Home
» Tiểu thuyết - Truyện dài
» Văn học dịch
» Ba người cùng hội cùng thuyền (Ch/1) – Bản dịch của Ngọc Châu (HP)
Ba người cùng hội cùng thuyền (Ch/1) – Bản dịch của Ngọc Châu (HP)
Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019
Ngọc
Châu- Đôi lời về tác giả: Jord Jerome Clapka (1859-1927) là nhà văn Anh, nổi tiếng
về những chuyện hài hước, tên của ông được nêu trong tất cả các sách Bách khoa
toàn thư của những nền văn hoá lớn cuả nhân loại, cuốn “Ba người cùng hội cùng
thuyền” viết năm 1889 và nhiều tác phẩm khác như “Chiếc áo ji-lê ở tầng bốn,”
“Ba anh chàng trên chiếc xe đạp” đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và được chuyển
thể sang phim ảnh từ những năm đầu của thế kỉ truớc. “Ba người cùng hội cùng
thuyền” là cuốn truyện hài hước gồm nhiều chương, người đọc có thể xem từng
chương biệt lập và thưởng thức tính khôi hài rất “Ăng-lê” của tác giả. Cuốn
truyện rất nổi tiếng nhưng đôi chỗ có hơi dài dòng theo phong cách của thế kỉ
trước, người dịch đã lược đi một số chi tiết để phù hợp với lối sống khẩn
trương hiện đại mà vẫn đảm bảo để người đọc cảm nhận nhanh và rất thoải mái với
thủ thuật hài hóm hỉnh của tác giả.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet) Tác giả Ngọc Châu
Họ tên Nguyễn Ngọc Châu
Địa chỉ: 312 Lê Thánh Tông quận Ngô Quyền Hải Phòng
Mobille: 0868153994
Email: ngocchaunvhp@gmail.com
_____
BA NGƯỜI CÙNG HỘI CÙNG THUYỀN
Ngọc Châu dịch
***
Địa chỉ: 312 Lê Thánh Tông quận Ngô Quyền Hải Phòng
Mobille: 0868153994
Email: ngocchaunvhp@gmail.com
_____
BA NGƯỜI CÙNG HỘI CÙNG THUYỀN
Ngọc Châu dịch
***
Đôi
lời về tác giả. Jord Jerome Clapka (1859-1927) là nhà văn Anh, nổi tiếng về những
chuyện hài hước, tên của ông được nêu trong tất cả các sách Bách khoa toàn thư
của những nền văn hoá lớn cuả nhân loại, cuốn “Ba người cùng hội cùng thuyền”
viết năm 1889 và nhiều tác phẩm khác như “Chiếc áo ji-lê ở tầng bốn,” “Ba anh
chàng trên chiếc xe đạp” đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và được chuyển thể
sang phim ảnh từ những năm đầu của thế kỉ truớc.
“Ba
người cùng hội cùng thuyền” là cuốn truyện hài hước gồm nhiều chương, người đọc
có thể xem từng chương biệt lập và thưởng thức tính khôi hài rất “Ăng-lê” của
tác giả. Cuốn truyện rất nổi tiếng nhưng đôi chỗ có hơi dài dòng theo phong
cách của thế kỉ trước, người dịch đã lược đi một số chi tiết để phù hợp với lối
sống khẩn trương hiện đại mà vẫn đảm bảo để người đọc cảm nhận nhanh và rất thoải
mái với thủ thuật hài hóm hỉnh của tác giả.
Ngọc Châu.
---
Chương
Một
***
Ba tên ốm đau quặt quẹo – Tật bệnh của Jord
và Hari – Vật hiến tế của một trăm bảy mươi căn bệnh vô phương cứu chữa – Đơn
thuốc cứu mạng – Cách chữa bệnh đau gan cho trẻ nít – Thấy rõ như ban ngày rằng
cả bọn đã cày như trâu và cần phảí được nghỉ ngơi – Một tuần với cảnh biển –
Jord phát biểu về lợi ích của một con sông – Môn-mo-ran-xi cũng tham gia tranh
biện – Phương án được chấp nhận với ba xuôi, một chống.
Bọn
này gồm bốn mạng: Jord, Wi-li-am Hari, tôi và con Mon-mo-ran-xi. Ngồi trong
phòng tôi, rít thuốc, nhả khói và than thở về tình trạng không hay ho của mỗi
thằng – Không hay ho, tất nhiên là tôi muốn nói về phương diện y học.
Cả
bọn đều thấy ươn người, tên nào cũng lo. Hari bảo rằng hắn thường có những cơn
chóng mặt, vào lúc đó hắn chẳng biết được gì ráo trọi, thế là Jord cũng bày tỏ
rằng hắn mắc chứng chóng mặt đau đầu, cũng chẳng biết trời xuôi hay đất ngược
vào những lúc như vậy. Còn tôi là chuyện gan mật không theo qui củ. Tôi biết
mình có chuyện chính với buồng gan là do những ngày rày đọc được mấy tờ quảng
cáo cao đan hoàn tán đặc trị chữa bệnh về gan, trong đó nhà bào chế liệt kê vô
khối dấu hiệu để một người đang sống có thể xác định chắc chắn rằng buồng gan của
hắn sắp sửa đi tong. Những dấu hiệu ấy, khổ thay, đã hội tụ đầy đủ trong tôi.
Có
việc kì lạ như thế này: hễ đọc vào tờ quảng cáo thứ thuốc chữa bệnh nào là tôi
đi đến kết luận rằng mình đang mắc chính thứ bệnh quái quỉ mà họ miêu tả, mọi
triệu chứng hiện rành rành trong lục phủ ngũ tạng của mình.
Một
lần tôi ghé vào Đại thư viện Anh để tìm hiểu về cách chữa một thứ bệnh vớ vẩn,
không biết bị lây ở đâu đó – hình như thiên hạ gọi là bệnh nổi mề đay. Tôi cầm
quyển sách tra cứu và thấy ngay thứ cần tìm. Sau đó do vô công rồi nghề tôi táy
máy lật mấy trang khác xem những tay sói đầu trong y học nói về những bệnh khác
ra sao. Giờ đã quên khuấy đi tên thứ bệnh mà tôi đã tò mò đọc tới đầu tiên – chỉ
biết rằng đó là thứ tai hoạ khủng khiếp của loài người, thế mà chưa đọc đến một
nửa các triệu chứng được liệt kê đã thót người lại vì chính nó đang bén rễ đâm
chồi trong tấm thân bảy thước của thằng cha khổng lồ chân đất sét là tôi.
Đến
mấy phút liền tôi ngồi chết lặng như bị thần Sấm thầm thì vào tai. Sau đó trong
cảnh tuyệt vọng bất cần đời tôi tiếp tục lật sang các quái chứng khác. Lật tới
trang nói về bệnh thổ tả, xem các triệu chứng của nó tôi khẳng định rằng thứ
quái quỉ này đã đăng kí hộ khẩu thường trú trong cơ thể mình, đã làm cái thân
tôi khốn khổ mấy tháng nay, chả còn gì phải nghi ngờ. Tôi đâm ra tò mò: mình
còn mắc những bệnh gì nữa nhỉ? Xem căn bệnh múa tay giật chân Vitta và thấy rằng
đúng như chờ đợi, quái chứng này chẳng tha tôi; đến lúc này tôi hết sức lưu tâm
tới môn triệu chứng bệnh lý và quyết định đọc cho tới cùng: tôi lần giở theo thứ
tự danh mục chữ cái, nghiên cứu căn bệnh đầu tiên là anemi (thiếu máu). Thằng
cha đứng đầu bảng theo thứ tụ A,B,C này đang hiện diện và làm tôi khốn khổ chí
ít cũng vài tuần nay, bệnh Bright tôi chỉ bị ở thể nhẹ, nếu chỉ mắc mình nó thì
còn thọ thêm được mấy năm nữa. Viêm phế quản hoá ra khá nặng căn trong tôi, đau
thắt ngực xét theo triệu chửng tổng thể thì nó xuất hiện cùng lúc khi bà đỡ quấn
cho tôi chiếc tã đầu tiên. Cứ như thế đọc từ A đến Z mà chỉ có mỗi một căn bệnh
không sao tìm thấy dấu hiệu trong người tôi là bệnh “sốt hậu sản”.
Đầu
tiên tôi thậm chí thấy nóng mặt lên với cảm giác bị xúc phạm. Căn cớ gì mà thứ
bệnh này chê thân thể mình nhỉ? Sao bỗng dưng duy nhất thứ ôn dịch này lảng
tránh cái bản mặt tôi? Tuy nhiên cảm giác đố kị này cũng dịu đi sau vài phút
suy ngẫm. Tôi tự an ủi rằng trong mình có đầy đủ các thứ bệnh khác, những thứ
mà chỉ những tay sừng sỏ trong ngành y mới biết hết, cơn bốc đồng dịu xuống và
tôi cho qua chuyện tại sao bệnh sốt hậu sản lại lẩn mặt. Tuy nhiên thương hàn
biểu hiện nhiều triệu chứng đáng kể, thêm vào đó bệnh lở mồm long móng thì đứt
đuôi nòng nọc là tôi đã mắc từ lúc cất tiếng khóc chào đời. Đây là căn bệnh cuối
cựng xếp theo vần chữ cái nên có thể yên trí rằng mình không còn bị thứ gì đó
đe doạ nữa.
Tôi
ngồi và ngẫm nghĩ. Nghĩ về điều mình thực sự là một trường hợp hãn hữu, một
phát hiện quí báu cho y học, bọn sinh viên chẳng cần gì phải đi thực tập trong
các bệnh viện đa khoa, chẳng phải tham gia hội chẩn gì ráo nếu chúng vớ được
tôi. Bản thân tôi là cả một bệnh viện đa khoa trọn vẹn, bọn chúng chỉ cần khảo nghiệm
một vòng quanh các căn bệnh mà tôi hội tụ là có thể được nhận bằng đít-lôm ngay
tắp lự.
Rồi tôi tò mò nghĩ ngợi không hiểu mình còn bám trụ trên thế gian này được bao lâu, quyết định phải tự khảo nghiệm bệnh lí xem sao. Tôi tự bắt mạch. Đầu tiên thấy mình không có mạch đập! Rồi bỗng dưng nó xuất hiện. Tôi rút đồng hồ ra đếm: một trăm bốn mươi bảy cú đập trong một phút. Chuyển sang tìm xem tim nằm ở chỗ nào. Không thấy tim đâu cả, nó ngừng đập rồi chăng? Nghĩ một tẹo rồi tôi khẳng định rằng dẫu sao nó cũng phải ở vị trí bà mụ giành cho nó, rõ ràng nó đang đập, có điều tôi không tìm ra mà thôi. Tôi gõ vào đằng trước thân thể, bắt đầu từ chỗ tôi coi là eo, chuyển lên trên cổ, vòng qua hai mạng sườn tới lưng. Chẳng tìm thấy gì đặc biệt. Thử ngó nhìn lưỡi xem sao. Tôi thè lưỡi ra ngoài hết cỡ rồi dùng một mắt quan sát, mắt kia nhắm lại. Chỉ nhìn thấy mỗi cái chỏm lưỡi nhưng cũng đủ để hiểu rằng đây là cái lưỡi của người đang sốt phát ban.
Rồi tôi tò mò nghĩ ngợi không hiểu mình còn bám trụ trên thế gian này được bao lâu, quyết định phải tự khảo nghiệm bệnh lí xem sao. Tôi tự bắt mạch. Đầu tiên thấy mình không có mạch đập! Rồi bỗng dưng nó xuất hiện. Tôi rút đồng hồ ra đếm: một trăm bốn mươi bảy cú đập trong một phút. Chuyển sang tìm xem tim nằm ở chỗ nào. Không thấy tim đâu cả, nó ngừng đập rồi chăng? Nghĩ một tẹo rồi tôi khẳng định rằng dẫu sao nó cũng phải ở vị trí bà mụ giành cho nó, rõ ràng nó đang đập, có điều tôi không tìm ra mà thôi. Tôi gõ vào đằng trước thân thể, bắt đầu từ chỗ tôi coi là eo, chuyển lên trên cổ, vòng qua hai mạng sườn tới lưng. Chẳng tìm thấy gì đặc biệt. Thử ngó nhìn lưỡi xem sao. Tôi thè lưỡi ra ngoài hết cỡ rồi dùng một mắt quan sát, mắt kia nhắm lại. Chỉ nhìn thấy mỗi cái chỏm lưỡi nhưng cũng đủ để hiểu rằng đây là cái lưỡi của người đang sốt phát ban.
Bước
vào gian phòng đọc của thư viện tôi là một sinh thể mạnh khoẻ và vui sướng, thế
mà khi lê lết ra ngoài đã là một kẻ tật bệnh suy sụp đáng thương.
Tôi
tới gặp bác sĩ riêng. Hắn là bạn cánh hẩu của tôi, mỗi khi cảm thấy khó ở hắn nắn
mạch, nhìn lưỡi, trò chuyện với tôi về thời tiết – tất cả đều không đòi tiền
công. Tôi nghĩ rằng đây là lúc có thể đền đáp hắn ta đôi chút. ”Cái quan trọng
đối với một bác sĩ là thực nghiệm” – tôi nghĩ thế, và giờ đây hắn đã có. Trong
một mình tôi hắn có thể nhận được những kiến thức thực nghiệm mà qua hàng ngàn
người khác hắn ta cũng không thu thập đủ, những bệnh nhân hạng xoàng, chưa chắc
mỗi tên đã có được hai thứ bệnh trong người. Thế là tôi tới gặp hắn. Hắn hỏi:
–
Sao, cậu ốm đau gì thế?
Tôi
đáp:
–
Anh bạn nối khố ơi, tớ sẽ chẳng để cậu phải mất thời gian để nghe tớ kể về tật
bệnh. Cuộc đời này ngắn ngủi, cậu có thể sẽ sang thế giới khác trước khi kết
thúc cuộc kể lể này. Tốt hơn là kể cho cậu nghe bệnh gì tớ không mắc phải: tớ
không bị sốt hậu sản, không thể tự giải thích tại sao lại không bị nhưng đó là
thực tế. Tất cả các chứng bệnh khác tớ đều mắc cả.
Tôi
kể cho hắn nghe việc tôi đã đọc và tự khảo nghiệm ra sao.
Hắn cởi phắt chiếc áo sơ mi trên người tôi,
nghe và gõ, ấn mạnh vào eo lưng rồi bất thình lình thụi tôi một cú vào ngực –
theo tôi hành vi này rất thiếu văn hoá – lại còn húc đầu vào bụng tôi một cái.
Sau đó hắn ngồi xuống, viết cái gì đó vào mẩu giấy, gấp nó lại đưa cho tôi. Tôi
rời khỏi phòng khám của hắn, giấu đơn thuốc trong túi áo.
Cũng
chẳng ngó vào tờ giấy, tôi đi thẳng tới hiệu thuốc gần nhất, chìa tờ đơn cho
tay bán hàng. Người này đọc rồi trả lại tôi.
Tay
chủ hiệu thuốc nói rằng hắn không có những thứ trong đó. Tôi hỏi:
–
Đây là hiệu thuốc phải không?
–
Tôi bán thuốc – anh ta đáp – Nếu tôi là chủ hiệu thực phẩm hoặc cửa hàng lương
thực thì tôi có thể giúp anh nhưng tôi chỉ bán thuốc thôi.
Tôi
đọc tờ đơn thuốc. Trong đó tay bác sĩ bạn tôi ghi:
Bit-tết...
1 kg
Bia...
0,5 lít
(6
giờ sực một lần)
Đi
bộ 10 km... 1 lần (thực hiện hàng sáng)
Trèo
lên giường... 1 lần (vào buổi tối, đúng 11 giờ)
Và
giũ khỏi đầu những ý nghĩ cặn bã, không đáng giá một xu mẻ.
Thực
hiện theo đúng đơn thuốc đó, cái mẩu giấy của thằng bạn bác sĩ đã dẫn đến một kết
cục may mắn (chí it là cho bản thân tôi): mạng tôi đã được cứu sống và sống
nhăn răng cho đến bây giờ.
Nhưng
cũng nên quay lại với chuyện quảng cáo thuốc viên thuốc tễ đã nói ở trên. Ngày
xưa tôi cũng đã từng có những triệu chứng của bệnh gan (chuyện ngày ấy thì
không nhầm đâu) trong đó triệu chứng quan trọng nhất là “uể oải và không thích
mó máy gì tới công việc”
Tôi
khốn khổ vì về căn bệnh ấy như thế nào – thực khó mà miêu tả cho hết. Có thể
nói từ lúc còn ị đùn đái dầm cho tới khi thò lò mũi xanh đi học căn bệnh trên
không buông tha tôi lấy một ngày. Thời đó mọi người trong nhà không biết là tôi
mắc bệnh gan, giờ thì ngành y đã có nhiều cách tân lớn lao chứ vào ngày đó triệu
chứng của tôi đều bị mọi người đổ cho tội lười.
–
Sao? Mày hãy còn ngả ngớn trên giường cơ à, thằng quỉ con lười biếng! Bò dậy
mau, bắt tay vào việc đi! Họ quát tôi như vậy, tất nhiên không biết rằng đó là
do tôi bị bệnh gan.
Chẳng
ai cho tôi uống viên thuốc nào, chỉ cho những cái bợp gáy. Mà thật lạ, món bợp
gáy làm cho tôi khỏi bệnh tức thì. Muốn nói sao thì nói, cú bợp gáy ngày đó đã
tác động vào buồng gan tắp lự làm tôi thực hiện ngay mọi công việc được sai bảo
hết sức hữu hiệu, gấp mấy lần việc sài cả một hộp bự những viên thuốc chữa đau
gan của thời buổi tân tiến bây giờ.
Các
quí ngài có thấy không, không hiếm lần những phương cách chữa trị gia đình đơn
giản lại triệt để hơn bất kì loại thuốc đắt chảy máu mắt nào đó bán ở quầy
hàng!
***
Chúng
tôi ngồi chừng nửa tiếng, thi nhau miêu tả bệnh tật của mỗi thằng. Tôi nói cho
Jord và Hari nghe về việc mình thấy khó ở như thế nào vào mỗi buổi sáng thức dậy,
Hari kể về cảm giác khó chịu lúc hắn lên giường vào buổi tối. Jord khoanh tay đứng
trên tấm thảm con truớc lò sưởi, với những động tác và cử chỉ nghệ sĩ hiếm hoi,
kể về việc hắn ta thường rất hay ươn người vào ban đêm.
Jord
nói hắn ốm nhưng tôi xin cam đoan với các quí ngài rằng thằng cha này khoẻ như
một con bò mộng.
Lúc đó cô Pa-pi xuất hiện ở cửa thông báo rằng bữa ăn đã chuẩn bị xong, có nên đưa vào hay không. Ba tên cười nhăn nhó rồi đều nói là có lẽ phải cố thử nuốt lấy vài miếng gì đó. Hari nêu ý kiến hay là ta để lũ giun chết đói may ra bệnh tật có thể bớt phần tăng tiến đi chăng?! Cô Pa-pi mang mâm vào, chúng tôi miễn cưỡng nhích vào cạnh bàn ăn, bắt đầu gạt bới đĩa bí-tết với hành cùng món bánh ngọt nhân địa hoàng.
Có thể do tôi hoàn toàn kiệt quệ nên sau khoảng nửa giờ thì đã hết thấy ngon miệng – việc này hiếm khi xảy ra với tôi – thậm chí không đụng gì tới món phó – mát.
Lúc đó cô Pa-pi xuất hiện ở cửa thông báo rằng bữa ăn đã chuẩn bị xong, có nên đưa vào hay không. Ba tên cười nhăn nhó rồi đều nói là có lẽ phải cố thử nuốt lấy vài miếng gì đó. Hari nêu ý kiến hay là ta để lũ giun chết đói may ra bệnh tật có thể bớt phần tăng tiến đi chăng?! Cô Pa-pi mang mâm vào, chúng tôi miễn cưỡng nhích vào cạnh bàn ăn, bắt đầu gạt bới đĩa bí-tết với hành cùng món bánh ngọt nhân địa hoàng.
Có thể do tôi hoàn toàn kiệt quệ nên sau khoảng nửa giờ thì đã hết thấy ngon miệng – việc này hiếm khi xảy ra với tôi – thậm chí không đụng gì tới món phó – mát.
Sau
khi hoàn thành nghĩa vụ theo cách thức như vậy, chúng tôi rót cho mình đầy cốc,
châm thuốc và khôi phục câu chuyện về tình trạng tuyệt vọng của mỗi thằng về vấn
đề thể lực. Thực sự đó là vấn đề gì thì cũng chẳng tên nào xác định được một
cách rành mạch nhưng cả ba tam hợp một điều rằng nói gì thì nói rơi vào tình trạng
quá mệt mỏi là cái chắc.
– Hết
sức đơn giản, bọn mình cần một đợt đi nghỉ – ý kiến của Hari.
–
Nghỉ và thay đổi không khí – Jord bổ xung – Mệt mỏi quá độ đã làm kiệt quệ tất
cả các cơ quan đoàn thể trong người tớ. Thay đổi cách sống và thoát khỏi được
những suy nghĩ chết tiệt hàng ngày sẽ khôi phục lại trạng thái thăng bằng thần
kinh!
Jord
có một tay anh em họ, tay này mỗi lần bị điệu vào bốt cảnh sát đều đưa ra tờ giấy
chứng thực rằng hắn là sinh viên Y khoa, có lẽ vì thế chẳng ai lấy làm lạ việc
Jord mang dấu ấn của gia đình về khuynh hướng y khoa trong ngôn ngữ!
Tôi
đồng ý với Jord và bảo rằng giá mà tìm được một nơi khỉ ho cò gáy, thật xa nền
văn minh quái đản của nhân loại để mơ mộng vẩn vơ lấy một tuần dưới ánh mặt trời,
một nơi hẻo lánh bị che dấu và thoát xa lũ người nhốn nháo, có một tổ chim đại
bàng cao trên vách đá, nhờ pháp thuật của bà Tiên nào đó mà chưa bị moi mất trứng
hoặc chim non. Một nơi phải khó khăn lắm mới nghe thấy tiếng sóng vỗ mu mơ của
thế kỉ hai mươi vọng tới.
Hari
không nghe, hắn bảo thế thì buồn như chấu cắn. Hắn nói hắn đã có một nơi vừa ý.
Nơi của thằng cha này thì chả cần đến trí tưởng tượng tôi cũng miêu tả được
ngay – đó là một xóm nhỏ hẻo lánh, cư dân và lũ gà cùng lên giường một lúc, chỗ
đó có bao nhiêu tiền cũng không kiếm được một vé xem thể thao và phải hành hạ cặp
giò qua chừng mươi dặm mới xoay ra một bao thuốc lá.
–
Không phải thế – Hari phản đối – nếu quả thật cả bọn cần nghỉ ngơi và thay đổi
cảnh quan thì tốt nhất cứ đi ra biển.
Tôi
cực lực phản đối chuyện đi ra biển. Đi chơi biển cũng tốt nếu như có lấy vài ba
tháng nghỉ ngơi nhưng chỉ một tuần thì cực vô lý. Các ngài đi ra biển vào ngày
thứ hai, nâng niu mơ ước về một đợt nghỉ ngơi và tiêu khiển, các ngài vẫy lấy vẫy
để mấy anh bạn ra chia tay đang đứng trên bờ, khoái trá châm lửa vào tẩu thuốc,
sải chân đi lại trên boong với dáng vẻ tự hào đáng kính hơn cả Cô-lôm-bô, thuyền
trưởng Kúc và Ma-gien-lăng cộng lại.
Sang
ngày thứ hai, sau vài ba đợt sóng ngài đã bắt đầu hối về chuyện đi ra biển. Thứ
tư, thứ năm và thứ sáu ngài thấy nỗi đau khổ vì đã chót sinh ra trên thế gian.
Thứ bảy, ngài thu sức tàn lực kiệt cố xơi vài ngụm nước dùng, ngồi trên boong nở
nụ cười méo xệch để trả lời những câu thăm hỏi của các bạn đồng cảnh ngộ. Chủ
nhật thì ngài đã quen quen với sóng, đủ khả năng đi loạng choạng sang phòng ăn
để xực chút gì răn rắn. Sáng thứ hai tiếp theo, khi thấy đi biển cũng hay hay
thì ngài đã tay vali tay cầm ô, đứng ở cầu thang chuẩn bị xuống tàu!
Tôi
còn nhớ cậu em cọc chèo của mình đã tiến hành một chuyến đi biển nho nhỏ để củng
cố sức lực ra sao. Cậu chàng mua vé khứ hồi từ Luân-đôn đi Li-vớc-pun, nhưng khi
tới được Li-vơc-pun thì tâm trí hắn để hết vào việc làm sao có thể nhượng lại
chiếc vé cho ai đó. Người ta kể rằng hắn gí chiếc vé vào mũi từng người hắn gặp
trên ga cảng để gạ họ mua với giá rẻ bất ngờ, cuối cùng vé cũng bán được với
giá mười tám xu cho một tay thanh niên gày như cá mắm, một anh chàng được bác
sĩ cho đơn thuốc có bao gồm nhu cầu hít thở không khí và dạo chơi ngoài biển.
–
Không khí biển hở! – Vừa sung sướng nhét rất dịu dàng chiếc vé vào tay anh
chàng khốn khổ, câu em cọc chèo của tôi vừa thốt lên – ồ, cậu sẽ no nê không
khí biển cho cả cuộc đời, còn về chuyện đi dạo ấy à, ngồi trên boong tàu cậu sẽ
được đi dạo gấp mấy lần việc choãi cặp chân cà kheo ra mà đi trên bãi cát!
Hắn – thằng em cọc chèo của tôi – quay về bằng tàu hoả, giải thích rằng cuốc tàu hoả bắc – đông là quá đủ để bồi bổ cho sức khoẻ rồi.
Hắn – thằng em cọc chèo của tôi – quay về bằng tàu hoả, giải thích rằng cuốc tàu hoả bắc – đông là quá đủ để bồi bổ cho sức khoẻ rồi.
Một
người quen khác của tôi làm chuyến du ngoạn một tuần dọc theo bờ biển. Truớc
khi tàu nhổ neo chiêu đãi viên của tàu tới gặp hỏi anh ta ưng trả tiền ăn cho từng
bữa hay ưng trả tiền trước cho cả chuyến đi. Tay chiêu đãi viên khuyên nên chọn
cách thứ hai, như thế lợi hơn. Hắn bảo tiền ăn cho cả hai tuần là hai bảng năm
mươi xu, bữa sáng sẽ có cá và thịt rán. Bữa trưa thường vào một giờ với bốn
món. Vào sáu giờ là bữa chính gồm súp, khai vị, món nướng, thịt thú, salát, đồ
ngọt, phó-mát và hoa quả. Bữa ăn nhẹ cuối cùng vào mười giờ đêm sẽ có mấy món
thịt.
Anh
bạn tôi (rất khoái nhậu nhẹt) thấy chỉ việc trả một trăm năm mươi xu cho vấn đề
ăn uống là ổn nên xì tiền ngay tắp lự. Bữa trưa dọn ra khi chiếc ca-nô mới vừa
rời bến. Anh ta chưa đến độ đói như mong đợi nên thoả mãn với cục thịt rán khá
to, dâu tây và mận. Liền tù tì vài bữa dồn dập như vậy cộng với mùi thịt rán từ
nhà bếp liên tục bốc lên sặc sụa nên đến ngày hôm sau anh chàng có cảm giác mấy
tháng nay chỉ ăn toàn thịt rán với dâu tây và mận, nhưng nghĩ tới số tiền đã trả
đành phải cố nhồi nhét cho khỏi phí.
Thêm
vài bữa nữa thì anh bạn khốn khổ của tôi lấy làm ngạc nhiên về việc sao trước
đây mình lại có thể khoái việc ăn uống đến vậy, hắn phải trốn lên boong thượng
sống chay tịnh bằng bánh mì và nước khoáng mấy ngày, cho đến khi có đủ dũng khí
quyết định tiếp tục xuống ăn cho hết số tiền chót trả trước cho tay chiêu đãi
viên. Tuy nhiên đã đến thời hạn phải bái bai con tàu, và anh ta đành buồn rầu đứng
nhìn nó mang một nửa số tiền chưa kịp ăn của mình ra đi mỗi lúc một xa. Hắn cả
quyết với tôi rằng chỉ cần một ngày nữa ở lại trên tàu thì cũng quyết không chịu
lỗ vốn với tên chiêu đãi viên khốn kiếp!
Vậy
nên tôi cương quyết phản đối việc đi chơi biển. Vấn đề không phải ở chỗ tôi lo
cho tôi. Tôi chưa từng biết đến cảm giác say sóng, luôn chấp một mắt các vụ
tròng trành nhưng tôi sợ cho tên Jord. Jord nói hắn tin ở bản thân nên chẳng việc
gì phải phản đối chuyện đi biển nhưng hắn khuyên tôi và Hari đừng nên nghĩ đến
việc đó vì cả hai chúng tôi đang ốm. Hari phát biểu rằng hắn bao giờ cũng lấy
làm ngạc nhiên khi người ta cố tìm mọi cách giả vờ rằng mình bị say sóng, hắn
không tin có hiện tượng đó cũng như không biết thế nào là ốm, có muốn cũng
không ốm được.
Sau
đấy Hari kể cho chúng tôi nghe chuyện hắn đã từng vượt qua biển Măng-xơ trong một
cơn bão khủng khiếp ra sao, tất cả hành khách đều phải bám chặt vào vai giường
nằm chỉ có hai người dám đứng trên boong – là hắn và viên thuyền trưởng – Tôi
nghĩ là thằng cha này cũng còn biết nói khoác một cách chừng mực vì theo lời hắn
kể ít nhất còn có viên thuyền trưởng cũng không bị say sóng như hắn ta.
Có
việc lạ lùng như thế này, những người say lăn say lóc khi ở trên tàu chẳng bao
giờ biết say sóng là gì khi ở trên đất liền! ở trên biển các ngài có thể gặp
người say sóng ở mọi xó xỉnh của con tàu, không cẩn thận dễ dẵm lên người họ,
nhưng trên bờ tôi chả thấy ai bảo mình bị say sóng bao giờ, không biết những
người say ấy biến đi đâu mất tăm, mà họ không phải ít đâu nhá, lúc nha lúc nhúc
trên mỗi con tàu đang hành trình!
Về
phần mình tôi tìm ra một cách tuyệt vời để chống lại tình trạng say sóng. Chỉ cần
giữ cho trọng tâm thăng bằng là ổn ngay. Các ngài cứ ngồi ở giữa tàu và ngả
nghiêng người một cách thích hợp, tương ứng với trạng thái của con tàu lúc đó:
khi mũi tàu ngóc lên ngài hãy cúi gập người về phía trước để cho trán mình chạm
vào sàn, còn khi đuôi tàu vểnh lên trời xin hãy ngả người ra đằng sau cho gáy
tiếp xúc với thảm sàn càng tốt. Làm theo cách đó có thể trụ được với sóng biển
chừng một vài giờ nhưng nếu các quí ngài thử giữ thăng bằng độ một tuần lễ như
vậy thì tôi rất muốn được nghe cảm tưởng của những ai đã áp dụng biện pháp nêu
trên!
Jord
bảo:
– Bọn
mình đi thuyền chu du ngược dòng sông đi!
Hắn
nói rằng cả bọn sẽ được thở hít không khí trong lành không hạn chế, thoải mái
lao động chân tay và bình ổn tâm thần, cảnh vật mới sẽ liên tục trình diễn còn
sự mệt mỏi vừa mức sẽ gây tác động tốt đến việc thèm ăn và cả bọn sẽ ngủ không
hề vẫy đuôi động tai!
Hari
có ý kiến rằng liệu có nên để Jord áp dụng liệu pháp gì đó nhằm tăng độ ngủ say
hay không vì đó là điều nguy hiểm. Mùa hè hay mùa đông thì một ngày đêm cũng chỉ
có hai mươi tư tiếng đồng hồ, làm cách nào để cho tên này có thể ngủ thêm gìơ
hơn được nữa, nếu Jord cứ nhất quyết tăng thời lượng ngủ thì có lẽ chỉ thêm vài
giờ nữa giấc ngủ của hắn sẽ thành giấc ngủ ngàn thu và bàn ghế sẽ trở thành đồ
vô dụng đối với căn phòng của hắn ta.
Tuy
nhiên cả ba chúng tôi gặp nhau ở điểm sẽ chọn một con sông làm nơi du ngoạn. Có
một thành viên duy nhất không hưởng ứng, đó là con Mon-mo-ran-xi. Sông là thứ
chẳng bao giờ con oẳng-văn-gâu của bọn này thấy say mê cả.
–
Ba ông trẻ nít lớn người ạ, các ông bàn bạc nghe có vẻ tuyệt đấy – nó phát biểu
– Các ông phỡn chí nhưng tôi thì xin đủ! Tôi sẽ chẳng có việc gì làm ở đó. Tôi
không thích phong cảnh và không hút thúôc. Giả dụ có phát hiện một con chuột
các ông sẽ chẳng vì tôi mà ghé thuyền vào bờ đâu, còn nếu có cào ván thuyền để
ra hiệu thì quí hoá thay, các ông sẽ giả vờ là ngu không hiểu tôi muốn gì mà quẳng
luôn tôi qua be. Nói thẳng nhá, ý định của các ông thể hiện việc rất là ngu lâu
dốt bền!
Tuy
nhiên đã rõ ràng là ba chống một trong truờng hợp này. Ba cái mồm to cùng gào
lên thông qua phương án.
(Hêt chương 1)
---
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 26/11/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét