Home
» Lý luận phê bình
» Đọc “Chơi Giữa Thường Hằng” Tập thơ lục bát của Ngã Du Tử – Bài viết Châu Thạch (ĐN)
Đọc “Chơi Giữa Thường Hằng” Tập thơ lục bát của Ngã Du Tử – Bài viết Châu Thạch (ĐN)
Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019
Nhận
tập thơ của Ngã Du Tử tặng đã hơn ba năm, nó đi theo tâm trí tôi suốt ba năm.
Viết về nó? Không đủ trình độ! Không viết về nó? Nó như bức tranh Giáng
Tiên của chàng Tú Uyên treo ngay trên tường nhà tôi. Nàng tiên phải bước
ra thì mới thỏa lòng ao ước của tôi! Vậy thì hôm nay tôi liều viết. Như liều
mời nàng tiên ra vậy. Viết xong sẽ gởi tấm lòng cho gió cuốn đi như nhạc Trịnh
công Sơn, nó đến đâu thì cứ đến, hoặc nếu nàng tiên bỏ tôi đi biệt về Trời thì
cũng thỏa lòng.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
***
Nhận
tập thơ của Ngã Du Tử tặng đã hơn ba năm, nó đi theo tâm trí tôi suốt ba năm.
Viết về nó? Không đủ trình độ! Không viết về nó? Nó như bức tranh Giáng
Tiên của chàng Tú Uyên treo ngay trên tường nhà tôi. Nàng tiên phải bước
ra thì mới thỏa lòng ao ước của tôi!
Vậy
thì hôm nay tôi liều viết. Như liều mời nàng tiên ra vậy. Viết xong sẽ gởi tấm
lòng cho gió cuốn đi như nhạc Trịnh công Sơn, nó đến đâu thì cứ đến, hoặc nếu
nàng tiên bỏ tôi đi biệt về Trời thì cũng thỏa lòng.
“Thường
hằng” là gì? Theo nhà thơ Ngã Du Tử: “Mỗi hành trình một đời người trú ngụ trên
trần gian đều chứng nghiệm muôn màu muôn vẻ của sinh lão bệnh tử, của thành trụ
hoại diệt. Cái ấy khái niệm của Phật giáo là thường hằng”. “Vô thường là dịch
biến, ngược lại là thường hằng. Vậy thường hằng là bất biến. Vô thường được
giải thích nôm na như sóng, sóng là vô thường còn nước là thường hằng, mặc dầu
sóng là do có nước mới sinh ra”
Vậy
chơi giữa thường hằng là gì? Có lẽ cũng phải dùng lời tác giả để giải
thích cho dễ hiểu hơn: “Quay về cõi tâm linh đễ tìm cho mình chốn an bình
cho tâm thể”. “Nương vào diệu pháp”, “làm nhẹ nhàng cho tâm thức lẫn tâm thể”,
“Cảm thấy thật bình yên trong đối đãi cho từng mỗi người trong thế gian
muôn mặt”.
Trường
thi “Chơi Giữa Thường Hằng” được chia ra 10 chương, mỗi chương có một đề tài
riêng biệt. Tác giả muốn trong mỗi chương, người đọc nhận dạng từng hoàn
cảnh đối đãi với tha nhân trong hành trình của đời người được hội ngộ cùng
nhau.
Chương
mở đầu: Vương Vấn!
“Vương
Vấn” có 36 câu lục bát. Mở đầu cuộc rong chơi bằng những câu thơ vương mang bến
tình, vương mang vần trăng cổ độ. Một lần gặp em đã trở nên một nhánh phù sinh
trong cuộc sống:
“Ta về ngắm khóm vô ưu
Gặp
em trên nhánh ưu tư phận mình
Ô
hay một nhánh phù sinh
Còn
bao nhiêu mộng phiêu linh rợp ngày.”
Chương
2: Quán Chiếu.
“Quán
Chiếu” có 40 câu thơ. “Em từ quán chiếu sang ngôi/ Vầng mây mở lối bên
đồi tịnh yên”. Vậy quán chiếu là gì? Quán chiếu là nhìn thật sâu vào
vấn đề gì đó, soi rọi lại Tâm của mình bằng trí tuệ để tìm ra chân lý. Quán
chiếu là một Quá trình tư duy. Sự phân tích, tổng hợp, dựa vào kinh nghiệm bản
thân, quan sát chung quanh mình, soi rọi để thấy rõ … Như vậy gọi là quán
chiếu.
Nhà
thơ Ngã Du Tử đã khuyên em từ quán chiếu bước ra, nghĩa là đã nhìn thấy được lẽ
thật, thì đừng “Ngập chìm trong cõi u mình/Ngàn năm nào biết sự tình mù khơi”
mà phải biết sống chơi giữa thường hằng để cho đường đời ta trở thành
“Đường đi có ngát trầm hương thế tình”. Phải chơi giữa thường hằng và chơi như
Ngã Du Tử:
Không còn canh cánh âu lo
Núi
sông tự tại giữa bờ thực hư
Ta
về khoác áo chân như
Gối
lên Bắc Đẩu làm thơ theo mùa.
Chương
3: Thơm Áo Đường Mây có 24 câu thơ.
Em từ thơm áo đường mây
… Tưởng rằng hạnh phúc cùng vinh quang về
Giả
hình giả tưởng u mê
Cứ
vui vọng niệm bên lề khói sương.
“Thơm Áo
Đường Mây” là những vần thơ cảnh tỉnh em Linh hồn em đang đắm đuối trong
vinh quang phù phiêm. Em phải nhớ răng, tất cả chỉ là vui trong vọng niệm
và ngàn kiếp cũng sẽ trở thành khói sương tất cả.
Chương
4: Triền Phược gồm 60 câu thơ.
Khi
Đức Phật Thích Ca còn tại thế, ngài nhắc nhở các Tỳ-Kheo phải tránh 5 tâm hoang
vu và đoạn tận 5 tâm triền phược.
Năm
tâm hoang vu là sự nghi ngờ Phật, Pháp, Tăng, nghi ngờ học giới nhà
phật và những điều không hoan hỷ trong lòng.
Năm
tâm triền phược là thích lạc thú trần gian, luyến ái tự thân, đam mê sắc dục,
ham thích ăn ngủ, muốn thành thần thành thánh.
Nhìn
chung năm triền phược là năm yếu tố ham muốn khiến tâm thức bị dinh mắc, bị
trói buộc rơi vào mê mờ, quay cuồng, khổ đau, không thanh thản và không an lạc.
Bằng 6o
câu lục bát “trong như tiếng hạt”, Ngã Du Tử đã chỉ cánh cửa căn nguyên
cho tha nhân có căn cơ thì “Miệt mài chăm bón chân như hiển bày” bỏ đi triền
phược, hầu cho người thế gian ai được “hưởng phước này là vui”:
Căn
nguyên chỉ một chữ từ
Miệt
mài chăm bón chân như hiển bày
Hạnh
thơm bay ngược gió lay
Thế
gian ai hưởng phước này là vui.
Chương
5: Dụng Tâm có 52 câu thơ lục bát.
Ta
về lên vọng lầu xưa
Thâm
kinh vô tự cho vừa nhíp tâm
Bi
trí dũng ngắm ánh rằm
Tròn
vành vạnh một đêm trăng ngọn nguồn.
“Kinh
vô tự” là kinh gì? Phải chăng là “Bất lập văn tự/ Giáo ngoại biệt truyền/ Trực
chỉ nhơn tâm/ Kiến tánh thành Phật.”. Phải chăng Ngã Du Tử đã khuyên ta thiền,
Người theo Phật phải dụng cái tâm để hành thiền thì mới xé toạt màng vô mình để
kiến tánh. Khi kiến tánh rồi thì chứng ngộ chân lý y nguyên như câu thơ
“Tròn vành vạnh một đêm trăng ngọn nguồn.” mà Ngã Du Tử đã viết vậy.
Chương
6: Trang Đời Lần Giở có 36 câu thơ.
Trang
Đời không phải chỉ đời nầy mà mỗi kiếp sống một trang đời. Ngã Du Tử muốn em,
muốn ta, muốn thế gian sống sao cho trang đời thật đẹp. Dầu đời có “tiền
kiếp đắng cay”, dầu đời có “Nghiệp duyên theo mãi hành trình trôi
xuôi” thì khi giở trang đời ta vẫn tìn thấy được:
Niềm vui chảy với ngàn sông
Về
cùng biển sẽ hòa cùng nhân gian
Cung
vui bật dậy thênh thang
Tung
tăng nhảy múa tràng giang liên hồi.
Chương
7: Trước Minh Kính Đài có 36 câu thơ
Hai bài
kệ dưới đây trích trong Lục Tổ đàn kinh rất nổi
tiếng trong giới Thiền học, được phổ biến, giảng
luận không biết bao nhiêu là giấy mực ở khắp nơi.
Bài của Thượng
tọa Thần Tú:
Thân
thị bồ-đề thọ
Tâm như minh kính đài
Thời thời cần phất thức
Vật sử nhạ trần ai.
(Thân là cây bồ-đề - Tâm như đài gương
sáng – Phải luôn lau chùi sạch – Chớ để bụi trần bám).
Bài
của Lục tổ Huệ Năng:
Bồ-đề bổn vô thọ
Minh kính
diệc phi đài
Bổn
lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ
trần ai?
(Bồ-đế
vốn chẳng cây – Gương sáng cũng không đài – Xưa nay không
một vật – Bụi trần bám vào đâu?).
Qua
hai bài kệ ta biết “Minh kính đài” tức là “Đài gương sáng”. Trong thơ Ngã Du Tử
nói: “Trước Minh Kính Đài” thì phải hiểu tác giả không phải là Minh Kính
Đài. Vậy Minh Kinh Đài là nơi mà nhà thơ ước vọng đến để soi mình vào đó. Nó có
thể là Niết Bàn hay bồng lai tiên cảnh nào đó. Dầu nó là tên gì thì nó
cũng chính là “Đỉnh Non Ca” trong thơ Ngã Du Tử, vì nơi đó sẽ là “Vườn
Mộng” có ta và có cả em:
Là em xin cứ ăn năn
Niềm
vui thành nụ trước sân sau nhà
Một
mai lên đỉnh non ca
Bao
nhiêu vườn mộng có ta với người.
Chương
8: Nghi Tâm có 72 câu thơ lục bát.
Chương
thơ nầy dài nhất trong 10 chương của “Chơi giữa Thường hằng”.
Nhà
thơ đã thử từ giã cõi rong chơi, nhập cuộc trần gian để “Tìm
vui trong những đắng cay”:
Tạ từ hạt bụi mây ngàn
Về
đầy tụ với trần gian vơi đầy
Và ở chốn đắng cay đó, nhà thơ mới ngộ
ra nhưng điều trong nhân thế:
Chiều
nay giữa chợ thình linh
Lắng
nghe mới hiểu sự tình oan nghi
Đêm
về chiêm nghiệm thị phi
Trần
gian lắm mộng kẻ đi, người về.
Có
lẽ nhở nhập thế mà những “nghi tâm” được sáng thực, được hiểu hết trong lòng
tác giả:
Lắng
tâm nghe thấy ngọn nguồn
Hiểu
ra sẽ biết tiếng vuông tròn dần.
Chương
9: Chuyển Hóa có 40 câu thơ.
Đọc 8
chương thơ của “Chơi Giữa Thường Hằng” ta hiểu ra được thật sự đó không
phải là một cuộc rong chơi vô bổ, mà đó là một quá trình dày công tu tập.
Từ đó mới có chương 9 là chương lấy đề tài “Chuyển Hóa”.
Chuyển
hóa tiếng Tây Tạng là Lo-Jong, có nghĩa đen là “huấn luyện tâm”, ngụ ý nói về
một thứ kỷ luật nội tại, nó là điểm chính yếu của sự chuyển đổi tấm lòng và tâm
trí để đạt được chân lý và hạnh phúc.
Ngã
Du Tử đã viết về sự chuyển hóa như sau:
Pháp ngôn chuyển hóa bàn chân
An
nhiên trú ngụ giữa thân tâm hồng
Mặc
đời trong đục bão giông
Có
đi có đến, không mong không cầu.
Chương
10: Thắp Đuốc Chơn Tâm có 12 câu thơ.
Có
câu “Chơn tâm là Phật, Phật tức chơn tâm”. Vậy chơn tâm chính là tánh
thiện trong lòng ta vậy. Ngã Du Tử tất nhiên không phải là
Phật nhưng khi đã nhờ pháp ngôn chuyển hóa thì tánh Phật hay tánh
thiện có trong người. Từ đó cái tâm từ bi trở nên hăng hái hơn, muốn “Thắp
ngọn đuốc chơn tâm” mà soi sáng cuộc đời.
Khi
tâm hồn được chuyển hóa, chơn tâm cho ta nhìn đời bằng con mắt lạc quan:
Độ
này ngắm áo quan san
Nhẹ
như mây, rộng như ngàn biển khơi
Nắng
lên từ phía mặt trời
Chân tâm bừng sáng giữa thời nhiểu
nhương.
Khi
ngọn đuốc chơn tâm được thắp lên trong lòng thì tình thương hiển hiện, người
thơ muốn đem ngọn đuốc chơn tâm của mình soi đường nhân thế để
“Gọi người an trú qua cầu nhân gian”:
Còn chăng chỉ một chữ tình
Thì
thôi hãy sống chân thành trước sau
Một
đời thấm đẩm bể dâu
Gọi
người an trú qua cầu nhân gian.
Phải
nói rằng “Chơi Giữa Thường Hằng” là một tập trường thi như ánh
trăng rằm. Từng câu thơ lục bát mượt mà như ca dao, hạn chế Phật ngôn, ít dùng
thiền ngữ nhưng ý vẫn trong, nghĩa vẫn sáng, đưa tâm thức đi vào cõi
huyền vi an tịnh.
Châu
Thạch không là Phật tử, không am hiểu giáo pháp, chẳng là nhà phê bình văn học,
chỉ yêu thơ hay và viết cảm nhận vì những rung động trong lòng mình.
Chắc
chắn là có sai nhiều, không nói là viết bậy. Kính mong chư vị bạn đọc và tác
giả lượng tình tha thứ những điều gì sai phạm, lầm viết trên đây.
----
(Ảnh1- Ngã Du Tử; Ảnh2- Ngã Du Tử và Châu
Thạch)
----
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại theo nguyên bản của tác giả gởi từ Đà Nẵng ngày 02/7/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét