Home
» Lý luận phê bình
» Vài suy nghĩ khi đọc lão Gàn chửi quan tham – Bài viết Đặng Xuân Xuyến (HN)
Vài suy nghĩ khi đọc lão Gàn chửi quan tham – Bài viết Đặng Xuân Xuyến (HN)
Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019
“Xin
Chửi Một Phát Hạ Hỏa” là bài thơ 5 chữ của nhà thơ Nguyễn Xuân Lộc, sáng
tác năm 2015, nhân sự kiện ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn
La có “tâm tư”: “Chưa có tượng đài là
thiệt thòi cho chúng tôi”. Bài thơ như một cái tát, giáng thẳng vào mặt lũ
quan tham, lũ người mà nhân dân miệt thị và căm phẫn gọi là “cẩu quan”.
Tác giả Đặng Xuân Xuyến
Họ tên Đặng Xuân Xuyến
Sinh sống tại Hà Nội
ĐT: 0903413075
Email: baothang_xuanxuyen@yahoo.com.vn
_____
Vài suy nghĩ khi đọc lão Gàn CHỬI QUAN THAM
*
“Xin
Chửi Một Phát Hạ Hỏa” là bài thơ 5 chữ của nhà thơ Nguyễn Xuân Lộc,
sáng tác năm 2015, nhân sự kiện ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
tỉnh Sơn La có “tâm tư”: “Chưa có tượng
đài là thiệt thòi cho chúng tôi”.
Bài
thơ như một cái tát, giáng thẳng vào mặt lũ quan tham, lũ người mà nhân dân
miệt thị và căm phẫn gọi là “cẩu quan”.
XIN
CHỬI MỘT PHÁT HẠ HỎA
.
Lại
tượng đài ngàn tỉ
Trời
ơi! Thuế của dân
Cụ Hồ
mà sống lại
Chắc
phải bị tâm thần.
.
Thằng
chó nào phê duyệt
Những
dự án tào lao
Một đời
ông giản dị
Biết
phô trương lúc nào?
.
Chúng
bay học tập Bác
Thì học
được thứ gì
Cần
kiệm và liêm chính
Sao
chúng bay vất đi?
.
Kiếm ăn
trên thân xác
Một
người đã chết rồi
Lại
nhân danh cộng sản
Khốn
nạn thế thì thôi!
.
Lâu rồi
không muốn chữi
Nghĩ
đàn gãy tai trâu
Nhưng
làm sao cất được
Cục tức
ở trong đầu.
.
Rặt một
phường xỏ lá
Lên
giọng dạy người ngay
Ông cụ
nằm trong đó
Đau lắm
bởi chúng mày.
.
Vì tiền
làm những chuyện
Hại
nước rồi hại dân,
Thương
cụ mà như thế
Hơn hại
cụ ngàn lần.
NGUYỄN
XUÂN LỘC
.*
Mở
đầu bài thơ, nhà thơ đi thẳng vào vấn đề: “Lại
tượng đài ngàn tỉ” với tiếng kêu căm phẫn: “Trời ơi! Thuế của dân”. Và chẳng cần lịch sự, ông chỉ mặt và gọi
thẳng bọn quan tham là "thằng chó".
Đấy không chỉ là sự miệt thị mà còn là sự căm phẫn đến tột cùng của ông, của
triệu triệu người dân đất Việt dành cho lũ quan tham:
"Thằng chó nào phê duyệt
Những dự án tào lao
Một đời ông giản dị
Biết phô trương lúc nào?"
Hệ
thống truyền thông rần rần những ngợi ca đức tính giản dị, cần kiệm, liêm
chính, chí công của cụ Hồ. Báo đài của Đảng - Nhà nước cũng rầm rộ kêu gọi toàn
Đảng - toàn dân - toàn quân quyết tâm "sống, chiến đấu, lao động và học
tập theo gương Bác Hồ vĩ đại'. Tiêu tốn biết bao tiền thuế của dân vào cuộc vận
động "sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại'', ấy
thế mà lũ quan tham chẳng học được gì để “vì dân vì nước”, mà chúng chỉ chăm
chăm nghĩ ra những chiêu trò đục khoét, cướp bóc của dân, thỏa chí 'vinh thân
phì gia'. Chúng nghĩ ra trăm nghìn “dự án tào lao” để chia chác “lợi ích”, tàn
phá đất nước, bất chấp lòng dân uất hận.
Xót
xa khi liên tưởng tới cuộc đời thanh bạch, giản dị của cụ Hồ: “Một đời ông giản dị/ Biết phô trương lúc
nào?”, nhà thơ thẳng thắn chất vấn lũ quan tham: "Chúng bay học tập Bác/ Thì học được thứ gì", khi mà: “Cần kiệm và liêm chính/ Sao chúng bay vất
đi?".
Ông
chua xót chỉ ra lũ quan tham là hiện thân của một bầy kền kền:
"Kiếm ăn trên thân xác
Một người đã chết rồi
Lại nhân danh cộng sản
Khốn nạn thế thì thôi!"
Có
lẽ ông không thể ngờ những con kền kền ấy lại "kiếm ăn trên thân xác" của chính người mà chúng đã tôn thờ,
đẩy lên thành bậc thánh nên lời thơ của ông chứa đầy sự uất hận và mai mỉa.
Lũ
kền kền ấy đã nghĩ ra đủ chiêu trò để đục khoét ngân khố quốc gia, bòn rút cạn
kiệt tiền thuế của dân: xây tượng đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng, xây Quảng trường Hồ
Chí Minh... Chúng trắng trợn và tởm lợm đến mức tị hiềm nhau giữa “quốc dân
đồng bào”: "chưa có tượng đài là
thiệt thòi cho chúng tôi" vì nếu xây dựng tượng đài cụ Hồ thì những
khoản "chia chác" đút túi
sẽ không nhỏ, sẽ chả kém gì dự án "bột
nở" - dự án nạo vét sông Sào Khê (Ninh Bình) đội vốn gấp 26 lần: từ 72
tỉ lên 2.600 tỉ.
Đấy
mới là mục đich của chúng!
Chúng
cần gì quan tâm đến cuộc sống của người dân đang lầm than, cơ cực:
"Tôi nghe...
Đứa trẻ Gia Lai chết trong tức
tưởi
Ba năm tới trường bằng mượn áo rách
của anh
Bà Lò Thị Phanh
Bệnh viện trả về
Không tiền thuê xe
Xác cuốn chiếu
Gập ghềnh xe thồ hơn trăm cây số."
(Tôi Nghe - Đặng Xuân Xuyến)
Dặn
lòng nhẫn nhịn vì nghĩ "đàn gảy tai
trâu", nhà thơ Nguyễn Xuân Lộc cũng tựa như triệu triệu
người dân đất Việt nhẫn nhịn mọi chuyện để an phận với cuộc sống ấm ức, bị chặn
đầu cướp đuôi. Sai lầm của ông, của tôi, của nhiều người dân lương thiện là đã
"tặc lưỡi" cho qua
"mọi chuyện" mà không biết rằng lũ quan tham ma mãnh lắm, xảo trá
lắm, độc ác lắm. Chúng rành rẽ mọi chuyện, chúng giỏi “công tác dân vận”, chúng sành về tâm lý và "chiến tranh tâm lý" nên chúng làm
được những chuyện "kinh thiên động
địa", những chuyện táng tận lương tâm - những chuyện mà người lương
thiện không bao giờ dám làm.
Ông
vạch mặt, chỉ đích danh lũ chúng là phường xỏ lá, kệch cỡm, là lũ vì tiền mà
bán linh hồn cho quỷ, hại nước hại dân:
"Rặt một phường xỏ lá
Lên giọng dạy người ngay"
Và
trầm giọng:
“Ông cụ nằm trong đó
Đau lắm bởi chúng mày.”
Rồi
kết luận:
“Thương cụ mà như thế
Hơn hại cụ ngàn lần.”
Tôi
nghĩ, ở 2 câu kết này nhà thơ Nguyễn Xuân Lộc đã sai vì lũ quan tham ấy, lũ kền
kền ấy nào có thương xót cụ Hồ. Chúng chỉ lợi dụng tên tuổi Cụ, uy danh Cụ để
hợp thức hóa việc trấn cướp tài sản của đất nước, bòn hút xương máu của nhân
dân. Có lẽ, bài thơ không nên có khổ thơ thứ 7 thì sức chiến đấu sẽ cao hơn.
Dẫu
vậy, thì đây là một bài thơ rất đáng đọc.
*
Hà
Nội, chiều 26 tháng 10 năm 2018
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 16/01/2018
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét