Home
» Tiểu thuyết - Truyện dài
» Văn học dịch
» Ba người cùng hội cùng thuyền (Ch/5) – Bản dịch của Ngọc Châu (HP)
Ba người cùng hội cùng thuyền (Ch/5) – Bản dịch của Ngọc Châu (HP)
Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019
Bà
Pa-pi-sơ đánh thức – Dự báo thời tiết – Chuyến phà – Thằng lỏi con bà bán rau –
Đám đông tụ tập – Trang trọng tiến vào ga Oa-téc-lô – Đường sắt Đông-Nam – Bơi
đi, hỡi con thuyền.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet) Tác giả Ngọc Châu
Họ tên Nguyễn Ngọc Châu
Địa chỉ: 312 Lê Thánh Tông quận Ngô Quyền Hải Phòng
Mobille: 0868153994
Email: ngocchaunvhp@gmail.com
_____
BA NGƯỜI CÙNG HỘI CÙNG THUYỀN
Ngọc Châu dịch
Chương Năm
Địa chỉ: 312 Lê Thánh Tông quận Ngô Quyền Hải Phòng
Mobille: 0868153994
Email: ngocchaunvhp@gmail.com
_____
BA NGƯỜI CÙNG HỘI CÙNG THUYỀN
Ngọc Châu dịch
Chương Năm
***
Bà Pa-pi-sơ đánh thức – Dự báo thời tiết –
Chuyến phà – Thằng lỏi con bà bán rau – Đám đông tụ tập – Trang trọng tiến vào
ga Oa-téc-lô – Đường sắt Đông-Nam – Bơi đi, hỡi con thuyền.
Bà
Pa-pi-sơ phải đánh thức chúng tôi vào sáng hôm sau. Bà ta gõ cửa và hỏi:
–
Các ngài có biết bây giờ đã gần chín giờ rồi không?
–
Chín giờ? – Ngồi ở trên giuờng tôi thốt lên.
–
Chín giờ rồi – Bà chủ nhà đáp qua ổ khóa cửa – Tôi sợ rằng các ngài đã quá giấc
chăng?
Tôi
lay Hari nói cho hắn biết việc gì đã xảy ra. Hắn bảo:
–
Mi hình như định dậy vào sáu giờ cơ mà?
– Tất
nhiên rồi, sao mi không đánh thức ta dậy?
–
Làm sao có thể đánh thức mi khi mà mi không đánh thức ta dậy truớc? -Hắn phản
bác – Giờ thì không thể nào đến chỗ hẹn trước mười hai giờ trưa. Thật lạ vì cậu
đã lãnh trách nhiệm báo thức đấy nhé!
– May cho nhà ngươi đấy – tôi cấm cảu – Nếu ta mà không đánh thức thì mi có thể ngủ thông suốt hai tuần lễ ở đây.
– May cho nhà ngươi đấy – tôi cấm cảu – Nếu ta mà không đánh thức thì mi có thể ngủ thông suốt hai tuần lễ ở đây.
Hai
tên vặc nhau chừng mươi phút cho đến khi bị tiếng ngáy của Jord làm gián đoạn.
Từ lúc bị đánh thức đến giờ chúng tôi mới nhớ đến sự có mặt của tên này. A ha,
đây rồi, chính là tên đã hỏi bao giờ thì phải đánh thức bọn tôi dậy: hắn đang nằm
ngửa với cái mồm há to, đầu gối chòi lên dưới lớp chăn.
Không hiểu sao mỗi khi nhìn thấy ai đó còn ngủ trong lúc tôi đã tỉnh táo sẵn sàng cho công việc là tôi muốn nổi cáu ngay. Thật đáng bực với việc mình là người chứng kiến những giờ phút vàng ngọc đang nhanh chóng mất đi không bao giờ còn quay lại, mà một tên đàn ông dùng phung phí cho giấc ngủ của loài heo.
Nhìn tên Jord này mà xem, hắn đang khò như chết, bỏ mặc mọi nghĩa vụ cuộc đời. Đáng ra hắn phải đang tỉnh táo, tràn trề sinh lực ngốn lấy ngốn để món trứng với dăm-bông, chòng ghẹo con Mon-mo-ran-xi hoặc bỡn cợt cô sen thay cho việc nằm há miệng ra ngáy ở đây, trông rất mất tư thế của một đấng trượng phu sức dài vai rộng.
Không hiểu sao mỗi khi nhìn thấy ai đó còn ngủ trong lúc tôi đã tỉnh táo sẵn sàng cho công việc là tôi muốn nổi cáu ngay. Thật đáng bực với việc mình là người chứng kiến những giờ phút vàng ngọc đang nhanh chóng mất đi không bao giờ còn quay lại, mà một tên đàn ông dùng phung phí cho giấc ngủ của loài heo.
Nhìn tên Jord này mà xem, hắn đang khò như chết, bỏ mặc mọi nghĩa vụ cuộc đời. Đáng ra hắn phải đang tỉnh táo, tràn trề sinh lực ngốn lấy ngốn để món trứng với dăm-bông, chòng ghẹo con Mon-mo-ran-xi hoặc bỡn cợt cô sen thay cho việc nằm há miệng ra ngáy ở đây, trông rất mất tư thế của một đấng trượng phu sức dài vai rộng.
Hành
vi không thể nào tha thứ! Cùng lúc cả tôi lẫn Hari đều nghĩ như vậy, phải tận
tình lôi cổ hắn khỏi thảm cảnh. Hai chúng tôi quên cả chuyện cãi cọ, xô đến lôi
tuột chiếc chăn hắn ta đang đắp, Hari lấy chiếc dép đập hắn phành phạch còn tôi
thì ra sức véo tai.
– ối,
chuyện gì thế? – Hắn ngồi dậy bàng hoàng nửa tỉnh nửa mê.
– Dậy
ngay, đồ mặt nạc! – Hari rít lên – Mười giờ kém mười lăm rồi.
–
Sao cơ! – Jord hốt hoảng nhảy vội khỏi giường lôi theo cả chăn gối – Của nợ gì
thế này?
Chúng
tôi bảo rằng chỉ có con lừa mới nhảy ra ngoài quên việc truớc đó phải chui ra
khỏi chăn.
Ba tên mặc vội quần áo nhưng đến việc tiếp theo mới nhớ ra rằng bàn chải, thuốc đánh răng, lược đều đã đóng gói rồi (tôi đã thừa nhận với các ngài rằng thứ của nợ ấy luôn luôn hành hạ tôi mà), đành phải nghiến răng bới tìm chúng một cách từ tốn nếu không muốn va vào những sự cố phức tạp hơn. Xong việc đánh răng rửa mặt tên Jord mới nhớ ra vừa rồi đã không tìm chiếc bàn cạo râu luôn thể. Tôi và Hari giải thích với hắn rằng hôm nay đành phải cho qua chuyện râu ria đi thôi, chúng tôi sẽ không bao giờ bới móc chiếc xắc da một lần nữa cho vì bất cứ lí do gì hoặc cho một vị Thánh nào.
Ba tên mặc vội quần áo nhưng đến việc tiếp theo mới nhớ ra rằng bàn chải, thuốc đánh răng, lược đều đã đóng gói rồi (tôi đã thừa nhận với các ngài rằng thứ của nợ ấy luôn luôn hành hạ tôi mà), đành phải nghiến răng bới tìm chúng một cách từ tốn nếu không muốn va vào những sự cố phức tạp hơn. Xong việc đánh răng rửa mặt tên Jord mới nhớ ra vừa rồi đã không tìm chiếc bàn cạo râu luôn thể. Tôi và Hari giải thích với hắn rằng hôm nay đành phải cho qua chuyện râu ria đi thôi, chúng tôi sẽ không bao giờ bới móc chiếc xắc da một lần nữa cho vì bất cứ lí do gì hoặc cho một vị Thánh nào.
Jord
phản đối ra mặt:
– Bọn
bay đừng giở trò khỉ nữa. Làm sao tao có thể xuất hiện ở Xi-ty với bộ dạng như
thế này?
Lạy
Đức Mẹ đồng trinh, quả thật hắn khó có thể xuất hiện ở Xi-ty trong bộ dạng đó
nhưng hai đứa tôi cũng không thích phải lo bò trắng răng, hơn nữa tay Hari với
cái thói nói năng chan tương đổ mẻ liền từ chối Jord một cách thẳng thừng với
câu nói cụt lủn “Chợ ở Xi-ty không bán thịt người!”
Cả
bọn bắt đầu ăn sáng. Mon-mo-ran-xi mời hai tên bạn cánh hẩu đến chơi, có lẽ để
tham dự buổi tiễn đưa. Trong lúc chờ đợi chúng ngồi gặm cầu thang gỗ để giết thời
gian, chúng tôi phải bình định bọn giặc cỏ này với sự trợ giúp của cái cán ô rồi
quay sang tấn công vào món giò nghiền và thịt bò nguội.
Hari
không được phấn khởi cho lắm:
– Bữa
sáng vĩ đại đấy nhỉ! Rồi hắn bắt đầu với hai khoanh giò nghiền khi nhận thấy rằng
không ăn nhanh chúng sẽ nguội đi còn món thịt bò lạnh thì cứ để đấy đã.
Jord
cầm tờ báo đọc thành tiếng những thông báo về tai nạn đắm đò và dự báo thời tiết
“Khí áp tụt, trời trở lạnh, mây thay đổi (mà đó là tin tồi tệ nhất về thời tiết
mà người ta có thể thông báo trong mục dự baó thời tiết), một vài nơi có thể có
giông, gió đông từ vừa phải tới tương đối mạnh, vùng trung tâm (Luân-đôn và eo
biển Măng-xơ) khí áp giảm, khí áp kế tiếp tục tụt”.
Tôi
có ý nghĩ rằng trong tất cả những chuyện nhảm nhí, ngốc nghếch làm phiền hà khó
chịu cho mọi người ở thế kỉ 19 này phải chăng chính là trò lừa bịp mang tên Dự
báo thời tiết. Dự báo cho ngày hôm nay thường là thời tiết của ngày hôm qua hoặc
hôm kia nhưng thực ra việc xảy ra ngày hôm nay sẽ hoàn toàn trái ngược với những
gì mà họ tiên đoán.
Tôi
còn nhớ một kì nghỉ mùa thu của chúng tôi đã từng bị phí phạm vì tin vào những
lời dự báo thời tiết của một tờ báo lá cải địa phưong “Hôm nay có mưa rào và
giông” . Hôm đó là chủ nhật và chúng tôi phải hoãn cuộc pich-nich, ngồi ở nhà đợi
mưa suốt ngày. Trong khi đó nhìn qua cửa sổ xuống dưới đường là hàng đoàn hàng
lũ các nhóm bạn bè đang vui vẻ diễu qua, mặt trời chói chang và không tìm thấy
một nhúm mây nào.
– Rồi,
rồi, lúc bọn bay quay về mới thật hay ho! – Chúng tôi bảo nhau khi nhìn họ lũ
lượt đi qua dưới cửa sổ.
Cười
khoái chí với cảnh cả lũ sẽ quay về ướt như chuột lột chúng tôi rời cửa sổ,
quay vào phòng nhóm lò sưởi và giết thời gian bằng cách sắp xếp phân loại đám vỏ
sò vỏ hến cùng rong biển. Đến giữa trưa ánh mặt trời rực sáng căn phòng, nóng
vã mồ hôi hột, chúng tôi có hơi mất lòng tin vào việc trời sẽ có mưa giông.
–
Hãy đợi đấy, mọi chuyện sẽ khởi sự vào đầu buổi chiều – bọn tôi bảo nhau – bọn
ngốc rồi sẽ vắt ra nước, sẽ là trò khoái con mắt phải biết.
Lúc
một gìơ chiều bà chủ nhà nhìn vào phòng và hỏi chúng tôi có định đi dạo không,
hôm nay trời thật đẹp.
–
Không, không – Chúng tôi liếc nhìn nhau cười, đồng loạt trả lời. Bọn này không
đinh đi dạo bà chủ ạ, chả tên nào muốn tắm nước mưa, hôm nay không đi được đâu.
Trời
đã ngả chiều mà mưa chưa thấy đâu, chúng tôi vẫn nhủ lòng rằng nó sẽ xẩy ra một
cách bất thình lình, đúng vào lúc bọn ngốc kia quay về, kiểu ấy thì bọn chúng sẽ
không có chỗ nào mà trú, chuột lột cũng phải chào thua. Nhưng một ngày đã qua,
lão trời già không rặn xuống một giọt nào, cả đêm hôm đó vẫn sáng như có trăng
rằm!!
Sáng
hôm sau chúng tôi đọc trong báo thấy “trời nóng, nắng cả ngày”, cả hội liền mặc
quần áo mỏng sáng màu ra đường làm cuộc dạo chơi, nhưng mới nửa giờ sau trời đã
sụt sùi rồi gió không biết ở đâu chui ra thổi như thụt bễ, mưa trút xuống như
thác đổ suốt ngày không lúc nào ngừng. Lũ chúng tôi lập cập quay về, chui vào
chăn rồi mà vẫn còn run.
Thời
tiết, đó là một hiện tượng nằm ngoài hiểu biết của tôi, chẳng bao giờ biết truớc
nó sẽ ra sao. Khí áp kế cũng chẳng giúp gì hơn, chỉ gây nhầm lẫn không kém gì
tin dự báo thời tiết của mấy tờ lá cải (tôi đã từng thử nghiệm với cái gọi là
khí áp kế của một khách sạn mấy lần và sẵn sàng đánh cuộc với các ngài về điều
đó).
Buổi
sáng hôm chúng tôi lên đường trời nắng và ấm áp nên tôi không hề ngã lòng với
những câu sấm truyền mà tay Jord vừa đọc “Khí áp tụt, trời trở lạnh, mây thay đổi…),
chẳng nên bận tâm, mất thời giờ với chúng làm gì. Jord cuỗm điếu thuốc của tôi
vừa quấn rồi lỏn ra ngoài.
Tôi
với Hari kết thúc những gì còn lại trên bàn rồi mang mọi thứ đồ lề ra bậc thềm
đợi xe ngựa đi qua.
Khi khuân đủ các thứ xuống thềm, đống hành lí của chúng tôi khá là vĩ đại. Một chiếc rương to bằng da có quai xách, một xắc nhỏ, hai chiếc làn, một kiện khăn choàng, bốn chiếc bành tô và áo mưa, những chiếc ô, dưa bở để trong một bao tải riêng (nó thực sự kềnh càng, không thể nhồi vào đâu khác), một gói hai cân nho tươi, một chiếc dù Nhật và cái chảo – những thứ nhét vào đâu cũng thòi cán ra ngoài nên phải dùng giấy quấn thành những bọc riêng.
Khi khuân đủ các thứ xuống thềm, đống hành lí của chúng tôi khá là vĩ đại. Một chiếc rương to bằng da có quai xách, một xắc nhỏ, hai chiếc làn, một kiện khăn choàng, bốn chiếc bành tô và áo mưa, những chiếc ô, dưa bở để trong một bao tải riêng (nó thực sự kềnh càng, không thể nhồi vào đâu khác), một gói hai cân nho tươi, một chiếc dù Nhật và cái chảo – những thứ nhét vào đâu cũng thòi cán ra ngoài nên phải dùng giấy quấn thành những bọc riêng.
Đống
binh lương đồ đạc khá đồ sộ đến nỗi làm tôi và Hari có cảm giác ngượng nghịu thế
nào đó, cũng chẳng rõ tại sao. Vẫn chưa thấy một chiếc xe vắng khách nào chạy
qua tuy nhiên bọn nhãi đường phố thì đã xuất hiện. Trong thấy bầu đoàn bọn tôi
chúng xúm xít lại ngay. Đầu tiên tất nhiên là thằng lỏi nhà Bixơ-mẹ mướp bán
hàng rau ở chợ phường. Ông nhãi này có biệt tài thám thính nhanh nhậy hơn tất cả
bọn bụi đời lỏi con, con đẻ của nền văn minh đường phố. Nếu như hàng xóm quanh
nhà chúng tôi có xẩy ra vụ nghịch tinh quậy phá nào đó thì không còn gì phải
nghi ngờ, chắc chắn đã có bàn tay của thằng lỏi trứ danh con bà hàng rau này.
Ông
tướng con xuất hiện ở góc phố, có vẻ đang vội vàng chăm chú chuyện gì vào thời
điểm đó nhưng khi thấy Hari, tôi và con Moaw-mo-ran-xi liền chậm bước lại dán mẳt
nhìn. Tôi và Hari cùng đưa cặp mắt răn đe về phía thằng ôn con, trong trường hợp
khác đối tác chắc phải chùn ngay nhưng đây là kiệt tác của mẹ mướp Bi-xơ nên nó
chẳng tỏ vẻ gì khó xử. Ông nhãi chọn một cục rùa neo bê tông ở cách chỗ bọn này
khoảng ba bước làm toạ độ trụ chân. Nó đứng tựa rào cấu một nhánh cỏ cho vào miệng
vừa nhai vừa nhìn ngắm, tỏ ra rằng sẽ đóng vai trò quan sát viên cho đến giờ
phút chót.
Vừa
lúc đó ở đầu phố đằng kia xuất hiện ông lỏi, con me-xừ bán thực phẩm. Nhãi –
hàng rau gọi nó:
–
Ê! Đám tầng dưới nhà số 42 chuyển đi nơi khác chúng bay ơi!
Nhãi
– thực phẩm chạy như chó cún ngang qua đường tới chiếm vị trí đối diện bên kia
bực thềm. Sau đó bên cạnh Bi-xơ xuất hiện me-xừ bán giày, cùng lúc với nhân vật
này là anh chàng bán đồ chai lọ nhấp nhỏm ở bên kia hè đường.
–
Nhìn kìa, nhìn kìa, bọn họ nghe chừng không sợ chết đói đâu nhỉ. Me-xừ hàng
giày đưa ra cao đàm.
– Liệu chừng cậu không định mang theo chừng ấy thực phẩm hay sao – Hàng chai phản bác – nếu cậu cũng định đi thuyền vượt qua Bắc-băng-dương.
– Liệu chừng cậu không định mang theo chừng ấy thực phẩm hay sao – Hàng chai phản bác – nếu cậu cũng định đi thuyền vượt qua Bắc-băng-dương.
– Ê, chúng bay ơi, hội ba quái nhân chuẩn bị
vượt Bắc-băng-dương! – Nhãi hàng rau tham gia ý kiến – Họ định đi tìm nhà thám
hiểm mất tích Xơ-ten-li.
Đến
lúc đó thì vây quanh bọn tôi đã là cả một đám đông gồm một phần ba dân số đường
phố, họ nhao nhao hỏi nhau xem có việc gì đã xảy ra và hội nghị đường phố chia
thành hai viện: Hạ viện gồm đa số là cánh trẻ cho rằng có đám cưới mà Hari là
chú rể, Thượng viện gồm các lão nhân và cận lão nhân nghiêng về ý kiến có đám
ma mà tôi có thể là em của người qúa cố.
Cuối
cùng chúng tôi cũng thấy có một chiếc xe không khách đi qua (khi chưa cần đến
thì bạn có thể gặp hàng chục chiếc xe đói khách một lúc, bọn chúng làm tắc đường
và mời bạn cứ tự nhiên leo qua hàng rào lách theo lối mòn nếu muồn về nhà cho
mau!). Hai chúng tôi chất đồ, chất người lên xe một cách khá nhanh nhảu, tống
ra khỏi xe hai ba tên cánh hẩu của con Mon-mo-ran-xi. – Lũ này rõ ràng đã thề
là không bao giờ xa rời thủ lĩnh – và hối chiếc xe chuyển bánh, tiễn đưa là những
tiếng hoan hô của đám dân chúng hân hoan cùng một củ cà rốt của thằng nhãi –
hàng rau ném theo với lời chúc mừng “chân cứng đá mềm nhá!”
Lúc mười một giờ chúng tôi có mặt tại ga Oa-tec-lô, bắt đầu tìm hỏi xem chuyến tàu mười một giờ năm phút đậu ở đường sắt số mấy. Tất nhiên cũng như mọi lần khác ở sân ga, không ai biết tàu nào chạy đi mô, tàu nào từ tê đến và các thông tin mần răng chi rứa khác. Tay xách hàng thuê cho chúng tôi nói là ở đường sắt số hai có người bảo tàu đó đỗ ở đường số một. Trưởng ga có ý kiến khác hẳn, ông ta bảo tầu đó phải đỗ ở đường ray ngọai biên.
Lúc mười một giờ chúng tôi có mặt tại ga Oa-tec-lô, bắt đầu tìm hỏi xem chuyến tàu mười một giờ năm phút đậu ở đường sắt số mấy. Tất nhiên cũng như mọi lần khác ở sân ga, không ai biết tàu nào chạy đi mô, tàu nào từ tê đến và các thông tin mần răng chi rứa khác. Tay xách hàng thuê cho chúng tôi nói là ở đường sắt số hai có người bảo tàu đó đỗ ở đường số một. Trưởng ga có ý kiến khác hẳn, ông ta bảo tầu đó phải đỗ ở đường ray ngọai biên.
Để
nắm bắt tin tức đến tận cùng, chúng tôi tìm gặp trưởng xa vận, ông này cho biết
là một phút trước đây có người nói là trông thấy con tàu của chúng tôi đứng ở
đường ray số bốn. Một số người khác nói là có người nhìn thấy con tàu đi
King-xơ-ton quanh quẩn ở đây nhưng lúc này không biết nó biến đi đâu rồi. Vào
phút cuối cùng chúng tôi đành lên tàu hỏa tuyến Đông-nam để ghé qua
King-xơ-ton, sau này mới biết rằng con tàu chúng tôi mua vé trước là tàu bưu điện
tốc hành, nhưng người ta đã tìm nó ở ga Oa-tec-lo đến mấy giờ đồng hồ mà chẳng
hiểu nó biến đi đâu.
Con
thuyền chúng tôi đặt thuê đang đợi ở hạ lưu cầu Kin-xơ-ton, chúng tôi đi đến
nơi, xếp đủ thứ thúng mủng tùng phèng xuống sạp thuyền rồi cả người cũng sụp xuống
theo.
–
Sao, các quí ngài, mọi việc ổn cả chứ? – Chủ thuyền hỏi.
– Ổn
cả – bọn tôi hồ hởi – Hari ngồi ở cọc chèo, tôi bên bánh lái còn con cún gày
còm xấu tính Mon-mo-ran-xi ngồi ở mũi thuyền. Thuyền bắt đầu nhổ neo trôi theo
dòng nước, trong hai tuần tới đây nó sẽ là nhà của ba tên cùng hội (nếu không kể
đến một con chó).
(Hết Chương Năm)
---
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 30/11/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét