Đọc “Thu trở lại” thơ Nguyên Bình – Lời Châu Thạch (ĐN)
Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019
Đầu
tháng 7 âm lịch. Trời đã vào thu. Những cơn mưa đầu mùa làm dịu đi cái nắng oi
ả. Buổi trưa, tôi nằm trong phòng lạnh đọc bài thơ “Thu Trở Lại” của Nguyên
Bình cảm thấy mình khi thì như hóa thành “mây trắng” bềnh bồng trong ánh “nắng
hoang mê”, khi thì tâm hồn như mắc vào “trăm ngàn đường tơ óng” ánh, và khi thì
nghe như có mùi “cốm nếp ủ hương sen” tràn ngập trong căn phòng bé nhỏ của
mình. Bài thơ nhẹ như gió. Lần đầu tiên tôi đọc một bài thơ thu mà sóng lòng
gợn lên rất nhẹ, tâm hồn mát như ngồi trong phòng se lạnh, nhìn ra bầu trời
thấy thu về trên “mây biếc gọi mùa sang” và trên những “phiến lá in dấu tình
vàng rợi”.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
THU TRỞ
LẠI
Em ơi
em... kìa mùa thu trở lại
Heo may
đi biền biệt đã quay về
Trên
phiến lá in dấu tình vàng rợi
Trên
môi cười lấp lánh nắng hoang mê.
.
Lòng ta
vướng trăm ngàn đường tơ óng
Em phù
du ngọt lịm sắc thu vàng
Tim ta
đổ hồi chuông chiều vĩnh cửu
Em tím
trời mây biếc gọi mùa sang...
.
Thơm
lừng lựng không gian…ôi diễm tuyệt
Dịu
dàng xanh cốm nếp ủ hương sen
Ngan
ngát quá màu thời gian chầm chậm
Tiếng
tơ lòng diệu vợi ở vô biên...
.
Ta chờ
em cuối ngõ về mây trắng
Sắc thu
xưa lặng lẽ dậy hương rồi
Mang
theo nhé đóa cúc quỳ vàng nắng
Hai đứa
mình kết lại những mùa vui.
31/7/2019 - NB
---
Lời
Bình Châu Thạch
Đầu
tháng 7 âm lịch. Trời đã vào thu. Những cơn mưa đầu mùa làm dịu đi cái nắng oi
ả. Buổi trưa, tôi nằm trong phòng lạnh đọc bài thơ “Thu Trở Lại” của Nguyên
Bình cảm thấy mình khi thì như hóa thành “mây trắng” bềnh bồng trong ánh “nắng
hoang mê”, khi thì tâm hồn như mắc vào “trăm ngàn đường tơ óng” ánh, và khi thì
nghe như có mùi “cốm nếp ủ hương sen” tràn ngập trong căn phòng bé nhỏ của
mình. Bài thơ nhẹ như gió. Lần đầu tiên tôi đọc một bài thơ thu mà sóng lòng
gợn lên rất nhẹ, tâm hồn mát như ngồi trong phòng se lạnh, nhìn ra bầu trời
thấy thu về trên “mây biếc gọi mùa sang” và trên những “phiến lá in dấu tình
vàng rợi”.
Thật
vậy, hãy đi vào mùa “Thu Trở Lại” của Nguyên Bình để thử tìm thứ hương vị của
buổi đầu thu có gì lạ trong thơ:
Em ơi em... kìa mùa thu trở lại
Heo may đi biền biệt đã quay về
Trên phiến lá in dấu tình vàng
rợi
Trên môi cười lấp lánh nắng hoang
mê.
Mở
đầu bài thơ tác giả gọi “Em ơi em..,” làm ta cứ tưởng em ở gần đâu đó. Đọc đến
cuối bài thơ ta mới biết em không có ở đây. Thế nhưng tiếng thơ đã dự bị cho ta
một tình thân thắm thiết. Tiếp đến là câu thơ “Heo may đi biền biệt đã quay về”
khẳng định cho ta biết mùa thu nầy không phải là mùa thu năm trước trở lại. Chữ
“heo may đi biền biệt" cho ta hiểu mùa thu trở về là mùa thu của một thuở
nào xa xôi trong lòng tác giả, có thể là mùa thu mà hai kẻ đã yêu nhau. Thật
vậy, bởi vì chỉ có mùa thu yêu nhau thì người được yêu mới nhìn thu đẹp như hai
câu thơ sau đây:
Trên phiến lá in dấu tình vàng
rợi
Trên môi cười lấp lánh nắng hoang
mê.
Tác
giả thật lảng mạn và lạc quan vô cùng khi nhìn thấy dấu tình yêu năm xưa, nay
nằm trên phiến lá của mùa thu mới trở về, và thấy lại đôi môi cười năm xưa
trong nắng hoang mê.
Cả
khổ thơ phải nói là một sự hoang tưởng, một khúc thụy du giữa ban ngày. Tác giả
nhìn mùa thu về hôm nay mà thấy toàn bộ mùa thu năm trước. Tác giả chưa thấy
em, chỉ mới thấy thu mà sự hưng phấn đã tràn ngập trong hồn. Bởi vậy tác giả
gọi ngay “Em ơi em..” như người yêu năm xưa đang đứng đâu đó rất gần. Có lẽ mùa
“Thu lại về” đúng cái lúc mà hoài vọng trong lòng nhà thơ đã trở thành hy vọng.
Cũng có lẽ mùa “Thu lại về” đúng cái lúc mà nhà thơ tuyệt vọng, hóa diên nên
hoang tưởng toàn những điều tốt đẹp. Nào ta có biết được cái gì xảy ra trong
lòng tác giả, chỉ biết là dầu sự thật là gì thì bốn câu thơ trong khổ vào đề,
vẽ đạt bức tranh một mùa thu đi xa biền biệt đã trở về với sắc màu “vàng rợi”,
đẹp một cách “hoang mê”!
Khổ
đầu của bài thơ tả cảnh, khổ thứ hai của bài thơ tả tình. Tình ta và tình em
đều là thứ tình ảo tưởng hòa nhập ở trong thu:
Lòng ta vướng trăm ngàn đường tơ óng
Em phù du ngọt lịm sắc thu vàng
Tim ta đổ hồi chuông chiều vĩnh cửu
Em tím trời mây biếc gọi mùa sang...
Nhà
thơ chính là con tằm nhả tơ, nhưng nhà thơ lại “vướng trăm ngàn đường tơ óng”.
Vậy là con tằm nhả tơ đang nằm ở trong tơ. Nghĩ như vậy ta mới thấy rằng câu
thơ bộc lộ đến rốt ráo sự đê mê trong lòng tác giả khi nhìn thấy thu về. Phù du
nghĩa là gì? Phù du là loại sâu bọ có cánh, bay được, sống dưới nước thời gian
rất ngắn, khi thấy ánh sáng thì nó lao vào để thân hình bị thiêu đốt. Phù du
chỉ cuộc đời ngắn ngủi rất buồn. Vậy mà nhà thơ đã viết “em phù du ngọt lịm sắc
thu vàng” có nghĩa là nếu em không chết trong mùa thu thì em cũng hóa mình vào
mùa thu để làm cho mùa thù tuyệt đẹp. Tại sao nhà thơ viết vậy? Ta có thể suy
đoán rằng nhà thơ đã mất em vào môt mùa thu nào đó. Trong ký ức cúa nhà thơ mùa
thu ấy quá đẹp, dể bây giờ mùa thu trở lại mang dáng dấp thu xưa, làm cho tâm
hồn thi nhân sống lại với cuộc tình từ thưở xa xôi. Cuộc tình ấy đã chết như
con phù du chết trong một buổi “ngọt lịm sắc thu vàng”
Thế
rồi mùa thu trở lại trong thực tế hay là mùa thu trong ký ức tác giả ta không
biết được, đã loang sắc và hương cả đất trời. Có lẽ là cả hai mùa thu xưa và
nay đã hòa điệu trong tiếng tơ lòng của tác giả:
Thơm lừng lựng không gian…ôi diễm
tuyệt
Dịu dàng xanh cốm nếp ủ hương sen
Ngan ngát quá màu thời gian chầm
chậm
Tiếng tơ lòng diệu vợi ở vô
biên...
Đọc
thơ ta thấy rằng, cốm không những thơm lừng không gian mà còn ngan ngát trong
thời gian. Vậy thì cái hương đó, cái vị đó có thể trôi từ quá khứ trở về. Tiếng
tơ lòng của tác giả diệu vợi không phải ở thời điểm này mà ở tự vô biên. Vô biên
là không biên giới, có nghĩa là tiếng tơ lòng tác giả ở nơi nào trong tâm khảm
mà nhà thơ không thể định vị, đã thăng hoa trong thời gian hiện tại khi nhà thơ
thấy bóng dáng của múa thu từ thuở yêu nhau trở lại và nhờ đó, kỷ niệm của mùa
thu năm xưa hiển hiện trong lòng.
Đến
khổ thơ cuối cùng tác giả vẫn còn hoang tưởng trong hy vọng rất hảo
huyền:
Ta
chờ em cuối ngõ về mây trắng
Sắc thu xưa lặng lẽ dậy hương rồi
Mang theo nhé đóa cúc quỳ vàng
nắng
Hai đứa mình kết lại những mùa
vui.
Chờ
em ư? Em trở về mang theo đóa cúc quỳ vàng nắng ư? Khó lắm vì em đã đi biền
biệt từ một buổi gió heo may năm xưa. Thế nhưng ta yêu tâm hồn thi nhân vô cùng
khi nhà thơ vẫn chờ em ở “cuối ngỏ về mây trắng”. Mây trắng là mây của nhà
Phật, là mây của những tâm hồn vô ưu. Nhà thơ vẫn chung thủy với em trăm năm,
vẫn nhớ em ngàn năm nhưng chờ em ở “cuối ngỏ về mây trắng” là chờ em với tâm
hồn thanh thản, không oán, không giận, không thù, không cả nhiều đau khổ. Nhờ
vậy bài thơ “Thu lại về” cũng nhẹ như mây trắng bay, như mây trắng thong dong
trên bầu trời quang đảng. Nhờ vậy bài thơ “Thu lại về” đẹp như trái tim tác
giả, trái tim chung thủy mà nhà thơ đã thốt “Tim ta đổ hồi chuông chiều vĩnh
cửu” mỗi khi “Em tím trời mây biếc gọi mùa sang”. Không có ý thơ nào đẹp hơn
trái tim thành chuông rung trong vĩnh cửu chiều để gọi hồn em ở trong mây biếc
của vĩnh viễn những mùa thu.
Đọc
“Thu Trở Lại” ta như đi trong một giấc mơ, một giấc mơ mà quá khứ và hiện tại
xen kẽ vào nhau, chồng lên nhau nửa hư nửa thật. Giấc mơ ấy như ta đang tỉnh,
như ta đang hoang mê, như ta đang ở giữa mùa thu thực tại, như ta ta đang ở
giữa mùa thu quá khứ. Tất cả bài thơ được kết lại bằng niềm hy vọng tuyệt đẹp
nhưng nếu nghĩ cho cùng thì vết đau trong tim còn “vĩnh cửu” vạn ngàn thu. Tôi
mới ngộ ra rằng, thơ thu dầu tác giả không muốn sầu, cuối cùng sầu vẫn đọng lại
cuối thơ càng thêm da diết!
----
(Ảnh Nguyễn Bình)
----
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại theo nguyên bản của tác giả gởi từ Đà Nẵng ngày 01/8/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét