Home
» Lý luận phê bình
» Người đa mang “Tình rừng với biển” – Lời bình thơ Trương Nho Tần của Phạm Khang (Thanh Hóa)
Người đa mang “Tình rừng với biển” – Lời bình thơ Trương Nho Tần của Phạm Khang (Thanh Hóa)
Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015
“Tình
rừng với biển” là tập thơ đầu tay của mấy chục năm sáng tác không ngơi nghỉ của
Trương Nho Tần, cũng là món quà tinh thần mà anh muốn gửi tới bạn đọc yêu thơ
trong cả nước như một lời kết bạn chân tình. Trương Nho Tần sinh ra ở thôn Xuân
Đài, xã Lộc Tân, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đã từng là chiến sỹ quân tình
nguyện Việt Nam chiến đấu trên những chiến trường ác liệt ở Lào và Campuchia.
Anh là thương binh hạng nặng, với nhiều thành tích trong quân ngũ,…
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nhà thơ Phạm Khang
Họ
tên thật Phạm Xuân Khang
Hội
viên Hội VHNT Thanh Hóa.
đã
xuất bản 9 tập thơ, 4 tiểu thuyêt, 1 tập ký sự.
Học
văn tại Nga. Dịch giả văn học thế giới.
ĐT:
0122.220.69.89
Email: phamkhangnhavan@gmail.com
_____
NGƯỜI ĐA MANG “TÌNH
RỪNG VỚI BIỂN”
“Tình
rừng với biển” là tập thơ đầu tay của mấy chục năm sáng tác không ngơi nghỉ của
Trương Nho Tần, cũng là món quà tinh thần mà anh muốn gửi tới bạn đọc yêu thơ
trong cả nước như một lời kết bạn chân tình. Trương Nho Tần sinh ra ở thôn Xuân
Đài, xã Lộc Tân, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đã từng là chiến sỹ quân tình
nguyện Việt Nam chiến đấu trên những chiến trường ác liệt ở Lào và Campuchia.
Anh là thương binh hạng nặng, với nhiều thành tích trong quân ngũ, cùng nhiều
Huân - Huy chương các loại. Điều đáng khâm phục là thương binh loại mất sức lao
động, nhưng vượt lên khó khăn của gia đình và hoàn cảnh, Trương Nho Tần đã tốt
nghiệp Trung cấp Kế toán, anh đã có nhiều năm là cán bộ gương mẫu, tích cực ở
Sở Thủy lợi Thanh Hóa.
Trương Nho Tần cầm tinh con hổ, nhưng anh có
giọng nói và cách hành xử nhỏ nhẹ, cẩn trọng như cốt cách của một ông đồ già.
“Tình rừng với biển” có lẽ do đó cũng không vượt ra khỏi cái tâm thế ấy của
anh. Người đọc có thể cảm, có thể say, có thể ngẫm và ngộ ra một điều rằng, thơ
của Trương Nho Tần chính là cái gương phản chiếu sinh động tâm hồn người viết
vậy.
Quê
hương, nguồn cội như một lẽ tự nhiên thấm đẫm nhân tình, chan chứa yêu thương
trong thơ Trương Nho Tần. Đó có thể là một con đò, một dòng sông, một bến nước,
một góc ao làng, là con đường nhà thơ chăn trâu và đi học, là bữa no bữa đói
của làng quê tháng ba ngày tám, là tiếng chích chòe lảnh lót, nôn nao trên đồng
bao mùa mưa nắng, là tiếng cuốc kêu khắc khoải như lòng ta không nguôi yên tình
yêu đối với quê hương đất nước:
Hoa gạo sang hè
Chích chòe báo thức
Vàng ươm mùa gặt
Chích chòe hân hoan!
(Chích chòe)
“Tình
rừng với biển” mang âm hưởng hào hùng của quá khứ quật cường, hiên ngang, bất
khuất của nhân dân và miền đất Hậu Lộc, Thanh Hóa. Dễ nhận ra Trương Nho Tần có
nhiều bài viết về lịch sử, về các vị anh hùng dân tộc, về những địa danh gắn
liền với những chiến công hiển hách xuyên suốt chiều dài lịch sử bốn nghìn năm
dựng nước và giữ nước; từ buổi Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc đến thời đại Hồ
Chí Minh đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Có thể liệt kê ra đây những
bài: Ngàn Nưa vang bóng; Lê Đại Hành; Lê Hoàn; Bếp Hoàng Cầm; Ngưỡng vọng anh
hùng; Lão dân quân; Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Hàm Rồng; Mùa thu độc lập; Dời
đô…Đó là niềm tự hào của tác giả mỗi khi ngẫm ngợi, nhớ về quê hương đất nước
qua những vần thơ chân tình, mộc mạc, có trách nhiệm của mình:
Lòng dân tất cả nhớ thương
Cá kình chỉ một nhát gươm đứt đầu
Nữ nhi truyền tiếng toàn cầu
Giặc nào còn dám cờ màu đỏ xanh
(Ngưỡng vọng anh hùng)
Đọc
thơ Trương Nho Tần, nhận ra anh cũng là người đa cảm. Mà thiết nghĩ không đa
cảm làm sao có thơ được. Cái kiếp thi sĩ vốn là mây gió nhưng đó là thứ mây gió
nhọc nhằn, đa đoan, thân phận trong cái nhìn, cái nghĩ trước hiện thực đời sống
của xã hội và con người. Tôi đọc bài thơ “Tự sự về cái áo” và sau đó thao thức
mãi về ý tình của bài thơ này. Bài thơ tưởng dễ hiểu, nhưng mà không, nó chứa
bao điều day dứt khôn nguôi của kiếp người, nơi cái gạch nối giữa tham vọng và
cay đắng chỉ là một tầm tay với không hơn không kém:
Trách cha cái áo rách này
Phải chăng mất bạn vì mày áo ơi
Không sao! Rồi có ngày vui
Vá lành, giặt sạch giũ rơi bụi trần
Vụng may thì mới ngại ngần
Khéo tay trả nợ đồng lần được khen
Xưng danh công tử đã quen
Đi không có áo còn xin bạn bè
Váo vênh chưa đỗ ông nghè
Đã đe làng xã dọa đè nhân dân
Đời không một mảnh che thân
Trách ai ai trách, trách thân của
mình…!
“Tình
rừng với biển” không phù phiếm ngay trong tựa đề của nó, bởi tác giả đã xây
dựng tập thơ này trên cái tình của rừng, của biển. Nếu như “Dệt vải vuông” viết
về những người thợ dệt buồm ở Diêm Phố sinh động và đầy hình ảnh, thì “Chiếc
khăn thêu” lại có cái trong trẻo của miền sơn cước, nơi đất và người hòa tan
trong chồi non lộc biếc, nơi tiếng tiêu tiếng sáo, tiếng suối reo như trêu như
chọc, như đùa bỡn với người thiếu nữ đang mùa yêu đương.
Vượt
lên những hạn chế không thể thiếu trong tập thơ này, “Tình rừng với biển” vẫn
mạnh dạn khẳng định những thành công bước đầu của Trương Nho Tần trong sáng tác
thơ ca. Vẫn biết đi được và chung tình được với thơ là việc khó của người viết,
nhưng phải biết đi lên từ những gì mình có, phải vượt lên chính mình, phải chắt
lọc con chữ như người ta đải cát tìm vàng…khi ấy…tự thơ sẽ kết bạn và tỏa sáng.
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Thanh Hóa ngày 07.10.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét