Home
» Thư viện văn xuôi
» Thần nữ huyện Lê Dương – Truyện ngắn thần thoại của Đỗ Nhựt Thư (Quảng Nam)
Thần nữ huyện Lê Dương – Truyện ngắn thần thoại của Đỗ Nhựt Thư (Quảng Nam)
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016
Sáng
ngày vọng mạnh xuân năm Canh Tuất vùng trời tổng Mỹ Hòa bỗng nhiên nỗi gió, mây
trắng ùn ùn kéo đến, bá tính ngước nhìn thấy hình rồng mềm mại vờn châu suốt cả
nửa canh giờ. Khi mây tạnh trời quang cũng là lúc Trịnh phu nhân của cựu quan
Đặc tấn tùng đại phu Nguyễn công hạ sinh một tiểu thư da trắng như tuyết, khóc
váng cả nhà, hương thơm thoang thoảng. Chúng dân cho là sự lạ, một lòng thành
kính lo toan.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Đỗ Nhựt Thư
Họ tên thật Đỗ Nhựt Thư
Địa chỉ: Tỉnh Quảng Nam
Email: dokongnhan@gmail.com
_____
Sáng ngày vọng mạnh xuân năm Canh Tuất vùng
trời tổng Mỹ Hòa bỗng nhiên nỗi gió, mây trắng ùn ùn kéo đến, bá tính ngước
nhìn thấy hình rồng mềm mại vờn châu suốt cả nửa canh giờ. Khi mây tạnh trời
quang cũng là lúc Trịnh phu nhân của cựu quan Đặc tấn tùng đại phu Nguyễn công
hạ sinh một tiểu thư da trắng như tuyết, khóc váng cả nhà, hương thơm thoang
thoảng. Chúng dân cho là sự lạ, một lòng thành kính lo toan.
3
tuổi Nguyễn tiểu thư mới biết đi, mà lạ chỉ đi bằng 2 ngón chân cái, mỗi bước
chỉ khoảng nửa thước ta, mặt như hoa nở, giọng vang mà dịu.
Tuổi
thơ tiểu thư chăm lo đọc sách, hay nghiền ngẫm sách y lý và lấy hát múa làm
vui, thường chăm lo giúp bạn như một bề trên, bọn đồng lứa luôn tôn kính như
thần. Những đêm rằm tiểu thư mặc y bằng lụa đỏ, vừa múa, vừa hát lại đệm bằng
tiếng sáo du dương phát ra từ hai cánh mũi của mình, chúng dân ngồi xem đông
đảo, ngưỡng vọng, họ mường tượng như đang thưởng thức đêm nhã nhạc nơi bồng lai
tiên cảnh.
Từ
11 tuổi tiểu thư đã bộc lộ thiên căn, một mặt bốc thuốc giúp đời, mặt khác chấn
chỉnh đạo đức ở miền hương đãng, những kẻ tà dâm run sợ, bọn cường hào ác bá;
quan lại nhũng nhiễu co vòi. Bá tánh huyện Diên Phước những đêm ngày sóc, ngày
vọng lập đàn cảm tạ đất trời đã cho tiên nữ giáng trần cứu giúp dân lành được
sống trong cảnh vô ưu an lạc.
Đúng
1 chu kỳ hành đạo, tiểu thư tịch diệt, để lại di ngôn là sẽ ở lại đất Quảng cứu
nhân độ thế và trừ gian diệt tà. Cả vùng thương tiếc, đến nỗi 3 năm sau đó thấy
mộ bà có nguy cơ sạt lở, đích thân Tổng đốc Quảng Nam Nguyễn Công Thưởng lập
đàn cúng tế, xin di dời về làng Phước An. Ngày bốc mộ cốt cách vẫn nguyên vẹn,
tươi như hoa thắm, đất mộ đổi màu ngũ sắc, một dây chuyền ngọc bằng cỏ quanh
người.
Nguyễn sinh – người cháu trực hệ vâng lời bà nhập đồng làm lễ tạ. Quan
dân cả vùng kinh sợ. Bá tánh cánh Bắc tỉnh nhà thành kính suy tôn là Bà Phường
Chào, họ được hưởng cảnh thái bình thịnh trị một thời.
*****
Sau
5 chu kỳ nhập định, động lòng bà xin Mẫu về thăm quê cũ. Đang vui bỗng bà
thoáng biến sắc khi nhìn vùng đông nam dậy tiếng than van, vân du theo sông
Trường chảy dọc ven biển của xứ đất địa linh nhân kiệt, bà buồn lòng nhìn chúng
dân xơ xác trên vùng cát trắng phau, khô khát. Những giồng khoai lang thấm đẫm
mồ hôi của người dân quê từ mờ sương vẫn không thoát khỏi cảnh đói nghèo, những
thân người ốm o trong tấm áo nâu bạc màu vá chùm vá đụp, bà khẻ thở dài.
Bà
loanh quanh nơi tổng An Thanh Hạ, con sông Trường như dãi lụa uốn lưng nống lên
sát quan lộ, cây lá sum sê như rừng, núi Ngọc Châu yên tỉnh, nhìn bến sông vắng
vẻ, chợt thấy trên sông những chiếc ghe lặc lè hàng hóa của vùng tây nam, những
hồ tiêu, ngọc quế, hương trầm, những buồng cau mẩy quả căng tròn … Những cánh
tay gân guốc, những gương mặt khắc khổ lo toan, nhễ nhại mồ hôi đang ra sức
chèo ghe về cảng thị Hội An bán hàng. Bà đổi sắc mặt.
Bến
sông làng Phước Toàn dần dần đông vui từ khi có một cô gái đẹp đến mở quán hàng
bán nước chè tươi đặc sản làng Tiên Sa, phủ Hà Đông và món bánh đúc tưới nhưn
tép chiên vàng rộm. Và rồi những chiếc ghe bầu vượt cửa Đại Chiêm đã quẹo trái,
bỏ cảng thị Hội An cho những tàu ngoại quốc to lớn, họ luồn theo sông Trường về
bến chợ mới phủ Thăng Hoa, nơi bán buôn phù hợp với quê kiểng đất Việt dân dã,
có quán nước cô thôn nữ xinh đẹp, dịu dàng và quyến luyến một cách ma mị.
Mà
lạ, mua bán gì ở nơi này cũng thuận mua vừa bán, bên nào cũng thấy được nên dần
sầm uất, thịnh vượng. Ai ai cũng bảo: “Chợ
được hỉ”. Và chết tên chợ Được từ đó.
Một
sáng tháng giêng vui như hội sau ngày hạ nêu vài bữa, dân chúng kinh ngạc khi
đến chợ, cả quán và cô hàng nước bỗng nhiên biến mất. Các cụ lão làng ngẫm
ngợi, họ tin cô là một vị thần hiển linh giúp dân vùng đông nam xứ Quảng thoát
cảnh khổ ải lầm than, dân bèn lập một miếu thờ trên nền quán cũ và hàng ngày
hương khói. Việc được viết sớ tâu lên vua Thành Thái, ngài bèn sắc phong bà là:
“Trai Thục Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng
Thần Nữ Nguyễn Thị Linh Ứng Tôn Thần”.
*****
Thời
gian trôi thế mà nhanh lạ, mọi điều đều phai nhạt, miếu bà còn đó mà niềm tin
vào những chuyện thiêng liêng về bà đã dần mai một.
Đâu
khoảng thêm 1 giáp sau việc ấy, tổng An Thanh Hạ lại có chuyện đáng lo. Thằng
Bá con Chánh tổng như đứa con lạc loài của trăm họ xuất hiện, hắn coi trời như
lá má, ngang tàng, nhâng nháo hết chỗ nói. Lêu lổng từ nhỏ, chẳng chịu học
hành, ỷ thế nhà có hàng trăm mẫu đất nên hắn cứ ăn chơi suốt, càng coi khinh
chúng dân từ khi cha hắn bỏ mấy trăm quan tiền chạy chức Chánh tổng. Cả vùng
trời nhỏ này như là của nhà hắn.
Hàng quán thấy hắn thì méo mặt, uống tràn cung mây, nợ như chúa Chổm,
may mà bà Chánh tổng cũng là người hiền thục, bà thường bỏ tiền ra lo chuyện
cúng tế làng xóm, tổ tiên và trả nợ quán xá để mong cứu chuộc phần nào lỗi lầm
của cha con hắn. Hắn là ngà suốt ngày, cùng lũ đàn em theo đóm ăn tàn, từ đó
ham muốn sắc dục khởi phát như mang bệnh cuồng dâm.
Hắn
tán tỉnh hết cô này đến cô khác, lại bu bám suốt cả quãng đường làng, đến
nơi vắng vẻ là ôm chầm lấy sờ mó, các cô
chống cự, thoát chạy, họ lập nhóm cùng đi mà cũng nhiều lần bị hắn trơ trẽn làm
càn.
Tiếng
than rầm rĩ mà đố ai dám lên tiếng, vụ việc chưa xâm hại đến mức phải nghiêm
trị, lại phải qua làng, tổng. Bọn chức dịch ở làng lại nể sợ Chánh tổng một
phép, dù gì cũng là cấp trên. Gái nào đến tuổi cập kê lại xinh đẹp là khó có
chồng, trai làng khác đến dòm ngó là u đầu mẻ trán, đành chịu lép một bề, có cơ
dễ thành gái già vì lở dở một thời xuân
sắc. Khổ thay.
Đêm
xuân, trăng 16 trải ánh vàng xuống làng quê mượt mà như nhung lụa, gió xuân hây
hẩy trên cánh đồng lúa xanh rập rờn bổi hổi, những hàng tre cao tỏa bóng che
con đường cho những đôi trai gái hân hoan ôm ấp tâm sự sau buổi hát hò khoan
đối đáp nồng nàn phồn thực. Làng mở lễ tế bà từ 11, rồi tế xuân tại đình và vui
hội đêm nay.
Bá
cũng liêu xiêu đi tìm bạn tình, mấy cô gái non tơ thoáng thấy hắn đã lẫn sang
ngõ khác. Rượu đã thấm, xuân tình càng rạo rực, hắn lơ ngơ mê mãi trên đường.
Bỗng hắn sững người, phải dụi mắt mấy lần coi có phải thực hay hư, một dáng
tiên yểu điệu đứng dưới cây si cổ thụ nhìn hắn cười e lệ. Hắn giở giọng bướm
hoa:
-
Kìa cô em, sao lại đứng một mình? Em chờ ai chăng? Cả tổng này bọn thanh niên
chỉ có ta là nhất. Xán lại: - Ôi em xinh quá.
Nàng
cười mê hồn pha vẻ lẳng lơ, Bá vội đưa 2 tay ôm choàng lấy nàng, hắn giật mình hụt hẩng, sao thế nhỉ? Bỗng có
tiếng cười dòn, giọng ngọt như mật sau lưng:
-
Thiếp ở đây mà…
Hắn
quay lại, một cái tát như trời giáng vào mặt và người đẹp biến mất. Hắn ù té
chạy, đến nhà nằm vật, thở như heo hộc, đầu nhức như búa bổ, lảm nhảm từ đêm
ấy.
Mẹ
hắn gọi thầy chữa trị, không khỏi. Gạn hỏi, hắn cà là cặp lặp kể lại chuyện đêm
xuân. Mẹ hắn điếng hồn:
-
Bà! Bà trị mày đó, thằng mất dạy. Phải lễ xin. Khổ!
*****
Nghe
cụ nội kể chuyện thần tích một thời, thấy tôi nửa tin nửa ngờ, cụ bảo:
- Thiên cơ bất khả lậu, dương thịnh âm suy,
và rồi sẽ lại âm thịnh dương suy, đời cứ thế vần xoay. Cháu không thấy mọi sự
gần như là có sự sắp đặt một cách vi diệu hay sao?
Ngày sóc, trọng đông, Quý Tỵ - 2013
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Quảng Nam ngày 22/01/2016
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét