt Lãng
chiếc
áo một ngày không hẹn, rách.
vụng về
sợi chỉ mấy đường may
cây kim
sứt mũi đâm vào vải
những
tiếng buồn thiu giữa ngón tay!
con
chim bìm bịp gù trong lá
ai giấu
niềm đau ở cuối vườn
ta giấu
niềm đau nơi mảnh vá
mảnh vá
quàng như một vết thương!...
Lời bình: Châu Thạch
Có những bài thơ khi đọc
xong, nếu trong ta có vết thương lòng thì bài thơ hình như hàn gắn lại cho vơi
bớt nỗi đau, nhưng cũng có những bài thơ đọc xong, dầu trong ta không có vết
thương nào cũng thấy lòng nhói đau như có vết, còn nếu trong ta có vết thì bài
thơ khơi thêm niềm đau ấy âm ỷ trong lòng ta mãi miết. Cả hai lọai thơ ấy đều
là những bài thơ hay mà tác giả của nó phải là những thi sĩ tài hoa, đã từng
sâu nhiệm trường đời. Với tôi bài thơ “Một mình vá áo” là bài thơ thuộc
lọai thứ hai, nó đã hành hạ tôi chẳng khác chi cây kim sứt mũi đâm vào vết
thương mà tôi lầm rằng thời gian đã làm liền da lại. Chỉ với câu thơ đầu tiên
của “một mình vá áo” Nguyệt Lãng đã
đưa tôi vào cảm giác bất ngờ vì liên tưởng đến biết bao điều bất hạnh đột xuất
trong một đời người:
Chiếc
áo một ngày không hẹn, rách.
Không hẹn, dấu phết, rách:
Chữ “rách” khác chi một tai nạn ập
xuống đầu, một biến cố đến trong giây phút mà con người không đóan trước. Tất
nhiên chiếc áo không hẹn mà rách là việc bình thường, nhưng ở đây còn có ngụ ý
nói về một đổ vở xảy ra trong cuộc đời luôn biến động.
Rồi thì tác giả làm gì với
chiếc áo rách của mình đây?:
Vụng về sợi chỉ mấy đường may
Áo rách thì bỏ đi và may
áo mới. Áo rách mà đem vá lại cho ta một hình ảnh rất buồn về sự gượng ép hàn
gắn vết thương, về cuộc sống nghèo nàn của chủ nó. Đã thế áo được vá lại một
cách vụng về. Điều đó nói lên chủ áo là người phong lưu chưa từng biết vá áo,
nay phải gượng gạo vá lại chiếc áo của mình nên đường may mới phải vụng về.
Không nữa, thì cũng nói lên người chủ áo cô đơn chẳng có một người nữ nào sống
bên mình.
Hai câu thơ đầu chỉ là
phát họa một bức tranh.
Hai câu thơ sau mới là
hòan thiện bức tranh buồn vô hạn:
Cây kim sứt mũi đâm vào vải
Những tiếng buồn thiu giữa ngón tay
Không ai vá áo bằng cây
kim sứt mũi, chỉ có nhà thơ Nguyệt Lãng của chúng ta mới vá áo một cách tài tử
như vậy mà thôi, Kiểu vá áo nầy nếu không phải của anh chàng lè phè thì là của
anh chàng đang sa cơ lỡ vận, và hình ảnh vá áo kiểu nầy nếu không làm cho người
ta cười thì làm cho người ta khóc. Trong bài thơ nầy hình ảnh vá áo là hình ảnh
làm cho người ta khóc vì:
Những tiếng buồn thiu giữa ngón tay.
Tiếng của cây kim cụt đầu
đâm vào vải là tiếng kêu rất nhỏ. Những tiếng kêu rất nhỏ nhưng vào thơ Nguyệt
Lãng thành tiếng dội u buồn, Điều kỳ lạ là những tiếng buồn ấy chỉ ở giữa những
ngón tay nhưng người đọc lại thấy rằng cả tác giả khi viết thơ và cả mình khi
đọc thơ đều có nỗi đau âm ỉ, kéo dài của những vết thương trong lòng do cây kim
cụt đầu, do đường may thô thiển của sợi chỉ gây nên.
Bốn câu thơ ở vế đầu là
phần mở của bài thơ, Phần mở chỉ giới thiệu cái hình ảnh còn lẻ loi trong góc
tối, phát họa niềm đau còn ẩn chứa trong lòng. Bài thơ không có vế thân bài,
chỉ có phần kết luận, và ở phần kết luận tác giả mở toang--6 cánh cửa để nỗi
đau trong lòng mình tràn ra trùm lên cảnh vật trong tiếng gù ấm ức của con chim
bìm bịp ở cuối vườn:
Con chim bìm bịp gù trong lá
Ai giấu niềm đau ở cuối vườn
Không mấy ai từng nghe
tiếng chim bìm bịp, nhưng đã nghe được thì không mấy ai cảm thấy hài lòng, Chim
bìm bịp không hót, chim bìm bịp gù, và tiếng gù như nỗi đau ẩn chứa trong lòng,
và nỗi đau ấy dầu ẩn chứa trong lòng nhưng âm thanh lại loan ra như sóng, trùm
niềm đau lên cây lá, trăng sao, xói niềm đau vào lòng người nghe sao mà da diết
quá. Tác giả tưởng rằng “ai dấu niềm đau ở cuối vườn” nhưng niềm đau ở cuối
vườn không ai dấu, đó là niềm đau ở trong lòng tác giả, nó đã thành ma nhập vào
hồn tiếng gù của con chim bìm bịp. Hãy tưởng tượng tiếng buồn đi trong đường
chỉ và tiếng buồn vọng lên từ con chim gù trong lá. Tiếng buồn nào lớn hơn?
Tiếng buồn nào đau hơn? Và tiếng buồn nào sẽ làm ta rơi lệ? Với tôi cả hai
tiếng buồn đều như nhau, vì cả hai đều một thể, là nỗi khắc khỏi của tâm hồn,
là sự quặn thắt của con tim, là tâm tư sầu thảm của con người vừa nghèo túng
vừa cô đơn đang ngồi vá lại chiếc áo rách với cây kim đã bị gảy đầu, với sợi
chỉ chắc lượm được từ đâu đó.
Hai câu thơ cuối của bài
thơ như sau:
Ta giấu niềm đau nơi mảnh vá
Mảnh vá quàng như một vết thương
Niềm đau làm sao giấu nơi
mảnh vá được?
Bởi vì mảnh vá thể hiện
niềm đau của tác giả: vá một đường chỉ thì niềm đau còn ít, vá hai đường chỉ
thì niềm đau tăng lên, mà vá ba đường chỉ trở lên thì niềm đau vở òa đến lạnh
cả không gian, làm se thắt đến cả tiếng chim gù trong lá. Dưới con mắt tác giả
mảnh vá được hình dung như một vết thương, và một nghịch lý đã xảy ra giữa vết
thương trên áo và vết thương trong lòng tác giả. Vết thương trên áo thì được vá
liền nhưng vết thương trong lòng thì lại xé tọat thêm ra. Bởi vậy tác giả nói “ta giấu niềm đau trong mảnh vá” không
phải là muốn nói niềm đau được vá lại mà là để ám chỉ đến vết thường trong lòng
giống như mảnh vá hằn lên trên vải, nó sẽ tồn tại và nó chỉ rụi tàn khi nào
thân xác như chiếc áo trở thành tro bụi.
Bài thơ “Một
mình vá áo” là một bài thơ cô đọng và hàm xúc. Đó là một bài thơ ẩn dụ,
dùng cây kim, mảnh vá để nói đến niềm đau, sự ấm ức, nỗi khắc khỏi và tiếng kêu
thương sâu kín trong tâm hồn ấy đã làm cọng hưởng cả tiếng chim trời, cả cây lá
ở cuối vườn kia. Đọc “Một mình vá áo” để ta cảm thấy cô
đơn, để ta cảm thấy âm thầm đau đớn, và để ta cảm thấy cả cõi lòng chùng xuống
chịu đựng nỗi buồn ẩn chưa trong sợi chỉ, giữa ngón tay và thóat xác thành
tiếng gù của con chim bìm bịp, để ta và tác giả hòa nhập cùng nhau mang nỗi
buồn dài năm tháng ./.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.3.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 12.6.2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Tây Ninh trong bài thơ “Xuân và nỗi nhớ” của Lê Văn Thật – Bài viết Châu Thạch
Tây Ninh trong bài thơ “Xuân và nỗi nhớ” của Lê Văn Thật – Bài viết Châu Thạch
Thứ
năm - 26/12/2013 12:20
Ở vế
đầu của bài thơ tác giả tỏ ra bồn chồn, lo lắng bởi phương em núi rừng đang
lạnh mà em thì chiếc áo mong manh. Ở đó mùa xuân chỉ được thể hiện quanh nồi
bánh chưng ấm áp: Ở phương em chắc giờ còn lạnh lắm Rừng núi chập
chùng, em lại mong manh Chiếc áo gió làm sao mà đủ ấm Xuân theo về
bên nồi bánh chưng xanh Đọc vế thơ ta thấy tác giả cô đọng, biến nồi bánh
chưng thành trung tâm điểm của mùa xuân ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
TÂY NINH TRONG BÀI THƠ
XUÂN VÀ NỖI NHỚ
Thơ
Lê Văn Thật
Ở phương em chắc
giờ còn lạnh lắm
Rừng núi chập
chùng, em lại mong manh
Chiếc áo gió làm
sao mà đủ ấm
Xuân theo về bên
nồi bánh chưng xanh
Anh say đất trời
em, say lời kế
Cao su bạt ngàn
xanh cả nắng gay
Yêu con suối cứ
ngàn năm thủ thỉ
Mơ núi đồi vàng
rực cánh rừng mai
Ở phương anh nôn nao
bao nỗi nhớ
Tây Ninh xuân về
hương sắc đẹp sao!
Những con đường
đèn hoa giăng rực rỡ
Những dãy lầu khoe
dáng với trời cao
Giá lúc này mình
bên nhau em nhỉ!
Dạo phố đêm ẻo lả
những xe tình
Công viên ảo huyền,
cầu Quan khe khẽ
Thị xã sắc màu ta
cũng thấy lung linh
Lên núi lạy Bà
cầu duyên em nhé
Trên cáp treo ta
giỡn với mây chiều
Kia Lòng Hồ mênh
mang làn sương phủ
Đây cánh đồng xanh
cả mắt em yêu
Ta chếnh choáng với tím màu Vàm Cỏ
Gánh đôi bờ xanh
cả đất Tây Ninh
Chiều lững lơ
những con thuyền lãng tử
Bác nông phu nhìn
cánh lúa cười tình
Dân mình yêu quê
hương và tiếng hát
Nên hóa đất trời
thành những bài ca
Cho xuân đến, cứ
rộn ràng đất nước
Cứ rộn ràng anh,
nỗi nhớ em xa…
Lời
bình: Châu Thạch
Ở vế đầu của bài thơ tác
giả tỏ ra bồn chồn, lo lắng bởi phương em núi rừng đang lạnh mà em thì chiếc áo
mong manh. Ở đó mùa xuân chỉ được thể hiện quanh nồi bánh chưng ấm áp:
Ở phương em chắc giờ còn lạnh lắm
Rừng núi chập chùng, em lại mong manh
Chiếc áo gió làm sao mà đủ ấm
Xuân theo về bên nồi bánh chưng xanh
Đọc vế thơ ta thấy tác giả
cô đọng, biến nồi bánh chưng thành trung tâm điểm của mùa xuân nơi một miền
rừng núi. Tác giả dùng chữ “nồi bánh chưng xanh” nghĩa là đem cả đại ngàn vào
nơi đó. Chỉ bằng những nét ước lệ tác giả bày tỏ được tình cảm, phát họa được
phong cảnh, diễn tả được sinh hoạt ở một miền rừng núi vào buổi đầu xuân.
Qua vế hai của bài thơ,
tác giả nhân mạnh tình yêu của mình đối với vùng đất xa lạ chỉ được nghe qua
lời kể:
Anh say đất trời em, say lời kế
Cao su bạt ngàn xanh cả nắng gay
Yêu con suối cứ ngàn năm thủ thỉ
Mơ núi đồi vàng rực cánh rừng mai
Vế thứ hai cũng bằng những
nét ước lệ đó tác giả tôn vinh được nét hung vĩ của quê hương xa lạ với mình. Qua
cái đầu đề “Xuân và nỗi nhớ” và qua
hai vế thơ đầu ta cứ tưởng tượng bài thơ của tác giả sẽ đầy ray rức, sầu thảm,
nhớ thương. Nhưng không, người đọc sẽ thấy tác giả mở toan một cánh cửa mùa
xuân vui tươi và nồng ấm. Cái thủ pháp ấy khiến cho người thưởng thức có cảm
tương như mình ngồi trong phòng lạnh, nhìn ra bầu trời ngoài kia lung linh đầy
ánh sáng. Xin mời hãy đọc qua vế thứ ba:
Ở phương anh nôn nao bao nỗi nhớ
Tây Ninh xuân về hương sắc đẹp sao!
Những con đường đèn hoa giăng rực rỡ
Những dãy lầu khoe dáng với trời cao
“Phương em” là ở đâu, là địa danh nào tác giả không nói, nhưng “phương anh” là Tây Ninh tác giả nói rõ
ràng. Như thế có thể hiểu rằng phương em nếu không là hư cấu thì tác giả cũng
chỉ lấy làm tiền đề để chủ ý giới thiệu một Tây Ninh, một bức tranh sắc màu rực
rở nổi bậc trên cái nền mà tác giả lấy từ màu xanh núi rừng hùng vĩ của phương
em. Trong vế thơ nầy tác giả giới thiệu sơ qua những nét chung trong vẽ đẹp của
mùa xuân Tây Ninh, để rồi khôn khéo hơn, tác giả đã đem một sự ao ước bên nhau
để tiếp nối giới thiệu một Tây Ninh với rất nhiều chi tiết có cảnh, có tình, có
mộng, có mơ đan xen vào nhau làm cho cây bút viết thơ trở thành cây cọ vẽ,
khiến nổi bâc những phong cảnh hửu tình, tươi đẹp, nên thơ là quê hương mà Tác
giả vô cùng yêu mến:
Giá lúc này mình bên nhau em nhỉ!
Dạo phố đêm ẻo lả những xe tình
Công viên ảo huyền, cầu Quan khe khẻ
Thị xã sắc màu ta cũng thấy lung linh
Lên núi lạy Bà cầu duyên em nhé
Trên cáp treo ta giỡn với mây chiều
Kia Lòng Hồ mênh mang làn sương phủ
Đây cánh đồng xanh cả mắt em yêu
Ta chếnh choáng với tím màu Vàm Cỏ
Gánh đôi bờ xanh cả đất Tây Ninh
Chiều lững lơ những con thuyền lãng tử
Bác nông phu nhìn cánh lúa cười tình
Sở dĩ người viết bài nầy
chép nguyên ba vế thơ không xen lời bình luận vì nó là một mạch thơ liên tục
như mặt gương phản chiếu lấp lánh muôn màu muôn vẻ của cảnh vật thiên nhiên,
của tình người thắm thiết mang đầy thứ âm thanh êm ái của quê hương, tiếng rung
động của tình người.
Người đọc ba vế thơ nầy,
không chỉ thấy cụ thể một miền đất Tây Ninh với những phố phường, với những
sông núi mà qua đó liên tưởng đến quê hương thân yêu của chính mình cũng có một
linh hồn Việt Nam như Tây Ninh vậy. Tình yêu Tây Ninh trong dòng máu của tác
giả được truyền cảm qua dòng thơ, cho nên lời kể trong thơ có âm hưởng như một
lời tâm tình, một lời thổ lộ yêu thương, một lá thư tràn ngập tình yêu của một
con người chất chứa trong lòng biết bao tình cảm keo sơn, gắn bó và dễ dàng để
bật ra tiếng lòng rung động lan tỏa đến tâm hồn người khác.
Vế cuối của bài thơ tác
giả hòa điệu sự rộn ràng đón xuân của quê hương Tây Ninh trong cái nỗi nhớ của
riêng mình:
Dân mình yêu quê hương và tiếng hát
Nên hóa đất trời thành những bài ca
Cho xuân đến, cứ rộn ràng đất nước
Cứ rộn ràng anh, nỗi nhớ em xa…
Nỗi nhơ trong lòng tác giả
không làm cho buồn, không làm cho đau mà điểm xuyết cho niềm vui của mùa xuân
Tây Ninh đậm đà thêm nữa. Mùa xuân trong bài thơ không trở thành vô nghĩa vì
thiếu em như trăm ngàn bài thơ khác mà mùa xuân ở đây làm ý vị thêm cho nỗi
nhớ, làm ý vị thêm cho ước mơ, làm tôn cao cái giá lạnh ở phương em và cái tươi
sáng ở phương anh, nuôi hy vọng tràn ngập niềm vui ngày đoàn tụ. Trong bốn
câu thơ ở vế cuối, tác giả còn đem “nỗi
nhớ em xa” lồng trong “đất trời thành
những bài ca”, trong “quê hương và
tiếng hát”, trong cái “rộn ràng đất
nước” khiến cho cái tình yêu nhỏ bé, cái nỗi nhớ riêng tư được bọc trong
tình yêu quê hương cao thượng tự nhiên và hài hòa.
Bài thơ “Xuân
và nỗi Nhớ” của Lê văn Thật nếu được đem vào làm giảng văn trong
học đường thì theo tôi nó là một bài thơ mẫu. Bài thơ diễn tả mùa xuân tràn đầy
sức sống trên quê hương. Bài thơ diễn tả nỗi nhớ làm thanh cao tâm hồn và đặc
biệt hơn hết, đem tâm tình riêng của mình đặt vào hồn quê hương, đất nước mà
lời thơ không gượng ép bởi nó phát xuất tận đáy lòng cúa thi nhân, không vướng
víu điều gì ngoài tâm hồn thơ chân thành rung động./.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.3.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 26/12/2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Đọc bài thơ “Say Hương Tóc” của tác giả Ca Dao – Bài viết Châu Thạch
Đọc bài thơ “Say Hương Tóc” của tác giả Ca Dao – Bài viết Châu Thạch
Thứ
năm - 31/10/2013 09:47
“Ơi
trăng, ơi trăng, ơi trăng!”- Câu thơ đầu là một chuỗi tán thán từ, là những
tiếng kêu tán dương trăng. Ba câu thơ sau lần lượt mô tả từng đặc điểm của mái
tóc em. “Ngọn tóc em buông lơi cung Hằng” mô tả mái tóc mượt mà buông lơi như
được thả lỏng từ cung hằng xuống. “Bờ vai đẫm mộng hương chùm kết”: Tóc xõa
trên bờ vai đem hương bồ kết thấm đẫm khiến cho bờ vai trở thành không gian của
mộng. ”Đong đưa mùa thương đang xuân”: Tóc buông lơi từ cung trăng chảy dài
xuống bờ vai, biến thời gian thành mùa đang xuân yêu thương. ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
ĐỌC BÀI THƠ “SAY
HƯƠNG TÓC”
SAY HƯƠNG TÓC
Thơ Ca
Dao
Ơi trăng, ơi trăng,
ơi trăng!
Ngọn tóc em buông lơi
cung Hằng
Bờ vai đẫm mộng hương
chùm kết
Đong đưa mùa thương
đang xuân
Em đan sợi gió hong
tiền kiếp
Xõa lọn tơ trăng
xuống nguyệt hồ
Mặt nước chao nghiêng
ta lãng đãng
Khói sương vào tận
cõi huyền mơ
Đường trăng mây ướp
dậy lòng ta
Em bềnh bồng gần,
lãng đãng xa
Khỏa nước tìm trăng
vuốt hương tóc
Lạnh buốt tay khua
sóng nguyệt tà
Em ru ta tóc mượt
thời gian
Em lao xao xô nghiêng
mây ngàn
Hương tóc xõa say
tình chếnh choáng
Bận lòng chi mộng
thực phân vân
Ta uống trăng tan
hương tóc nguyệt
Ta say túy lúy sóng
cung Hằng
Nửa đêm thức giấc
tràn cô tịch
Thầm gọi em trăng ơi
trăng!
Lời
Bình Châu Thạch
“Ơi trăng, ơi trăng, ơi trăng!”
Câu thơ đầu là một chuỗi
tán thán từ, là những tiếng kêu tán dương trăng.
Ba câu thơ sau lần lượt mô
tả từng đặc điểm của mái tóc em. “Ngọn
tóc em buông lơi cung Hằng” mô tả mái tóc mượt mà buông lơi như được thả
lỏng từ cung hằng xuống. “Bờ vai đẫm mộng
hương chùm kết”: Tóc xõa trên bờ vai đem hương bồ kết thấm đẫm khiến cho bờ
vai trở thành không gian của mộng. ”Đong
đưa mùa thương đang xuân”: Tóc buông lơi từ cung trăng chảy dài xuống bờ
vai, biến thời gian thành mùa đang xuân yêu thương. Như vậy qua bốn câu thơ tác
giả trình bày một vẻ đẹp tuyệt mỹ là trăng, trùm lên không gian là bờ vai đẫm
mộng, trùm lên thời gian là mùa thương đang xuân. Như thế mái tóc ở đây không
phải là mái tóc mượt mà của riêng em mà nó đã hòa nhập vào vẻ đẹp của thiên
nhiên, khiến cho thi nhân sửng sốt kêu lên: “Ơi trăng, ơi trăng, ơi trăng!” Qua tiếng kêu đó, thi nhân đã đánh
giá mái tóc chính nó là ánh trăng, ánh trăng buông xuống từ cung hằng với hương
thơm, với tươi thắm của mùa xuân. Hãy đọc lại bốn câu thơ trên và tưởng tương
đang ở giữa đêm xuân, giữa bầu trời cao rộng:
Ơi trăng, ơi trăng, ơi trăng!
Ngọn tóc em buông lơi cung Hằng
Bờ vai đẫm mộng hương chùm kết
Đong đưa mùa thương đang xuân
Vế thứ hai của bài thơ
miêu tả kỹ hơn về mái tóc cũng như tác động của tóc vào thời gian, không gian
và tâm hồn con người:
Em đan sợi gió hong tiền kiếp
Xõa lọn tơ trăng xuống nguyệt hồ
Mặt nước chao nghiêng ta lãng đãng
Khói sương vào tận cõi huyền mơ
“Em đong sợi gió hong tiền kiếp”: Sợi tóc của em cũng là sợi gió,
hay nói đúng hơn sợi tóc của em là hiện thân của gió, là hóa hình của gió và
sợi gió đó đã được hong khô từ tiền kiếp. Qua câu “Xõa lọn tơ trăng xuống nguyệt hồ” có nghĩa là, tác giả hình dung
sợi tóc, sợi gió và sợi trăng là một. Ba sợi nầy đồng thể và đã có từ tiền
kiếp, hóa thân vào nhau để soi xuống nguyệt hồ trong hiện tại. Đến hai câu “Mặt
nước chao nghiêng ta lãng đãng/ Khói
sương vào tận cõi huyền mơ” ta thấy tóc, trăng và gió đã quyện vào nhau
thành khói sương và khói sương đó đã mở cõi huyền mơ để thi nhân bước vào cảnh
giới của tiên.
Vế thứ ba của bài thơ là
cảnh giới của tiên:
Đường trăng mây ướp dậy lòng ta
Em bềnh bồng gần, lãng đãng xa
Khỏa nước tìm trăng vuốt hương tóc
Lạnh buốt tay khua sóng nguyệt tà
Khác với Từ Thức ngày xưa,
Ca Dao bước vào động tiên mà không có tiên. Tiên ở đây chỉ “Em bồng bềnh gần, lãng đãng xa” vì tiên
không có thật, tiên chỉ nằm trong ảo giác, trong trí tưởng tượng của thi nhân.
Giống như Lý Bạch ngày xưa nhảy xuống nước tìm trăng để bỏ mình trong nước, Ca
Dao ngày nay nhúng tay vào nước tìm trăng để nghe lạnh buốt thịt da, để thấy
bóng nguyệt tà do xao động từ đôi tay khỏa nước. Vế thơ nầy cho ta thấy sự hụt
hẫng, sự xót xa vì thi nhân mộng tìm cái đẹp chân chính nhưng nó không có,
không còn, chỉ là mơ, chỉ là tưởng, chỉ là tiếng kêu khi lạnh buốt đôi tay. Tuy
thế cái hay của bài thơ chính là ở đây, chính là sự không trọn vẹn, sự tan vỡ,
sự ước mơ không thành cùng với sự chấp nhận mộng và thực không phân chia biên
giới của thi nhân ở vế thơ sau.
Vế tiếp theo của bài thơ
thể hiện tâm hồn tác giả. Tâm hồn Ca Dao cũng như tâm hồn mọi thi nhân, cứ như
con tằm giăng tơ “Không bận lòng chi mộng
thực phân vân”, không bận lòng chi với sợi tơ vàng cứ quấn dần dần đời mình
lọt vào trong cái kén để chết vì tơ:
Em ru ta tóc mượt thời gian
Em lao xao xô nghiêng mây ngàn
Hương tóc xõa say tình chếnh choáng
Bận lòng chi mộng thực phân vân
Tác giả đã vỡ mộng một lần
khi khỏa nước tìm trăng chỉ thấy buốt đôi tay và bóng nguyệt tà. Ở vế chót của
bài thơ tác giả còn cô tịch hơn khi tỉnh giấc chỉ thấy mình hẩm hiu sau cơn
mộng. Ồ ra đây tất cả là mơ, tất cả là hư là vô trong thực tế cuộc đời:
Ta uống trăng tan hương tóc nguyệt
Ta say túy lúy sóng cung Hằng
Nửa đêm thức giấc tràn cô tịch
Thầm gọi em trăng ơi trăng!
Mộng là điều thường có
trong giấc ngủ, nhưng mộng thấy một mái tóc vừa là tóc vừa là trăng vừa là gió
tồn tại trong quá khứ, hiện tại và tương lai, để cuối cùng nó là hiện thân của
em và em lại là trăng để anh thầm gọi là một giấc mộng khác lạ mà cái điên, cái
đau và cái khoái cảm hòa lẫn trong nhau. Nói đến trăng thì ta nhớ đến Hàn mạc
Tử. Hàn mạc Tử thường phân mình thành hai người, một người thì chơi trăng còn
một người thì quằn quại trong cơn đau. Ca Dao có lẽ cũng có ảnh hưởng thơ Hàn
mạc Tử. Tuy thế, ca dao đứng ngoài trăng thưởng thức một phần nhỏ sự
tuyệt mỹ của trăng trên tóc, nhưng cái phần nhỏ đó cũng đủ làm “mượt thời gian”, “Nghiêng mây ngàn”, “Say tình
chếnh choáng” và “Túy lúy sóng cung
Hằng”. Chỉ tả một mái tóc thôi mà tác giả đã cho vào mái tóc ấy chứa đựng
thời gian vô tận, mộng và thực hòa chung, gần và xa bềnh bồng không phân định,
tình yêu và thất vọng đều cho ta cảm khoái vô biên. Điều đó phải có bút lực tài
tình mới viết được. Cuối cùng còn lại sự cô tịch và trăng:
Nửa đêm thức giấc tràn cô tịch
Thầm gọi em trăng ơi trăng!
Tại sao tác giả gọi em là
trăng? Người điên thường gọi lầm như thế. Ở đây tác giả không điên nên không
gọi lầm, nhưng Hàn mạc Tử bán trăng được, từ miệng nhả ra một nàng trăng được
thì Ca Dao cũng đồng thể ấy, đã đồng hóa em và trăng để bày tỏ thứ tình yêu
tuyệt vời, thứ tình yêu chỉ để tôn vinh và ca tụng ./.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.3.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 31/10/2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Đọc “Còn một chút mưa bay”- Tuyển tập thơ Nguyễn An Bình – Bài viết Châu Thạch
Thứ
ba - 22/10/2013 22:53
Tôi và
nhà thơ Nguyễn An Bình hình như chưa có duyên hội ngộ. Một lần chúng tôi hẹn
gặp nhau tại Sài Gòn để uống ly cà phê tâm tình, lần khác hẹn cùng nhau vể thăm
Ban quản trị web Đất Đứng Tây Ninh đều không thành. Tuy thế, không hữu duyên
tương ngộ thì hữu duyên tương phùng trên những vần thơ. Cầm tuyển tập thơ của
Nguyễn An Bình tặng trên tay, tôi có cảm tình ngay vì chính cái đầu đề của nó
cũng là thơ: “Còn một chút mưa bay” “Mưa bay” là một hình ảnh đẹp. “Một chút
mưa bay” gợi cho ta liên tưởng đến sự nhẹ nhàng dịu mát của màn mưa, ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
ĐỌC “CÒN MỘT CHÚT MƯA
BAY”
Tôi và nhà thơ Nguyễn
An Bình hình như chưa có duyên hội ngộ. Một lần chúng tôi hẹn gặp nhau tại
Sài Gòn để uống ly cà phê tâm tình, lần khác hẹn cùng nhau vể thăm Ban quản trị
web Đất Đứng Tây Ninh đều không thành. Tuy thế, không hữu duyên tương ngộ thì
hữu duyên tương phùng trên những vần thơ.
Cầm tuyển tập thơ
của Nguyễn An Bình tặng trên tay, tôi có cảm tình ngay vì chính cái
đầu đề của nó cũng là thơ: “Còn một chút mưa bay”
“Mưa bay” là một hình ảnh đẹp. “Một chút mưa bay” gợi cho ta liên tưởng đến sự nhẹ nhàng dịu mát
của màn mưa, “còn một chút” thể
hiện cái còn lại ít ỏi mà lòng ta ân hận, tiếc nuối, hoài niệm về những điều đã
từng ước mơ, khát vọng. Tôi lần lượt đọc hết cả tập thơ giữa những cơn mưa Sài
Gòn và những cơn mưa trong lòng hòa quyện vì đồng cảm cùng thơ.
“Còn một chút mưa bay” là
tuyển thơ theo tác giả có cuộc hành trình dài hơn 40 năm ghi dấu những biến
động trong đời để chuyển hóa thành thơ. “Một
chút mưa bay” chỉ là lời nói khiêm nhường để tác giả thổ lộ những cuộc tình
“Đánh mất vầng Trăng” mà suốt đời “Còn mãi tìm nhau” cũng như những thăng
trầm, những trăn trở, những thác ghềnh trong dòng sông ký ức của đời
người. Đây là một tập thơ có phong cách lạ, tôi không có từ gì để nói cho đúng
nên hình dung dáng thơ của nó như một người thư thái đi trong gian truân. Đọc
toàn bộ tập thơ, tôi cứ tưởng tượng ra một người đang đi trong mưa gió, những
bão táp cuộc đời cứ quật trên lưng anh, cứ thổi giá băng vào lòng anh, nhưng
anh cứ đi vững vàng, và nỗi đau đớn ấy chẳng qua chỉ làm cho hồn anh bật nên
cung trầm bổng thành thơ. Tôi không tìm thấy trong “Còn một chút mưa bay”
những lời thơ than van, khóc lóc, những bài thơ hận đời hay chán đời trong men
say túy lúy. Những bài thơ như “Cửa Tử
Sinh”, “Bài thơ hôn Đá”, “Một thuở người về”, “Câu hỏi của thời gian”… là những nỗi đau
tích tụ, chất chứa trong lòng biết bao xót xa, nhưng lời thơ thốt ra trầm buồn
và điềm đạm, cao thanh và chững chạc vô cùng. Điều đó không làm mất đi sự
truyền cảm trong thơ mà càng làm cho thơ có một thứ mãnh lực vô thanh khiến
lòng người đọc hiểu đến tận cùng và rung động sâu xa những điều thi nhân muốn
nói. Tôi không tìm thấy trong thơ Nguyễn An Bình một giọt nước mắt cho tình yêu
nhưng trong những bài thơ như “Còn một
chút mưa bay”, “Chút ngậm ngùi xưa”,
“Về Cần Thơ ngắt chùm tương tư thảo”…
tôi thấy tình yêu với vô vàn kỷ niệm ngọt ngào mà hương hoa vẫn còn thơm lựng
trong nỗi buồn phân ly dài năm tháng, khiến cho tôi nghĩ rằng thơ có nhiều nước
mắt nhưng vì nước mắt cũng thơm nên khỏa lấp được niềm đau. Tôi cũng không tìm
thấy giọt nước mắt nào trong thơ của tác giả viết về quê hương, nhưng trong
những bài “Cần Thơ có những ngày Mưa”,
“Chiều mưa nghe hát bài thơ cũ”, “Về Phong Điền”, “Đà Lạt những mùa hoa”, “Sài
Gòn một thời để nhớ”…, tôi thấy ở đó những vui, buồn hằn sâu trong kỷ niệm
cùng với tình yêu em rất đẹp mà tác giả hé lộ trong thơ cũng chẳng khác gì
những giọt lệ yêu thương chảy dài theo năm tháng. Thơ Nguyễn An Bình trong “Còn
một chút mưa bay” không có niềm vui sôi động, không có nỗi buồn co thắt
con tim nhưng ưu tư như con sông rộng trong đêm dài và lặng lẽ trôi, như dòng
suối giữa đại ngàn. Đọc thơ của Nguyễn An Bình tự nhiên tôi cứ nghĩ về một bầu
trời có nhiều áng mưa giăng và tôi cứ nghĩ về những nỗi đau khô nước mắt càng
ray rứt lòng người hơn nữa. Không những thế tôi còn tìm thấy trong thơ Nguyễn
An Bình một hào khí gọi là ngất trời cũng không sai. Trong những bài thơ như “Ngày xưa tên hàn Sĩ”, “Tiễn bạn qua Sông”, “Đêm trăng đọc thơ Đường” cái hào khí
trong thơ Nguyễn An Bình không giống như cái hào khí của các bậc hào kiệt, của
những thi nhân ngông đời mà nó chỉ nguyên vẹn là sĩ khí của một tâm hồn thơ có
nhân cách, không ngạo mạn, không khinh đời, không chí lấp bể vá trời, chỉ giữ
cho lòng mình trong sạch, thanh bai và lãng mạn. Tuy thế cái hào khí đó vẫn
thấy ngất trời vì nó tỏa trong từng lời thơ, bày tỏ cái khí phách thanh tao của
người thơ không lấm bụi trần gian. Thơ Nguyễn An Bình điềm đạm, chững chạc,
trung thực với chính cảm xúc của mình và triền miên một nỗi buồn, nhưng lại
làm người đọc càng đọc càng tưởng như mình đi vào trong khu vườn đầy hoa giữa
bầu trời mưa giăng lạnh.
Tôi đọc 62 bài thơ trong
“Còn một chút mưa bay” nhiều lần giữa lòng thành phố Sài Gòn mùa mưa, từng bài
thơ của anh có cái lạnh như cái lạnh se se bên ngoài, từng bài thơ như cho tôi
từng ly rượu mà phải uống chậm để nghe cái nồng nàn từ từ thấm vào thịt
da và tất cả trong thơ anh đã đem đến tặng tôi một nỗi buồn, một chút
đớn đau, một cảm khoái trong lòng thi vị, nhẹ nhàng, thắm thiết biết bao!
Tôi không muốn trích vào
đây một câu thơ nào của “Còn một chút mưa bay” vì tôi nghĩ
rằng một vài con én không làm nổi mùa xuân, một vài bông đẹp không đại diện
được cả vườn hoa. Ai muốn, xin mời đi chân không, để đầu trần vào vườn thơ
Nguyễn an Bình, ngắm “Còn một chút mưa bay ". Chắc
chắn trong lặng lẽ, bạn sẽ thưởng thức được sắc hương và cảm nhận được thi
vị của cả bốn mùa hoa, chắc chắn bạn sẽ là khách đi “giữa nguồn trong trẻo, vây phủ bởi trăm dây quyến luyến làm bằng thanh
bai và êm dịu”./.
© Tác giả giữ
bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.3.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 22/10/2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Thảo
luận bài thơ “Chút An Nhiên” của Hoài Huyền Thanh – Bài viết Châu Thạch
Thứ
hai - 14/10/2013 07:20
Trong
chuyến về thăm Ban quản trị web Đất Đứng tôi gặp Hoài Huyền Thanh lần đầu. Qua
giao tiếp tôi nghĩ chị là người vui cười, cởi mở, chân thành và yêu thương. Trở
về, tôi đọc thơ chị và một Hoài Huyền Thanh (HHT) mới đến với tôi trong thơ,
một HHT nội tâm sâu sắc với tâm tư thâm trầm mang nhiều ước mơ thánh thiện. Tôi
đọc bài thơ “Chút An Nhiên” của tác giả và tôi hiểu rằng tác giả khó được an
nhiên bởi lòng chị còn mang nhiều nỗi đau của kiếp nhân sinh ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
CHÚT AN NHIÊN
Thơ Hoài
Huyền Thanh HHT thân gửi Anh MPT và ĐT
Hoàng hôn về vội vã
Hôn khẽ nắng chiều
buông.
Sân ga đời lặng lẽ
Ngại ngần bước chân
hoang.
Đêm độc hành chưa
khuất
Vụt rực rỡ nắng vàng.
Nắm níu gì ta hỡi?
Đời là bể trầm luân.
Lòng ngổn ngang trăm
mối
Thương chiếc lá lưng
chừng.
Thiện lương và tội
lỗi
Cách chia mỗi bước
chân.
Xa gần rồi cũng thế
Nước sẽ chảy về
nguồn,
Cát bụi nào tự tại!?
Bến Mơ lòng An Nhiên
Thảo
Luận của Châu Thạch
Trong chuyến về thăm Ban
quản trị web Đất Đứng tôi gặp Hoài Huyền Thanh lần đầu. Qua giao tiếp tôi nghĩ
chị là người vui cười, cởi mở, chân thành và yêu thương. Trở về, tôi đọc
thơ chị và một Hoài Huyền Thanh (HHT) mới đến với tôi trong thơ, một HHT nội
tâm sâu sắc với tâm tư thâm trầm mang nhiều ước mơ thánh thiện. Tôi đọc
bài thơ “Chút An Nhiên” của tác giả và tôi hiểu rằng tác giả khó được an
nhiên bởi lòng chị còn mang nhiều nỗi đau của kiếp nhân sinh.
Chỉ bốn câu thơ đầu ngắn
gọn mà HHT đã vẽ lên hai nỗi buồn thê thiết: một hoàng hôn và một sân ga đời ảm
đạm.
Hoàng
hôn về vội vã
Hôn
khẽ nắng chiều buông.
Sân
ga đời lặng lẽ
Ngại
ngần bước chân hoang.
Hoàng hôn là nắng chiều,
vậy mà hoàng hôn lại vội vã hôn nắng chiều? Có phải đây là một câu thơ nghịch
lý hay không? Không, sẽ không nghịch lý nếu ai đó có tâm trạng ở cuối cuộc đời.
Đó là tâm trạng họ sẽ nhận biết được thể xác và tâm hồn như hoàng hôn và như cả
nắng chiều, là hai biến chuyển khác nhau trong cùng thân vị. Hoàng hôn thì buồn
vì ngày đã hết mà ánh nắng chiều thì đẹp biết bao. Hoài huyền Thanh đã ví thể
xác như hoàng hôn và tâm hồn như nắng chiều. Thuộc thể và thuộc linh đã
hôn khẽ trong chính con người vì cả hai biết sắp đến giờ từ biệt.
Sân ga thì thường nhộn
nhịp, sân ga không bao giờ chỉ có một người đi. Nhưng sân ga của HHT lặng lẽ và
chỉ có một bước chân hoang. Phải chăng đây là cõi chết, là nỗi cô đơn cuối đời
trước khi bước lên con tàu đi về bóng đêm vô định!
Chỉ bốn câu thơ ngắn gọn
mà mỗi chữ là một giọt sầu gieo xuống hoàng hôn của cuộc đời, giống như “bức
tranh vân cẩu vẽ người tang thương” khiến cho lòng ta trở nên se thắt. Có
câu thơ “Cảm ơn đời mỗi buổi mai thức dậy/ Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”:
có nghĩa là hôm nay ta mới có thêm một ngày và hôm qua có thể là ngày cuối của
đời ta. Vậy cho nên hoàng hôn của cuộc đời không biết sẽ đến lúc nào, và câu
thơ của HHT là lời cảnh tỉnh cho hết thảy con người trẻ, già đang sống ở thế
gian.
Bốn câu thơ tiếp tác giả
muốn buông bỏ những nắm níu ở đời nhưng làm sao buông bỏ được:
Đêm độc hành chưa khuất
Vụt
rực rỡ nắng vàng.
Nắm
níu gì ta hỡi?
Đời
là bể trầm luân.
“Đêm độc hành chưa khuất”:
Đêm chưa khuất,đời người chưa tận. “Vụt
rực rỡ nắng vàng”: Phải chăng là ánh nắng chiều le lói hay sự trỗi dậy mạnh
mẽ của con người trong những giây phút cuối. “Nắm níu gì ta hởi/ Đời là bể trầm luân” là tiếng kêu đau đớn tự
trách móc tham vọng của chính mình chưa chịu dứt bỏ mà đi, còn ngã chấp đời
nầy.
Bốn câu thơ kế tiếp giống
như hai vế trạng, luận của một bài Đường thi, tác giả mở rộng ra suy luận
của mình về chuyện phi lý của cuộc đời:
Lòng ngổn ngang trăm mối
Thương
chiếc lá lưng chừng.
Thiện
lương và tội lỗi
Cách
chia mỗi bước chân.
Từ một chiếc lá rụng bay
dật dờ mà tác giả chiêm nghiệm sự ngổn ngang trăm mối vì ngã chấp của người như
chiếc lá kia cứ lưng chừng chao đảo. Cái thiện và cái ác ở quá gần nhau, vì thế
cái siêu thoát và cái trầm luân cũng không xa nhau mấy. Bốn câu thơ tức cảnh
sinh tình đầy sự trăn trở của kiếp nhân sinh, lời thơ chùng xuống và tiếng thơ
như uất nghẹn khiến người đọc không khỏi trầm tư.
Và
vế thơ cuối là một tiếng thở phào trút bỏ mọi ưu tư:
Xa gần rồi cũng thế
Nước
sẽ chảy về nguồn,
Cát
bụi nào tự tại !?
Bến
Mơ lòng An Nhiên.
Tiếng thở phào ngắn gọn ở
cuối bài thơ không nói lên được tính an nhiên tự tại trong lòng tác giả. Nhưng
tiếng thở phào đó cũng nói lên được định lực có trong người tác giả, trút
bỏ mình được phần nào vạn pháp đang khuấy động bình an tâm hồn.
Đầu đề bài thơ là “Chút
An Nhiên”. Đó là ước vọng chân thành như muốn tìm chiếc phao trên biển.
Biển hoặc bình an hoặc bão tố, sự an nhiên trong lòng người cũng chẳng bao giờ
có một phần, một chút mà phải trọn vẹn như mặt biển kia. Hoài huyền
Thanh muốn tìm “Chút bình an” cho mình nhưng cũng mang tâm trạng, ước vọng
của hết thảy con người chúng ta. Làm sao có sự bình an khi đang đứng trước bão
bùng? Chiếc thuyền con với chiếc buồm nhỏ bé có qua được đại dương đang sóng gió
hay không? ”Chút An Nhiên” là một bài thơ u uẩn và thánh thoát ở gần nhau
như “mỗi bước chân” đi. Bút hiệu Hoài
Huyền Thanh theo tôi đoán có ý nghĩa là hoài vọng những điều huyền nhiệm thanh
cao, cho nên tác giả luôn mơ ước những điều tốt đẹp là tất nhiên, và dĩ nhiên,
ai tìm được chút an nhiên của Hoài huyền Thanh sẽ là có bình an mọi sự, ai
không có một chút an nhiên ấy thì sự bình an sẽ mất.
Tôi biết tìm “Chút
An Nhiên” của Hoài Huyền Thanh không dễ, nhưng tôi cũng biết đây là một
bài thơ hay của một cây bút nữ mà nội tâm còn nhiều băn khoăn, trăn trở về
kiếp nhân sinh. Bài thơ cho ta nhiều suy nghiệm về đời./.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.3.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 14/10/2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Vài cảm
nghĩ về bài thơ ‘Chén rượu Đời” Của Phương Hà – Bài viết Châu Thạch
Thứ
bảy - 12/10/2013 23:51
Làm thơ
về uống rượu thì có hằng hà thi sĩ. Làm thơ về uống rượu một mình thì cũng khá
đông, nhưng đa số là người nam, ít có khi là người nữ. Trong khuôn khổ các
trang thơ tôi thường đọc, tôi nhớ có nữ sĩ quá cố Hoa trong Hoa làm thơ về uống
rượu hay tuyệt vời. Hôm nay tôi lại đọc được một bài thơ hay về uống rượu của
Phương Hà. một tác giả nữ mà phong cách uống rượu cũng khác người ta và phong
cách thơ cũng rất nhẹ nhàng quý phái. ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
CHÉN RƯỢU ĐỜI
Thơ Phương
Hà
Đêm lạnh, rượu nồng,
tôi với tôi
Nhấp từng giọt một
những buồn vui
Giọt mừng hội ngộ,
rưng rưng khóc
Giọt hận tình phai,
ngất ngưởng cười
Giọt đắng, giọt cay
tràn khóe mắt
Giọt thương, giọt nhớ
lịm bờ môi
Trăng tàn, chén cạn,
bình trơ đáy
Đâu giọt yêu thương ở
cuối đời?
Lời
bình Châu Thạch
Làm thơ về uống rượu thì
có hằng hà thi sĩ. Làm thơ về uống rượu một mình thì cũng khá đông, nhưng đa số
là người nam, ít có khi là người nữ. Trong khuôn khổ các trang thơ tôi thường
đọc, tôi nhớ có nữ sĩ quá cố Hoa trong Hoa làm thơ về uống rượu hay tuyệt vời.
Hôm nay tôi lại đọc được
một bài thơ hay về uống rượu của Phương Hà. một tác giả nữ mà phong cách uống
rượu cũng khác người ta và phong cách thơ cũng rất nhẹ nhàng quý phái.
Hãy đi vào hai câu mở ta
thấy ngay cái phong cách uống rượu khác lạ kia:
Đêm lạnh, rượu nồng, tôi với tôi
Nhấp từng giọt một những buồn vui
Khác với mọi người và khác
với thường tình,Phương Hà không uống rượu từng ly hay từng ngụm. Tác giả bài
thơ chỉ nhắp rượu từng giọt mà thôi và mỗi giọt rượu kèm theo một suy gẫm về
một quảng đời nào đó của mình. Với Phương Hà, uống rượu không phải để quên
buồn, không phải để mừng vui, mà để lắng sâu tâm hồn, thả con thuyền tâm tư
trôi trên dòng sông ký ức của đời mình. Cách uống rượu nầy hiếm thấy ở
bàn rượu thường tình, mà theo tôi chỉ có ở những con người cốt cách điềm đạm,
thanh tao và có tâm hồn sâu lắng, nhạy cảm.
Bây giờ chúng ta hãy cùng
nhau bước qua câu trạng:
Giọt mừng hội ngộ, rưng rưng khóc
Giọt hận tình phai, ngất ngưởng cười
Hội ngộ mà rưng rưng khóc
là đúng, nhưng tình phai mà ngất ngưỡng cười là điều khó thấy. Tuy thế đây
không phải là sơ hở nghịch lý của bài thơ mà đây đúng là một tâm trạng có thật
xảy ra trong lòng tác giả. Đỉnh cao của nỗi buồn là sự tê tái, trên sự tê tái
là nụ cười mất cảm giác thành ra ngô nghê, và trên cái cười ngô nghê là tiếng
cười ngất ngưởng, tiếng cười điên loạn. Tất nhiên ở đây không thể nói Phương Hà
đã điên loạn nhưng nụ cười ngất ngưởng trong thơ phần nào thể hiện sự đắng cay
đã đến chổ bất cần đời. Hai câu thơ nầy cũng nói lên một tâm hồn đa cảm, biến
chuyển từ vui mà khóc rồi buồn đến cười ngất ngưởng trong phút giây.
Và đến hai câu luận
là nước mắt:
Giọt đắng, giọt cay tràn khóe mắt
Giọt thương, giọt nhớ lim bờ môi
Đây là thời điểm mà tác
giả không còn gượng đứng được nữa, tâm hồn đã chùng xuống suy sụp trong thương
nhớ, trong đớn đau, trong suy tư về nỗi thăng trầm của đời mình trong quá khứ.
Tôi nghĩ bây giờ tác giả không còn điềm đạm uống từng giọt rượu đâu, mà rượu đã
“tràn khóe mắt”, “lịm bờ môi” hòa quyện cùng dòng nước mắt
tuôn rơi. Phương Hà bây giờ không còn là tiên ông thoát tục nữa, mà bộc
lộ hoàn toàn cái chất nữ nhi yếu đuối của mình, khóc như mưa như gió.
Hai câu kết diễn tả sự
trống không hoàn toàn, nỗi cô đơn không những bao trùm lên vạn vật ở anh trăng
tà mà còn cô đọng lại ở chén cạn, ở bình trơ đáy nữa:
Trăng tà, chén cạn, bình trơ đáy
Đâu giọt yêu thương ở cuối đời?
Chữ “giọt yêu thương” còn nói lên sự khát khao vô cùng tình yêu trong
lòng tác giả. Khác với nhiều người, uống rượu say thì quên hết nỗi sầu, Phương
hà uống rượu say thì nhìn thấy rõ nỗi sầu trong lòng thể hiện ra bên ngoài ngay
trên mâm rượu đã tàn, và trong cả ánh trăng kia. Nàng mong tìm một giọt yêu
thương ở cuối đời, nhưng nàng cay đắng nhận ra rằng trăng đã tà, chén đã cạn,
bình đã trơ thì đâu còn giọt nào cho đời nàng được uống nữa.
“Chén rượu Đời” là một bài
thơ có mạch thơ chững chạc, ý thơ không lạ nhưng cuốn người đọc trong dòng trầm
tư, làm cho nỗi buồn cứ dâng cao và dâng cao mãi.
Tôi nghĩ đây là bài thơ
thành công của tác giả Phương Hà ./.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.3.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 12/10/2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Đọc
“Nắng”, Thơ Nguyễn Thị Tuyết Mai - Bài viết Châu Thạch
Thứ
hai - 15/07/2013 10:10
Đọc vế
đầu của bài thơ người ta không nghĩ đó là nắng mà liên tưởng đến một chàng trai
nào đó đang quanh quẩn bên người đẹp: Nắng rớt xuống thềm nắng lại lên Nắng
quanh quẩn mãi ở bên rèm Rồi kia nắng lại vờn qua tóc Nắng đến hôn lên má của
em. Thật là hay khi câu thơ đã nhân cách hóa nắng thành người và làm cho nắng
chứa đọng hình ảnh người đang yêu trong nắng. Cũng thật là hay khi câu thơ làm
cho người đọc thấy cả chính mình của thời đang yêu trong đó, ...
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
NẮNG
(Thơ Nguyễn Thị Tuyết Mai)
(Thơ Nguyễn Thị Tuyết Mai)
Nắng rớt xuống thềm
nắng lại lên
Nắng quanh quẩn mãi ở
bên rèm
Rồi kia nắng lại vờn
qua tóc
Nắng đến hôn lên má
của em.
Nắng biết bây giờ em
vẫn vui
Hôm qua sao nắng bước
êm đềm
Em sợ nắng buồn nên
dậy thức
Nắng đứng cùng em mỏi
chân mềm.
Mãi ngắm nhìn hoa say
tắm nắng
Em quên không
đội nắng trên đầu
Khi biết nắng không
còn nơi đó
Em đã ngồi yên ngắm
nắng sầu
Nắng có hờn ghen với
gió trăng
Gió khe khẽ gọi ánh
trăng mềm
Ướp tình em đẹp thơm
như mộng
Để sớm mai này cho
nắng xem.
Nắng của lòng em nắng
của em
Em yêu nắng lắm nắng
say mèm
Một mai nắng có về
qua ngõ
Nhớ gửi cho em hạt
nắng kèm.
Lời Bình Châu Thạch
Đọc vế đầu của bài thơ người ta không nghĩ đó là nắng mà liên tưởng đến một
chàng trai nào đó đang quanh quẩn bên người đẹp:
Nắng
rớt xuống thềm nắng lại lên
Nắng
quanh quẩn mãi ở bên rèm
Rồi
kia nắng lại vờn qua tóc
Nắng đến hôn lên má của em.
Thật là hay khi câu thơ đã nhân cách hóa nắng thành người và làm cho nắng chứa
đọng hình ảnh người đang yêu trong nắng. Cũng thật là hay khi câu thơ làm cho
người đọc thấy cả chính mình của thời đang yêu trong đó, không chỉ lồng trong
đó tình yêu rạo rực của chàng trai mà còn thể hiện sự âu yếm, nhu mì, dễ thương
của cô gái qua bốn câu mở đầu thỏ thẻ.
Qua vế hai của bài thơ, nắng của Tuyết Mai đã chiếm cả hồn nàng. Nàng đã yêu
nên hiểu lòng của nắng, và đợi chờ, và trò chuyện quên cả thời gian:
Nắng
biết bây giờ em vẫn vui
Hôm
qua sao nắng bước êm đềm
Em
sợ nắng buồn nên dậy thức
Nắng
đứng cùng em mỏi chân mềm.
Bốn câu thơ diễn tả những gì làm cho nhau của hai kẻ đang yêu, nó khiến cho ai
đọc cũng thấy lại ngày tháng của mình, cũng thấy không gian và thời gian chìm
đắm trong hạnh phúc. Bằng những cử chỉ đơn sơ của nắng và của người, tác giả đã
đưa những giờ phút bên nhau đầy mật ngọt vào thơ, thơ không nói nhiều mà lại
diễn tả biết bao nhiêu.
Vế ba của bài tác tác giả dùng ẩn dụ nắng để nói về những giây phút quên lửng
có nhau:
Mãi
ngắm nhìn hoa say tắm nắng
Em
quên không đội nắng trên đầu
Khi biết nắng không còn nơi đó
Em
đã ngồi yên ngắm nắng sầu.
Đây là nhừng giờ phút yếu đuối tâm hồn mà khó ai không vấp phải. Trong
một phút mãi ngắm nhìn hoa tắm nắng hay đã nhìn cái hào nhoáng của chàng mà
quên đi cái tình yêu đích thực chính là chàng, không phải nắng chiếu long lanh
trên hoa cũng như không phải công danh, sự nghiệp hay tài hoa đã làm chàng nổi
bật. Nắng cũng như chàng đòi hỏi cái tình yêu đích thực, cái tình yêu hòa nhập
tự nhiên hai linh hồn không qua một chất keo dính thế tục nào.
Nàng “Mãi nhìn hoa say tắm nắng”
có nghĩa là nàng vẫn nhìn nắng nhưng nắng ở đây không còn là nắng nguyên thủy
mà là nắng đã ở trên hoa. Có thể nói Tuyết Mai có một suy tư về tình yêu sâu
nhiệm và một nhân cách yêu đầy nhân phẩm. Nếu nàng ngắm hoa mà quên nắng thì
thật là tầm thường, nhưng ở đây nàng chỉ ngắm “hoa say tắm nắng” nên lơ là để nắng trôi qua không ở
trên đầu mà đã ân hận đến phải “ngồi yên ngắm nắng sầu”. Và “Nắng sầu” cũng quá
quắt lắm thay. “Nắng sầu” có nghĩa
là chàng buồn vì nàng lơ đãng một giây, có nghĩa là chàng đòi hỏi ở nàng cái vô
cùng tuyệt đối, và cũng có nghĩa là chàng yêu nàng cũng vô cùng tuyệt đối.
Vế bốn của bài thơ là tâm trạng phập phồng của nàng sau một phút lỗi lầm không
để nắng trên đầu hay không tôn vinh chàng như chính chúa của lòng mình:
Nắng
có hờn ghen với gió trăng
Gió
khe khẽ gọi ánh trăng mềm
Ướp
tình em đẹp thơm như mộng
Để
sớm mai này cho nắng xem.
Vì nàng biết cái tình yêu của chàng là tuyệt đối không qua gia vị thêm một thứ
hương nào dầu đó là trăng hay là gió, cho nên nàng vẫn do dự ngại ngùng sợ nắng
hờn ghen khi nàng dùng gió, dùng trăng để ướp thêm cho tình thơm như mộng. Nếu
ai từng đọc bài thơ “Ghen” của Nguyễn Bính thì thấy cái ghen của nhà thơ đã đến
mức thương thừa. Nguyễn Bính không cho người yêu của mình, ôm gối ngủ, hôn đóa
hoa tượi ..v.v và v.v.., vì:
“Nghĩa
là ghen quá đấy mà thôi!
Thế
nghĩa là yêu quá mất rồi!
Và
nghĩa là cô là tất cả...
Cô
là tất cả của riêng tôi!”
(Ghen,
thơ Nguyễn Bính)
Sự tưởng tượng của Tuyết Mai còn đi xa hơn Nguyễn Bình, vì Nguyễn Bính chỉ ghen
với vật vô tri như gối như hoa sợ chiếm đoạt nàng, nhưng Tuyết Mai lại sợ chàng
ghen với cái vô tri như gió như trăng, thứ dùng tô điểm cho tình thêm đẹp để
trao cho chàng trong buổi sớm mai.
Và vế chót của bài thơ là sự thổ lộ vỡ òa của một thứ tình yêu trầm như ngọn
núi, mạnh tợ sóng thần và chiếm đoạt của nhau trong từng góc nhỏ của con tim:
Nắng
của lòng em nắng của em
Em
yêu nắng lắm nắng say mèm
Một
mai nắng có về qua ngõ
Nhớ gửi cho em hạt nắng kèm.
“Nắng của lòng em”
là chỉ chàng và tình yêu ở trong lòng. “Nắng
của em” là chỉ chàng và tình yêu của riêng em. Câu nói vuốt ve đến
mê ly, như một lời thề mà người nghe êm ái suốt cả một đời. “Em yêu nắng lắm nắng say mềm”
không phải là nắng say mà nắng đã làm cho em say mềm. Nếu tác giả đánh thêm hai
dấu than sau hai câu thơ nầy thì cung bậc của nó lên cao vút đến tận trời xanh.
“Một mai nắng sớm về qua ngõ”:
Nắng đã quanh quẩn bên nàng thì nắng dầu buồn cũng bỏ đi đâu được. Chữ “một
mai” chỉ là sự âu lo thường tình của một kẻ đang yêu sợ có ngày xa cách.
“Nhớ gởi cho em hạt nắng kèm”:
Nắng đã của lòng em và nắng đã của em thì xin chi hạt nắng nhỏ nhoi. Tuy thế,
đây là hai câu thơ nhún nhường có khả năng ngược lại, tôn vinh được tình yêu
của chính lòng mình với nắng, có gió đem hương và có trăng làm nền thơ
mộng.
Đọc thơ Tuyết Mai biết ngay không phải là hư cấu, mà thổ lộ thật lòng mình
bằng những ẩn dụ trong thơ, vì thế lời thơ nhẹ nhàng như nắng, thanh bai như
trăng mà ta thường thức được như mùi hương bay trong gió.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.6.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 15/07/2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Đọc “Ru Người Tình Ngủ”, thơ của Nguyễn Văn Tài – Bài viết Châu Thạch
Thứ
sáu - 12/04/2013 19:51
Lâu quá
không đọc được thơ Nguyễn Văn Tài. Tình cờ đọc được “Ru người tình ngủ” của nhà
thơ trên trang web phongdiep.net, tôi có cảm tưởng như mình gặp lại bạn xưa.
Tôi không biết “Ru người tình ngủ” là một bài thơ Nguyễn Văn Tài hư cấu hay là
sự thật, nhưng mà, chẳng người đàn ông nào không mơ ước cái cảnh mê ly kia. Đọc
bốn câu thơ mở đầu, không hiểu vì sao tôi cứ liên tưởng đến một cơn bão vừa đi
qua, cây đổ nhà xiêu nhưng bầu trời trở nên trong veo và êm ả: Giữa cơn bát
nháo cuộc đời Ta ru em ngủ bằng lời trái tim ...
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
RU NGƯỜI TÌNH
NGỦ
(Thơ Nguyễn Văn Tài)
(Thơ Nguyễn Văn Tài)
Giữa cơn bát nháo
cuộc đời
Ta ru em ngủ bằng lời
trái tim
Ầu ơ! bảy nổi ba chìm
Bao giông tố
vẫn còn đêm tương phùng.
Dịu dàng chăn ấm đắp chung
Cho em quên những lạnh lùng thế nhân
Vai ta từ độ phong trần
Cho em tựa giấc hồng
nhan lạc loài.
Giữa mông lung của
đêm dài
Ôi! long lanh một
hình hài vẹn nguyên
Nửa phàm tục, nửa
thần tiên
Tơ duyên bèo bọt mà
thiêng liêng tình.
Ngủ đi ! Mình của hai
mình
Lời ru ta nguyện đón
bình minh lên
Lời ru ta dẫu không
tên
Cũng mong tan hết vào
em đêm nầy.
Tây
Ninh 4.2013
Lời bình Châu
Thạch
Lâu quá không đọc được thơ Nguyễn Văn Tài. Tình cờ đọc được “Ru người tình ngủ”
của nhà thơ trên trangweb
phongdiep.net, tôi có cảm tưởng như mình gặp lại bạn xưa. Tôi không
biết “Ru người tình ngủ” là một bài thơ Nguyễn Văn Tài hư cấu hay là sự thật,
nhưng mà, chẳng người đàn ông nào không mơ ước cái cảnh mê ly kia. Đọc bốn câu
thơ mở đầu, không hiểu vì sao tôi cứ liên tưởng đến một cơn bão vừa đi qua, cây
đổ nhà xiêu nhưng bầu trời trở nên trong veo và êm ả:
Giữa cơn bát nháo cuộc đời
Ta ru em ngủ bằng lời trái tim
Ầu ơ! bảy nổi ba chìm
Bao giông tố vẫn còn đêm tương phùng.
Quả thật sự liên tưởng của tôi không sai mấy, vì được ru em giữa cơn bát nháo
cuộc đời, giữa bảy nổi ba chìm thì thời gian lúc ấy có khác chi bầu trời sau
cơn giông bão kia đâu.
Vì sao tác giả ru em ngủ bằng lời trái tim? Lời trái tim có nghĩa là không có
lời gì cả mà chỉ có sự rung động trong tim anh và sự đồng cảm giữa hai người.
Bốn câu thơ giới thiệu một khung cảnh đoàn tụ “Như không hề có cuộc chia ly”
thật là đằm thắm và chắc có lẽ vô vàn sự ngọt ngào mà không cặp tình nhân nào còn
nhớ nhau, không mơ ước một lần có lại.
Qua vế thứ nhì của bài thơ tác giả đưa vai làm người hùng để che chở cho em
nhưng thật ra qua thơ, không ai không thấy rõ rằng, chính chàng đang tìm ở nàng
niềm an ủi vô biên:
Dịu dàng chăn ấm đắp chung
Cho em quên những lạnh lùng thế nhân
Vai ta từ độ phong trần
Cho em tựa giấc hồng nhan lạc loài.
Dịu dàng đắp chăn ủ nàng trong hơi ấm, lấy đôi vai phong trần của mình làm điểm
tựa cho em gối đầu mà ngủ, chẳng qua cũng giống như hai con thuyền tựa nhau
trôi giạt sau nhiều ngày lênh đênh trong bão táp.
Với bốn câu thơ nầy tác giả làm người độ lượng, làm một mái nhà, làm một chiếc
phao êm ái, nhưng thật ra con người, ngôi nhà hay chiếc phao kia đã hoang tàn
vì năm tháng, bây giờ ấm lên vì khách xưa viếng lại chốn xưa. Đọc bốn câu thơ
ta thấy lòng ta cũng ấm như chính ta được đắp chăn, được tựa vai người mà ngủ.
Khổ thứ ba giống như hai câu luận của một bài thơ Đường, tác giả giải rộng ra
để người đọc hiểu sâu hơn tâm trạng của người trong cuộc giữa đêm dài kề cận
bên nhau, sau nhiều tháng năm xa cách, chịu bao nhiều vùi dập của cuộc đời:
Giữa mông lung của đêm dài
Ôi! long lanh một hình hài vẹn nguyên
Nửa phàm tục, nửa thần tiên
Tơ duyên bèo bọt mà thiêng liêng tình.
- “Nửa phàm tục, nửa phần tiên”:
Có lẽ nàng là tục đối với đời vì là “hồng nhan lạc loài” nhưng vẫn là tiên đối
với người thi sĩ vì nàng vẫn “Long
lanh một hình hài vẹn nguyên”. Cái hình hài vẹn nguyên vừa tục vừa
tiên đó đã mang đi cuộc tình làm cho tơ duyên bèo bọt, mà nhờ đó nên bây giờ
mới hóa thiêng liêng. Ôi chao, nếu nàng không bóp nát ra cho thành bèo bọt thì
biết đâu đã trở thành như rơm rác lâu rồi.
Tội nghiệp cho Nguyễn Văn Tài, anh luôn luôn có một niềm hy vọng, tin tưởng vào
nhân thế, tin tưởng vào cuộc đời nên vế chót của “Ru người tình xưa” có hậu vô
cùng:
Ngủ đi! Mình của hai mình
Lời ru ta nguyện đón bình minh lên
Lời ru ta dẫu không tên
Cũng mong tan hết vào em đêm nầy.
Với tôi, tôi nghĩ rằng thà bình minh đừng lên và hai người ôm nhau chết trong
đêm thì bài thơ sẽ làm cho nhiều người rơi lệ, nhưng như thế thì ác quá phải
không? Và như thế thì đâu phải thơ Nguyễn Văn Tài.
Đà Nẵng tháng
4.2013
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.6.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 12/04/2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Châu Thạch đọc Bông Hoa Đỏ, thơ Võ Văn Hoa
Châu Thạch đọc Bông Hoa Đỏ, thơ Võ Văn Hoa
Thứ
tư - 03/04/2013 21:25
Nhà thơ
Võ Văn Hoa là người có bề dày về sáng tác và cũng là người có bề dày về những
tác phẩm đạt được giải thưởng. Tôi chỉ được biết thơ anh qua các trang mạng, và
cũng được biết tác phong yêu thơ, yêu người của anh qua lời kể của một vài thi
hữu. Đọc hàng trăm bài thơ của anh tôi cảm nhận được cái vẽ đẹp của một nhà thơ
mô phạm điềm đạm và thanh bai. Tôi lại cũng cảm nhận được tâm hồn rung động như
ngọn cỏ trong sương mai của mẫu người thi sĩ trong anh. Trong hàng trăm bài thơ
hay của anh, bài thơ đập vào lòng tôi đầu tiên làm cho tôi rung động đến nổi
không thể không viết vài cảm nghĩ về nó, đó là bài thơ tác giả viết khi còn rất
trẻ ở tuổi 23, vào năm 1977: Đó là bài “ Bông hoa Đỏ”. ...
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
BÔNG HOA ĐỎ
(Thơ Võ Văn Hoa)
Tặng cô Trần Thị Hoài,
Trường cấp II Hải Xuân
Những giáo cụ xếp đều ngay ngắn
Ấp ủ dần như hạnh phúc tháng năm.
Anh đâu ngờ trong bàn tay xinh xắn
Có điều đáng quý: một lương tâm.
Giờ học hôm nay, học sinh ngoan hơn
Đã lớn lên từ lời em giảng,
Môn Sinh vật tưởng chừng khô lắm
Qua lòng em nghe hạt lên mầm.
Về thăm em, anh lại mừng thầm
Cô giáo mới ra trường, tuổi nhỏ
Giữa căn phòng một bông hồng đỏ
Và đồ dùng dạy học vây quanh
Có phải nơi đây một góc trời xanh
Với em, không gian thành tiếng hát
Và thời gian là mùa trĩu cành, sây hạt
Từ mầm non em đã vun trồng?
Tặng cô Trần Thị Hoài,
Trường cấp II Hải Xuân
Những giáo cụ xếp đều ngay ngắn
Ấp ủ dần như hạnh phúc tháng năm.
Anh đâu ngờ trong bàn tay xinh xắn
Có điều đáng quý: một lương tâm.
Giờ học hôm nay, học sinh ngoan hơn
Đã lớn lên từ lời em giảng,
Môn Sinh vật tưởng chừng khô lắm
Qua lòng em nghe hạt lên mầm.
Về thăm em, anh lại mừng thầm
Cô giáo mới ra trường, tuổi nhỏ
Giữa căn phòng một bông hồng đỏ
Và đồ dùng dạy học vây quanh
Có phải nơi đây một góc trời xanh
Với em, không gian thành tiếng hát
Và thời gian là mùa trĩu cành, sây hạt
Từ mầm non em đã vun trồng?
1977
Nhà thơ Võ Văn Hoa là người có bề dày về sáng tác và cũng là người có bề dày về
những tác phẩm đạt được giải thưởng. Tôi chỉ được biết thơ anh qua các trang
mạng, và cũng được biết tác phong yêu thơ, yêu người của anh qua lời kể của một
vài thi hữu. Đọc hàng trăm bài thơ của anh tôi cảm nhận được cái vẽ đẹp của một
nhà thơ mô phạm điềm đạm và thanh bai. Tôi lại cũng cảm nhận được tâm hồn rung
động như ngọn cỏ trong sương mai của mẫu người thi sĩ trong anh. Trong hàng
trăm bài thơ hay của anh, bài thơ đập vào lòng tôi đầu tiên làm cho tôi rung
động đến nổi không thể không viết vài cảm nghĩ về nó, đó là bài thơ tác giả
viết khi còn rất trẻ ở tuổi 23, vào năm 1977: Đó là bài “ Bông hoa Đỏ”.
Đừng tìm ở “Bông hoa Đỏ” một từ hoa mỹ, cũng đừng tìm ở “Bông hoa Đỏ” một tứ
cầu kỳ. Bài thơ nhẹ nhàng với những nhận định bình thường nhưng đã gói trọn cái
vẽ đẹp thanh cao của cô giáo trẻ và cả vẻ đẹp của không gian cô sống, của thời
gian cô phục vụ, của tương lai huy hoàng thuộc vùng đất, thuộc con người mà cô
giáo sẽ đem đến cho nơi đây.
Với bốn câu thơ mở đầu, tác giả đã làm cho những vật dụng bình thường bày biện
trên bàn, những thứ mà có thể rất nhiều người không thèm để ý, nhưng tác giả
lại để ý và lấy đó làm bằng chứng một linh hồn trẻ đẹp, một lương tâm cao
thượng:
Những giáo cụ xếp đều ngay ngắn
Ấp ủ dần như hạnh phúc tháng năm.
Anh đâu ngờ trong bàn tay xinh xắn
Có điều đáng quý: một lương tâm.
Tác giả đã biến cái bàn với những giáo cụ lủng củng trở nên sáng láng, rạng
ngời như một cái bàn chứa đầy hoa đẹp. Trên cái bàn ấy có gì? Trước hết là
những giáo cụ dùng cho giảng dạy. Tiếp theo còn gì? Đó là những giáo cụ kia ấp
ủ hạnh phúc một đời người. Hạnh phúc đến từ đâu? Đến từ bàn tay xinh xắn của em
tự sắp xếp cho mình.
Và điều đáng quý hơn cả là em đã sắp xếp cuộc đời mình như em đã sắp xếp những
giáo cụ đặt ngay ngắn trên bàn, nghĩa là em đã sắp xếp cho chính mình và cho
tha nhân với tất cả một lương tâm. Cái bàn tầm thường bổng nhiên vừa đẹp xinh
vừa đáng quý vì tác giả phát hiện trong cái tầm thường cái cao thượng của cuộc
đời đặt lên trên đó.
Qua vế thứ hai, bài thơ có cái nhìn dự phóng về một buổi học:
Giờ học hôm nay, học sinh ngoan hơn
Đã
lớn lên từ lời em giảng,
Môn Sinh vật tưởng chừng khô lắm
Qua lòng em nghe hạt lên mầm.
Đây là một buổi học trong lớp nhưng lời thơ làm cho buổi học không gò bó trong
căn phòng bình thường, cũng không sôi động ồn ào, mà trở nên thiêng liêng như
một vườn cây trong quá trình nẩy mầm lớn lên và ra hoa kết trái. Tất nhiên qua
một buổi học thân thể các em không thể lớn lên thấy rõ nhưng trí khôn thì có
thể lớn lên trong chốc lát, vì có thể các em hiểu được bầu trời, thấy được đại
dương hay nhận ra đạo lý làm người trong một giờ lên lớp. Bốn câu thơ được chia
thành hai ý rõ rệt. Một nói về lời cô giáo giảng bài, một nói về sự sinh hạt
nẩy mầm, từ đó dễ làm ta liên tưởng đến chiếc vòi sen tưới nước của người làm
vườn khiến cho từng hạt nẩy mầm. từng cây vươn lên, từng búp hoa hé nụ diễn ra
trước mắt. Sự sinh động của bốn câu thơ chẳng phải do ý thơ mới lạ, mà do ngòi
bút phổ xuống trong thơ một ngôn ngữ hài hòa, khiến cho người đọc hiểu thơ bằng
một giác quan khác, đó là giác quan của thơ.
Đến vế thứ ba của bài thơ tác giả mới giới thiệu một bông hoa đỏ đặt trên bàn,
để đưa ra một biểu tượng bất ngờ dễ thương và đầy ý nghĩa:
Về thăm em, anh lại mừng
thầm
Cô giáo mới ra trường, tuổi nhỏ
Giữa căn phòng một bông hồng đỏ
Và đồ dùng dạy học vây quanh
Một bông hoa đỏ và giáo cụ để trên bàn đặt ngay giữa phòng, đó là một bức tranh
tĩnh vật nhiều màu sắc. Tất nhiên bông hoa đỏ là màu chủ đạo của bức tranh nầy.
Màu đỏ là màu đấu tranh, màu hy vọng và bông hoa đỏ mang toàn bộ ý nghĩa sức
mạnh tinh thần của cô giáo trẻ. Bông hoa biểu tương của sức mạnh được đặt chung
với những đồ dùng dạy học là hình ảnh của tri thức, nâng cao ý nghĩa, tạo linh
hồn cho những vật vô tri bày biện trên bàn.
Bốn câu thơ không có một từ ngữ tôn vinh nào, chỉ vẽ ra một bức tranh đơn sơ,
nhưng tự nó tỏa ra vầng ánh sáng làm căn phòng trở nên thanh nhã và nhìn đồ vật
trên bàn cảm thấy thân yêu và đáng quý.
Vế chót của bài thơ là một khổ thơ rộn ràng vui vẽ với không gian êm ái và thời
gian chứa đầy hạnh phúc:
Có phải nơi đây một
góc trời xanh
Với em, không gian thành tiếng hát
Và thời gian là mùa trĩu cành, sây hạt
Từ mầm non em đã vun trồng?
- “Có phải nơi đây một góc trời xanh”: Tác gỉả hỏi mà không đánh dấu hỏi là một
sự khẳng định.
- “Với em, không gian thành tiếng hát”: Không gian là bầu trời con người đang
sống. Bầu trời ở đây trở thành tiếng hát chứ không phải có tiếng hát nghĩa là
nguồn hạnh phúc hình thành ngay giữa thiên nhiên. Tất nhiên, thiên nhiên thì
trung tính nhưng nguồn hạnh phúc từ trong tâm hồn cô giáo đã làm cho cô thấy
như muôn vật bên ngoài cũng hạnh phúc như cô.
- “Và thời gian là mùa trĩu cành, sây hạt”: Thời gian của tạo hóa thì có bốn
mùa, nhưng ở đây thời gian của cô giáo chỉ có một mùa duy nhất: Mùa trĩu cành
sây hạt. Đúng thế, trồng cây thì cần thời vụ bông trái mới sinh ra nhưng
trồng người thì kiến thức đến ngay và thời gian học càng dài thì trí tuệ
càng cao, như cây vừa lớn lên vừa trĩu cành sây hạt.
- “Từ mầm non em đã vun trồng”: Cô giáo đạt được thành quả tức thì trong trí
khôn của học trò mà cô giảng dạy, vì thế thời gian của cô gíáo luôn luôn là mùa
thu hoạch thành quả từ hạt giống cô gieo và mầm non cô đã vun trồng.
Tôi tự nghĩ tại sao người ta không đưa bài thơ nầy vào sách giáo khoa. Đây
không phải là bài thơ có từ ngữ mỹ miều tôn vinh nhà giáo với bảng đen, phấn
trắng, bục giảng và hy sinh cuộc đời trong sự hẩm hiu. Đây là một bài thơ viết
ra ngoài khuôn mẫu, dùng những hình ảnh mới, sáng hơn, tươi hơn và trẻ
tung hơn, có thể cải tạo cho học sinh tránh cái lối mòn muôn đời mà cha ông để
lại trong cách học văn và cách viết văn ./.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.6.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 03/04/2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét