Home
» Lý luận phê bình
» Phong lan đỏ thắm tình người – Bài viết Tâm Anh (Tạp chí Văn nghệ quân đội điện tử)
Phong lan đỏ thắm tình người – Bài viết Tâm Anh (Tạp chí Văn nghệ quân đội điện tử)
Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015
Ngày
đăng: 22/05/2011 9:27:39 26/05/2011
Kính
gửi: Anh Vũ Đình Ninh: Trên Tạp chí Văn nghệ quân đội điện tử ngày 22/5/2011 có
đăng bài viết của tác giả Tâm Anh đang công tác tại BBT tạp chí về tập truyện
ngắn Phong lan đỏ của Trọng Bảo. Xin chuyển tới VanDanViet bài viết này. (Trọng
Bảo)
Thông tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác giả Trọng Bảo
Tên thật: Hà Trọng Bảo
Sinh năm: 1956
Quê quán: Thị trấn Hoa Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc
Hiện công tác tại: Phòng Thông tấn-Báo chí quân đội
Địa chỉ: 61- Cửa Đông-Hà Nội,
ĐT: 098.6676547
Email: trongbao.56@gmail.com
_____
PHONG LAN ĐỎ THẮM TÌNH NGƯỜI
Ở
thời điểm hiện tại, trong vô vàn định nghĩa về truyện ngắn, quan niệm “truyện
ngắn là một lát cắt về cuộc sống” dường như nhận được sự thừa nhận và ủng hộ
của đông đảo nhà văn hơn cả. Một câu nói thoạt nghe qua tưởng chừng đơn giản
nhưng lại ẩn chứa trong đó rất nhiều thú vị khi triết thuyết đến tận cùng. Thế
nào là một lát cắt cuộc sống? Và hẳn nhiên trong những lát cắt ấy hẳn sẽ có lát
cắt dài, có lát cắt ngắn, có lát cắt ngang, có lát cắt dọc, có lát cắt dày, có
lát cắt mỏng, thậm chí còn có những lát cắt không hoàn chỉnh... Tất cả tùy theo
góc nhìn của người sáng tác. Tương ứng với những lát cắt đó, chúng ta có hàng
loạt dạng thức truyện ngắn khác nhau: Truyện ngắn mi ni, truyện ngắn ngắn, truyện
siêu ngắn, truyện vừa… Mỗi biến thể truyện ngắn này lại có những đặc trưng
riêng để phân biệt giữa chúng với nhau và thường hiếm khi…đứng cạnh nhau nhất
là trong một tuyển tập truyện ngắn. Vậy nên chúng tôi thoáng chút ngạc nhiên vì
thấy trong Phong lan đỏ của Trọng Bảo xuất hiện tương đối đầy đủ các dạng thức
truyện ngắn kể trên. Ở tập truyện ngắn này có những truyện mi ni rất ngắn chỉ
khoảng vài trăm chữ như Tiếng sáo diều, Chiếc đèn ông sao, có những truyện vừa
như Thời trai trẻ, Thầy ơi... và có những truyện dài (như bộ khung tương đối
hoàn chỉnh của một tiểu thuyết) kể về nhiều cuộc đời, nhiều thân phận như Đáy
vực, Họa văn chương...
Mặc
dù có sự sai khác về dung lượng nhưng chúng ta vẫn nhận thấy sợi chỉ đỏ xuyên
suốt các truyện ngắn của Trọng Bảo. Đó là sự giản dị, chân thành. Những thủ
pháp nghệ thuật phức tạp, hiện đại hầu như vắng bóng trong Phong lan đỏ. Hai
mươi truyện ngắn là hai mươi câu chuyện được anh kể, tả lại một cách hết sức
giản dị. Giản dị đến mức ngỡ cứ như chúng có thật ngoài đời và tác giả chỉ
chứng kiến rồi thuật lại cho bạn đọc chứ không phải một sản phẩm của nghệ thuật
hư cấu. Dường như tác giả quyết chinh phục người đọc bằng những tình tiết cảm
động hơn là phô diễn các kỹ thuật viết hào nhoáng, cầu kỳ. Theo chúng tôi, Trọng
Bảo áp dụng lối viết này thành công trong những truyện ngắn về đời sống gia
đình, đặc biệt là những câu chuyện có hình bóng trẻ thơ như tình chị em, cha
con, thầy trò… Truyện Đêm sao sa kể về hai chị em Chuyên – Cần từ ngày mẹ các
em bị tai nạn không qua khỏi. Hàng đêm, bé Cần còn thơ dại cứ khóc đòi mẹ. Chị
Chuyên mới 11 tuổi đành dỗ em bằng cách bảo em cố thức chờ khi đêm sẽ được nói
chuyện với mẹ vì mẹ đang hóa thành vì sao. Rồi một ngày ở sân nhà không nhìn rõ
những vì sao, Chuyên bế em lên ngọn đồi cao nhất để ngắm nhìn mẹ cho rõ. Cũng
viết về các em thiếu nhi gặp nhiều khó khăn, Trọng Bảo còn có các truyện ngắn
Đèn ông sao, Dòng sông chảy ngược. Đèn ông sao chỉ xoay quanh cảm xúc của bé
Tùng bán báo khi em được người mua báo tốt bụng cho chiếc đèn ông sao bị bẹp
của một người khách vứt đi. Cậu bé Tùng vui sướng như mở cờ trong bụng vì có
quà trung thu cho đứa em ở nhà. Tương tự, trong Dòng sông chảy ngược Trọng Bảo
cũng chỉ tập trung miêu tả tâm trạng hứng khởi của bé Nhiên khi nhặt được con
vịt đồ chơi bằng nhựa mang về cho đứa em thơ dại. Những câu chuyện về thiếu nhi
của Trọng Bảo giản dị như vậy nhưng cũng làm bạn đọc ứa nước mắt xót thương cho
hoàn cảnh thiệt thòi của các em. Đó là thứ văn chương trong sáng, hồn hậu. Một
dạng thức văn chương chúng ta đã bắt gặp Thạch Lam. Dẫu chưa đạt đến sự tinh
tế, mượt mà như văn phong của của nhà văn Tự lực văn đoàn ngày trước nhưng văn
Trọng Bảo cũng đem lại nhiều dư vị tốt đẹp.
Ngoài
tình cảm dành cho các em nhỏ, là một người lính nên Trọng Bảo cũng dành cho
đồng đội của mình những trang viết chân tình ấm áp. Các truyện ngắn Phong lan
đỏ, Thầy ơi, Người đưa thư… đã phác họa tình đồng chí, đồng đội cao đẹp của
những lính “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” năm xưa. Thứ tình cảm như lời người
lính Bản (Phong lan đỏ) tâm sự rất mực chân thành rằng: “Đồng đội với nhau, chỉ
cần nhìn vào mắt nhau là biết”. Trong các truyện ngắn viết về người lính, chúng
tôi rất thích thú với truyện ngắn Nhớ rừng. Nhớ rừng viết về những chuyện tếu
táo cười chảy nước mắt của hai người lính Nguyên và Đạo. Nào là chuyện họ rủ
nhau vào rừng lấy mật bị ong đốt phải chạy trối chết vào lán chị em, rồi chuyện
họ được các chị em nhờ mua hộ “phụ tùng” khi nghỉ phép ở Hà Nội. Hai anh chàng
chưa có người yêu lúng túng không biết phải xử lý thế nào vì không biết kích cỡ
đành nhắm mắt mua đại, sau đó là việc qua mắt kiểm soát quân sự, kiểm soát tầu
khi mua hàng với số lượng lớn mà toàn là hàng “nhạy cảm”... Rút cục sau mấy
phen toát mồ hôi hột, họ cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các chị em giao. Một
câu chuyện vui về người lính, phản ánh một khía cạnh rất đáng quan tâm trong
đời sống người lính là cái hài. So với cái bi, cái hùng, cái hài của người
chiến sĩ chưa được các nhà văn quan tâm nhiều. Vậy nên, chúng tôi cho rằng viết
về người lính cần có nhiều hơn nữa những tác phẩm như Nhớ rừng vì chỉ có thế
bức chân dung người lính mới thêm phần toàn vẹn và sinh động.
Về mảng truyện ngắn viết về cuộc sống đời thường hôm nay, theo cảm quan của chúng tôi mới chỉ dừng lại ở mức độ “tròn vai”. Vẫn với giọng văn ấm áp, giản dị những truyện ngắn thuộc đề tài này tiếp tục đề cao những phẩm giá tốt đẹp trong con người, dù cho người đó đã một thời lầm lỡ. Tình cảm của cô con gái hờ cũng làm một kẻ tử tù (Độc hành) trở nên lương thiện và sống tốt với đời. Tiếng kêu thét lên Ôi mẹ ơi của cô gái (Thời trai trẻ) cũng làm động lòng của kẻ hiếp dâm và hắn đã tha cho cô gái khi sắp sửa đoạt được mục đích cuối cùng ở trong bãi dâu. Tuy nhiên, nhiều truyện còn có những tình tiết hơi khiên cưỡng. Truyện ngắn Họa văn chương kể về nỗi oan của một thầy giáo Lê Thi và ông Diêu - tổng biên tập tạp chí văn chương tại tỉnh X. Truyện ngắn thầy Lê Thi lúc in ra bị một số ý kiến cho rằng nói xấu lãnh đạo, âm mưi phá hoại công cuộc đổi mới tỉnh nhà đang phát động. Thầy bị nhà trường kỷ luật, còn ông Diêu vì không chịu nổi sức ép dư luận đến vết thương cũ từ thời chiến tranh tái phát, ông phải vào viện tâm thần. Mọi chuyện chỉ sáng tỏ, thầy Thi và ông Diêu được “minh oan” khi có ý kiến chỉ đạo trực tiếp của đồng chí lãnh đạo tỉnh rằng truyện của thầy hay, góp phần vào sự nghiệp đổi mới của tỉnh… Toàn câu chuyện toát lên cái ý họa văn chương rình rập người cầm bút, phê phán thói “chụp mũ” văn chương lẫn với chính trị vẫn đang tồn tại ở một số nơi hiện nay nhưng nhìn chung truyện này thiếu chiều sâu và vẫn chỉ là một bức minh họa giản đơn cho tình hình và thực trạng văn học nước nhà hiện nay. Hoặc như truyện ngắn Độc hành, chi tiết lên nhận nhầm bố của cô con gái Hằng còn có gì đó không thật tự nhiên …
Về mảng truyện ngắn viết về cuộc sống đời thường hôm nay, theo cảm quan của chúng tôi mới chỉ dừng lại ở mức độ “tròn vai”. Vẫn với giọng văn ấm áp, giản dị những truyện ngắn thuộc đề tài này tiếp tục đề cao những phẩm giá tốt đẹp trong con người, dù cho người đó đã một thời lầm lỡ. Tình cảm của cô con gái hờ cũng làm một kẻ tử tù (Độc hành) trở nên lương thiện và sống tốt với đời. Tiếng kêu thét lên Ôi mẹ ơi của cô gái (Thời trai trẻ) cũng làm động lòng của kẻ hiếp dâm và hắn đã tha cho cô gái khi sắp sửa đoạt được mục đích cuối cùng ở trong bãi dâu. Tuy nhiên, nhiều truyện còn có những tình tiết hơi khiên cưỡng. Truyện ngắn Họa văn chương kể về nỗi oan của một thầy giáo Lê Thi và ông Diêu - tổng biên tập tạp chí văn chương tại tỉnh X. Truyện ngắn thầy Lê Thi lúc in ra bị một số ý kiến cho rằng nói xấu lãnh đạo, âm mưi phá hoại công cuộc đổi mới tỉnh nhà đang phát động. Thầy bị nhà trường kỷ luật, còn ông Diêu vì không chịu nổi sức ép dư luận đến vết thương cũ từ thời chiến tranh tái phát, ông phải vào viện tâm thần. Mọi chuyện chỉ sáng tỏ, thầy Thi và ông Diêu được “minh oan” khi có ý kiến chỉ đạo trực tiếp của đồng chí lãnh đạo tỉnh rằng truyện của thầy hay, góp phần vào sự nghiệp đổi mới của tỉnh… Toàn câu chuyện toát lên cái ý họa văn chương rình rập người cầm bút, phê phán thói “chụp mũ” văn chương lẫn với chính trị vẫn đang tồn tại ở một số nơi hiện nay nhưng nhìn chung truyện này thiếu chiều sâu và vẫn chỉ là một bức minh họa giản đơn cho tình hình và thực trạng văn học nước nhà hiện nay. Hoặc như truyện ngắn Độc hành, chi tiết lên nhận nhầm bố của cô con gái Hằng còn có gì đó không thật tự nhiên …
Trên
đây là một vài ý kiến của tôi về tập truyện ngắn Phong lan đỏ của Trọng Bảo.
Hoa lan có nhiều loại, có loài hoa quý, nhưng cũng có loài hoa bình thường.
Truyện ngắn cũng vậy, có tryện ngắn hay có truyện bình thường. Quan trọng là cả
hoa, cả nghệ thuật đều phụng sự thêm hương thêm sắc cho cuộc đời thêm đẹp. Với
ý nghĩa ấy, tôi tin Trọng Bảo sẽ còn cho ra mắt bạn đọc nhiều tác phẩm hay hơn
nữa.
(Nguồn Tạp chí Văn nghệ quân đội điện
tử)
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại- ngày 03/10/2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hà Nội ngày 12/05/2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét