Phạm Khang: Đôi lời về “Khúc tâm tình” của tác giả Hương Sắc
Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015
Cuối
thu năm 2015, ông Hương Sắc (tên thật là Nguyễn Hữu Vinh) có cho tôi xem bản
thảo tập thơ “Khúc tâm tình” in
chung với ông Đỗ Việt Bắc. Điều đặc biệt, cả hai ông ở phần thơ của mình đều
lấy tên sách là “Khúc tâm tình”. Bạn
bè chơi thân với nhau, kết nghĩa với nhau nên cùng chung ý tưởng cho việc ra
đời cuốn sách cũng là điều dễ hiểu. Trước đó, ông Hương Sắc đã xuất bản 2 tập
thơ “Hồn quê” và “Ký ức thời gian”. Như vậy, đây là tập
thứ ba của ông được xuất bản, cho thấy bút lực và sự cố gắng của ông đối với
thơ ca còn dồi dào, sung sức lắm.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nhà thơ Phạm Khang
Họ tên thật Phạm Xuân Khang
Hội viên Hội VHNT Thanh Hóa.
đã xuất bản 9 tập thơ, 4 tiểu thuyêt, 1 tập ký sự.
Học văn tại Nga. Dịch giả văn học thế giới.
ĐT: 0122.220.69.89
Email: phamkhangnhavan@gmail.com
_____
ĐÔI LỜI VỀ “KHÚC TÂM TÌNH” CỦA HƯƠNG SẮC
ĐÔI LỜI VỀ “KHÚC TÂM TÌNH” CỦA HƯƠNG SẮC
Cuối thu năm 2015, ông Hương Sắc (tên thật là
Nguyễn Hữu Vinh) có cho tôi xem bản thảo tập thơ “Khúc tâm tình” in chung với ông Đỗ Việt Bắc. Điều đặc biệt, cả hai
ông ở phần thơ của mình đều lấy tên sách là “Khúc tâm tình”. Bạn bè chơi thân với nhau, kết nghĩa với nhau nên
cùng chung ý tưởng cho việc ra đời cuốn sách cũng là điều dễ hiểu. Trước đó,
ông Hương Sắc đã xuất bản 2 tập thơ “Hồn
quê” và “Ký ức thời gian”. Như
vậy, đây là tập thứ ba của ông được xuất bản, cho thấy bút lực và sự cố gắng
của ông đối với thơ ca còn dồi dào, sung sức lắm.
Tôi
nhận ra Hương Sắc trong thơ thường vướng bận những hoài cảm, những bâng khuâng,
những day dứt khôn nguôi về quê hương, nguồn cội và thân phận con người. Người
gần ông, hiểu ông, biết ông là một con người có cuộc đời sóng gió; cái sóng gió
của một nhân cách luôn tập trung nghị lực, trí tuệ để vượt qua chông gai và thử
thách. Ở ông hiện lên một con người giản dị, khiêm nhường nhưng không kém phần
lịch lãm, hiểu biết thời thế, tiến thoái trong cái bể khổ đời người theo cách
nói của nhà Phật.
Ông
Hương Sắc bây giờ đã ngoài bảy mươi tuồi, cái tuổi không ai nói là còn trẻ nữa.
Ấy thế mà mỗi khi mở đầu cho các tập thơ ông đều có những bài thơ viết về cha
mẹ rất cảm động. Khẩu khí, ý tình hệt như một đứa trẻ. Cái tình mẫu tử thiêng
liêng ấy chính là suối nguồn tình cảm, niềm tin, ánh sáng tuôn chảy và soi rọi
tâm hồn để ông đi suốt tháng năm của cuộc đời còn lại:
Phổng phao sữa mẹ giành con
Công danh là bởi vẹt mòn chân cha
Bây giờ cha mẹ đi xa
Công cha nghĩa mẹ biết là trả đâu?
(Công cha nghĩa mẹ)
Người
ta ở đời hẹn nhiều với công danh, chức phận. “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”
(Nguyễn Công Trứ). Cũng phải thôi, làm người ái mà chả thế. Tự cổ chí kim người
ta đều thế cả. Ông Hương Sắc luôn nhắc về cái nợ tình của mình. Tôi nghĩ cái nợ
ấy khó trả lắm. Ông trả nợ cho vợ bằng những câu thơ khắc họa thương cảm cái
cảnh bần hàn, chịu thương, chịu khó của người vợ thuở hàn vi:
Vợ thì cuốc bẩm, cày sâu
Chợ chiều chạng vạng mớ rau, quả cà
Gồng lưng nuôi nấng cả nhà
Một đàn con dại, mẹ già ốm đau
(Tự
bạch với vợ)
Trong
đời sống thường nhật, có nhiều sự trái ngang, ngứa mắt, những nghịch cảnh đau
lòng, phẫn uất… nên thơ ông nhiều lúc phải lên tiếng phản kháng, đấu tranh để
chống lại. Tất cả không ngoài sự mong muốn cháy bỏng là hướng về một đời sống
nhân ái, thân thiện, bao dung của lẽ phải, của tính thiện. Có nhiều bài thơ ông
viết về nhân tình thế thái với sự cẩn trọng, tâm huyết, bao dung… khiến cho
không ít người đọc phải động lòng. Bài “Chị
tôi” có nhiều câu như thế:
Chị tôi nước mắt lưng tròng
Cắn răng ở lại thờ chồng chiếc thân
Chăm mẹ chồng học chữ nhân
Làm nghề thuốc… vì nhân dân quên mình
(Chị tôi)
Người
chị nhan sắc, có chồng hy sinh vì tự do độc lập của đất nước. Không đi bước
nữa, làm nghề thuốc, trước khi chết còn hiến lại cho nhà nước bí truyền nghề
thuốc để cứu người… Ôi sự hy sinh ấy là vô bờ, là cao cả và đáng được tôn thờ
trong lòng nhân gian.
Thơ
của ông Hương Sắc đa dạng thể tài. Thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ tự do… loại
thơ nào ông cũng đều… chơi cả. Điều đó cho thấy ông không mấy câu nệ vào cách
viết. Phàm người quá câu nệ vào cách viết sẽ dẫn đến thơ nhiều khi bị gò bó,
khiên cưỡng, được hình mà không đạt ý, được chữ mà rơi rụng mất niêm luật, cấu
tứ… Người ta gọi đó là thơ mà không phải thơ, thơ như bị xiềng bị xích cũng là
vậy. Tôi muốn nói tới điều này, bởi vì vào những trang khác của tập thơ người
ta lại nhận ra có một Hương Sắc trẻ trung đến không ngờ. Đó là cái lạ của thơ
ca. Ông có hai bài thơ viết về tình yêu hay và độc đáo làm tôi vỡ òa ra trong sự
ngạc nhiên: bài “Lúng liếng” và “Hẹn”. Nếu “Lúng liếng” là bức ký họa về một người đàn bà nhan sắc và đa tình.
Thì “Hẹn” lại là cái dang dở của kiếp
phận, cái nông nổi nhuốm màu phong tình phận bạc của hồng loan, đào hoa; của
tình người bâng khuâng, mộng ảo hệt như cái chớp mắt nơi cõi đời gió bụi:
Thoáng nhìn qua ánh mắt
Mà tình đã đắm say
Chưa hề tay cầm tay
Mà tim ai xao xuyến
Xa nhau rồi quyến luyến
Biết bao giờ gặp đây?
Gửi lòng cùng gió mây
Hẹn một ngày gặp lại
(Hẹn)
Chào
mừng ông Hương Sắc và ông Đỗ Việt Bắc song tấu trong tập thơ này. Tôi còn muốn
viết nhiều về thơ của hai ông. Riêng ở đâyxin giành chút tình thân mật gửi ông
Hương Sắc qua đôi dòng cảm nhận tập thơ “Khúc
tâm tình”. Vâng! “Khúc tâm tình”
sẽ biết cách làm bạn với bốn phương bằng nội dung và cách thể hiện mà tự nó đã hiến
dâng vô tư, trong sáng để đáp lại tấm thịnh tình của bạn đọc gần xa trong ngày
hội ngộ cao cả của những tấm lòng.
Một đêm mùa thu 2015
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Thanh Hóa ngày 01.11.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét