Home
» Tiểu thuyết - Truyện dài
» Chuyện một người đàn bà… năm con (Phần 8) – Tiểu thuyết của Lê Khắc Thanh Hoài (Paris)
Chuyện một người đàn bà… năm con (Phần 8) – Tiểu thuyết của Lê Khắc Thanh Hoài (Paris)
Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019
Cho dù
ai có chê cười, cho bà là mê tín dị đoan, không cao siêu sâu sắc, ngây thơ nhẹ
dạ, chỉ biết khấn vái, cầu nguyện, bà cũng mặc. Đời bà thăng trầm dâu bể, sóng
gió triền miên, nếu không có bàn tay Bồ Tát, bà tin chắc là bà khó mà còn sống
sót đến ngày nay. Cũng thế đối với con cháu bà, mỗi khi gặp khó khăn hiểm nguy gì,
bà cũng chỉ biết hết lòng tụng niệm Bồ Tát là vượt qua.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
__________________________
Lê Khắc Thanh Hoài
CHUYỆN MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ …NĂM CON
__________________________
Lê Khắc Thanh Hoài
CHUYỆN MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ …NĂM CON
Lê Khắc Thanh Hoài
Nội dung:
Đây
là quyển tiểu thuyết đầu tay của một nữ nhạc sĩ hiện đang định cư ở Paris, Pháp
quốc. Nhân vật nữ trong truyện cũng là một nữ nhạc sĩ, với câu chuyện tình lãng
mạn nhưng đầy kịch tính cùng nhân vật nam là một nhà tư tưởng thiên tài, một
giảng sư đại học với năng khiếu bẩm sinh xuất chúng.
Qua
ngòi bút của tác giả, những tình tiết trong câu chuyện tình giữa hai người được
trình bày một cách đầy thú vị và lôi cuốn nhưng cũng không kém phần bi tráng.
Và khi mâu thuẫn phát sinh giữa tình yêu - được dẫn dắt bởi những cảm nhận trực
tiếp từ trái tim - với tình mẫu tử - thiên chức thiêng liêng của người làm mẹ -
thì nhân vật nữ đã quyết định chọn con đường tốt nhất cho năm đứa con của mình,
cho dù bản thân vẫn chưa quên được tình cảm với người yêu.
Nhân
vật nam trong truyện cuối cùng rồi cũng có được một kết cục vô cùng tốt đẹp.
Thế nhưng, điều đó đã diễn ra như thế nào thì có lẽ người đọc phải tự mình nhận
hiểu chứ không thể chỉ dựa vào những phác họa đơn sơ từ tác giả.
Và
có lẽ cũng chính vì thế mà đây sẽ là một tập truyện để lại nhiều tiếng vang,
nhiều dấu ấn trong lòng người đọc. Phảng phất đó đây trong tác phẩm, ta sẽ nhận
ra không ít những cách lý giải về nhân duyên, nghiệp báo, về cái tốt và cái
xấu, về tình yêu và tình người... Và tất cả những điều đó phản ánh một tâm hồn
nhạy cảm, một cuộc sống nhiều trải nghiệm cũng như một chữ tình vô cùng đa dạng.
Với những đoạn miêu tả cảm xúc vô cùng sinh động, có thể người đọc sẽ không
khỏi băn khoăn tự hỏi, liệu đó là những miêu tả về nhân vật hay về chính bản
thân tác giả?
***
PHẦN 8
Cho
dù ai có chê cười, cho bà là mê tín dị đoan, không cao siêu sâu sắc, ngây thơ
nhẹ dạ, chỉ biết khấn vái, cầu nguyện, bà cũng mặc. Đời bà thăng trầm dâu bể,
sóng gió triền miên, nếu không có bàn tay Bồ Tát, bà tin chắc là bà khó mà còn
sống sót đến ngày nay. Cũng thế đối với con cháu bà, mỗi khi gặp khó khăn hiểm
nguy gì, bà cũng chỉ biết hết lòng tụng niệm Bồ Tát là vượt qua.
Con
gái bà không may nên mỗi lần sinh đẻ là mỗi lần ''thập tử nhất sinh'' bà chỉ
biết nương tựa vào bàn tay Bồ Tát. Không hiểu sao đứa cháu ngoại gái của bà lớn
lên, mới bốn tuổi, chưa ai dạy bảo gì mà khi thấy hình Bồ Tát là nó cứ ôm vào
lòng hôn chùn chụt và nhất định đòi cho được hình Bồ Tát để chưng trong phòng
ngủ của nó. Bà không quên được ngày nó sinh ra, thật là khó khăn đau đớn cho mẹ
nó. Tính mạng treo mành. Suốt ngày hôm đó bà phải liên miên trì tụng Bồ Tát nên
mới được mẹ tròn con vuông. Bà tin chắc rằng vì thế mà đứa cháu ngoại không ai
dạy bảo mà đã thương Bồ Tát. Bồ Tát hẳn đã cứu mạng hai mẹ con nó chứ chẳng
sai!
Tuy
có lòng tin theo Bồ Tát như thế và do ảnh hưởng Thiên Chúa giáo từ thuở nhỏ
theo học với các ''ma xơ'' nên hình ảnh Bồ Tát cũng làm bà liên tưởng đến Đức
mẹ Maria. Đấng Từ Mẫu đã xoa dịu biết bao nhiêu khổ đau của con người. Mà nghĩ
đến Đức Mẹ thì không thể quên Chúa Giê Su với tâm thương tưởng và dạy dỗ chúng
sinh chẳng khác nào Bồ Tát. Và ngày lễ Noel đã trở nên một ngày lễ của gia đình
không còn giới hạn tôn giáo, là một tập quán đẹp và đầy ý nghĩa. Ngày đó, nơi
nơi mọi gia đình tụ họp sum vầy để tỏ lòng thương quí nhau, các món quà trao
nhau để biểu lộ sự ân cần chăm sóc nhau.
Cũng
thế, gia đình bà lại tụ họp mỗi dịp Noel về. Ba thế hệ quây quần. Thật buồn
cười, nửa tây nửa ta, nửa mặn nửa chay, nửa già nửa trẻ... Bà thì đã bước qua
lục tuần, con cái thì trên ba mươi xấp xỉ bốn mươi cả và bầy cháu nội ngoại thì
như một khóm măng non nhỡn nhơ chồi lên sức sống vỡ bờ. Đám con nít thật là ồn
ào náo nhiệt, xôn xao hớn hở trước các món đồ chơi. Người lớn thì trầm tư, xúc
động ngắm nhìn trẻ thơ vô tư hồn nhiên sung sướng, gạt bỏ một bên những phiền
toái lo âu, mệt mỏi...
-
Mời bà ngoại, cậu, dì hãy yên lặng nghe Myrtille hát và múa!
-
Hoan hô! Nào chúng ta hãy yên lặng!
Con
bé thật ngộ nghĩnh, hát hay và múa giỏi dù chẳng học múa ở đâu cả. Mọi người
trầm trồ khen ngợi.
- Phải ghi tên cho nó vào trường múa “ba lê" sớm đi chứ!
- Phải ghi tên cho nó vào trường múa “ba lê" sớm đi chứ!
- Nó
còn phải học piano với bà ngoại!
-
Nó vẽ cũng hay lắm... chắc nó sẽ là họa sĩ... cho nó đi học vẽ!
-
Thôi xin can, họa sĩ nghèo, khổ lắm...
-
Múa hát đàn địch gì thì cũng có khác đâu, nghệ sĩ thì nghèo và khổ là cái chắc!
-
Ai bảo nó thành nghệ sĩ đâu, múa hát đàn địch cho vui th̀ôi mà...
-
Phải rồi, nhưng ai mà biết được tương lai, chơi mà thật, thật mà chơi...
-
Thì cứ nhìn bà ngoại... chơi mà thành thật đó!
-
Đúng... trăm phần trăm!
-
Đúng hết chỗ nói chứ còn gì nữa... vừa nghèo vừa khổ...
-
Sợ như bà ngoại thì thôi, rán kèm cho nó học hành giỏi, ra bác sĩ như mẹ nó là
yên!
-
Thôi lo làm chi, chẳng ai đoán trước định mệnh, cái gì sẽ chờ đợi mình, sướng
khổ giàu nghèo, là vua hay ăn mày, lọ lem hay công chúa...
-
Phải biết tự chủ!
-
Nói thì dễ...
-
Không cách nào hơn. Tự chủ là vượt lên hoàn cảnh, xoay ngược chiều định mệnh.
-
Giọng thầy giáo, thầy đời, muôn thuở là ông tiến sĩ nhà ta...
-
Triết gia có đồng ý với thầy giáo không nào?
-
Bà ngoại nhạc sĩ nghĩ sao ạ?
-
Ừ... có làm quái gì... trên đời này... cũng chỉ rước khổ vào thân!
-
Làm gì cũng khổ, không làm gì cũng khổ, thế thì phải... làm sao?!
-
Chẳng làm sao cả... nghĩa là...
-
Vô vi như Lão tử?
-
Không, ngược lại cái gì cũng có thể làm miễn không hại ai là được, chỉ là
phương tiện...
-
Mục đích của đời con là thành bác sĩ chữa trị bệnh nhân khỏi các nỗi đau của
thể xác, chẳng phải phương tiện.
-
Chẳng phải thế, chữa trị bệnh nhân chính là phương tiện giúp con phát triển
lòng từ!
-
Vậy thì đâu là mục đích?
-
Khi lòng từ phát triển càng lớn thì con sẽ thấy cứu khổ thân xác rồi chưa đủ,
con sẽ mơ ước một hạnh phúc lớn lao hơn, bền bỉ hơn cho con người.
-
Kéo dài mạng sống, một trăm năm, hai trăm... vĩnh cữu!
-
Con nghĩ như thế và cả khối nhà khoa học cũng đã và đang nghĩ như thế và họ
nghiên cứu ngày đêm.
- Thì đấy chính là mục đích!
- Thì đấy chính là mục đích!
-
Đó là cái thấy sai lệch! Hãy thử tưởng tượng chúng ta tìm ra được liều thuốc
trường sanh bất tử, không một ai phải chết, không còn gì phải sợ, kẻ ác mặc sức
tung hoành!
-
Nguy nan!
-
Khi con thực sự có tâm từ thì con sẽ hướng đến đời sống tâm linh, đạo đức đây
mới đích thực là mục đích.
Với cái tuổi đang từ từ về chiều của bà thì thực sự trong thâm tâm bà chẳng lấy gì làm vui mỗi khi những Noel nầy lần lượt đến và những Noel khác lần lượt qua. Dù vẫn biết tre già thì măng mọc nhưng bà vẫn không thể ngăn chận một nỗi buồn, chán nản nơi đáy lòng. Cuộc đời ai rồi cũng sẽ chấm dứt. Cuộc chia ly nào rồi cũng sẽ phải đến. Ái biệt ly khổ. Đúng như lời Phật đã dạy. Vô thường là một định luật tự nhiên mà con người không thể cưỡng lại. Tất cả những gì mình nhọc công gầy dựng rồi cũng sẽ tan tành theo mây khói. Để khỏi rơi vào bi quan chán chường, bà cố nghĩ đến khía cạnh tích cực của vô thường vì cũng chính nhờ vô thường, nhờ có thay đổi, chuyển hóa mới có tiến hóa và thăng hoa được. Rốt cuộc con người dù sợ vô thường đổi thay nhưng cũng lại rất cần vô thường!
Với cái tuổi đang từ từ về chiều của bà thì thực sự trong thâm tâm bà chẳng lấy gì làm vui mỗi khi những Noel nầy lần lượt đến và những Noel khác lần lượt qua. Dù vẫn biết tre già thì măng mọc nhưng bà vẫn không thể ngăn chận một nỗi buồn, chán nản nơi đáy lòng. Cuộc đời ai rồi cũng sẽ chấm dứt. Cuộc chia ly nào rồi cũng sẽ phải đến. Ái biệt ly khổ. Đúng như lời Phật đã dạy. Vô thường là một định luật tự nhiên mà con người không thể cưỡng lại. Tất cả những gì mình nhọc công gầy dựng rồi cũng sẽ tan tành theo mây khói. Để khỏi rơi vào bi quan chán chường, bà cố nghĩ đến khía cạnh tích cực của vô thường vì cũng chính nhờ vô thường, nhờ có thay đổi, chuyển hóa mới có tiến hóa và thăng hoa được. Rốt cuộc con người dù sợ vô thường đổi thay nhưng cũng lại rất cần vô thường!
Nghĩ như thế để trấn tĩnh lòng mình mỗi khi nghĩ đến cái ngày phải vĩnh
biệt bầy con cháu thân yêu. Càng thương yêu nhiều chừng nào thì càng khổ. Ngắm
nhìn bầy cháu mỗi ngày mỗi lớn, trở thành những thiếu niên yêu đời, dồi dào sức
sống bên cạnh cha mẹ chúng nay đã bước vào tuổi trung niên chững chạc, đã nếm
trải những kinh nghiệm ở đời, cũng mang đầy thử thách chông gai, không có gì
đạt được mà không phải trả cái giá của sự nổ lực không ngừng, sức kiên nhẫn,
chịu đựng, cùng với mồ hôi và nước mắt, bình thường như mọi người trên đời, bà
cảm thấy bình an, bằng lòng với số phận.
-
Thời gian qua mau khiếp thật, mẹ nhỉ!
-
Nhìn Myrtille mẹ cứ ngỡ con thuở bé!
-
Con cũng giật mình, thì ra mình đã ba mươi mấy tuổi đầu...
-
Từ mẹ đến con, từ con đến cháu rồi sẽ từ cháu đến chắt... ngày kia sẽ đến lượt
Myrtille sinh con đẻ cái và con sẽ là bà ngoại!
-
Con chẳng dám nghĩ tới...
-
Mẹ thì không thể quên cái ngày sinh con ở nhà thương, chẳng ai bới xách lo
lắng, ngày con sinh cháu thì mẹ lo đứng ngồi chẳng yên... rồi ngày kia
Myrtille... và con sẽ quấn quít âu lo...
-
Chà mẹ lo chi xa...
-
Thời gian qua mau như chính con đã thấy.
-
Đúng, nhưng con chả lo như mẹ ...
-
Phải rồi, chẳng nên lo trước... mẹ chỉ muốn nói... cái vòng luân hồi tiếp diễn
mãi và chúng ta cũng không biết sẽ đi về đâu... !
-
Nghĩ lại thì cả thế giới cũng không ai biết tương lai quả địa cầu này đi về
đâu... môi trường sinh thái nguy nan, tài nguyên hao mòn, con người sẽ đói sẽ
chết sẽ giết nhau dài dài...
-
Một viễn tượng thật u ám!
-
Hôm nay là Noel mẹ à, hãy tạm quên hết những gì đen tối.
-
Phải rồi, Noel... hãy sống như con nít, trong Kinh Thánh có câu: ''Khổ ngày
nào, đủ cho ngày ấy ''và các vị thiền sư cũng đã từng dạy: ''Chỉ biết ngày
tháng này, hay chi Xuân Thu trước''
-
Mẹ thấy chưa, hãy buông bỏ mọi lo lắng... kìa, mẹ lật album mà xem, có tấm hình
lúc mẹ năm sáu tuổi, con thấy Myrtille cũng giống hệt mẹ.
-
Thảo nào chẳng bà cháu, lại thêm múa hay hát giỏi y hệt bà hồi nhỏ.
-
Cũng lạ, tính tình nó chẳng giống con chút nào!
-
Con ngoan ngoãn, hiền lành, rụt rè nhưng siêng năng và học giỏi lắm!
-
Myrtille thì phá phách hơn cả con trai, lại chọc ghẹo anh nó chịu hết nổi.
-
Thôi thì con cũng nên biết khấn vái Bồ Tát cho nó nên người tử tế!
Cũng may con cái bà đều được tiêm nhiễm đạo Phật, sùng kính Bồ Tát. Đối
với bà thì chỉ có một đời sống tâm linh phong phú mới đem lại hạnh phúc lâu dài
bền bỉ. Bà sống giản dị đạm bạc, siêng năng kinh kệ để tâm hồn được thanh thản,
ngày ngày vẫn chịu khó đi làm cho đến tuổi chính thức nghĩ hưu, như vậy để lảnh
được tiền hưu trí, con cái có phụ giúp thêm gì thì lại càng tốt, bà sẽ được
thong thả, rộng rãi tiêu xài. Vả lại mắc phải cái tật tiêu xài bậy bạ như bà
thì cũng không biết phải có bao nhiêu cho đủ. Bà phải biết tự lo liệu chứ không
lý cứ ngửa tay chờ xin tiền bầy con.
Một
đêm Noel để tạm quên đi những vấn đề, riêng tư, lớn nhỏ. Jérémie, thằng cháu
ngoại thì không ngừng kể những mẫu chuyện hay những câu đố thật khôi hài làm
vui nhộn bầu không khí trầm tư của người lớn. Khuôn mặt xinh đẹp còn rạng rỡ
nét vô tư của nó, với tiếng cười dòn vang, mọi người đều buông thả lòng mình,
đùa giỡn như con nít.
Lúc
ngồi vào bàn ăn, đứa con trai cả cất giọng đọc kinh bằng tiếng Tây Tạng ̣để
dâng thức ăn lên chư Phật cùng hết thảy mọi loài chúng sinh vì nó là một Phật
tử thuần thành và đã quen thực hành như vậy. Phần đọc kinh của nó vừa xong thì
bà nói tiếp: ''Nhưng hôm nay lại là ngày sinh nhật của chúa Giê Su thì chúng
con cũng xin dâng lên chúa và Đức Mẹ Maria''! Con cháu đều mỉm miệng cười vui
vẻ.
Noel năm nay trời lạnh gắt, mấy ngày trước thì tuyết rơi nhiều và bất
thình lình nên đường xá giao thông bị kẹt làm trở ngại nhiều công việc, ai cũng
lo lắng sợ ngày Noel mà tuyết còn rơi nhiều như vậy e các gia đình khó tụ họp
đông đủ, may thay đúng ngày Noel dù lạnh nhưng khô ráo, tuyết tự nhiên ngừng
rơi.
-
Bà ngoại này, gia đình mình tụ họp đông đủ như vầy thật vui, con đã kể những
câu chuyện tếu, em con đã múa hát, giờ thì đến lượt bà phải làm một màn gì
chớ!
-
Màn gì bây giờ nhỉ? hát hò thì bà chẳng còn hơi hám...
-
Nhưng chắc chắn bà vẫn còn hơi sức để kể một kỷ niệm đẹp của đời bà, vậy hãy kể
chuyện, điều mà con thích nhất!
-
Một kỷ niệm đẹp... nào để bà suy nghĩ... cố ôn lại xem cuốn phim của đời bà
nhé!
Và
như thế, cuốn phim của đời bà được quay chiều trở lại ngược dòng thời gian của
hơn bốn mươi năm về trước, của hơn bốn mươi mùa Noel đã trải qua. Kỷ niệm đẹp
ấy lại xảy ra đúng vào mùa Noel. Một Noel lạnh giá và trắng xóa. Tuyết đã rơi
xuống thành phố Paris như chưa bao giờ từng rơi...
Thuở ấy bà chỉ là một thiếu nữ vừa tròn đôi mươi, bà có cái may mắn được
du học tại Bruxelles, một trong những thành phố cổ xưa của Âu Châu, bà cũng ở
nội trú với các ''ma xơ'' như thuở nhỏ ở quê nhà, chăm chỉ học hành, nghiêm
túc, đàng hoàng. Nhưng chỉ được vài tháng trời ngắn ngủi thì đám sinh viên nội
trú cùng ở chung với bà hùa nhau than phiền:
-
Chúng tôi chẳng hiểu bạn học hành lúc nào nhưng tối ngày chỉ nghe tiếng piano
và tiếng sáo của bạn, thật là bực mình khi chúng tôi phải lo học bài, yêu cầu
bạn đừng chơi đàn thổi sáo trong cư xá nữa!
-
Vâng, xin lỗi đã làm phiền, vậy thì tôi sẽ tìm cách chơi ở ngoài cư xá
vậy...
Và
như thế mỗi lần đi đâu bà đều đem theo cây sáo, ngay cả những lúc đến giảng
đường, vào những giờ nghĩ ngơi, bà cùng một vài bạn học xuống chỗ giải lao,
cafeteria, uống một cốc nước ngọt, nếu vắng vẻ ít người thì bà rút cây sáo
trong cặp ra và khoe với bạn bè:
-
Nào mời các bạn hãy lắng nghe, đây là giai điệu mới nhất mà tôi vừa sáng tác
tối nay...
-
Hoan hô, nào chúng ta cùng lắng nghe!
Một
năm học sắp trôi qua như thế, có lẽ bà đã để thì giờ sáng tác các ca khúc nhiều
hơn là học hành. Cho đến mùa Noel tới thì bà không còn biết học hành là gì
nữa...
Không hiểu sao mà từ khi xa quê hương xứ sở, bà lại ''thèm'' âm nhạc đến
như thế, các giai điệu ở đâu cứ tuôn trào trong đầu, thế là đang học bài bà
cũng ngừng lại để nắn nót mấy nốt nhạc kẻo nó lại chạy mất đâu và chắc chắn là
bà sẽ không thể nào nhớ lại nổi.
Lúc
bấy giờ tình cờ, qua sự giao thiệp với bạn bè bà con ở Paris, bà chơi thân với
một họa sĩ, khi có ca khúc nào thật đắc ý bà thường gởi qua khoe với người bạn
này.
Đặc
biệt vị họa sĩ này tuy đã ở Paris lâu năm nhưng lại nấu ăn rất giỏi, nhất là
các món Huế. Lâu lâu họa sĩ ấy gọi điện sang cư xá của bà:
-
Có thèm bún bò giò heo thì cứ leo lên xe lửa, ba tiếng đồng hồ là tới Paris
ngay, bún Huế vừa cay vừa đậm đà, càng hâm đi hâm lại càng ngon...tôi chờ Thu
để cùng thưởng thức nhé...ý quên...còn chuyện nữa...sẽ...khoe một bức tranh
mới...!
Và
cứ thế, Paris-Bruxelles, rồi Bruxelles-Paris... Những nhà ga, những chuyến xe
lủa nối liền hai tâm hồn cùng gắn bó với nghệ thuật.
-
Thu ơi, nhất định Noel này phải có mặt tại Paris, hứa nhé không thể thiếu Thu
được! Sẽ có một món quà rất...rất bất ngờ!
-
Chà hồi hộp quá...nhưng đừng nói gì trước nhé, chắc chắn Thu sẽ qua đúng đêm
Noel!
-
Vâng, bất ngờ lắm, tôi sẽ không thố lộ đâu...Surprise, Surprise...
Nhưng đêm Noel ấy bà chẳng đúng hẹn vì mua vé xe lửa trễ, ngày mai lại
bà mới có mặt tại Paris.
-
Tối hôm qua chẳng có gì vui vì mọi người đều chờ Thu!
-
Cho Thu xin lỗi mọi người...
-
Đâu có xin lỗi được, ngày mai Thu phải đến, mọi người nhất định chờ Thu mới ăn
Noel...vậy, tối mai nhé!
Tối
hôm ấy bà đã đến điểm hẹn. Một quán ăn không mang vẻ lịch lãm sang trọng nhưng
ấm cúng, thanh nhã, nơi gặp gỡ của văn nhân nghệ sĩ Paris.
Bà
ngạc nhiên vì đi kèm với người bạn họa sĩ kia là hai ông mặt lạ hoắc bà chẳng
hề quen biết, mà khi ngồi vào bàn ăn, ông bạn họa sĩ kia cũng chẳng màng giới
thiệu!
Mà
ai nấy cũng im lìm, kín đáo quan sát nhau, chỉ mở miệng nói với bồi bàn! Ông
bạn họa sĩ thì cứ phì phà ống pipe, lâu lâu cười mỉm một mình. Hai ông kia thì
cứ nâng niu ly rượu, nhấm nha nhấm nháp và rồi cũng chẳng ai mở miệng! Bà không
hiểu ông bạn họa sĩ kia tính chơi trò gì, nhưng chẳng sao, bà cũng bất cần...
đời. Khi ta hai mươi tuổi thì ta có quyền xem đời bằng nửa con mắt mà lị, vả
lại ba ông kia trông có vẻ... ba ông già, so với bà nào mini jupe nào giày ống
cao, bà có kênh kiệu một chút thì lại càng dễ thương duyên dáng...!
Bỗng dưng bà đứng dậy và đi vào phòng vệ sinh, ở nơi phía ngoài, chỗ
dành để rửa tay, trang điểm... Bà rút cây sáo trong xách tay, thổi lên giai điệu
bà vừa sáng tác, thật tỉnh bơ, xem như chẳng có ai trên... quả đất này!
Giữa quán ăn ồn ào bỗng dưng đâu đó vang lên một tiếng sáo, mọi người
nheo mắt tìm hiểu. Một trong hai người đi theo anh bạn họa sĩ đứng dậy đi vào
phòng vệ sinh, vì anh ta đoán tiếng sáo đã phát xuất từ đó, anh ta cười ngặt
nghẽo khi thấy bà với cây sáo!
Trở
lại bàn ăn thì mọi người vẫn cứ ăn và cũng không ai thèm mở miệng. Bà cũng lì
lợm, nghĩ thầm ''hừ, cứ để xem bọn đàn ông này làm trò trống gi ̀!''
Buổi tiệc đã tàn trong im lặng. Bốn người đứng dậy chia tay nhau.
-
Cám ơn Thu nhiều!
-
Cám ơn Thu đã đến!
Một
trong hai người bạn kia không nói cám ơn mà cũng chẳng chào tạm biệt. Khi bước
ra ngoài đường, bỗng đột nhiên anh ta xấn lại sát mặt bà:
-
Thật tình Thu không nhận ra tôi?
Bà
nhìn thẳng vào mắt anh ta:
-
Thật tình...hoàn toàn không dối...
-
Hừ, trò mà chẳng nhận ra thầy!
-
Thầy nào ạ?!
-
Chịu khó nhìn thật kỹ cái mặt tôi lần nữa đi!
Bà
giương đôi mắt thật lớn, cố tìm nơi khuôn mặt kia một đường nét quen
thuộc.
-
Có thể nào...
-
Rất có thể...
-
Nghĩa là...thầy chính là...Thầy...!
-
Đúng, chính là...Thầy!
Khi
bốn con mắt trừng trừng nhìn nhau thì bà đã nhận ra. Người kia cũng đã nhận
thấy điều đó nơi ánh mắt của bà. Không cần phải nói nhiều. Không có chữ nghĩa
nào có thể diễn tả hết sức hút của hai khuôn mặt, của bốn con mắt lúc đó.
———
(Nguồn:
———
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 12/03/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét