Phạm Khang: Solzhenitsyn– nhà văn Nga dấn thân và nhập cuộc
Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015
Aleksandr
Isayevich Solzhenitsyn sinh ngày 11 tháng 12, 1918. Mất ngày 03 tháng 8, 2008. Là con một điền chủ lớn bị khánh kiệt sau cách mạng Tháng
Mười, tệ tới mức mẹ ông về sau phải làm nghề đánh máy tốc ký để lấy tiền nuôi
dạy đàn con mồ côi mà nhà văn là đứa con trai duy nhất. Trước đó, cha của Solzhenitsyn vốn là một sỹ quan tình nguyện trong Đại chiến thế giới lần thứ
nhất, chết vì tai nạn săn bắn khi nhà văn mới chào đời một vài tháng.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet) Tác giả Nhà thơ Phạm Khang
Họ tên thật Phạm Xuân Khang
Hội viên Hội VHNT Thanh Hóa.
đã xuất bản 9 tập thơ, 4 tiểu thuyêt, 1 tập ký sự.
Học văn tại Nga. Dịch giả văn học thế giới.
ĐT: 0122.220.69.89
Email: phamkhangnhavan@gmail.com
_____
SOLZHENITSYN-
NHÀ VĂN NGA DẤN THÂN VÀ NHẬP CUỘC
Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn sinh ngày 11
tháng 12, 1918. Mất ngày 03 tháng 8, 2008. Là con một điền chủ lớn bị khánh kiệt sau cách mạng Tháng
Mười, tệ tới mức mẹ ông về sau phải làm nghề đánh máy tốc ký để lấy tiền nuôi
dạy đàn con mồ côi mà nhà văn là đứa con trai duy nhất. Trước đó, cha của Solzhenitsyn vốn là một sỹ quan tình nguyện trong Đại chiến thế giới lần thứ
nhất, chết vì tai nạn săn bắn khi nhà văn mới chào đời một vài tháng. Để không
phải xa gia đình, ông vào học toán lý, rồi lại tìm học các môn như lịch sử,
triết học và văn học ở Đại học Tổng hợp Moskva. Khi gia nhập Đoàn thanh niên
cộng sản, ông xung phong nhập ngũ năm 1941 khi quân đội phát xít Đức bất ngờ
tấn công Liên Xô. Buổi đầu trong quân ngũ ông làm lính giữ ngựa, rồi đi học
pháo binh, trở thành chỉ huy trinh sát binh chủng này. Ông đã nhiều lần được
khen thưởng. Tháng 2 năm 1945, Đại đội trưởng Solzhenitsyn bị bắt ở mặt trận
phía Tây, do KGB phát hiện trong thư riêng của ông có thái độ coi thường
Stalin. Vào tháng 7 cùng năm, Uỷ ban đặc biệt của Hội đồng An ninh quốc gia kết
tội ông chống đối chính quyền Xô Viết và đày ông đi lao động khổ sai 8 năm ròng
ở Trung Á. Kể từ đây, nhà văn phải qua nhiều lao động cưỡng bức, ông đã làm đủ
nghề: thợ đào đất, thợ nề, thợ đúc, nhà vật lý hạt nhân trá hình trong một viện
nghiên cứu… Tháng 3 năm 1953, ông được tha sau khi mãn hạn tù một tháng, nhưng
rồi ông lại bị quy kết là phần tử ly khai và bị đày vĩnh viễn đến làng Kok
Terek ở nước cộng hòa Kazakstan. Tại đây, ông giảng dạy toán học, vật lý và thiên
văn học trong một trường cấp 2, ở trong nhà làm bằng đất nện. Cuộc sống tù đày
của ông chấm dứt vào tháng 6 năm 1956, ông được phép trở về Nga. Tháng 1 năm
1957, Tòa án Tối cao Liên Xô chính thức phục hồi cho ông. Cho đến năm 1962, ông
tiếp tục làm nghề dạy học, đầu tiên ở làng Vladimia, sau ở thành phố Riazan.
Ông lấy vợ năm 1940. Trong thời gian ông bị bỏ tù, vợ ông đòi ly dị. Nhưng vào
năm 1956 ông vẫn về tìm vợ để nối lại tình xưa. Ông chia tay bà năm 1967, rồi
tái giá với nhà toán học Natalia Svetlov. Năm 1970, ông có đứa con đầu tiên,
cũng là năm ông được giải Noben văn học. Khi đi nhận giải Nhà nước Liên Xô gợi
ý ông ở luôn ở nước ngoài. Ông không muốn rời xa Tổ quốc nên quyết định không
đi nhận giải. Năm 1971, ông bị cấm lưu trú ở Moskva. Năm 1974, ông bị tước
quyền công dân Liên Xô. Tháng 2 năm 1974, ông bị bắt và bị trục xuất khỏi Tổ
quốc. Ông bay sang CHLB Đức và được văn hào Henrich Bon chào đón nhiệt liệt!
Sau một thời gian ngắn lưu lại nước Đức, ông tới Thụy Sĩ. Năm 1976, ông sang Mỹ
và định cư ở bang Vermon. Ngày 15/08/1990, ông được khôi phục Quốc tịch Nga,
nhưng mãi đến năm 1994 ông mới trở về Tổ quốc. Năm 1998, lễ mừng thọ 80 tuổi
của ông đã được tổ chức trọng thể ở nhiều nơi trên khắp nước Nga và thế giới.
Tổng thống Liên bang Nga Putin đã đích thân đến thăm ông, bày tỏ lòng kính
trọng và biết ơn đối với một nhà văn suốt đời quên mình chiến đấu cho một nước
Nga hùng mạnh và văn minh!
Nhà văn Solzhenitsyn ngay từ trước chiến tranh thế giới thứ 2 đã tìm cách in những tiểu luận đầu tiên của mình; nơi ông có cơ hội thể hiện một số quan điểm về lịch sử, triết học, học thuật, các cảm quan về thế giới, bí mật của tâm hồn con người trong tư cách của chủ thể sáng tạo, cái tôi lý tưởng và cái tôi trần thế… Trong tù, ông may mắn có được một chuỗi tràng hạt, đêm đêm cứ lần tràng hạt mà sáng tác, thuộc lòng cả một truyện thơ và một kịch thơ. Khi dạy học ở làng Kok Terek, ông miệt mài viết chữ nhỏ, được ít trang lại cho vào chai chôn xuống đất. Năm 1958, ông được gặp nhà thơ lớn Tvardovxki. Tuy hai người còn có chỗ cách xa nhau, nhưng Tvardovxki vẫn luôn luôn quý trọng nhà văn còn trong bóng tối. Sozenhitxưn hiểu rằng thời cơ đã đến (vì Tvardovxki là Tổng biên tập Tạp chí Thế giới mới). Trong khoảng 3 tuần ông viết xong tiểu thuyết Một ngày của Denitsovic mà ông đã nghiền ngẫm ngay từ năm 1950. Nhà thơ Tvardovxki đã đọc nó một cách thích thú và tâm đắc về những vấn đề cũng như lối hành xử văn chương của cuốn tiểu thuyết. Ngay sau đó, Tvardovxki đã tìm cách đọc riêng cho Tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Krrupxov nghe. Sau đó, Krrupxov đã đồng ý cho in cuốn tiểu thuyết này trên Tạp chí Thế giới mới vào số 11 năm 1962. Một ngày của Denitsovic lập tức được báo chí toàn cầu ngợi khen ngay ở đầu các trang nhất, trở thành một cái mốc trong lịch sử văn chương và chính trị nước Nga, khẳng định tính giá trị đăng quang của một nhà văn lớn của nhân loại. Tác phẩm này kể lại một ngày của một người bạn tù, dù bị xiềng xích, ép buộc, mất quyền làm người…vẫn luôn giữ được tấm lòng và tình yêu thương con người, hướng về một thế giới tự do, văn minh…nghĩa là tự giải phóng được chính mình mà không lệ thuộc vào tù ngục và xiềng xích. Năm 1963, trên Tạp chí Thế giới mới lại in cuốn tiểu thuyết Nhà của Matriona, là minh chứng xác thực cho sự đóng góp vĩ đại của Solzhenitsyn cho văn học Nga và thế giới. Cuốn tiểu thuyết này ca ngợi phẩm chất đạo đức, những giá trị luân lý bền vững của tâm hồn Nga ngay cả khi nó bị chà đạp, bị uốn cong vì những mưu toan láu cá và những thủ đoạn chính trị bịp bợm.
Sau khi Nikita Krrupxops bị mất chức (10/1964), Solzhenitsyn lại bị phe bảo thủ công kích dữ dội, dẫn đến việc ông được Tạp chí Thế giới mới đề cử cho giải thưởng văn học Lênin cũng không đi đến đâu.
Một lần nữa, ông bị quy kết là nhà văn bôi đen chế độ. Thế là từ đây, các tác phẩm sáng tác của ông không được phép xuất bản. Các tác phẩm ấy sau này gần như được xuất bản hầu hết ở nước ngoài. Năm 1967, ông gửi một lá thư ngỏ cho Đại hội toàn quốc lần thứ IV các Nhà văn Liên Xô, yêu cầu bỏ chế độ kiểm duyệt. Năm 1968, tám chương tiểu thuyết Trại ung thư của ông đã lên khuôn, nhưng đến giờ chót Chủ tịch Hội Nhà văn Liên Xô Phê Đin đã ra lệnh ngừng in. Tháng 12 năm 1969, ông bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn. Bên cạnh sự khẳng định sự cao quý và nhân từ của nhân dân Nga, Solzhenitsyn kiên quyết chỉ ra những khiếm khuyết của chế độ đương thời. Điều này được thể hiện rõ nhất trong bộ tiểu thuyết – ký sự đồ sộ Quần đảo Goulag xuất bản ở Pari nước Pháp năm 1973 và năm 1976. Năm 1990 là Năm Solzhenitsyn, ông được tung hô khắp nơi. Tạp chí Komxomon phát hành 27 triệu bản, tổ chức một chương trình với tựa đề: Chúng ta phải tổ chức lại nước Nga như thế nào? Thế nhưng, khi người ta quyết định trao giải thưởng Nhà nước bộ tiểu thuyết Quần đảo Goulag thì ông lại từ chối!
Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Solzhenitsyn là cuộc đời đầy bão táp, sóng gió. Ở ông hiện lên một nhân cách bất khuất, kiên cường, một nghị lực vô song khi biết vượt qua khó khăn, nguy hiểm để sáng tác những tác phẩm bất hủ. Thậm chí gần đây, nhiều học giả còn không ngần ngại coi ông là nhà văn Nga vĩ đại nhất. Tác phẩm của ông, hai thế kỷ liền đang gây tranh cãi ở phương Tây, sau khi được xuất bản toàn tập vào năm 2002 bằng tiếng Pháp. Đó là một Solzhenitsyn suốt đời dấn thân và nhập cuộc đến cùng vào hành trình khám phá thế giới phong phú tâm hồn Nga, bản tính Nga. Chỉ có lòng yêu nước vô bờ bến mới thúc đẩy sự dấn thân, can đảm và hy sinh ấy của ông trong văn chương vì nước Nga, vì nhân dân Nga đến vậy!
Nhà văn Solzhenitsyn ngay từ trước chiến tranh thế giới thứ 2 đã tìm cách in những tiểu luận đầu tiên của mình; nơi ông có cơ hội thể hiện một số quan điểm về lịch sử, triết học, học thuật, các cảm quan về thế giới, bí mật của tâm hồn con người trong tư cách của chủ thể sáng tạo, cái tôi lý tưởng và cái tôi trần thế… Trong tù, ông may mắn có được một chuỗi tràng hạt, đêm đêm cứ lần tràng hạt mà sáng tác, thuộc lòng cả một truyện thơ và một kịch thơ. Khi dạy học ở làng Kok Terek, ông miệt mài viết chữ nhỏ, được ít trang lại cho vào chai chôn xuống đất. Năm 1958, ông được gặp nhà thơ lớn Tvardovxki. Tuy hai người còn có chỗ cách xa nhau, nhưng Tvardovxki vẫn luôn luôn quý trọng nhà văn còn trong bóng tối. Sozenhitxưn hiểu rằng thời cơ đã đến (vì Tvardovxki là Tổng biên tập Tạp chí Thế giới mới). Trong khoảng 3 tuần ông viết xong tiểu thuyết Một ngày của Denitsovic mà ông đã nghiền ngẫm ngay từ năm 1950. Nhà thơ Tvardovxki đã đọc nó một cách thích thú và tâm đắc về những vấn đề cũng như lối hành xử văn chương của cuốn tiểu thuyết. Ngay sau đó, Tvardovxki đã tìm cách đọc riêng cho Tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Krrupxov nghe. Sau đó, Krrupxov đã đồng ý cho in cuốn tiểu thuyết này trên Tạp chí Thế giới mới vào số 11 năm 1962. Một ngày của Denitsovic lập tức được báo chí toàn cầu ngợi khen ngay ở đầu các trang nhất, trở thành một cái mốc trong lịch sử văn chương và chính trị nước Nga, khẳng định tính giá trị đăng quang của một nhà văn lớn của nhân loại. Tác phẩm này kể lại một ngày của một người bạn tù, dù bị xiềng xích, ép buộc, mất quyền làm người…vẫn luôn giữ được tấm lòng và tình yêu thương con người, hướng về một thế giới tự do, văn minh…nghĩa là tự giải phóng được chính mình mà không lệ thuộc vào tù ngục và xiềng xích. Năm 1963, trên Tạp chí Thế giới mới lại in cuốn tiểu thuyết Nhà của Matriona, là minh chứng xác thực cho sự đóng góp vĩ đại của Solzhenitsyn cho văn học Nga và thế giới. Cuốn tiểu thuyết này ca ngợi phẩm chất đạo đức, những giá trị luân lý bền vững của tâm hồn Nga ngay cả khi nó bị chà đạp, bị uốn cong vì những mưu toan láu cá và những thủ đoạn chính trị bịp bợm.
Sau khi Nikita Krrupxops bị mất chức (10/1964), Solzhenitsyn lại bị phe bảo thủ công kích dữ dội, dẫn đến việc ông được Tạp chí Thế giới mới đề cử cho giải thưởng văn học Lênin cũng không đi đến đâu.
Một lần nữa, ông bị quy kết là nhà văn bôi đen chế độ. Thế là từ đây, các tác phẩm sáng tác của ông không được phép xuất bản. Các tác phẩm ấy sau này gần như được xuất bản hầu hết ở nước ngoài. Năm 1967, ông gửi một lá thư ngỏ cho Đại hội toàn quốc lần thứ IV các Nhà văn Liên Xô, yêu cầu bỏ chế độ kiểm duyệt. Năm 1968, tám chương tiểu thuyết Trại ung thư của ông đã lên khuôn, nhưng đến giờ chót Chủ tịch Hội Nhà văn Liên Xô Phê Đin đã ra lệnh ngừng in. Tháng 12 năm 1969, ông bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn. Bên cạnh sự khẳng định sự cao quý và nhân từ của nhân dân Nga, Solzhenitsyn kiên quyết chỉ ra những khiếm khuyết của chế độ đương thời. Điều này được thể hiện rõ nhất trong bộ tiểu thuyết – ký sự đồ sộ Quần đảo Goulag xuất bản ở Pari nước Pháp năm 1973 và năm 1976. Năm 1990 là Năm Solzhenitsyn, ông được tung hô khắp nơi. Tạp chí Komxomon phát hành 27 triệu bản, tổ chức một chương trình với tựa đề: Chúng ta phải tổ chức lại nước Nga như thế nào? Thế nhưng, khi người ta quyết định trao giải thưởng Nhà nước bộ tiểu thuyết Quần đảo Goulag thì ông lại từ chối!
Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Solzhenitsyn là cuộc đời đầy bão táp, sóng gió. Ở ông hiện lên một nhân cách bất khuất, kiên cường, một nghị lực vô song khi biết vượt qua khó khăn, nguy hiểm để sáng tác những tác phẩm bất hủ. Thậm chí gần đây, nhiều học giả còn không ngần ngại coi ông là nhà văn Nga vĩ đại nhất. Tác phẩm của ông, hai thế kỷ liền đang gây tranh cãi ở phương Tây, sau khi được xuất bản toàn tập vào năm 2002 bằng tiếng Pháp. Đó là một Solzhenitsyn suốt đời dấn thân và nhập cuộc đến cùng vào hành trình khám phá thế giới phong phú tâm hồn Nga, bản tính Nga. Chỉ có lòng yêu nước vô bờ bến mới thúc đẩy sự dấn thân, can đảm và hy sinh ấy của ông trong văn chương vì nước Nga, vì nhân dân Nga đến vậy!
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Thanh Hóa ngày 16/11/2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét