Mật ngôn và người cháy cùng thơ – Bài viết Nguyễn Thanh Huyền (HN)
Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019
Namkau,
tập thơ cá tính rất đặc biệt ngay từ cái tên. Một tập thơ mà mỗi bài thơ hội tụ
trọn vẹn vẻ đẹp ngôn ngữ, công dụng ngôn từ được phát huy triệt để. Những bài
thơ được chưng cất từ lời thơ thẫm đẫm tình, câu từ phong phú, triết luận, hàm
ngôn. Để có những bài thơ đa nghĩa, tầng tầng triết lý... nhà thơ đã dày công
luyện và dùng chữ một cách “đắt địa” mà người đọc liên tưởng việc dùng chữ như
như thợ “luyện thép” vất vả, gian nan để thu về những “bền đẹp nhiệm màu”,…
Thông tin cá nhân: (VanDanViet) Tác giả Nguyễn Thanh Huyền
Họ tên thật Nguyễn Thanh Huyền
Sinh năm 1982
Hiện đang sống tại Hà Nội
Email: xrthanhhuyen82@gmail.com
____
MẬT NGÔN VÀ NGƯỜI CHÁY CÙNG THƠ
Bài
viết Nguyễn Thanh Huyền
***
Namkau,
tập thơ cá tính rất đặc biệt ngay từ cái tên. Một tập thơ mà mỗi bài thơ hội tụ
trọn vẹn vẻ đẹp ngôn ngữ, công dụng ngôn từ được phát huy triệt để. Những bài
thơ được chưng cất từ lời thơ thẫm đẫm tình, câu từ phong phú, triết luận, hàm
ngôn. Để có những bài thơ đa nghĩa, tầng tầng triết lý... nhà thơ đã dày công
luyện và dùng chữ một cách “đắt địa” mà người đọc liên tưởng việc dùng chữ như
như thợ “luyện thép” vất vả, gian nan để thu về những “bền đẹp nhiệm màu”,
“Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, thép trở nên vững bền”, “ngôn ngữ trầm
mình vào cuộc sống, trải qua “chín tầng mưa nắng” và người sử dụng ngôn ngữ
không chỉ như người cầm đuốc đơn thuần mà phải là người cháy cùng lửa, cháy
cùng ngôn ngữ thơ để ngọn lửa tồn tại không chỉ bằng sức nóng thành phần đốt mà
còn rực sáng, làm ấm lòng người dõi, đi theo bởi tin yêu, khát khao cùng trí
hướng, bởi sức bền, tâm hồn trí tuệ, sự khai thông điều khiển lửa của người cầm
đầu, người “cháy” hết mình bởi nghệ thuật ngôn từ, với sức sống và vẻ đẹp của thơ”
giống như nhà thơ Nga Maiacôpxki nói về việc sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm
văn học “Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ/ Mới thu về một chữ mà thôi/ Nhưng
chữ ấy làm cho rung động/ Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.”. Phải, tập
thơ Namkau là tập rất đẹp, rất sáng – là tập thơ khởi đầu cho một khuynh hướng
sáng tạo ở đó có “mật ngôn và người cháy cùng thơ”.
Cấu
trúc thơ trong Namkau, mỗi bài thơ luôn là năm câu tương ứng năm dòng ngắt
nhịp, độ dài ngắn trong câu có biên độ "co, giãn" khác nhau. Mỗi bài
thơ thường chia làm hai, tương ứng với những lập luận diễn ngôn, với kết luận,
kết thúc luận điểm, chiêm nghiệm nhân sinh ở "thế giới thực và niềm kiêu
hãnh khát khao mộng mơ" của những cung bậc đằm thắm nồng nàn mà xa xót,
chát cay và đằm thắm, cuồng say và hẫng hụt... đã tạo ra trường cảm xúc hiệu
ứng cộng hưởng những công dụng của thi phẩm. Các bài thơ với lời thơ "vừa
đủ". Cái chuẩn mực “tròn ý” được "mở, cài then" “khuôn phép,
thẩm mĩ và rất văn minh” từ một nhà thơ tài hoa về ngôn ngữ, sáng tạo trong cấu
trúc câu nên độ khít đóng mang tính chất tiêu trí, tiêu chuẩn.
Namkau
tập thơ gồm chín chín bài thơ, mỗi bài thơ là một "quy nạp" điển hình
cho những khía cạnh, những lập luận, các vấn đề về con người, về sự vật hiện
tượng cuộc sống mà nhà thơ từng trải hoặc nghiệm ngẫm... như bài “Rụng” nhà thơ
viết: “Có một chiếc răng rụng/ tôi vẫn để trong ví mỗi ngày/ một mảnh đời đã
tuột ra khỏi gốc số phận/ Mỗi lần mở ví ra tôi thấy/ chiếc răng vẫn đang nhai
ký ức”
Tập thơ Namkau có tính khái quát, bao quát cao bởi nhãn quan của một nhà thơ có tư tưởng, khuynh hướng sáng tạo rõ ràng luôn đề cao thẩm mỹ thơ, sự mới lạ trong ngôn ngữ, ý nghĩa công dụng của dụ ý thơ. Tập thơ như một cuộc “trình diễn thơ” và một bữa tiệc của ngôn ngữ bởi cảm xúc thi ca của nhà thơ đã đạt đến đỉnh điểm.
Tập thơ Namkau có tính khái quát, bao quát cao bởi nhãn quan của một nhà thơ có tư tưởng, khuynh hướng sáng tạo rõ ràng luôn đề cao thẩm mỹ thơ, sự mới lạ trong ngôn ngữ, ý nghĩa công dụng của dụ ý thơ. Tập thơ như một cuộc “trình diễn thơ” và một bữa tiệc của ngôn ngữ bởi cảm xúc thi ca của nhà thơ đã đạt đến đỉnh điểm.
Các
bài thơ được chưng lọc những tinh túy, thơm tho nhất của đất trời, những mặn
cay đời trần của con người được phản ảnh vào nhãn quan có độ thẩm định
"xuyên thấu", luôn hiểu rõ, hiểu đúng nhân ngãi thế sự, rồi từ đó
bằng tài năng mà các bài thơ được ra đời trong sự hân hoan đón nhận của thi hữu
và độc giả: như bài “Cảm thức” nhà thơ viết “Mùa thu giặt những đám mây
trắng/phơi lang thang bầu trời/vắt ngang gió một lườn sông sóng sánh/Trong rón
rén bình minh chợt nhú/bạn mai vừa cởi cúc mùa thu” hay trong bài “Mùa phù sa”
“Dòng sông mang thai/ ngầu đỏ phù sa sinh nở/ phết vào bờ những dải bãi non/
Núi đứng thả sông nằm/ sông vắt kiệt phồn sinh của núi”.
Thơ
không cảm xúc chẳng khác một "xác thơ". Thơ của nhà thơ Trần Quang
Quý đề cao cảm xúc và độ “thiêng” của thơ, nhà thơ tự “giải phóng mình” cho cảm
xúc thăng hoa đỉnh điểm. Cảm xúc là hồn, vía, là đôi cánh cho thơ bay. Các bài
thơ trong tập Namkau là những bài thơ "đẫy", đủ cảm xúc của tình
người, của một thi sĩ đã trải qua, "nếm" đủ hay "mãn nhãn"
trước tình đời. Trong bài “Hoa bưởi” nhà thơ viết: “Dắt tháng ba ngao du thiên
hạ/ hương chật thơm ngõ làng/ mùa xuân cởi non em trinh trắng/ Hoa làm xanh cao
xanh cao bằng màu tinh khiết/ còng bao người vào một nỗi quê”.
Hay
trong bài “Bước yêu” cũng vậy. “Đã từng đi nát con đường/ gỗ hương long mộng
chân giường đứng ngây/ Đã từng hẹn tuột vỏ cây/ gió ghen vần vũ đám mây tụt
quần/ đã yêu yêu cạn mùa xuân...”
“thơ của nhà thơ Trần Quang Quý luôn hay, không hay không phải thơ Trần Quang Quý" bởi lời thơ như sự sống, như định mệnh, hơn thế nữa thành minh triết theo kiểu của thơ, luôn được "phổ" ngân lên những ngọt đằm, sâu sắc và bát ngát tình. Cái tình đó được “phơi” ra giữa trời mây, giữa cõi người mênh mông. Như trong bài “Phẳng” nhà thơ viết “mặt phẳng có thể soi gương/con đường phẳng có thể tăng tốc lực/nhưng tình yêu thì khác/Tình yêu nhớ nhau những miền lõm/thở trong nhau sau những mõm lồi”.
“thơ của nhà thơ Trần Quang Quý luôn hay, không hay không phải thơ Trần Quang Quý" bởi lời thơ như sự sống, như định mệnh, hơn thế nữa thành minh triết theo kiểu của thơ, luôn được "phổ" ngân lên những ngọt đằm, sâu sắc và bát ngát tình. Cái tình đó được “phơi” ra giữa trời mây, giữa cõi người mênh mông. Như trong bài “Phẳng” nhà thơ viết “mặt phẳng có thể soi gương/con đường phẳng có thể tăng tốc lực/nhưng tình yêu thì khác/Tình yêu nhớ nhau những miền lõm/thở trong nhau sau những mõm lồi”.
Những
khía cạnh nổi cộm, góc khuất cuộc sống, sự vật hiện tượng vần xoay, những khát
khao tiềm ẩn và những bài thơ thế sự rất sâu sắc, cách “chửi” rất thơ và rất
“đau”, “chém vào da thịt” người “bị” nói tới bằng ngòi bút sắc lẹm, sâu cay,
đăng chát... và các mặt của đời sống “nhú trồi” trong các sự vật hiện tượng
được nhà thơ phát giác, khám phá, chiêm nghiệm bằng lời thơ triết luận và cái
nhìn đạo phật, của quy luật nhân quả, đúc rút răn dậy từ thực tiễn sống, ngôn
ngữ thơ được gắt gọt, tỉa tót... Trong bài “Biển sạch” nhà thơ viết: “Cá chết
vì biển độc/vì vô cảm hay lợi ích nhóm?/những bầy /cá thủy tang trong đại dương
hoang mang/Trước khi/mong sạch biển/làm sạch những cặn người” Hay trong bài
“Phận bò” có “Vân những luống cày cặm cụi hoàng hôn/vẫn con đường quằn roi/vẫn
tiếng rống kìm nén thổ ngữ... /Đó là tiếng khát khao lồng về tự do hoang
dã/không qua được thói quen rơm cỏ”.
Namkau
một hình thức thơ mới, một cách tân của văn học Việt, một tập thơ độc lập, khác
biệt với các thể thơ khác đã quá quen: như lục bát, thất ngôn bát cú, thơ bốn
câu... Các bài thơ với ngôn ngữ và hình ảnh “lạ” hoá, trẻ hoá rất “độc, đắt”,
cũng bởi “đắt sắt ra miếng” nên ngôn ngữ thơ được phồn sinh, sức lôi cuốn như
dòng xoáy, như sức hút nam chân cực mạnh, mãnh lực và quyến rũ hút người đọc.
Ví dụ như bài “Mặn” nhà thơ viết “Biển vụt cháy/thủy triều tụt váy/cát nằm
hoang những vết chân còng/Lộn biển ra gặp ngàn năm nước mắt/cô lại thành những
hạt mặn kết tinh”.
Một
Trần Quang Quý hàn lâm hào sảng, một Trần Quang Quý cuồng say mê đắm, ấm
nồng... và một Trần Quang Quý mới lạ, cách tân... thơ Trần Quang Quý là hơi
thở, sự sống là máu thịt cuồn cuộn sục sôi trong bình minh nơi mắt, trong cánh
chim đại ngàn bay, trong màu khói lam chiều vương vấn, trong hạt muối mặn
mòi... và trong đôi mắt em. Thơ Trần Quang Quý không lẫn vào đâu được rất lung
linh ảo diệu, sâu sắc rộng dài, tầng ý đan xen, sức hút, độ lan toả của thơ rất
rộng, rất đằm, rất rộng, bất kể ai được đọc đều bị cuốn hút bởi sức nóng, độ
nhiệm màu của thơ, của tình người, của chất nghệ sĩ trong thơ, mà Namkau là một
ví dụ.
Namkau
ra đời năm 2016 do nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành đã tạo được những lớp
sóng cao trào ngưỡng vọng. Chính mảng sáng, độ nóng của thể thơ Namkau, chính
"mật ngôn" bằng thứ ngôn ngữ "chín, thơm, ngọt" của những
cái "đỉnh" trong một trường lập luận cuốn hút, cuồng say, sức nóng độ
lan toả phủ rộng của Namkau và sức hút của cái tình, cái tài của nhà thơ trong
sự thiết tha "ăn, nằm" với thơ và luôn trọng độ "thiêng"
của thơ mà tôi bảo tròn ý "Namkau, mật ngôn và người cháy cùng thơ".
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi ngày 17/9/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét