Đọc “Ngũ Ngôn Tình” thơ Trần Mai Ngân – Bài viết Châu Thạch (ĐN)
Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019
Trước
hết, đọc cái đầu đề của bài thơ là “Ngũ Ngôn Tình” cho ta hiểu đây là thứ ngôn
ngữ của tình yêu. “Ngũ Ngôn Tình” hiểu theo nghĩa hẹp là bài thơ sáng tác theo
thể ngũ ngôn (năm chữ) nói về tình yêu. “Ngũ Ngôn Tình” hiểu theo nghĩa rộng là
5 thứ ngôn ngữ có trong kho báu của tâm hồn để hai người yêu nhau đem tặng nhau
và làm giàu lâu đài tình ái của mình. Lời nói yêu thương, quà tặng ý nghĩa,
thời gian cho nhau, hành động cao thượng và cử chỉ trao nhau là 5 ngôn ngữ tình
yêu cần và đủ để cuộc tình thăng hoa mà các nhà nghiên cứu đã rút ra từ kinh
nghiệm tình trường, qua bao nhiêu thế hệ con người.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
ĐỌC “NGŨ NGÔN TÌNH” THƠ TRẦN MAI NGÂN.
Tôi
chẳng vui chẳng buồn
Thời
gian không gian...lặng
Một
nhịp sầu đang tuôn!
Mây
không trôi dừng lại
Im ắng
trắng tinh khôi
Lời xa
xôi không nói
Có nói
cũng vậy thôi!
Ngày
không Đông không Hạ
Sao sốt
lạnh trong ta
Mấy
cánh hoa giã biệt
Bỗng
thành người lạ xa...
Thoáng
mây mưa đã qua
Hai bàn
tay rỗng tuếch
Bám tìm
vào không trung
Tưởng
mộng cũ trùng phùng...
Trần
Mai Ngân
27-11-2017
----
Cảm
nhận của Châu Thạch:
Trước
hết, đọc cái đầu đề của bài thơ là “Ngũ Ngôn Tình” cho ta hiểu đây là thứ ngôn
ngữ của tình yêu. “Ngũ Ngôn Tình” hiểu theo nghĩa hẹp là bài thơ sáng tác theo
thể ngũ ngôn (năm chữ) nói về tình yêu. “Ngũ Ngôn Tình” hiểu theo nghĩa rộng là
5 thứ ngôn ngữ có trong kho báu của tâm hồn để hai người yêu nhau đem tặng nhau
và làm giàu lâu đài tình ái của mình. Lời nói yêu thương, quà tặng ý nghĩa,
thời gian cho nhau, hành động cao thượng và cử chỉ trao nhau là 5 ngôn ngữ tình
yêu cần và đủ để cuộc tình thăng hoa mà các nhà nghiên cứu đã rút ra từ kinh
nghiệm tình trường, qua bao nhiêu thế hệ con người.
Nhà
thơ Trần Mai Ngân trong ẩn ý, muốn đề cập đến ngôn ngữ đó trong quá khứ cuộc
tình, thứ ngôn ngữ mà không thể lấy “tam đoạn luận” để hiểu nó được. Cho nên
khi đọc thơ “Ngũ Ngôn Tình Yêu” ta cũng không thể đi vào thơ bằng cái suy luận
“Tam Đoạn”, thứ cơ bản mà thầy đã khai trí khi ta còn ấu trỉ mới tập tò học
triết.
Thật
vậy, đọc khổ đầu bài thơ, dễ có kẻ đã phản đối vì chưa cảm thụ được cái hay của
“Ngũ Ngôn Tình”:
Ngày không mưa không nắng
Tôi chẳng vui chẳng buồn
Thời gian không gian...lặng
Một nhịp sầu đang tuôn!
Có
người đánh dấu hỏi ngay vào câu thơ “Một nhịp sầu đang tuôn!”. Họ sẽ hỏi rằng: Tâm
trạng người thơ lúc ấy ”chẳng vui, chẳng buồn” sao lại cảm nhận được
“Có một nhịp sầu đang tuôn!”. Họ sẽ lý luận rắng: “Tôi đã vô cảm ,không buồn
không vui, thế thì theo “tam đoạn luận” mọi vật quanh tôi sẽ cũng không buồn,
không vui như tôi.”
Để giải
thích cho hợp lý câu hỏi trên, trước hết ta phải hiểu với nhau rằng, “chẳng
vui, chẳng buồn” không phải là vô cảm. “chẳng vui chẳng buồn” là tâm trạng xảy
ra giữa sự buồn và sự vui mà thôi. Khi Kiều ngồi trước Lầu Ngưng Bích, nàng nhớ
cha mẹ, nhớ người tình, buồn cho tấm thân của mình đến độ ngồi trên cao mà nàng
nghe “Ầm ầm tiếng sóng kếu quanh ghế ngồi”. Lúc đó mới chính là lúc
Kiều như ngất đi và trở thành vô cảm.
Ngược lại khi Kiều chẳng vui chẳng buồn, đàn
cho khách chơi hoa nghe thì nàng không thấy hứng thú gì, nhưng sự cảm nhận thế
giới chung quanh thì không mất được.
Ta
hãy nghe một lần Bùi Giáng trong tâm trạng chẳng
vui chẳng buồn:
Mùa xuân lại với chim về đã mỏi
Với cá về mây nước cũng lang thang
Anh nằm im nhắm con mắt mơ màng
Mở con mắt cũng mơ màng cỏ lá.
(Không
đủ gọi)
Có
phải chăng nhắm con mắt hay mở con mắt nhà thơ đều mơ màng, có nghĩa là nhà thơ
đang chìm trong tâm trạng “chẳng vui chẳng buồn”. Thế nhưng Bùi
Giáng vẫn nghe được “Mùa xuân lại với chim về đã mỏi” và “Với cá về mây nước
cũng lang thang”. Phải chăng những điều đó là “một nhịp sầu đang tuôn” mà Trần
Mai Ngân cũng như Bùi Giáng, đã nghe ở trong không gian và trong cả thời gian ,
nhưng Trần Mai Ngân đã diễn đạt trong thơ mình một cách khác mà thôi.
“Chẳng
vui chẳng buồn” có khi là lúc tâm hồn trống rổng nhưng cũng có khi là lúc tâm
hồn bình an nhất. Các nhà sư thiền định, khi họ “chẳng vui chẳng
buồn” là đã đạt được sự bình an, tâm tư lắng đọng, không bị cảnh bên
ngoài chi phối, vượt lên sự buồn vui thường tình, thực sự vững chắc an trú
trong trong hạnh phúc tỉnh lạc của mình. Lúc đó nếu ta nói các thiền sư “chẳng
vui chẳng buồn” là vô cảm thì xin lỗi, phải nói nặng một câu là “tư duy còn
ngắn”. Ai cũng biết rằng Phật và các vị Bồ Tát rong chơi trong cõi Thường Hằng,
họ “chẳng vui chẳng buồn” nhưng họ vẫn nghe “một nhịp sầu đang tuôn”
trong cõi ta bà của nhân loại trong từng phút từng giây.
Tất
nhiên người viết bài nầy không bao giờ dám dùng cái tâm trạng “chẳng vui chẳng
buồn” của Trần Mai Ngân đề so với các bậc tu hành. Thế nhưng chủ ý
của người viết là đem các vị ấy ra để minh chứng cho khổ thơ “Ngày không đông
không hạ/ Tôi chẳng vui chẳng buồn/Thời gian không gian … lặng/Một nhịp sầu
đang tuôn” là một khổ thơ hay, đặt cảm xúc ngưng tụ giữa vui buồn của nội tâm
mình một cách hợp lý trong cuộc tình sầu dài năm tháng, dài
như dòng sông tuôn chảy lặng lờ qua bao thế kỷ mà người thơ luôn nghe trong tận
cùng tâm cảm của mình dầu đã đóng cả cửa tâm hồn mình lại.
Qua
hai khổ thơ sau, nhà thơ Trần Mai Ngân thổ lộ rõ hơn nữa, cái “chẳng vui chẳng
buồn” chính là sự hờn giận, trách móc chất chứa trong tim yêu nhiều,
yêu lắm. Ta hiểu thêm, “chẳng vui chẳng buồn” là một cách nói ý nhị
của nguời con gái đã yêu và yêu sâu đậm:
Mây không trôi dừng lại
Im ắng trắng tinh khôi
Lời xa xôi không nói
Có nói cũng vậy thôi!
Ngày không Đông không Hạ
Sao sốt lạnh trong ta
Mấy cánh hoa giã biệt
Bỗng thành người lạ xa...
Có
người lấy câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” của Nguyễn Du để trách
Trần Mai Ngân đã nghịch lý khi thổ lộ mình chẳng buồn chẳng vui mà lại đế
cảm xúc tràn lên trong mỗi câu thơ.
Người
hiểu như thế thì chưa thấu đáo sự tác động khác nhau giữa tâm hồn ra ngoại cảnh
và ngoại cảnh vào tâm hồn.. .
Khi
viết “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Nguyễn Du chỉ đề cập đến tâm trạng
của người tác động vào mắt mình khi nhìn ngoại cảnh. Thế nhưng có khi nhờ cảnh
làm cho người buồn hóa vui mà cũng có khi tại cảnh làm cho người vui hóa buồn.
Ở câu thơ trên Nguyễn Du chỉ đề cập đến cảnh bị thụ động bởi tâm
trạng người. Ngược lại tâm trạng người bị thụ động bởi cảnh thuộc về một vế
khác mà Nguyễn Du không đề cập đến.
Ở
bài thơ nầy Trần Mai Ngân viết “Ngày không mưa không nắng”, “Mây không trôi
dừng lại”, “Ngày không đông không hạ” làm cho nhà thơ nghe “Có một nhịp sầu
đang tuôn” và thấy “”Hai bàn tay rỗng tuếch” là đem cảnh tác động vào tâm hồn
người, nghĩa là tâm trạng người bị thụ động bởi cảnh, khác với việc người buồn
làm cảnh buồn theo. Thế nhưng dầu tác động từ trong lòng ra hay từ ngoại cảnh
vào thì nhân vật trong thơ cũng đã có sẳn nỗi ưu tư trong lòng, từ đó cảnh sẽ
sinh tình, cho nên khi “Ngày không mưa không nắng” đã làm cho “Tôi chẳng vui
chẳng buồn”.
Nhà
thơ La Thụy đã nói: “Thơ có những cái nghịch mà Hàn Mạc Tử khi viết bài Tình
Quê “Gió chiều quên ngừng lại/ Dòng nước luôn trôi đi/ Ngàn lau không tiếng
nói/ Lòng anh dường đê mê”. Khi “gió chiều quên ngừng lại” thì làm sao “ngàn
lau không tiếng nói được”.
Nếu
đem “Tam đoạn luận” vào đây để bình, có lẽ Hàn Mạc Tử bi ném đá là nhà thơ ngớ
ngẩn chăng? Hay là người dùng thứ tam đoạn luận đã nhầm?
Nhà
thơ La Thụy viết thêm:”Thơ viết bằng tâm cảm, thể hiện tâm cảnh”.
Hiểu
như thế ta sẽ thấy rằng Trần Mai Ngân đã hòa nhập tâm cảm của mình
trong tâm cảnh của vạn vật, cho tất cả đều ngưng tụ lại bên tình
yêu, nhưng tình yêu ấy không ngưng tụ, nó như dòng sông buồn vẫn tuôn chảy
tháng năm.
Khi
ta đứng bên dòng sông nào đó, để tâm hồn lắng đọng cùng với vạn vật yên bình,
ta sẽ hiểu câu thơ của Trần Mai Ngân bằng tâm cảm của ta, thì sẽ
thấy rằng câu thơ vô cùng tuyệt mỹ.
Ở
khổ thơ chót, vẫn trong tâm trạng không vui không buồn, Trần Mai Ngân đã sống
lại với quá khứ bằng một mơ ước rất hảo huyền:
Thoáng mây mưa đã qua
Hai bàn tay rỗng tuếch
Bám tìm vào không trung
Tưởng mộng cũ trùng phùng...
Chỉ
“Mộng cũ trùng phùng thôi” còn tình cũ chắc không bao giờ quay lại!
Nhà
thơ đã tìm trong cái mông lung vô định của không trung và bám vào đó bằng đôi
bàn tay rỗng tuếch của mình.
Đọc
như thế mỗi chúng ta đều hiểu được ý thật của câu nói “Tôi chẳng vui chẳng
buồn”.
Trần
Mai Ngân nói “Tôi chẳng vui chẳng buồn” bởi vì người ấy đã “Lời xa xôi không
nói”, “Mấy cánh hoa giã biệt/ Bổng thành người xa lạ”. Đây là lời của một kẻ
muốn đóng con tim nhưng con tim lại cứ nghịch với mình. Con tim ấy cứ mở ra cho
dỗi hơn thổn thức, cho nỗi đau làm vạn vật ngưng lại trong tâm cảm mình, nhưng
thực ra mọi vật vẫn vận hành và con tim thì tê tái, vì thế nó mới thành thơ
“Ngũ Ngôn Tình” được.
Bài
thơ ngũ ngôn của Trần Mai Ngân tất nhiên không để ca tụng thứ ngũ ngôn tình
theo nghĩa làm thăng hoa cho những mối tình trai gái, Thế nhưng nếu cuộc tình
không được thụ hưởng thứ ngôn ngữ tình thăng hoa đó, thì không khi nào nó biến
thành một bài thơ được. Trần Mai Ngân đã dùng bài thơ ngũ ngôn (5 chữ) để nói
về cuộc tình có đầy đủ năm ngôn ngữ của tình ở một thuở nào đó mà nay đã mất
đi.
Bài
thơ được viết sâu nhiệm trong những ẩn dụ, bằng những ngôn từ tiềm tàng tri
thức, tưởng như người thơ đóng hết ngũ quan lại nhưng thật sự mở ra bằng ngôn
ngữ tình thơ vô vàn cảm xúc và đầy ý nghĩa muôn đời.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại theo nguyên bản của tác giả gởi từ Đà Nẵng ngày 04/6/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét