La Thụy: Lương Minh Vũ- Lãng đãng khói sương hoài niệm (LaGi)
Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019
Lương
Minh Vũ sinh năm 1957, quê Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, hiện đang sinh
sống tại TX.Lagi, tỉnh Bình Thuận và sinh hoạt trong Hội Văn Học Nghệ Thuật
Bình Thuận… Anh có một số truyện ngắn
đăng trên các tạp chí Văn Nghệ, Văn Nghệ Quân Đội, Văn nghệ Thuận Hải, Văn Nghệ
Bình Thuận, tập san Văn (phụ trương của Kiến Thức Ngày Nay )... Bài viết nêu cảm
nhận của La Thuỵ về truyện ngắn của LMV, chủ yếu là truyện ngắn "SƠN NỮ
"
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả La Thụy
Tên thật: Đoàn Minh Phú
Nghề nghiệp: Giáo viên
Địa chỉ: 79 -1/8 Hoàng Hoa Thám Thị xã La Gi, Bình Thuận.
Mobile: 0937142001
Email: phudoan56@gmail.com
_____
LA THỤY: LƯƠNG MINH VŨ - LÃNG ĐÃNG KHÓI SƯƠNG HOÀI NIỆM
***
Tác giả La Thụy
Tên thật: Đoàn Minh Phú
Nghề nghiệp: Giáo viên
Địa chỉ: 79 -1/8 Hoàng Hoa Thám Thị xã La Gi, Bình Thuận.
Mobile: 0937142001
Email: phudoan56@gmail.com
_____
LA THỤY: LƯƠNG MINH VŨ - LÃNG ĐÃNG KHÓI SƯƠNG HOÀI NIỆM
***
Tôi
đã đọc “Sơn Nữ”, “Nằm Nghiêng Nhớ Núi”, Làng Của Những Người Mơ Mộng”… các truyện
ngắn trên của Lương Minh Vũ đã gieo trong tôi một ấn tượng chung - Một không
khí hoài niệm bàng bạc bao trùm. Những tình tiết, những sự kiện, những kỷ niệm
xưa cũ như đan kết thành màn khói sương mờ ảo hư hư thực thực, với những nét chấm
phá đậm nhạt của một bức tranh thủy mặc, trôi về trong tâm cảnh của nhân vật
chính trong truyện.
Phần
đầu truyện có thể được viết như một hồi ức về một chặng đường đời của nhân vật
chính (Sơn Nữ). Nó cũng có thể là một đoạn văn mô tả cuộc sống thực tại, với
tâm trạng cô đơn, lạc lõng, khắc khoải của nhân vật chính đang dị ứng với nhịp
sống đời thường, đều đều tẻ ngắt, đầy tất bật lo toan hoặc ồn ào rỗng tuếch (Nằm
Nghiêng Nhớ Núi - Làng Của Những Người Mơ Mộng). Cuộc sống thực tại đó như đè
nén, như vây bủa, như khuấy động con người bất như ý. Và, nhân vật chính u uẩn,
sâu lắng tìm về ẩn thoát trong ốc đảo bình yên, dịu xanh kỷ niệm của khung trời
cũ. Thế là mạch văn bắt đầu tuôn chảy, phần kế tục của truyện như được Lương
Minh Vũ gửi trọn tâm cảnh vào, và chúng được thể hiện như là phần trọng tâm, cốt
lõi của truyện. Kỷ niệm cũ tràn về, ngập tràn tâm tưởng, nhân vật chính như nửa
mơ màng tận hưởng, nửa như dằn xé khắc khoải. Thực tại đôi khi được Lương Minh
Vũ chen vào như một đối trọng làm nổi bật quá khứ, và cứ thế hoài niệm tiếp tục
dâng phủ. Hình bóng người xưa được gợi nhớ như là một hình tượng đẹp, một nhân
cách trong sáng, một tâm hồn mộc mạc, một lối sống hồn nhiên, giản dị nhưng đầy
ý nghĩa, đã đem niềm vui thanh thoát cho nhân vật chính trong truyện, nhưng hắn
ta thì vụng về, vì vô tình nên báu vật vô giá trôi vuột khỏi tầm tay, để hắn
hoài công suốt đời kiếm tìm, vọng tưởng.
“Đời như trăm sông về
biển.
Tìm em ở đâu giữa lô nhô loài người”
(Sơn Nữ - Lương Minh Vũ)
Tình
yêu đã hé nụ, nhưng mối tình vì chưa bắt đầu nên chưa kết thúc, tơ tình có lẽ
vì thế mà lơ lửng giăng giăng.
“Lòng ta chôn một mối
tình
Tình
trong phút chốc mà thành thiên thu”
(Tình
Tuyệt Vọng - Felix Avers - Khái Hưng dịch)
Người
xưa đang ở đâu? Sao để hắn mãi mơ về, hình bóng xa xăm sao vẫn là hư ảnh, cuộc
kiếm tìm sao mãi vẫn là sự đuổi bắt vô vọng. Giữa hỗn độn đời thường, trong
thoáng chốc bất chợt nào đó, cái dáng thân quen lại thấp thoáng ẩn hiện, một
hóa thân của ai làm lòng hắn man mác bâng khuâng
“Đôi khi tình cờ đi ngang qua cánh rừng, tình
cờ thấy bóng dáng một người con gái Thượng với chiếc gùi trên lưng, anh bỗng chạnh
lòng. Bất giác trong lòng anh dâng lên nỗi u hoài. Anh không hiểu đó là cảm
giác của kỷ niệm hay sự bâng khuâng hối tiếc”. (Sơn Nữ - Lương Minh Vũ )
Sương
khói mông lung của kỷ niệm cứ bàng bạc lan tỏa, trong cơn mơ hình bóng “người
cũ” vẫn đậm nét trong ký ức, vóc dáng tuổi hai mươi vẫn mãi mãi thanh xuân, dù
dòng đời theo thời gian đã nhuộm trắng tóc ai.
“Anh thấy gặp lại nàng giữa khung cảnh rừng
núi ngày nào . Bên bờ suối với những thân cây cổ thụ còn nguyên vẹn như xưa.
Nàng ngồi bứt những chiếc lá thả theo dòng suối trôi về phía anh . Ở cuối dòng,
anh thò tay cố vớt những chiếc lá ấy. Nhưng bao giờ anh cũng vụng về để nước cuốn
đi mất hút. Nàng cười khanh khách trêu anh.
Trong mơ anh cũng
biết mình đã luống tuổi. Anh ngậm ngùi nhớ ra rằng mình không còn thơ trẻ nữa.
Nhưng còn Sơn Nữ, lạ quá ! Sau hơn mười năm xa cách, nàng với vóc dáng, khuôn mặt,
mái tóc và luôn cả tiếng cười nữa, tất cả vẫn còn ở tuổi hai mươi”. (Sơn Nữ - Lương Minh Vũ)
Đoạn
kết trên như một dòng thơ man mác được Lương Minh Vũ dùng để khép lại truyện ngắn
“Sơn Nữ”, nhưng truyện không đóng kín lại, mà vẫn hé mở: một khung trời huyễn mộng
bâng khuâng đầy hư ảo, một niềm khát vọng cháy bỏng dạt dào vỗ sóng, cái đẹp
như thăng hoa thành vĩnh cửu và chập chờn ẩn hiện, chợt gần chợt xa. Cái đẹp
như chỉ để suy niệm, để chiêm bái chứ không thể nắm bắt hay chiếm hữu được.
Vâng,
Sơn Nữ vẫn hồn nhiên, vẫn trẻ mãi tuổi hai mươi. Chỉ vì Sơn Nữ là kỷ niệm đẹp
in đậm vào tâm tưởng rồi thăng hoa trong hoài niệm để trở thành hình tượng vĩnh
cửu, bất biến với nét đẹp nguyên sơ thuần khiết chỉ thoáng hiện trong mơ. Nên
khi bừng giấc mơ, tỉnh giấc trở về thực tại, ta cứ mãi tiếc nuối giấc mơ hoa.
“Rất nhiều khi anh thảng thốt giấc phì nhiêu.
Nhưng khi giật mình tỉnh giấc, ồ chỉ là cơn mê, mộng si níu giữ. Cuối bờ bên
kia gầm gừ sóng phủ, biển vẫn xanh một mầu xanh hoang”. (Hoàng Quý)
LA THUỴ
CẢM ĐỀ SƠN NỮ
(Truyện ngắn của Lương Minh Vũ)
Ngày
tháng lặng buồn tênh vòng cơm áo
Ta chồn chân mỏi gối với đời mòn
Thu mình lại ẩn thân vào ốc đảo
Chút khẽ khàng liệm kín khối tình son
Tóc đà bạc sao lòng còn hoài vọng
Một đời ta luôn dõi mắt tìm trông
Em hồn hậu trong ta thành vang bóng
Mắt môi xưa đọng ngấn ngát hương lòng
Rồi lãng đãng gần xa, huyền dáng mộng
Nét thơ trinh vằng vặc ánh trăng ngần
Em thoáng hiện cho thơ đời ngân vọng
Ta ngậm ngùi nhìn lại – Đã tàn xuân
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ La Gi, Bình Thuận ngày 19/12/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét