Ninh Giang Thu Cúc: Trăm năm có được một ngày (SG)
Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2019
Tôi đọc
“Một ngày cho trăm năm” của Nguyễn Bá Trình bằng tư cách một kẻ đồng hành cùng
nhân vật của tác phẩm – bởi trong mạch hồi ức sinh động cho những tháng ngày dâu
bể ấy, tôi thấy tôi và một số đông bằng hữu đồng trang lứa đều là kẻ dự phần
trong bối cành mà tác giả đề cập lúc bấy giờ. Lúc cuộc chiến tranh Việt nam sắp
đến giờ chung cuộc,và sau đó là những khó khăn chung mà mọi người phải oằn lưng
chịu đựng trong một đất nước thời hậu chiến (Đất nước nào chả vậy!)
Tác giả: Ninh Giang Thu Cúc
Bút danh Ninh Giang Thu Cúc
Quê quán: Hương Trà, Tp. Huế
Hiện đang cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 0907625226
Email: ngtc.huonglong@gmail.com
_____
NINH GIANG THU CÚC: TRĂM NĂM CÓ ĐƯỢC MỘT NGÀY
(Nhân
đọc tiểu thuyết “Một ngày cho trăm năm” của Nguyễn Bá Trình)
***
Tôi đọc “Một ngày cho trăm năm” của Nguyễn Bá Trình bằng tư cách một kẻ đồng hành cùng nhân vật của tác phẩm – bởi trong mạch hồi ức sinh động cho những tháng ngày dâu bể ấy, tôi thấy tôi và một số đông bằng hữu đồng trang lứa đều là kẻ dự phần trong bối cành mà tác giả đề cập lúc bấy giờ. Lúc cuộc chiến tranh Việt nam sắp đến giờ chung cuộc,và sau đó là những khó khăn chung mà mọi người phải oằn lưng chịu đựng trong một đất nước thời hậu chiến (Đất nước nào chả vậy!)
***
Tôi đọc “Một ngày cho trăm năm” của Nguyễn Bá Trình bằng tư cách một kẻ đồng hành cùng nhân vật của tác phẩm – bởi trong mạch hồi ức sinh động cho những tháng ngày dâu bể ấy, tôi thấy tôi và một số đông bằng hữu đồng trang lứa đều là kẻ dự phần trong bối cành mà tác giả đề cập lúc bấy giờ. Lúc cuộc chiến tranh Việt nam sắp đến giờ chung cuộc,và sau đó là những khó khăn chung mà mọi người phải oằn lưng chịu đựng trong một đất nước thời hậu chiến (Đất nước nào chả vậy!)
Cái
thuộc tính chung của nhân loại là kề vai sát cánh cứu giúp nhau trong khổ đau
hoạn nạn, chuyện ấy đã là nguyên lý ngàn đời cho thế giới này tồn tại, nhưng điều
đáng bàn ở tác phẩm "Một ngày cho trăm năm” (MNCTN) là sự giúp đỡ vượt
lên tất cả sự giúp đỡ thường thấy ở tình đồng loại – của nhân vật có tên là Tuấn
và người được sự giúp đỡ, sự bảo hộ là Hồng Liên một cô bạn nhỏ thời trung học
đệ nhất cấp (Cấp II) xa lăng lắc trong quãng đời biến đổi của hai bên, để rồi gặp
lại giữa giai đoạn binh biến của hai miền Nam Bắc, khi Hồng Liên đơn chiếc với
một nách con mọn đang đau yếu trên tay cộng thêm nỗi lo âu hoảng loạn vì chiến
cuộc, vì sự an nguy của người chồng đang ở nơi đầu tên mũi đạn người chồng tên
Nghi của Hồng Liên là sỹ quan không quân lái máy bay trực thăng chiến đấu thuộc
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Sự
xuất hiện của Tuấn trong lúc Hồng liên cực kỳ tuyệt vọng như một sự run rủi của
số phận - cái số phận cực kỳ đau đớn mà trời xanh “ưu ái” dành tặng khách hồng
nhan...
Ở
bài cảm nhận này người đọc chỉ xoay quanh hai nhân vật Tuấn và Hồng Liên mặc dù
tác phẩm MNCTN còn bao nhiêu sự kiện xảy ra cho một số nhân vật phụ, những vệ
tinh xoay quanh hai kẻ mà người đọc sẽ bàn.
Trở
lại với bối cảnh loạn lạc ly tán của công nhân viên chức và đại bộ phận đồng
bào trong mùa xuân 1975 tại miền Nam Việt Nam theo lệnh di tản của chính quyền
lúc ấy –Ai là người trong cuộc lại không nghĩ là Nguyễn Bá Trình đang đặc tả về
cảnh ngộ của riêng mình trong tác phẩm của anh, cũng xất bất xang bang đầu sông
cuối bãi, cũng hốt hoảng tay xách nách mang bầu đoàn con cái, ngồi run rẩy
trong những chuyến xe hơi, tàu thủy ra khỏi thanh phố mà chẳng biết dừng lại
nơi đâu trên vạn nẻo an nguy của quê hương lửa đạn với bao trắc ẩn đang đe dọa
– ai biết sự hữu ý hay vô tình của đạn bom đang rình rập và cả sự lợi dụng cơ hội
“đục nước béo cò” của những kẻ tham lam đánh mất thiện tâm vì đồ tế nhuyễn
riêng tây trong hành lý của đoàn người chạy loạn ...
Hồng
Liên nhân vật điển hình cho bao nạn nhân chiến tranh, nhưng may thay định mệnh
đã cho Tuấn đến với Hồng Liên trong giờ G khắc nghiệt ấy và Tuấn trở thành điểm
tựa, trở thành ngôi sao thiên phúc chiếu mệnh cho mẹ con Hồng Liên từ đấy cho đến
mãi sau.
Tuấn với một lý lịch trích ngang rõ ràng để
người đọc không thắc mắc về tư cách và nhân cách của anh ta - một người con được
thai thành trong một gia đình lương thiện, một học trò giỏi, một mẫu người biết
sống vì người khác (đã từng nhảy xuống sông cứu ba cô nữ sinh sắp chết đuối của
thời trung học) và là một người đàn ông chín chắn biết làm chủ bản thân để bảo
toàn nhân cách trong mọi tình huống. Tuấn dưới ngòi bút của nhà giáo dạy
Toán Nguyễn Bá Trình qua tác phẩm MNCTN là một mẫu đàn ông tháo vác, đảm lược,
cương trực và đầy tính nhân ái, một mẫu đàn ông lý tưởng điển hình mà phụ nữ thời
đại nào cũng ước ao được là bạn đồng tịch đồng sàng.
Tuấn
của một thưở đồng trường đồng lớp xa xưa đã hơn một lần là ân nhân cứu mạng, một
tình yêu băng sương của tuổi học trò chưa thổ lộ, là một kỷ niệm đẹp trong ký ức
của Hồng Liên. Khi địa lý vùng miền đã thay đổi theo bước chân của hai người và
khi Hồng Liên chấp nhận thực tại yên bề gia thất bên người chồng phong vận hào
hoa là Nghi, thì đức hạnh của một người đàn bà đã không cho Hồng Liên nghĩ đến
Tuấn, điều này không riêng Hồng Liên mà là tâm lý chung của đa số phụ nữ Việt
Nam.
Cuộc
hôn nhân bình yên giữa Hồng Liên và Nghi đã có hiệu quả đẹp đó là cu Lâm đứa
con trai kháu khỉnh vửa lên bốn tuổi của hai người. Hồng Liên làm việc tại một
bệnh viện thuộc tỉnh B và Nghi đang đóng quân ở Tây Nguyên.
Khi
cuộc chiến tranh Việt Nam đang vào giai đoạn kết thúc bằng chiến dịch mùa xuân
1975 của quân đội giải phóng, thì đại úy Nghi không có mặt bên vợ con – lúc này
Hồng Liên được lệnh của giám đốc bệnh viện là phải di tản vào NT, Hồng Liên
đang phân vân không biết nên ở nhà đợi tin tức của chồng, hay bồng bế con di tản
theo lệnh của cơ quan, cu Lâm lại đang bệnh nặng, đúng lúc dầu sôi lửa bỏng này
thì Tuấn xuất hiện, Tuấn cáng đáng mọi sự khó khăn của Hồng Liên trên bước đường
di tản, chăm sóc cu Lâm với tất cả nhiệt tình, lo toan bảo bọc mẹ con Hồng Liên
chu đáo lúc Hồng Liên suy sụp cả tâm lý và thể xác, tận tụy nhưng nghiêm cẩn rất
“kính nhi viễn chi” mặc dầu hoàn cảnh rất thuận lợi cho Tuấn bày tỏ nỗi niềm của
một tình yêu tuyệt vọng thưở hoa niên, một tình yêu đã làm Tuấn đau đớn và tự
làm hỏng sự nghiệp đèn sách của mình một quãng thời gian trước khi anh hoàn tất
chương trình tú tài II, Tuấn bây giờ là một nhà báo tự do sau khi anh rời quân
ngũ của chế độ Sài Gòn, và oán ghét cuộc chiến tranh này tận xương tủy.
30/04/1975,
Miền Nam hoàn toàn giải phòng đất nước thống nhất Tuấn đưa mẹ con Hồng Liên hồi
cư về lại quê hương và công sở của nàng ở thành phố duyên hải (Quy Nhơn) với
thùy dương và cát trắng. Đại úy Nghi chồng Hồng Liên bị đưa đi học tập cải tạo
dài hạn, Hồng Liên trở lại nhiệm sở với mặc cảm mình là vợ của một Ngụy quân.
Nói
sao hết nỗi nhọc nhằn khốn đốn và đầy hệ lụy cho sự sống còn của mỗi cá nhân mỗi
gia đình trong chính sách bao cấp mười năm của một xã hội thời hậu chiến.
Bằng
sự kiên trì nhẫn nhại, bằng sự chịu thương chịu khó hy sinh vô điều kiện của tấm
lòng người mẹ, Hồng Liên đã nuôi cu Lâm thành một thanh niên khỏe mạnh với một
tấm bằng kỹ sư chế tạo máy móc, tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc của con trai được
đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt đến kiệt sức, đến mất trí của người mẹ Hồng Liên.
Kỹ
sư Lâm mở công ty và làm ăn thất bại nợ nần, nhưng vẫn kiêu hãnh từ chối sự
giúp đỡ của ông Nghi là cha của Lâm từ Mỹ gửi về, số là đại úy Nghi sau khi mãn
hạn cải tạo đã không về với mẹ con Hồng Liên mà dan díu với một cô gái khác và
cùng nhau sang Mỹ bằng diện HO.
Trong
lúc Lâm chới với bên bờ vực của sự thất bại, sự phá sản thì Tuấn lại xuất hiện
như một ông Bụt nhân đức lắm phép màu vực Lâm đứng dậy bằng tất cả vốn liếng của
anh dành dụm suốt thời gian làm việc tại Hà Nội. Ngày đám cưới của Lâm giữa bao
quan khách, nhưng với Hồng Liên thì Tuấn mới là vị khách đặc biệt, vị khách
danh dự của gia đình nàng.
Người
thiếu phụ, người vợ, người mẹ đã tròn trách nhiệm với chồng con trong những
tháng năm lao lý để nhận sự phản bội của chồng mà vẫn chung thủy giữ tròn đạo
nghĩa thờ mẹ dạy con đến sức tàn lực kiệt cộng những oan khiên tai họa tày đình
vẫn cắn răng chịu đựng cho đến phút cuối của cuộc đời.
Và
vẫn đến phút cuối của cuộc đời Hồng Liên mới chịu tiết lộ cho Tuấn biết khối
tình u uẩn nàng dành cho Tuấn thời xuân sắc mà vì những hiểu lầm, những tự ái để
phải đào sâu chôn chặt.
Máu
trở về tim là nguyên lý bất di bất dịch – Tuấn và Hồng Liên đã vô cùng hạnh
phúc bên nhau trong giây phút cuối trước khi nàng từ giã cõi đời bởi thời kỳ cuối
của căn bệnh hiểm nghèo.
Cả
một đời lao đao vật lộn với cuộc mưu sinh cho sự tồn tại của những người thân
yêu – để rồi ân sủng trời dành cho hai kẻ yêu nhau là Hồng Liên được chết trong
tay người đàn ông đã dành trọn cho mình một tình yêu vĩnh cữu nhưng câm lặng.
Tình
yêu trăm năm của Tuấn dành cho Hồng Liên là thứ tình yêu thần thánh không vì nhục
thể hoặc tư lợi tầm thường, chỉ yêu và chỉ hy sinh nhưng trời nào phụ kẻ có
lòng, họ vẫn đến được bên nhau khi những rào cản đã hết hiệu lực, họ đã có một
ngày thật sự của tình yêu.
“Một
ngày cho trăm năm” cuốn tiểu thuyết được viết gần bảy trăm trang bởi một tên tuổi
không ở trong chuyên ngành văn học nhưng với văn phong nhẹ nhàng, lối dẫn chuyện
tuần tự mạch lạc, nội dung nhiều kịch tính, lồng ghép nửa thực nửa hư cấu trong
ít nhiều tình huống khiến người đọc khóc cười khoái hoạt, mọi sự việc được tác
giả dàn xếp đẹp và ổn thỏa như chuyện Lâm, Ngân, Hải Dương...vv
Có
lẽ đa số độc giả phụ nữ đều có cảm xúc giống nhau khi đọc đoạn Hồng Liên ngất xỉu
trong tay Tuấn ở tiệc cưới của con trai mình, đó là giây phút cực kỳ bi hoan của
hai tâm hồn đầy thương tật tìm lại nhau sau bao bão táp trùng trùng.
Là
tập tiểu thuyết đầu tay nhưng Nguyễn Bá Trình đã chinh phục được người đọc bằng
cú pháp và nội dung. Đọc Nguyễn Bá Trình tôi không nghĩ anh là một giáo viên
môn toán học bởi tố chất lãng mạn và văn phong rất tiểu thuyết của “MỘT NGÀY
CHO TRĂM NĂM”.
SG
tháng 6 năm 2011 – Ninh Giang Thu Cúc
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP.Huế ngày 10/11/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét