Ðứa Con Nhà Hàng Xóm – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thanh Dương (USA)
Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2019
Anh chị
Bông đi chợ về đến nhà, chị xuống xe trước, đang lúi húi mở trunk xe để lấy đồ
thì đã thấy xe nhà hàng xóm bên cạnh cũng vừa về tới. Ðây là lần đầu tiên chị
thấy mặt người hàng xóm, kể từ hơn 1 tuần lễ nay khi gia đình chị bắt đầu dọn
vào ngôi nhà này.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Dương
Tên thật Nguyễn Thị Thanh Dương
Quê quán Biên Hòa Việt Nam
Nơi thường trú USA
Email: mngoctran2@gmail.com
Anh
chị Bông đi chợ về đến nhà, chị xuống xe trước, đang lúi húi mở trunk xe để lấy
đồ thì đã thấy xe nhà hàng xóm bên cạnh cũng vừa về tới. Ðây là lần đầu tiên
chị thấy mặt người hàng xóm, kể từ hơn 1 tuần lễ nay khi gia đình chị bắt đầu
dọn vào ngôi nhà này.
Nên
chị vội ngừng tay đi đến gần sân nhà hàng xóm và tươi cười:
-
Chào anh chị và các cháu.
Cả
hai vợ chồng đều cười đáp lễ, người chồng nói:
-
Biết là có hàng xóm mới mà mãi hôm nay mới gặp nhau. Tôi tên là Cảnh.
-
Vâng, hân hạnh được làm quen với anh chị, chồng tôi tên là Bông. Nhà tôi cũng
lu bu chưa có thì giờ đi chào hỏi hàng xóm anh chị Cảnh ạ.
Chị
Bông nói xong thân mến nhìn gia đình hàng xóm, chẳng dễ gì được dịp gặp cùng
một lúc cả nhà như thế này. Thật là thú vị khi đến một nơi ở mới có hàng xóm là
người Việt Nam, họ chạc bằng tuổi vợ chồng chị, hai đứa con, thằng lớn khoảng
12 tuổi như Cindy con gái chị, nhưng đứa nhỏ chỉ mới hai tuổi là cùng, hai đứa
con cách xa nhau khá xa.
Chị
Bông lần lượt xách những túi hàng vào nhà, mỗi khi trở ra chị thấy thằng con
trai nhà anh Cảnh vẫn đứng vẩn vơ ngoài sân, dường như nó chẳng hào hứng gì để
mang đồ vào phụ cha mẹ như con Cindy của chị. Khi chị nhìn nó cũng là lúc nó
quay lại nhìn chị.
Ðó
là một thằng bé mặt mày khôi ngô nhưng nét mặt rầu rầu, lạnh lùng một cách khó
hiểu.
Chị
Bông nghĩ thầm:? Chắc hôm nay đi chợ cu cậu đòi mua gì đó không được nên đang
dỗi hờn bố mẹ đấy.
Chị
Bông nói với chồng:
-
Hàng xóm bên cạnh là người Việt Nam cũng vui anh nhỉ,?tắt lửa tối đèn có
nhau.
-
Em lại ỷ có nơi chốn để chạy sang xin qủa chanh, qủa ớt, phải không? Ði chợ mua
đủ thứ nhưng thế nào cũng có lúc quên những thứ lặt vặt mà vô cùng cần thiết
ấy.
-
Biết đâu bà nội chợ bên ấy cũng chạy sang mượn nhà mình những thứ như thế? vấn
đề chính em muốn nói là hàng xóm Việt Nam sẽ gần gũi và thông cảm nhau hơn mà
thôi.
Buổi sáng chị Bông chở Cindy đi học, trường học khá gần nhà nên school
bus không chở. Bên nhà anh Cảnh chắc cũng phải đưa đón con như nhà chị. Nhà nào
cũng tất bật như nhau.
Một
hôm khi chị Bông đón Cindy từ trường về gần tới nhà thì Cindy bỗng kêu lên khi
xe đang chạy lướt nhanh:
-
Mẹ ơi, hình như con bác hàng xóm cạnh nhà mình đang đi bộ bên đường?
-
Con có chắc là con bác Cảnh không?
-
Mẹ chạy nhanh qúa con không nhìn thấy mặt nhưng vẫn cảm thấy thế mẹ ạ, nó đi
học về mà đi bộ, hay là cha mẹ nó hôm nay bận không đón được?
Chị
nhìn qua kính chiếu hậu, phía xa, sau lưng chị là hình ảnh một thằng bé vai đeo
cặp sách đang đi bộ trên hè đường, bên cạnh là dòng xe đang vun vút lướt qua,
chẳng ai để ý đến kẻ bộ hành ấy cũng như chị đã vô tình lướt qua nó lúc
nãy.
-
Thôi, đằng nào mẹ chạy cũng qúa xa rồi, mà cũng về gần tới nhà rồi. Coi như là
con nhìn lầm người đi.
Thằng con nhà hàng xóm học cùng trường nhưng hơn con Cindy nhà chị một lớp. Cùng lối về, nếu biết bên ấy có hôm bận không đi đón con được thì chị Bông sẵn sàng đưa đón giùm.
Thằng con nhà hàng xóm học cùng trường nhưng hơn con Cindy nhà chị một lớp. Cùng lối về, nếu biết bên ấy có hôm bận không đi đón con được thì chị Bông sẵn sàng đưa đón giùm.
Nhưng chị ít khi gặp mặt vợ chồng anh Cảnh, rồi chị cũng quên phéng
đi.
Chiều nay, sau khi đón Cindy về học xong, chị Bông cần ra khu chợ Việt
Nam mua mấy món đồ, cao hứng chị Bông liền ghé vào nhà hàng? Ðêm tàn bến Ngự?
Để mua tô bún bò Huế mang về nhà hai mẹ con cùng ăn thử xem sao, nhà hàng này
được tiếng là đông khách vì nấu ăn ngon mà gia đình chị chưa có dịp đến.
Chị
Bông bước vào tiệm, giờ này tiệm vắng vì giữa ngày, không phải giờ ăn trưa cũng
chưa đến giờ ăn chiều.
Một
bà có vẻ là bà chủ tiệm, ăn diện bóng bẩy, mặt mày son phấn kỹ càng, trẻ đẹp và
sắc xảo đang ngồi sau quày, mỉm cười đón khách:
-
Chào chị, chị cần dùng chi ạ?
-
Cho tôi hai tô bún bò Huế mang về.
Bà
chủ đi vào nói với người trong bếp, bà chỉ thoáng quay đi mà chị Bông đã ngửi
thấy mùi dầu thơm ngan ngát. Ngồi bán cửa hàng ăn uống, lúc nào cũng bốc mùi
mắm muối, mỡ màng của các món Bún bò Huế, bún thịt nướng, bánh xèo, cơm, phở.
v..v.. mà bà chủ điệu nghệ, thơm phức như bán hàng nữ trang hay hàng mỹ phẩm
cao cấp phải ăn diện cho sang, cho xứng với món hàng. Nhìn bề ngoài bà chủ se
sua không ai nghĩ là một phụ nữ đảm đang buôn bán.
Chị
Bông lơ đãng nhìn quanh trong tiệm bỗng một hình ảnh nơi góc tiệm đập ngay vào
mắt chị, khiến chị ngạc nhiên: đó là thằng con trai lớn của vợ chồng anh Cảnh,
hàng xóm của chị, đang ngồi gục đầu trên bàn ăn và ngủ ngon lành, cái cặp sách
để trên bàn chứng tỏ đi học về là nó có mặt nơi đây.
Chị
Bông đứng chôn chân suy đoán, hay là chị Cảnh, anh Cảnh đi đón con rồi ghé vào
tiệm này ăn xong và để thằng con ở tạm đây vì bận đi đâu đó lát sẽ quay lại
đón? Và chắc là quen thân với chủ tiệm nên thằng bé có quyền nằm ngủ gục trên
bàn thoải mái như thế?
Bà
chủ tiệm đã bước ra ngoài, chị Bông nhìn nét mặt của bà không mấy cởi mở nên
không dám hỏịvề thằng bé hàng xóm. Tội nghiệp, chắc đêm qua nó ngủ ít sáng phải
dậy sớm đi học nên giờ nó ngủ gục mà rất say sưa chẳng hề bị đánh thức vì tiếng
nói của bà chủ và của khách mua hàng.
Xách túi xách có hai tô bún bò Huế ra khỏi tiệm chị Bông đi về nhà. Tô
bún bò Huế ngon lành, qủa đúng như lời đồn làm chị ăn xong là quên mất chuyện
thằng bé nhà bên cạnh.
Nhưng khi ra ngoài sân tình cờ chị Bông lại được đối diện với anh Cảnh
khi anh đang tưới những luống hoa, và chị cũng làm công việc tương tự như người
hàng xóm tưới hoa bên sân nhà mình.
Chị
Bông xã giao:
-
Nhà anh có những cây hoa đẹp qúa. Hôm nào tôi phải bắt chước mua thêm những
loại hoa như bên nhà anh cho đẹp.
Anh
Cảnh hài lòng:
-
Bà xã tôi thích những loại hoa này nên giao phó cho tôi phải chăm sóc tưới cây
đấy chị ạ.
Anh
Cảnh cẩn thận tưới nước từng gốc hoa có vẻ chiều vợ, đắc lực làm vừa lòng vợ,
chứ không phải vì chính anh. Lúc ấy thằng bé con anh đi bộ về đến, dáng điệu
mệt mỏi với cặp sách đeo trễ trên vai, nét mặt lạnh như hôm chị gặp nó lần đầu
tiên cũng ở mảnh sân này làm chị Bông ngạc nhiên, ngơ ngác hỏi anh Cảnh:
-
Sao cháu giờ này mới đi học về hả anh? Mà ai đón cháu về?
Anh
Cảnh nhìn thằng bé lủi nhanh vào nhà, chép miệng:
-
Nó tên Việt Nam là Minh, chị thấy nét mặt nó thông minh sáng sủa đấy chứ? Nhưng
kể ra thì buồn u ám lắm?
Anh
Cảnh tắt vòi nước tưới cây đến bên chị hàng xóm, dường như lâu lắm anh chưa có
dịp trút nỗi lòng tâm sự cùng ai:
-
Thằng Minh là con đầu lòng và duy nhất của tôi với người vợ trước?
Giọng anh nghèn nghẹn lại làm chị Bông xao lòng:
-
Thì ra thế?
-
Mẹ nó bỏ tôi, là một người đàn bà chẳng ra gì. Tôi nói lên sự thật chứ không
bôi xấu người vợ cũ vì ghen tức gì đâu, chuyện qua rồi, ai có phận nấy.
-
Hai vợ chồng anh đã li dị bao lâu rồi?
-
Chúng tôi li dị đã hơn 5 năm nay, cô ta sẵn sàng bỏ con lại cho tôi để chạy
theo tình nhân, chê tôi nghèo lương ba cọc ba đồng không có cơ hội làm giàu lên
được. Tình nhân cô ta trẻ hơn tôi, năng nổ hơn tôi, có tiền hơn tôi.
Chị
Bông kêu lên xót xa:
-
Trời ơi, chị ấy bỏ con cho anh nuôi, làm sao một người đàn ông có thể chăm sóc
con bằng phụ nữ được?
- Vì cô ta muốn rảnh tay làm lại cuộc đời với
người mới. Thằng Minh sống không có mẹ từ lúc nó 7 tuổi, dù thương con đến đâu,
rồi tôi cũng phải lấy vợ khác như chị đã thấy đó, hiện giờ chúng tôi có đứa con
nhỏ mới 2 tuổi. Cả hai vợ chồng tôi đều vất vả, bận rộn vì công việc..
Chị
Bông chợt nhớ lại hình ảnh thằng bé lang thang đi bộ trên hè đường và hình ảnh
nó ngủ gục trong nhà hàng?Ðêm tàn bến Ngự? mà chị đã gặp, chị sốt ruột hỏi
lại:
-
Thế ai đưa đón cháu Minh đi học mỗi ngày hả anh?
-
Buổi sáng trên đường đi làm tôi đưa cháu đến trường. Còn khi tan học về?
Anh
Cảnh ngừng lại một chút, chắc lại chạnh lòng thương con:
-
Chẳng ai có thì giờ đón cháu, vì chúng tôi về trễ hơn giờ cháu tan trường nên
nó tự đi bộ về. Từ trường về tới nhà cũng hơn một mile nhưng biết làm sao
hơn?
-
Lúc nãy tôi gặp cháu ngủ gục trong một nhà hàng bún bò Huế ở khu chợ Việt Nam,
Tôi muốn hỏi cháu có về nhà thì tôi chở về, nhưng cháu ngủ say quá!
Anh
Cảnh ngắt lời:
-
Không sao! Nhà hàng? Ðêm tàn bến Ngự? Là của mẹ cháu Minh. Cô ta và người chồng
mới đã mở nhà hàng đấy, cô ấy thành công giấc mộng làm giàu vì nhà hàng rất
đông khách.
Giọng anh cay đắng tiếp:
-
Thay vì về nhà phải lẩn quẩn đứng đợi hay chơi ngoài cửa cho đến khi chúng tôi
về nó mới được vào nhà, thì nó đến nhà hàng của mẹ nó, được ăn món gì tùy thích
và nằm ngủ đợi tới giờ về nhà.
-
Thế sao anh không làm riêng một chìa khóa cho cháu Minh để nó đi bộ về thẳng
nhà, muốn ăn muốn ngủ có phải là tốt hơn không?
Mắt
người đàn ông bỗng rưng rưng:
-
Ðã từng như thế rồi, nhưng thằng Minh và người vợ sau này của tôi không hợp
nhau, nó mấy lần lấy cắp những đồng tiền lẻ của vợ tôi trong ngăn tủ nào đó.
Thế là tình hình càng căng thẳng thêm, vợ tôi có lý do để cấm nó ở nhà một
mình. Còn mẹ nó, biết thế, nhưng cũng chẳng đời nào có ý định mang con về sống
chung, sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc của mình vì chồng cô ta không muốn nuôi con
riêng của vợ. Thằng bé chưa bao giờ biết đến ngôi nhà của mẹ nó, nghe nói to rộng
và đẹp lắm.
Người vợ của anh Cảnh về tới, anh vội chấm dứt câu chuyện, ra đón đứa
con nhỏ và lăng xăng xách phụ vợ ít đồ. Họ đi vào nhà để lo cho bữa cơm
chiều.
Chị
Bông ngẩn ngơ không còn hứng thú để tưới cây nữa, gương mặt buồn buồn, lạnh lùng
của thằng Minh ám ảnh chị, gương mặt của một thằng bé tội nghiệp, tủi thân và
đầy mặc cảm, cái vẻ lạnh lùng câng câng ấy để tự bảo vệ lấy mình trước cuộc
đời.
Ở
cái tuổi non trẻ này, đáng lẽ nó phải được sống trong một mái gia đình êm ấm,
có đầy đủ cha mẹ yêu thương, chăm sóc cho nó từng miếng ăn giấc ngủ.
Như
con Cindy nhà chị, mỗi cuối tuần được bố chở đi thư viện, đi xem phim hay đi
bơi lội v..v?Mỗi buổi sáng trước khi đi học, chính chị là người làm sẵn thức ăn
bỏ vào hộp lunch cho nó, về tới nhà những bữa cơm luôn có món ăn mà nó ưa
thích, rồi tới giờ đi ngủ, chị đã đọc truyện, kể truyện cho con nghe. Bao nhiêu
câu truyện ngắn thần tiên và có ý nghĩa, bao nhiêu bài hát hay êm đềm đã theo
Cindy vào giấc ngủ suốt từ thuở ấu thơ cho đến giờ..
Còn
thằng Minh, từ năm 7 tuổi, cái tuổi ngây thơ bé bỏng nó đã xa rời vòng tay
người mẹ, vài năm sau cũng thưa dần sự chăm sóc của người cha khi cha nó có vợ
có con khác. Thằng bé ở với cha nhưng bất mãn người mẹ kế, đến nhà hàng của mẹ
chỉ để ăn cho no bụng và tạm nghỉ chân, chẳng khác nào một người khách đến rồi
đi. Nó lạc loài cô độc giữa cha và mẹ của nó.
Mỗi
ngày thằng Minh vẫn đến trường và mỗi ngày nó lại lang thang trên đường về,
quanh quẩn giữa về nhà của cha và về nhà hàng của mẹ.
Nhưng nếu một ngày nào đó nó không về một trong hai nơi chốn ấy, nó lang
thang trên những con đường khác, xa hơn, làm bạn với những đứa bụi đời trên
đường phố, và hư hỏng thì không biết cha mẹ nó có còn vui hưởng hạnh phúc mà họ
đang có không?
- Mẹ
ơi, mẹ đâu rồi?
Con
Cindy từ trong nhà chạy ra sân réo gọi làm chị giật mình. Thấy mẹ, nó nũng
nịu:
-
Trời ơi, mẹ ngoài này mà con tìm mãi, sao mẹ tưới cây lâu thế? không vào nhà
nấu cơm cho con ăn, bố cũng sắp đi làm về rồi.
-
Ừ, mẹ sẽ vào ngay đây!
Con
bé chợt nhìn sâu vào đôi mắt mẹ, ngạc nhiên:
-
Có phải mẹ vừa khóc không? Con thấy đôi mắt mẹ còn ướt nước mắt?
Con
bé Cindy nhà chị, một vầng trăng sáng ngây thơ và hạnh phúc tuyệt vời, chị
không muốn bất cứ một áng mây mờ nào che khuất vầng trăng đáng yêu này. Chị
Bông âu yếm dắt tay con đi vào nhà:
-
Con ơi, bụi nhà hàng xóm vừa bay vào mắt mẹ thôi mà.
---
Nguồn: Nguyệt san Giao Mùa
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 19 tháng 8 năm 2014
---
From: Ngoc Tran mngoctran2@gmail.com
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 10/8/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét