Home
» Góc thư giãn
» Thư viện văn xuôi
» Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer)/ Người Việt vẻ vang – Bài viết Chu Tất Tiến M.S.P (USA)
Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer)/ Người Việt vẻ vang – Bài viết Chu Tất Tiến M.S.P (USA)
Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019
Bệnh
Alzheimer (AD, SDAT) mà từ xưa đến nay, phần đông chúng ta vẫn quen gọi là bệnh
“lú lẫn” hay bệnh “lẫn,” và cho là căn bệnh của tuổi già, là một chứng bệnh mất
trí nhớ kinh khủng nhất mà nhân loại đang phải đối diện. Căn bệnh này được đặt
tên theo Bác Sĩ Tâm Thần và Thần Kinh học người Đức tên Alois Alzheimer khi ông
đã nghiên cứu và xác định căn bệnh bất trị này sẽ dần dần thoái hóa và gây ra
tử vong. Bệnh này thường xuất hiện ở những người đã qua tuổi hưu trí, và có
những dấu hiệu giống nhau: quên tên người thân, quên tự làm lấy những việc hằng
ngày như tiểu và đại tiện, nhầm lẫn lung tung, mất khả năng ngôn ngữ, rồi dần
dần không còn biết tự kiểm soát mình nữa, đến nằm liệt và từ từ chết dần. Theo
một tài liệu của cơ quan y tế (*), hiện nay trên đất Mỹ, có khoảng 5 triệu 400
ngàn người bị bệnh Alzheimer. Con số này đã gấp đôi kể từ 1980 và người ta
phỏng đoán sẽ cao tới con số 16 triệu người vào năm 2050.
Ông là một nhà văn, nhà báo từ năm 1968 tại quê nhà
Hiện cư trú tại Hoa Kỳ
Email: vietnguyen2016@aol.com
_____
1) SINH TỐ D VÀ BỆNH LÚ LẪN (ALZHEIMER)
Hiện cư trú tại Hoa Kỳ
Email: vietnguyen2016@aol.com
_____
1) SINH TỐ D VÀ BỆNH LÚ LẪN (ALZHEIMER)
Bệnh
Alzheimer (AD, SDAT) mà từ xưa đến nay, phần đông chúng ta vẫn quen gọi là bệnh
“lú lẫn” hay bệnh “lẫn,” và cho là căn bệnh của tuổi già, là một chứng bệnh mất
trí nhớ kinh khủng nhất mà nhân loại đang phải đối diện. Căn bệnh này được đặt
tên theo Bác Sĩ Tâm Thần và Thần Kinh học người Đức tên Alois Alzheimer khi ông
đã nghiên cứu và xác định căn bệnh bất trị này sẽ dần dần thoái hóa và gây ra
tử vong. Bệnh này thường xuất hiện ở những người đã qua tuổi hưu trí, và có
những dấu hiệu giống nhau: quên tên người thân, quên tự làm lấy những việc hằng
ngày như tiểu và đại tiện, nhầm lẫn lung tung, mất khả năng ngôn ngữ, rồi dần
dần không còn biết tự kiểm soát mình nữa, đến nằm liệt và từ từ chết dần. Theo
một tài liệu của cơ quan y tế (*), hiện nay trên đất Mỹ, có khoảng 5 triệu 400
ngàn người bị bệnh Alzheimer. Con số này đã gấp đôi kể từ 1980 và người ta
phỏng đoán sẽ cao tới con số 16 triệu người vào năm 2050.
Vì
căn bệnh này thuộc loại bất trị, nên chi phí mà Medicare trả cho các phương
pháp trị liệu bệnh Alzheimer cao gấp ba lần chi phí trả cho các bệnh khác.
Trong năm 2011, nói chung, Medicare và Medicaid đã phải chi ra $130 tỉ đô la về
căn bệnh này.
Từ
trước đến nay, y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị dứt bệnh Alzheimer
ngoài các phương pháp chữa trị riêng rẽ, làm giảm một phần các triệu chứng
bệnh, như chữa chứng mất ngủ, chữa bớt quên sót, chữa việc thay đổi tâm tính…
cũng như khuyến cáo nên đi tập thể dục cho những người mới bắt đầu nhuốm bệnh,
nhưng chưa có cách nào ngăn chặn hẳn cơn bệnh. Khoa học vẫn đang nghiên cứu kỹ
hơn về nguyên nhân và tiến triển của bệnh Alzheimer, vì hiện nay, giới y khoa
vẫn chỉ biết là bệnh liên quan đến việc thoái hóa những mảng xám của thần kinh
não (neocortex) nơi điều hành suy nghĩ và lý luận của con người. Từ sự thoái
hóa này, bệnh Alzheimer sẽ đem đến một cái chết khổ sở, kéo dài, và đau đớn cả
về thể xác lẫn tinh thần cho cả người bệnh và thân nhân người mắc bệnh.
Nhưng,
như ngọn hải đăng chợt sáng khi thuyền đang gặp bão tố, dần dần, những khám phá
của y khoa đang đem lại cho nhân loại những hy vọng mới. Một nghiên cứu của một
Bác Sĩ Giáo Sư Y Khoa Việt Nam đã đem lại cho con người nhiều tin tưởng vào một
tương lai mà bệnh Alzheimer không còn là một đe đọa của Tử Thần nữa. Bác Sĩ
Nguyễn Thị Hoàng Lan và Lương Vinh Quốc Khanh (*), hai Giáo Sư Y Khoa tại Keck
Medical School, mới đưa ra một phương pháp mới có thể trị được căn bệnh Thần
Chết này: dùng sinh tố D để chữa trị. (loại sinh tố D cần toa Bác Sĩ, 50,000
đơn vị, mỗi tuần 1 viên, không phải loại bán tự do ngoài thị trường)
Tạp
chí Y Khoa chính thức của giới y sĩ Hoa Kỳ, “American Journal of Alzheimers
Disease & Other Dementias,” Volume 26(7) 510, đã đăng bài khảo cứu của hai
vị Giáo Sư Bác Sĩ này, với lời giới thiệu của Bác Sĩ Carol, F. Lippa, M.D. và
Tổng Biên Tập của tạp chí như sau:
“Gần
đây,có nhiều nỗ lực tập trung vào vai trò của Sinh tố D trong những trạng huống
của căn bệnh, bao gồm sự biến đổi của trạng thái và sự nhận thức. Trong bài
khảo cứu Vai trò ích lợi của Sinh Tố D trong căn bệnh Alzheimer, bác sĩ Nguyễn
đã chỉ cho thấy rằng những bệnh nhân của bệnh có chiều hướng thiếu Vitamin D
trầm trọng…”
Nhận
thấy đây là tin vui cho mọi người và là niềm hãnh diện cho người Việt, người
viết xin ghi lại cuộc phỏng vấn bác sĩ Lương Vinh Quốc Khanh, người đã đạt danh
hiệu “Khoa Học Gia Thế Giới Hàng Năm” (International Scientist of the Year) như
sau:
Hỏi:
Xin cho biết liên hệ giữa Vitamin D và bệnh Alzheimer như thế nào?
- Đáp:
Tỷ lệ thiếu sinh tố D xảy ra ở người bệnh lú lẫn rất cao. Có sự liên quan giữa
thử trí nhớ bằng Mini-Mental State Examination (MMSE) và lượng sinh tố D trong
máu. Người thiếu sinh tố D sẽ có chỉ số MMSE cao. Trong cuộc khảo cứu khác cho
thấy trí nhớ bị ảnh hưởng bởi tuổi già. Trong mô hình bệnh Lú Lẫn ở con chuột
cho thấy nếu dinh dưỡng thiếu sinh tố D làm giảm trí nhớ, còn dinh dưỡng đầy đủ
sinh tố D làm giảm đi những mảnh chai cứng (plaque) hay thấy ở bệnh lú lẫn và
làm tăng thêm sự hoạt động của tế bào não.
- H:
Từ trước đến nay, chắc đã có nhiều cuộc nghiên cứu khác liên hệ đến vấn đề này?
Sinh tố D có vai trò gì trong cơ thể?
- Đ:
Có rất nhiều cuộc khảo cứu của sinh tố D trong bệnh lú lẫn. Sinh tố D có vai
trò bảo vệ sự hư hại của những chất dẫn chuyền trong dây thần kinh như
Acetylcholine, norepinephrine, và L-dopamine… Sinh tố D giữ cho lượng chất vôi
(calcium) điều hòa trong tế bào não. Sinh tố D còn có nhiệm vụ trong việc sản
xuất chất kích thích tái tạo (Nerve growth factor) ra tế bào não mới. Hơn thế
nữa, sinh tố D còn có nhiệm vụ bảo vệ tế bào não bớt đi oxýt hóa (Reactive
oxygen species) do những độc tố gây ra.
- H:
Xin cho biết những yếu tố về Di truyền (Genetic factors) liên kết giữa Vitamin
D và AD như thế nào?
- Đ:
Sự liên hệ di thể (gene) giữa sinh tố D và bệnh lú lẫn rất rõ ràng, như những
di thể sau đây: the major histocompatibility complex class II molecules,
vitamin D receptor, renin–angiotensin system, apolipoprotein E, liver X
receptor, Sp1 promoter gene, and the poly(ADP-ribose) polymerase-1gene. Điều
nầy càng xác nhận được vai trò của sinh tố D trong bệnh lú lẫn của người Già.
- H:
Bên cạnh những liên hệ giữa di thể, còn có yếu tố không phải di truyền (Non
genetic role) của Vitamin D trong bệnh lú lẫn không?
- Đ:
Ngoài những yếu tố liên quan đến di thể (gene), chúng ta thấy có những yếu tố
khác có thể đưa đến bệnh lú lẫn như bệnh Tiểu Đường (Diabetes Mellitus) và béo
phì (Obesity) đều có thể đưa đến bệnh lú lẫn vì những người bệnh nầy có nguy cơ
dễ bị thiếu sinh tố D và làm cho người bệnh có nguy cơ tiềm ẩn sẽ bị bệnh lú
lẫn sau này.
- H:
Xin cho biết tỷ lệ trung bình số người Việt mắc bệnh AD có cao không?
- Đ:
Tôi chưa hoàn tất việc so sánh tỷ lệ người Việt mắc bệnh này là bao nhiêu,
nhưng tôi nghĩ là rất cao vì bệnh lú lẫn nầy liên quan đến sự thiếu dinh dưỡng
ở người già, mà các cụ người Việt mình thường thiếu dinh dưỡng.
- H:
Người Việt có nguy cơ mắc bệnh AD nhiều hơn dân tộc khác không? Tại sao có? Tại
sao không? Hoặc vì va chạm văn hóa (Cultural shock)? Hay các vấn đề Xã Hội
(Social issues) khác?
- Đ:
Theo tôi, bệnh lú lẫn là một tiến trình của người già trong mọi quốc gia. Dĩ
nhiên, tôi cũng nghĩ đến yếu tố cách biệt về văn hóa và xã hội có thể có phần
nào ảnh hưởng đến bệnh lú lẫn.
- H:
Hy vọng trong tương lai, khám phá mới về Vitamin D này sẽ có ảnh hưởng như thế
nào?
- Đ:
Vai trò của sinh tố D rất là rộng rãi. Ngoài bài viết về vài trò của sinh tố D
trong bệnh lú lẫn, Tôi đã viết rất nhiều bài về sinh tố D áp dụng trong nhiều
trường hợp bệnh lý khác nhau như trong bệnh ung thư, bệnh tiểu đường, bệnh về
tim mạch (Cardiovascular Disease), bệnh lao (Tuberculosis), bệnh cùi (Leprosy),
bệnh suyễn (Asthma), bệnh béo phì (Obesity), bệnh run chân tay (Parkinsons
disease), bệnh siêu viêm gan (Viral Hepatitis), và bệnh liệt kháng thể (AIDS).
Những bài nầy đã dược đăng trong những nguyệt san chuyên môn của y khoa Hoa
Kỳ.
- H:
Xin cho biết vị trí của tập san y học và giá trị của các bài viết trong đó
- Đ:
American Journal of Alzheimers Disease là tạp chí chuyên khoa duy nhất về bệnh
lú lẫn trên thế giới và quy tụ nhiều nhà khảo cứu chuyên về bệnh lú lẫn đến từ
mọi quốc gia.
- H:
Xin cám ơn Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh đã cho thực hiện cuộc phỏng vấn quan
trọng này.
(*)
Bác sĩ Giáo Sư Lương Vinh Quốc Khanh, một khoa học gia quốc tế, đã từ trần, bỏ
lại bao công trình nghiên cứu y khoa dở dang. Đặc biệt, Bác Sĩ Lương Vinh Quốc
Khanh là người đầu tiên nghiên cứu thành công về cách dùng Vitamin D để trị
bệnh ung thư. Khi ông trình bày luận án về vấn đề nghiên cứu này, ông đã bị đả kích
bởi chính các vị giáo sư của ông, nhưng sau 20 năm, giáo sư y khoa của ông đã
ngỏ lời xin lỗi ông.
------
**
2)
NGƯỜI VIỆT VẺ VANG:
Bài Chu Tất Tiến M.S.P.
***
Bắt đầu từ năm 1975, người Việt tràn ra thế giới trong các đợt di tản, thuyền nhân, bán chính thức, đoàn tụ gia đình, Ra đi trong trật tự, rồi H.O, bảo lãnh… đến nay đã 44 năm. Sự hiện diện của người Mỹ gốc Việt có lẽ là nổi danh nhất thế giới với số người đến Mỹ nhiều hơn tất cả các quốc gia khác và cũng là thành phần thiểu số có nhiều hoạt động gây tiếng vang lớn nhất so với các dân tộc thiểu số khác đã từng ngụ cư tại quê hương này từ nhiều thế kỷ.
Bài Chu Tất Tiến M.S.P.
***
Bắt đầu từ năm 1975, người Việt tràn ra thế giới trong các đợt di tản, thuyền nhân, bán chính thức, đoàn tụ gia đình, Ra đi trong trật tự, rồi H.O, bảo lãnh… đến nay đã 44 năm. Sự hiện diện của người Mỹ gốc Việt có lẽ là nổi danh nhất thế giới với số người đến Mỹ nhiều hơn tất cả các quốc gia khác và cũng là thành phần thiểu số có nhiều hoạt động gây tiếng vang lớn nhất so với các dân tộc thiểu số khác đã từng ngụ cư tại quê hương này từ nhiều thế kỷ.
Các
cuộc biểu tình rầm rộ, biểu dương lực lượng qua các ngày Văn Hóa Quốc Tế, các
cuộc vận động ngoại giao chính thức được chính phủ tiếp đón lịch sự hay các
cuộc vận động hành lang là những dấu mốc lớn sẽ được ghi lại trong lịch sử Hoa
Kỳ. Bên cạnh đó, sự thành công về chính trị, văn hóa, thương mại cũng như xã
hội của người Mỹ gốc Việt đã làm cho người bản xứ càng ngày càng trọng nể người
Việt.
Bây
giờ, không còn có một người làm chính trị nào mà dám lên tiếng coi thường dân
Việt như những thập niên trước. Ngay tại Westminster city, nơi mà trước đây, đã
có vị Thị Trưởng người Mỹ nói “người Việt nên về lại nước đi,” thì bây giờ đã
bị chiếm lĩnh bởi đa số nghị viên và thị trưởng người Mỹ gốc Việt rồi. Nhiều
thành phố, Quận Hạt đã có chính trị gia mang họ Việt Nam. Quốc Hội Liên Bang,
Hạ Viện Tiểu Bang Cali, Thượng Viện Tiểu Bang Cali đã có tiếng nói của người Mỹ
gốc Việt.
Về
phía chính phủ Liên Bang, đã có vài nhân vật nắm giữ chức vụ quan trọng. Trước
hết là bà Mary Chi Ray, từng liên tục hai lần giữ chức vụ Phó Tổng Giám Đốc
Định Cư và Tị Nạn, người trực tiếp nhận lệnh từ Tổng Thống Reagan. Rồi đến Tiến
Sĩ Nguyễn Văn Hạnh giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Định Cư và Tị Nạn, người ra lệnh
đóng, mở con số di dân vào Mỹ. Sau đó, ông đã làm Phụ Tá Thống Đốc California.
Rồi Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp, Giám Đốc nhiều cơ sở chính phủ Liên bang… Bên cạnh
chính trường là phía Giáo Dục, Tiến Sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh cũng là một vị Giám
đốc một cơ quan quan trọng của Bộ. Về trường học, có những Khoa Trưởng, Giáo sư
nổi tiếng. Sang đến địa hạt quân sự, vẻ vang của Dân Việt đã làm cho nước Mỹ
kinh ngạc. Dưới đây là tóm lược một số chức vụ quan trọng trong quân đội của
Hoa Kỳ.
Ngày
5 tháng 6, 2019, Hải Quân Đại tá Nguyễn Từ Huấn đã được đề cử thăng cấp Phó Đề
Đốc Hải Quân Hoa Kỳ, một lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới cả về số lượng
lẫn khí tài, khí cụ khoa học. Người có cấp bậc thấp hơn ông là Đại Tá Lê Bá
Hùng. Về phía Lục Quân, người Việt đã từng hãnh diện có Thiếu tướng Lương Xuân
Việt, Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ tại Nhật Bản. Trước đây, ông từng là Phụ Tá Tư
Lệnh Đạo Quân thứ 8 (Eight Army). Bên cạnh ông, có Chuẩn tướng Lapthe C. Flora,
thuộc Vệ Binh Quốc Gia và Chuẩn tướng William H. Seely III, thuộc Binh Chủng
Thủy quân lục chiến.
Có
lẽ trong quân đội không quân nhân nào mà không biết Khoa Học Gia Dương Nguyệt
Ánh, tác giả của bom áp nhiệt (thermobaric bomb), loại bom đã giúp cho việc
triệt tiêu các phiến quân qua các vụ đánh tại vùng núi non hiểm trở mà trước
đây đa số là thất bại. Bà hiện là Giám đốc An Ninh Biên Giới và Lãnh Hải thuộc
Bộ An Ninh.
Người
nữ thứ hai cũng vang lừng không kém: Tổng Giám Đốc Phan Giao. Nữ Tổng Giám Đốc
điều hành các hoạt động của các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, hiện nay là tối tân
nhất thế giới. Tuy bà không chỉ huy quân đội, nhưng bà là người có quyền thay
đổi mọi chiến thuật của hàng không mẫu hạm, như biến chế thêm đường bay, rút
ngắn lại số thang... làm sao cho phương cách chiến đấu của hàng không mẫu hạm
tối tân hơn và hiệu quả hơn trong chiến tranh. Các vị Tướng lãnh chỉ huy các
hàng không mẫu hạm đều phải hỏi ý kiến bà trong việc sắp đặt chiến thuật tấn
công hay phòng ngự. Thật đáng kinh ngạc và kính phục.
Ngoài ra, còn rất nhiều người Việt Nam trên nhiều lãnh vực như Chuẩn Tướng Không Quân Huỳnh Trần Mylene, Chuẩn Tướng Châu Lập Thể, chỉ huy trưởng Lữ đoàn Vệ Binh Quốc gia Virgina 91th, Đại Tá Nguyễn Mạnh Hùng, chỉ Huy trưởng Lực Lượng Duyên Phòng Ohio, Hạm trưởng Chiến Hạm USS Lassen: Đại Tá Lê Bá Hùng, Đại Tá Cao Hùng Navy Seal, ĐẠI Tá Hải Quân Hoa Kỳ Vũ thế Thuỳ Anh, Đại tá Danielle J Ngô, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 130 công binh lục quân.
Ngoài ra, còn rất nhiều người Việt Nam trên nhiều lãnh vực như Chuẩn Tướng Không Quân Huỳnh Trần Mylene, Chuẩn Tướng Châu Lập Thể, chỉ huy trưởng Lữ đoàn Vệ Binh Quốc gia Virgina 91th, Đại Tá Nguyễn Mạnh Hùng, chỉ Huy trưởng Lực Lượng Duyên Phòng Ohio, Hạm trưởng Chiến Hạm USS Lassen: Đại Tá Lê Bá Hùng, Đại Tá Cao Hùng Navy Seal, ĐẠI Tá Hải Quân Hoa Kỳ Vũ thế Thuỳ Anh, Đại tá Danielle J Ngô, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 130 công binh lục quân.
Về
nghiên cứu vũ trụ, có Khoa Học Gia Trịnh Hữu Châu, trong phi hành đoàn tàu
Columbia STS-50, đã ở trên quĩ đạo địa cầu 14 ngày. Hiện nay, tại NASA, cơ quan
hàng không quân sự, cơ sở nghiên cứu khoa học vũ trụ, và cũng là “con mắt gián
điệp” rộng khắp thế giới có nhiều Tiến sĩ Việt Nam làm nghiên cứu.
Theo
số liệu tổng quát, thì có 24 Đại Tá người Việt trong Hải quân Hoa Kỳ, 50 Trung
Tá, trên 100 Thiếu Tá và 120 Đại Úy. Tin vui mới là Hải quân Thiếu Tá Trần
Trung Tín sẽ chính thức thăng cấp Hải Quân Trung tá và được chọn làm Hạm phó
Khu Trục hạm USS John S McCain trong năm 2019.
Elizabeth
Phạm (Semper Fi):
Một
nhân vật cuối cùng mà không thể không nhắc đến vì quá đặc biệt: Thiếu Tá Phi
công Elizabeth Phạm, người nữ đầu tiên lái một chiếc phi cơ tối tân nhất thế
giới: F 18 Hornet. Loại phi cơ này có đặc điểm là từ tuốt trên cao lao xuống
với một tốc độ kinh hồn là 2380 cây số một giờ để thả một quả bom rất chính xác
đôi khi gần quân bạn chỉ vài trăm mét. Vì sự khó khăn này mà từ khi được chế
tạo, Không quân Hoa Kỳ chưa bao giờ dám giao cho một người nữ, bởi chỉ cần một
giao động trong tích tắc, phi công lái Hornet 18 này có thể tiêu diệt một tiểu
đoàn bạn trong nháy mắt. Vậy mà người nữ đầu tiên lái lọai phi cơ này lại là
một thiếu nữ Viêt Nam.
Trên
đây, mới chỉ là một số các tấm gương nổi bật, ngoài ra, còn cả hàng ngàn học
sinh, sinh viên Thủ Khoa trên khắp các trường học của nước Mỹ. Nhiều họ Việt
Nam tốt nghiệp Cử Nhân dưới 16 tuổi! Bác sĩ chưa đến 20 tuổi. Thủ Khoa, Á Khoa
Hải Quân, Tiến sĩ Không Gian Hoa Kỳ… Có nhà địa chất học Việt Nam được đặt tên
cho một ngôi sao mới khám phá. Còn Bác sĩ, Dược Sĩ, Nha Sĩ... thì đếm không
hết. Có gia đình Việt gồm toàn 10 Y Sĩ dâu, rể…
Nói
chung, người Việt mình vẻ vang thật! Hãnh diện là người Mỹ gốc Việt. Thành công
rực rỡ nằm trong tay các bạn trẻ.
Gửi từ
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hải ngoại ngày 18/6/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét