Phạm Khangz: Anna Akhmatova– nhà thơ nữ tài ba của thi ca Nga
Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015
Nhà thơ
Anna Akhmatova (Bút
danh)- tên thật của bà là Anna Andreyevna Gorenko, sinh năm 1889 ở Ôđétxa trong
một gia đình cơ khí hải quân. Akhmatova tốt nghiệp trung học ở Kiep (Ucraina),
vào học khoa Văn – Sử ở đại học Smonưi – Xanhpetecbua. Bà đến với thơ từ rất
sớm, năm 11 tuổi. Tập thơ đầu tay của nữ nhà thơ là “Buổi chiều” ra mắt độc giả
năm 1912, nhưng phải đến tập thứ hai “Chuỗi tràng hạt” vào năm 1913 thì công
chúng yêu thơ mới nhận ra bà qua nét tươi trẻ, mạnh bạo của ngôn ngữ và thi tứ.
Những năm từ 1911 – 1917, Anna Akhmatova sống ở làng Slepnheva, tỉnh Lvov với
họ hàng nhà chồng là Gumilev. Gần như các bài thơ in trong tập “Chuỗi tràng
hạt” (1913); “Đàn thú trắng”(1917); “Cỏ bồ đề” (1921), được nhà thơ sáng tác ở
nơi đây.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nhà thơ Phạm Khang
Họ
tên thật Phạm Xuân Khang
Hội
viên Hội VHNT Thanh Hóa.
đã
xuất bản 9 tập thơ, 4 tiểu thuyêt, 1 tập ký sự.
Học
văn tại Nga. Dịch giả văn học thế giới.
ĐT:
0122.220.69.89
Email: phamkhangnhavan@gmail.com
_____
ANNA AKHMATOVA- NHÀ
THƠ NỮ TÀI BA CỦA THI CA NGA
Nhà thơ Anna Akhmatova (Bút
danh)- tên thật của bà là Anna Andreyevna Gorenko, sinh năm 1889 ở Ôđétxa trong
một gia đình cơ khí hải quân. Akhmatova tốt nghiệp trung học ở Kiep (Ucraina),
vào học khoa Văn – Sử ở đại học Smonưi – Xanhpetecbua. Bà đến với thơ từ rất
sớm, năm 11 tuổi. Tập thơ đầu tay của nữ nhà thơ là “Buổi chiều” ra mắt độc giả
năm 1912, nhưng phải đến tập thứ hai “Chuỗi tràng hạt” vào năm 1913 thì công
chúng yêu thơ mới nhận ra bà qua nét tươi trẻ, mạnh bạo của ngôn ngữ và thi tứ.
Những năm từ 1911 – 1917, Anna Akhmatova sống ở làng Slepnheva, tỉnh Lvov với
họ hàng nhà chồng là Gumilev. Gần như các bài thơ in trong tập “Chuỗi tràng
hạt” (1913); “Đàn thú trắng”(1917); “Cỏ bồ đề” (1921), được nhà thơ sáng tác ở
nơi đây.
Anna Akhmatova có mối
tình rất đẹp và đắm say với Gumilev. Họ lấy nhau và có với nhau một con. Kolia
Gumilev theo đuổi cô gái có mái tóc đen dài, cặp mắt to trong sáng, một “kẻ
mộng du” chịu nhiều ghen ghét của bạn học cùng lứa mất một thời gian dài mới
được nàng chấp thuận. Nhưng rồi người phụ nữ có tính cách phức tạp này chỉ ở
được với Gumilev có 7 năm, họ đã chia tay nhau.
Năm
1921, Gumilev bị xử bắn vì tội phản cách mạng. Sự nghiệp của Anna Akhmatova
cũng bước vào thời kỳ im lặng đến không ngờ. Chồng bị bắn, con trai bị bắt, bà
trở thành một người đàn bà đầy phẫn uất, có khả năng liên kết mạnh mẽ với hàng
trăm nghìn người mẹ Nga có chung số phận. Đấy là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời
của tác phẩm “Khúc cầu nguyện” nổi tiếng; “Tiếng khóc kiêu hãnh của người phụ
nữ Nga chịu nhiều đau khổ” (Eptusenko).
Năm
1946, người ta đã khai trừ bà ra khỏi Hội Nhà văn Liên Xô. Thời gian này bà dồn
tâm huyết và sức lực dịch nhiều tác phẩm văn học của V.T.Huygo, Tago, thơ
phương Đông, thơ Ai Cập…
Năm
1953, Akhmatova được khôi phục danh dự, những tác phẩm thơ ca của bà lần lượt
được xuất bản trở lại. Bà được trao giải thưởng Taormina của Italia, danh hiệu
Giáo sư Danh dự của Oxford. Hai năm trước khi mất bà được bầu làm Chủ tịch Hội
Nhà văn Liên Xô. Nhà thơ nổi tiếng Eptusenko đã đánh giá về Akhmatova như sau:
“Cho đến ngày nay người ta vẫn tiếp tục tranh luận và có lẽ sẽ tranh luận mãi
mãi: Ai là nữ thi sĩ hàng đầu – Akhmatova hay Tvetstaiepna? Tvetstaiepna là một
nhà thơ khám phá. Nếu những khám phá thi ca cũng được cấp bản quyền thì bà đã
trở thành triệu phú rồi. Ngược lại, Anna Akhmatova không phải là người tạo ra
cái mới, mà là người gìn giữ hay nói đúng hơn là bậc cứu tinh cho các truyền
thống cổ điển trước mọi cuộc tấn công như vũ bão, không có tính khoan nhượng
của sự phóng túng về luân lý và nghệ thuật. Akhmatova hình như gìn giữ trong
thơ của mình cả Puskin, Blốc, thậm chí cả Kuzmin, phát triển nhịp điệu của ông
trong “Trường ca vắng người anh hùng”. Phần lớn tuổi thơ của Akhmatova trôi qua
tại Hoàng cung, và có lẽ vì vậy mà thơ bà đầy chất thanh cao… Bà xứng đáng là
Nữ hoàng thi ca Nga.”
Còn
nhà phê bình Nga Mikhain Epstein lại có nhận xét: “Phong cảnh không đóng vai
trò riêng biệt trong thơ của nữ thi sĩ, mà thường như là khúc dạo đầu cho cảnh
yêu đương, như cái khung, nền cho những tình cảm lãng mạn. Sự song hành của
những hiện tượng tự nhiên và cảm xúc tâm hồn nâng lên thành dân ca lãng mạn.
Phép nhân cách hóa, so sánh giữa con người và thiên nhiên cũng gần với dân ca.”
Akhmatova luôn được người yêu thơ trên thế giới và ở Nga xem là nữ thi
sĩ vĩ đại. Người ta gọi bà là linh hồn của thế kỷ bạc trong nền thi ca Nga,
thậm chí người ta không hề ngại ngần so sánh thơ bà với những tác phẩm của
Sapfo và âm nhạc của Moza. Không như nữ thi sĩ nổi tiếng Tvetstaiepva tìm cái
chết bằng treo cổ tự tử. Năm 1966, Anna Akhmatova (Anna Andreevna Gorenko) mất
trong sự ngưỡng mộ tài năng và yêu thương, kính trọng của bạn bè, đồng nghiệp,
nhân dân Nga và công chúng yêu thơ trên thế giới.
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Thanh Hóa ngày 18.10.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét