Ôi! Câu đối – Phiếm đàm Đỗ Nhựt Thư (QN)
Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019
Lão kể
với y. Họ của lão nâng cấp lại mộ vị khai tiên dòng họ ở quê, biết lão là người
có chữ, hội đồng gia tộc nhờ lão và một số người thành danh khác viết đôi câu đối
để cùng họp bàn chọn đôi câu khắc vào mộ ngài. Lão với y vốn dân Sư phạm trước
1975, lại ham đọc, nghiên cứu và đã viết cả mấy trăm bài đủ loại, nhiều bài đã
được các báo tạp chí Văn nghệ, trang mạng đăng tải nên cũng có chút danh. Việc
cũng thường thôi, 4 giờ sáng tụ thần mà viết, nhưng chỉ góp 2 câu thôi - kẻo họ
ghét.
Họ tên thật Đỗ Nhựt Thư
Địa chỉ: Tỉnh Quảng Nam
Email: dokongnhan@gmail.com
***
Lão
kể với y.
Họ
của lão nâng cấp lại mộ vị khai tiên dòng họ ở quê, biết lão là người có chữ,
hội đồng gia tộc nhờ lão và một số người thành danh khác viết đôi câu đối để cùng
họp bàn chọn đôi câu khắc vào mộ ngài.
Lão
với y vốn dân Sư phạm trước 1975, lại ham đọc, nghiên cứu và đã viết cả mấy
trăm bài đủ loại, nhiều bài đã được các báo tạp chí Văn nghệ, trang mạng đăng
tải nên cũng có chút danh. Việc cũng thường thôi, 4 giờ sáng tụ thần mà viết,
nhưng chỉ góp 2 câu thôi - kẻo họ ghét.
Y hỏi:
- Ông viết như thế nào?
Lão
bảo: - Theo các lời truyền và văn bia tôi đoán ngài là thơ lại của cha, một
Tướng quân theo vua Hồ Hán Thương bình Nam năm 1402, lập đất Thăng, Hoa, Tư,
Nghĩa. Ngài được cho ở lại lo việc văn tự cho đất Lục Giáp, lập làng, truyền đời.
Tôi
viết thế này ông bình xem:
Tùng nam, lập tộc công bách thế;
Thủ lễ, hành văn đức vạn niên.
Y
tán thưởng: - Hay quá rồi còn gì. Rồi ngẫm ngợi: - Bây giờ mà viết đối Hán Việt
là số hiếm đó nhé.
Các
ông ấy mail về cho lão nhiều câu mà các ông ấy thích. Tra Google thì có cả
trong đó. Chết – Lão bảo: - Họ ta phải tự viết chứ, lấy của thiên hạ để các
dòng tộc khác cười cho thúi mũi à? Họ nghẹn.
Ừ,
mà cũng mở mạng ra xem thiên hạ viết ra sao, đương nhiên kẻ hậu sinh như bọn
hắn chỉ là kẻ ‘múa rìu qua mắt thợ’ rồi.
A!
Đây rồi, bài: Câu đối hay trên lăng mộ
được xử dụng nhiều nhất của một công ty Đá mỹ nghệ ở Ninh Bình.
Ôi!
Ninh Bình, cũng là vành đai văn học Bắc hà đấy chứ, mấy ngàn năm văn hiến mà lại.
- Đọc
thử xem sao. À! Sao dzậy cà? Lão sững sốt: - Xin trích vài câu đối Hán Việt và mình bình luận sơ lược chút cho dzui nha!
+
Câu 1:
Phiến niệm truy tư truyền bản tộc.
Bách niên hương hỏa ức tiên công.
Phiến:
tính từ (nhìn không đầy đủ) - Niệm: động từ (lẩm bẩm cầu xin.)
Bách:
danh từ, (nhiều) - Niên:
danh từ, năm.
+
Câu 4:
Tổ đức cao minh tư phú ấm.
Tôn thừa phụng sự thọ nhân hòa.
Đức:
danh từ - cao minh: tính từ
Thừa:
động từ - phụng sự: động từ
+
Câu 5:
Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh.
Phúc ấm nhi tôn bách thế vinh.
Thừa:
động từ
Ấm:
tính từ
+
Câu 7
Công đức lưu truyền thiên cổ niệm.
Thạch bi ký giám ức niên hương
Niệm:
động từ - Công đức: to lớn, tinh thần
Hương: danh từ - Thạch bi: nhỏ, vật dụng.
Y
cười: - Ngay cả một tờ báo xuân năm nay ở cấp quốc gia mà viết như thế này ông ạ:
Đón anh heo, tặng áo đùm cơm để mọi chỗ tết
đà ra tết ấm.
Tiễn chú chó, chia bùi sẻ ngọt cho khắp
nơi xuân đến cái xuân tươi.
Ông
nhận xét đi.
Lão
cười như méo: - Sao lại thế nhỉ? Chắc các vị đơn giản quá.
Rồi
bọn y góp ý như thế này: 2 đoạn cùng vần bằng (heo – cơm), đà: danh từ - đến:
động từ, ra: động từ - cái: danh từ.
Y lại
bảo: - Căn cứ để viết câu đối ở trong Bách khoa toàn thư Wikipedia chứ đâu khó.
Đây nè: (trích từ trang Wikipedia)
Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân
theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối.
1/ Đối ý và đối chữ:
+ Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt
thành 2 câu sóng nhau.
+ Đối chữ: phải xét 2 phương diện thanh và
loại.
- Về thanh: thanh bằng đối
với thanh trắc và ngược lại.
- Về loại: thực tự phải đối
với thực tự; hư tự phải đối với hư tự; danh
từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ; nếu vế
đối này có đặt chữ Nho thì vế kia cũng phải đặt chữ Nho...
2/ Vế câu đối
Một đôi câu đối gồm hai câu đi song nhau, mỗi
câu là một vế. Nếu câu ấy từ một người sáng tác gọi là vế trên và vế
dưới. Nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế
ra và vế đối.
3/ Số chữ và các thể câu đối
Số chữ trong câu đối không nhất định, theo
số chữ và cách đặt câu có thể chia câu đối ra làm các thể sau:
+ Câu đối thơ: là những câu làm theo lối
đặt câu của thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
+ Câu đối phú: là những câu làm theo các
lối đặt câu của thể phú.
4/ Luật bằng trắc
+ Chữ cuối mỗi vế và chữ cuối mỗi đoạn
phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối
với bằng. Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì nếu chữ cuối vế là trắc,
các chữ cuối các đoạn trên phải là bằng và ngược lại.
Rồi
y chợt bực bội: - Vừa rồi về quê họ xây dựng một khu tưởng niệm liệt sĩ cho xã tui, hai bên cổng ghi hai câu như vầy:
(trái) Tổ quốc thiên thu tôn vinh
công đức vì dân
(phải) Quê hương vạn đời tạc dạ
hiến thân dâng đời.
-
Nguyên tắc thì phải là câu đối nhưng sao lại như thế a? Y tiếp: - Tui phản ảnh
với ông Chủ tịch xã, ổng bảo: “Công trình do huyện đầu tư và xây dựng, tôi
không có quyền tham gia gì cả.”
-
Tui đắng miệng. Y lại tiếp: - Ơi trời! Huyện tui nỗi tiếng về văn học. Nức danh
vì được vua Thành Thái ban tấm biển:
‘Ngũ phụng tề phi’ năm 1898 vì đã có ba vị của huyện nhà cùng đỗ đại khoa. Thật
là: ‘hậu sinh khả …….’ .
Y
và lão mắt như mờ, lọ mọ tìm ly rượu để mong say.
07/2019 – ĐNT
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Quảng Nam ngày 21/7/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét