Ánh mắt thầy – Bài viết ngắn của Tuệ Thiền Lê Bá Bôn (VT)
Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019
Sau lần
được gặp thầy dịp Tết Canh Ngọ (1990), tôi thường suy nghĩ về giá trị của thân
giáo – một hình thức giáo dục thầm lặng của một nhân cách chân chính, thật sự
biết yêu thương con người. Nhớ ánh mắt và nhân dáng của thầy hôm ấy, tôi thường
nhắc nhở mình sống tử tế hơn với mọi người, đàng hoàng hơn với công việc. Cũng
từ ấy, mái ấm tinh thần trong tôi vững chãi hơn – chỗ an trú cho sự nghiệp hướng
thiện-hướng thượng tâm linh… Nay lời ít lòng nhiều, tôi xin thành kính bày tỏ
đôi lời tri ân với vị thầy thân thương.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Họ và tên: Lê Bá Bôn
Bút danh: Tuệ Thiền
Sinh ngày: 05/4/1951;
Tốt nghiệp đại học ngành Hành chính;
Nhà giáo hưu trí;
Nơi sinh: Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị;
Nơi ở: Ấp Bắc 1, Hoà Long, TX Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu;
Email: lebabon04@gmail.com
_____
ÁNH MẮT THẦY
(Tưởng nhớ Thiền sư Thích Thanh Từ)
Bài viết ngắn Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
Bút danh: Tuệ Thiền
Sinh ngày: 05/4/1951;
Tốt nghiệp đại học ngành Hành chính;
Nhà giáo hưu trí;
Nơi sinh: Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị;
Nơi ở: Ấp Bắc 1, Hoà Long, TX Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu;
Email: lebabon04@gmail.com
_____
ÁNH MẮT THẦY
(Tưởng nhớ Thiền sư Thích Thanh Từ)
Bài viết ngắn Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
***
1.
Danh
nhân khoa học Albert Einstein nói rằng: Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng.
Tôi suy nghĩ thêm: Cuộc sống mà thiếu tinh thần tôn giáo hướng thiện-hướng thượng
thì khập khiễng. Như vậy với tôi, giá trị trong tôn giáo vô cùng quan trọng. Và
khi đã biết quý trọng giá trị giác ngộ của tôn giáo, tất nhiên phải biết quý trọng
ân đức của các thiện tri thức.
Trên
con đường sự nghiệp giác ngộ, ai cũng có nhân duyên gặp nhiều thiện tri thức.
Có những thiện tri thức là đồng loại của mình. Có những thiện tri thức là năng
lực siêu hình. Cũng có thể là những trang kinh, trang sách, câu thơ, bài báo.
Cũng có thể là ánh mắt, là thái độ của một nhân cách siêu việt… Và trong một thời
điểm nào đó, cảm xúc của hành giả giác ngộ đột nhiên trỗi mạnh khi chợt nhớ đến
một thiện tri thức nào đó trong chặng đời đã qua.
Với
tôi, lúc này đây tôi đang nhớ đến một vị thiền sư. Vì tôi đang là kẻ sơ cơ
chiêm nghiệm Chân Tâm bất sinh bất diệt, cái thực tại mà thiền sư Lâm Tế gọi là
“vô vị chân nhân”.
2.
Khi
viết tưởng niệm về thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki, giáo sĩ Thomas Merton (Kitô
giáo) đã viết: “Đối với tôi, dường như ông là hiện thân của tất cả những phẩm
chất kì cùng của một con người siêu việt trong truyền thống Á Đông cổ đại, Lão
giáo, Khổng giáo và Phật giáo. Hay hơn thế, gặp ông người ta có cảm giác gặp
“vô vị chân nhân” mà Trang Tử và các thiền sư từng nói. Và dĩ nhiên đây là người
mà ta thật sự muốn gặp mặt. Còn ai khác nữa? Trong lúc gặp gỡ Suzuki và uống với
ông một chén trà, tôi có cảm tưởng mình đang đối mặt với người đó. Nó giống như
cuối cùng người ta đang trở về nhà mình…”.
Nói
không ngoa, tôi cũng có cái cảm tưởng như vị giáo sĩ khi tôi được ngồi uống trà
với thiền sư Thích Thanh Từ vào buổi sáng mồng 3 Tết Canh Ngọ (1990) ở thiền viện
Thường Chiếu. Năm ấy, có lẽ thầy đã tuổi bảy mươi.
3.
Tôi
vào chỗ tiếp khách của thầy.
Sau
khi mời tôi ngồi, thầy im lặng nhìn tôi một lúc rồi hỏi:
-
Chú làm nghề gì?
- Dạ,
giáo viên.
-
Nghe lương giáo viên ít lắm, chú có đủ sống không?
- Dạ,
con… tri túc ạ.
Nghe
tôi nói vậy, thầy cười thật từ bi và thân thiện. Các vị khách khác cũng cười
vui với cái “tri túc” của tôi. Thế là bắt đầu có sự thân mật của buổi đàm đạo
thưa hỏi… Trừ những lúc cần trả lời, còn thì thầy thường im lặng nghe mọi người
nói. Cái nhìn của thầy như bắt nguồn từ cõi tâm mầu nhiệm siêu việt, lan tỏa
hơi ấm ban vui cứu khổ.
Sau
khi uống xong bình trà, thầy hỏi tôi về những sách thiền mà tôi đã đọc. Thầy
nói sẽ tìm cho tôi vài tác phẩm của thầy.
Thầy
chống gậy đi vào phòng riêng. Tôi lặng nhìn nhân dáng đã già của thầy. Ánh mắt
và nhân dáng ấy có sức mạnh từ hòa thấm sâu vào lòng tôi cho đến bây giờ.
Tôi
được thầy cho ba quyển sách thiền: Thiền Đốn Ngộ, Nguồn Thiền, Chơn Tâm Trực
Thuyết. Hai quyển đầu do thầy dịch, quyển sau do thầy Thích Đắc Pháp dịch. Sách
đã cũ; tự in và sử dụng trong các thiền viện do thầy hướng dẫn tu hành…
Tôi
ra về, lòng vô vàn lưu luyến chốn thân thương.
4.
Nhiều năm sau đó, sau khi thầy đã lên thiền
viện Trúc Lâm ở Đà Lạt, có một lúc nhớ thầy tôi đã viết một bài thơ. Bài thơ
này sau tôi đưa vào tập Đường Về Minh Triết, được nhà xuất bản Văn Nghệ xuất bản
năm 2007.
ÁNH MẮT THẦY
***
Con nhớ buổi lên thăm cảnh Bụt
Thầy cho con mấy quyển sách Thiền
Phút im lặng... hơn nghìn lời dạy
Ánh mắt thầy, con mãi không quên
Những ánh mắt phàm trần yêu-ghét
Nửa đời thêm gánh nặng lao đao
Loay hoay mãi giữa vòng kiềm toả
Khuôn mặt đầy mệt mỏi hằn sâu!
Ánh mắt thầy nới bao trói buộc
Rọi cho con vào cửa Tâm Kinh
Từ ấy, dù còn mang nghiệp chướng
Vẫn kính yêu vô hạn đời mình.
5.
Nhân
duyên của tôi được gần gũi thầy rất ít…
Sau
lần được gặp thầy dịp Tết Canh Ngọ (1990), tôi thường suy nghĩ về giá trị của
thân giáo – một hình thức giáo dục thầm lặng của một nhân cách chân chính, thật
sự biết yêu thương con người. Nhớ ánh mắt và nhân dáng của thầy hôm ấy, tôi thường
nhắc nhở mình sống tử tế hơn với mọi người, đàng hoàng hơn với công việc. Cũng
từ ấy, mái ấm tinh thần trong tôi vững chãi hơn – chỗ an trú cho sự nghiệp hướng
thiện-hướng thượng tâm linh…
Nay
lời ít lòng nhiều, tôi xin thành kính bày tỏ đôi lời tri ân với vị thầy thân
thương.
(Tuyển
tập Nói Lời Tri Ân; Thầy Thích Giác Nhường chủ biên; nxb Hội Nhà Văn, 2015)
—
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Vũng Tàu ngày 19/11/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét