Home
» Thư viện văn xuôi
» Tạp văn Tuệ Thiền Lê Bá Bôn: Hải đảo tâm linh/ Ngọn đuốc trên đường tìm đạo (VT)
Tạp văn Tuệ Thiền Lê Bá Bôn: Hải đảo tâm linh/ Ngọn đuốc trên đường tìm đạo (VT)
Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019
Hải đảo
ở trong ta Đã có tự muôn đời Lâu rồi ta quên lãng… Phiền não tận trùng khơi Hải
đảo ở trong ta Kho báu của vĩnh hằng… Ngây thơ ôm bọt sóng Ta nửa đời đi hoang
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Họ và tên: Lê Bá Bôn
Bút danh: Tuệ Thiền
Sinh ngày: 05/4/1951;
Tốt nghiệp đại học ngành Hành chính;
Nhà giáo hưu trí;
Nơi sinh: Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị;
Nơi ở: Ấp Bắc 1, Hoà Long, TX Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu;
Email: lebabon04@gmail.com
_____
TẠP VĂN TUỆ THIỀN LÊ BÁ BÔN
-
HẢI ĐẢO TÂM LINH
Bút danh: Tuệ Thiền
Sinh ngày: 05/4/1951;
Tốt nghiệp đại học ngành Hành chính;
Nhà giáo hưu trí;
Nơi sinh: Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị;
Nơi ở: Ấp Bắc 1, Hoà Long, TX Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu;
Email: lebabon04@gmail.com
_____
TẠP VĂN TUỆ THIỀN LÊ BÁ BÔN
-
HẢI ĐẢO TÂM LINH
***
Hải đảo
ở trong ta
Đã có tự
muôn đời
Lâu rồi
ta quên lãng…
Phiền
não tận trùng khơi
Hải đảo
ở trong ta
Kho báu
của vĩnh hằng…
Ngây
thơ ôm bọt sóng
Ta nửa
đời đi hoang
Ôi hải
đảo tâm linh!
Ta tỉnh
thức quay về
Dừng
tâm là thấy bến
Thôi
rong ruổi si mê
Ôi hải
đảo tâm linh!
Như mùa
xuân thanh bình
Như
tình thương của mẹ...
Lãng tử
về chốn xưa.
(Đường
Về Minh Triết; nxb Văn Nghệ, 2007)
---
NGỌN ĐUỐC
TRÊN ĐƯỜNG TÌM ĐẠO (CHÂN LÍ)
***
*
Tư tưởng xuất thế góp phần làm trong sạch sự nhập thế.
*
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc
sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng
hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
*
“Tự tri” là quán chiếu tâm thức, là biết rõ tâm trí. “Tỉnh thức” là tâm không vọng
tưởng. “Vô ngã” là tâm thái hoà bình, an lạc, yêu thương, thiện ích, tự do tự tại,
diệu dụng, bất sinh bất diệt, tịch tri, tịch chiếu.
* Tự
tri là, bằng trí tuệ nội quán, nhận biết trọn vẹn mọi cảm giác, tư tưởng, ý muốn,
nhận thức phân biệt v. v… đang xảy ra trong tâm trí. Đây là sự nhận biết (kiến
chiếu) một cách tự nhiên, không phê phán, không lấy-bỏ (thủ-xả), không dụng
công. Có năng lực kiến chiếu này thì tâm trí sẽ tĩnh lặng (tỉnh thức) và thấy
rõ bản chất của bản ngã (cái “tôi”). Bản ngã sẽ được chuyển hoá thành trạng
thái tâm vô ngã - tức là tâm thái hoà bình, từ bi đích thực, mang năng lượng
tích cực có lợi cho toàn “mạng lưới vật chất và tâm linh” của vũ trụ.
*
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
*
Viên mãn “tự tri-tỉnh thức-vô ngã” rất khó, nhưng chỉ có hướng đến đó mới xây dựng
được mẫu số chung cho nhân cách, cho ý nghĩa cuộc sống. Chỉ có hướng đến đó mới
tạo nên tiếng nói chung cho hoà bình, công bằng, nhân ái - thật sự biết tôn trọng
nhau giữa người với người.
*
Không xiển dương sự thanh tẩy tâm thức thì tôn giáo, tín ngưỡng chứa đầy mê tín
có hại.
*
Thiền chân chính, tôn giáo chân chính không thể không lấy “tự tri-tỉnh thức-vô
ngã” làm lí tưởng, làm mục đích. Đó là cốt tuỷ của Thiền học chân truyền, của
hành trạng Đại thừa.
*
Nên thấu hiểu rằng, lòng tự hào tôn giáo cũng là cái “tôi” hiếu chiến vô minh.
* Sự
giác ngộ đích thực thì đi đôi với lòng từ bi, bao dung.
*
Muốn giác ngộ chân lí tuyệt đối, phải biết “đạt lí, quên lời”, không chấp thủ
ngôn từ, hình tướng - dù hình tướng thánh nhân.
*
Thượng Đế (hay Chân-Thiện-Mĩ) không thuộc về phe này hay nhóm kia, không thuộc
về hình tướng nào; mà thuộc về những tâm hồn trong sạch, bình đẳng, bác ái, từ
bi. Đó là Tánh Viên Giác.
*
Thiền định tự tri thì không thuộc riêng tôn giáo nào hay nền văn hoá giáo dục
nào; đó là tài sản cực kì quý giá của nhân loại muôn đời, của vũ trụ.
*
Có thể có tinh thần tôn giáo mà không theo tôn giáo nào, tín ngưỡng nào.
* Một
người ngoại đạo có thể sống khế hợp giác ngộ nếu có khát vọng. Ngộ đạo không
khó, cái khó là có khát vọng.
*
Không tôn trọng phương tiện thăng hoa tâm linh của người khác thì chưa có tâm
thái hoà bình, tỉnh thức.
*
Người có tâm Đại thừa thì vui mừng vì nhiều người biết hướng thượng, chứ không
cố chấp “hơn thua” về khái niệm, về từ ngữ.
* Nếu
đã thật sự phát khởi tâm nguyện lớn (tâm Đại thừa) thì dù chưa triệt ngộ, vẫn
có thể tuỳ duyên sử dụng nghịch hạnh.
*
Khi sống muốn bao la cùng trời đất thì khi chết sẽ không bị trói buộc vào chốn
phiền não.
*
Tôn giáo có ý nghĩa lớn về đạo đức, về cảm hứng, nhu cầu cải tạo tâm tính, nếu
tôn giáo giàu từ bi bác ái.
* Về
tôn giáo cũng như về các lĩnh vực khác, rất nhiều người đạt đến đỉnh cao bằng
con đường tự học, tự đào tạo, bằng cách sống thông thường. Khát vọng lớn thì
thành công lớn.
* Ở
giữa vườn hoa, xác chuột chết vẫn thối; ở giữa đầm bùn lầy, đoá sen vẫn thanh
khiết.
*
Không biết phục thiện thì không thể học được những bài học vĩ đại trong trường
đời; dù có bằng cấp cao cũng chi là kẻ ấu trĩ về trí tuệ.
*
Không tự tri, tức quán tâm, thì không thể thấy huyễn tướng cái “tôi”, tức bản
ngã.
* Sự xấu ác là biểu hiện của cái “tôi” (bản
ngã) đen tối.
*
Cái “tôi” càng lớn thì tình thương càng nhỏ. Càng chấp thủ cái “tôi, bệnh tinh
thần càng nặng; càng ảnh hưởng có hại cho tha nhân, môi trường bằng hành vi, bằng
thái độ, bằng năng lượng tâm ý.
*
Theo cách nói của nhiều nhà vật lí thì vũ trụ là một mạng lưới chằng chịt vật
chất và tâm linh tương quan với nhau. Hiểu như vậy, sẽ thấy toàn vũ trụ là một
cơ thể bất khả phân.
*
Con người cần có sự định tâm tỉnh trí để thấy biết trọn vẹn tâm hồn mình. Không
tự tri thì không tự chủ, không có sự liêm khiết và tự do tinh thần, không có
Thiền.
*
Tham cứu Thiền là tham cứu sự sống và ý nghĩa cuộc sống.
*
Thiền là tự tri, là siêu vượt tín ngưỡng, hình tướng, khái niệm…, là sống tỉnh
thức toàn diện với trí vô sư, với trí tuệ siêu vượt quy định nhị nguyên (tức là
sống với trí bát-nhã).
*
Không phải “danh ngôn” nào, “lễ nghĩa” nào, “truyền thống” nào cũng giá trị,
cũng đáng theo.
*
Tinh thần càng tự do thì trí tuệ-lương tri càng sáng.
*
Có những thứ “vinh quang” dính đầy sự bẩn thỉu. Ai mới thấy hào quang danh lợi
đã trọng vọng, đó là người không minh mẫn, không biết chính tà.
*
Chưa nghiên cứu nghiêm túc về bản ngã (cái “tôi”) thì chưa thể có đường lối
giáo dục đúng đắn.
*
Không biết phục thiện thì không thể học được những bài học vĩ đại trong trường
đời; dù có bằng cấp cao cũng chi là kẻ ấu trĩ về trí tuệ.
*
Tâm hồn đen tối tạo ra xã hội đầy tệ nạn. Muốn xây dựng xã hội tốt đẹp, phải có
nền giáo dục có khả năng giáo dục tất cả mọi người (không trừ một ai) nhận thức
sâu sắc các bệnh tâm hồn, phải làm cuộc cách mạng nội tâm tận đáy cái “tôi”.
*
Nhà giáo yếu kém nhân cách thì chỉ là công cụ tồi, có hại cho xã hội rất lớn
(vì nhiều người ngây thơ tin tưởng vào họ). Tu sĩ yếu kém nhân cách cũng thế.
* Một
vấn đề lớn của thời đại chúng ta, là làm thế nào để xây dựng vững chắc cảm hứng
sống có đạo đức nhân văn ở con người.
*
Thiền là sống tỉnh thức, thực tế và minh triết.
*
Khi ta suy nghĩ, ta chỉ tiếp xúc với một vài khía cạnh cuộc sống. Nhưng nếu muốn
giáp mặt thực tại toàn diện của cuộc sống thì phải im lặng tâm trí.
*
“Vô niệm” để chấm dứt trí nhớ tâm lý - thứ trí nhớ lấy cái “tôi”, cái chấp ngã
làm trọng tâm.
*
Tâm vô ngôn là sự tỉnh thức toàn diện của sự sống.
*
Tâm trí không tĩnh lặng thì không thể giáp mặt thực-tại-đúng-như-thực, không thể
giáp mặt chân lí cuộc sống.
*
Niềm tin nếu đi đôi với sự chấp ngã nặng nề thì nuôi dưỡng lòng kiêu ngạo sân
si.
*
Không biết tu tâm thì không thể phát triển nhân cách. Sự tu tâm chân chính là
việc làm quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với xã hội, vũ trụ.
*
Truyền bá minh triết Thiền Định Tự Tri là góp phần cải tạo xã hội.
*
Khi dục vọng vô mình và sự chấp ngã ngự trị thì không có tự do tinh thần.
*
Vô minh là trạng thái tâm trí trụ vào kiến chấp nhị nguyên (nhị tướng).
* Tự
tri là hồi quang phản chiếu, là nội quán.
*
Giá trị làm người thể hiện ở hiệu quả thiện ích, ít tác hại (nhất là ở mặt “tiềm
ẩn” là năng lượng tâm thần) đối với xã hội, đối với vận hành của vũ trụ.
*
Tâm giải thoát phiền não mang ý nghĩa hiếu nghĩa lớn nhất, mang ý nghĩa nghĩa vụ
và trách nhiệm cao quý nhất, vì đó là hành động thuận đạo lí, thuận hợp đại luật
vận hành của vũ trụ.
*
Thấu triệt lí duyên sinh-vô ngã thì tâm dễ tĩnh lặng, não dễ chuyển hoá, dễ ngộ
nhập chân lí tuyệt đối.
* Vắng
mặt năng lực tự tri tự chủ, vắng mặt trí-lương-tri thì trí-công-cụ sẽ trở thành
tôi tớ cho trí-chó-sói.
*
Cái “tôi” càng lớn, càng bền chắc, càng xảo quyệt, càng tự tôn, càng bè phái
thì sự liêm khiết trí thức càng suy yếu, tư tưởng và hành vi “người bóc lột người”
càng đa dạng.
*
Giáo dục “toạ thiền-quán hơi thở-tự tri” là biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu
quả giáo dục, thăng hoa tâm trí, cải thiện thế giới.
*
Thiền là sống tỉnh thức, thực tế và minh triết.
*
Thấy-biết khác với hiểu. Nếu thấy-biết của tâm chưa khế hợp với Bát Nhã Tâm
Kinh thì chưa có Trí Bát Nhã.
* Một
trong những phương cách giúp duy trì cảm hứng sống thiền là toạ thiền mỗi ngày.
Không nên bỏ trắng ngày nào cả (vì lí do gì đó cũng nên duy trì vài phút).
*
Khoác lác, tự đại, tự ti, khiêm tốn đều không có lợi cho Đạo.
*
Muốn đi sâu vào kinh sách về Thiền, phải có năng lực đọc-hiểu và đọc-thấy. Thiền
định tự tri làm xuất sinh năng lực đọc-thấy. Đó là cái thấy nội tại.
*
Khi tâm hồn không có lí tưởng thánh thiện và minh triết thì con người rất dễ bị
cái xấu lôi cuốn, rất dễ bị tha hoá biến chất.
*
Chưa thật thấy chúng sinh là ân nhân của mình thì chưa có phẩm chất Bồ tát,
chưa tỉnh thức.
* Sự
tĩnh tâm tự tri có công năng giữ gìn lương tri, sự tự chủ, sức khoẻ tinh thần,
giá trị làm người.
*
Người biết yêu nét đẹp của tâm hồn là người trưởng thành tâm trí, là người có
tinh thần dũng cảm, biết sống với hạnh phúc chân chính.
*
Càng hướng đến lí tưởng vô ngã thì cái “tôi” càng giàu thiện ích mĩ.
*
“Vô ngã” là bản ngã (cái “tôi”) chuyển thành trạng thái tâm trí hoà bình, tỉnh
sáng, “vô ngôn giữa muôn lời”.
*
Khi cái “tôi” xâm lấn, bóc lột người khác, nó luôn ẩn núp sau những lời hoa mĩ.
*
“Vô ngã” là Sự Sống bất sinh bất diệt. “Vô ngã” là chân ngã, là giải thoát.
*
Tâm hồn không tự do thì không có năng lực tư duy độc lập, không cảm thụ được trọn
vẹn vẻ đẹp cuộc sống, nghèo nàn tinh thần sáng tạo, kém nhân cách.
*
Tâm ý xấu ác không chỉ có hại cho thế giới, mà còn rất hại cho môi trường năng
lượng của mình.
*
Tư tưởng xuất thế góp phần làm trong sạch sự nhập thế.
*
Tâm Đại thừa là tâm khiêm hạ, hiểu rằng tội lỗi của mình từ vô lượng kiếp đã ảnh
hưởng xấu đến tất cả chúng sinh.
*
Tâm Đại thừa khởi phát từ sự nhận thức sâu sắc rằng, tội lỗi của cá thể ảnh hưởng
đến toàn thể, qua thân khẩu ý.
*
Thể xác thì tất nhiên có sở trụ, nhưng tinh thần thì cần “hướng đến” vô sở trụ.
*
Làm cho con người biết yêu quý nét đẹp tâm hồn mình, đó là nhiệm vụ cao cả của
văn hoá, của giáo dục, của tôn giáo.
*
Thiền định tự tri là sống tận nền tảng, tận cội nguồn sự sống.
*
Giá trị giác ngộ, giá trị Đại Thừa không nằm ở hành vi, hình tướng bên ngoài,
mà ở thực chất của tâm. Nếu thật sự có giác ngộ, có tâm Đại thừa thì dù sống ẩn
dật vô danh vẫn có thiện ích lớn cho chúng sinh, cho sự nghiệp giác ngộ chung.
*
Có duyên lành với nền văn hoá giác ngộ là có diễm phúc cực kì lớn lao.
* Nếu
chưa quán tâm (tự tri) để thấy rõ tướng trạng như huyễn của bản ngã thì chưa biết
“đọc kinh bằng tâm”, chưa biết đọc công án Thiền.
*
Thỉnh thoảng có được một vài phút sống với tâm vô ngôn cũng có công đức và phước
đức rất lớn.
*
Giới hạnh là vấn đề khoa học, vấn đề nhân quả. Chí hướng giác ngộ biết tôn trọng
nhân quả, nhưng muốn siêu vượt nhân quả, luân hồi.
* Gọi
là “Thiền” hay từ nào khác cũng được, điều quan trọng là cái nội hàm “tự tri-tỉnh
thức-vô ngã”.
*
Thiền học không nên chỉ dạy hạn chế ở một vài ngành đại học, mà nên phổ cập ở mọi
cấp học để có nền tảng vững chắc trong giáo dục-đào tạo nhân cách.
*
Cái “tôi” làm cho tâm hồn nặng trĩu vì uy lực, còng xuống vì nô lệ, đen tối vì
tự ti, tự phụ, tự ái…
*
Thiền định tự tri càng cao thì càng minh mẫn hơn, chủ động hơn với cuộc sống, với
công việc; năng lượng phiền não được chuyển hoá thành năng lượng an lạc, thiện
ích.
*
Niệm (nhớ-nghĩ) luôn xuất hiện trong tâm. Chúng là ngôn từ (tiếng nói bên
trong) và có hình tướng (sóng tâm thức). Trong thiền định (tự tri), ai thấy rõ
niệm sinh diệt liên tục, thấy rõ chỗ niệm xuất hiện và chấm dứt (tức là khoảng
trống giữa hai niệm) thì sẽ nhận ra (ngộ) tâm vô niệm, “vô ngôn”. Đó là tâm thể
“một niệm vô ngôn” như vầng trăng toả sáng. (“Niệm” trong “niệm vô ngôn” có huyền
nghĩa khác hẳn với “niệm” trong “vọng niệm”. Phải ngộ mới thấy, mới biết). Vô
ngôn đó khi đã “an định”, sẽ soi sáng muôn lời (tức là soi sáng trí phân biệt
tương đối), sẽ là tri giác tự do tự tại, thoát tình trạng vọng động vô minh. Đó
là “tánh sáng” bất sinh bất diệt.
*
Phải biết “ghét” bệnh phong, nhưng đừng ghét người mang bệnh phong; cũng vậy,
phải biết ghét thói xấu nhưng đừng ghét người đang có thói xấu. Sự xấu ác là bệnh
tinh thần.
* Nếu
chưa quán tâm (tự tri) để thấy rõ tướng trạng như huyễn của bản ngã thì chưa biết
“đọc kinh bằng tâm”, chưa biết đọc công án Thiền.
*
Thỉnh thoảng có được một vài phút sống với tâm vô ngôn cũng có công đức và phước
đức rất lớn.
*
Giới hạnh là vấn đề khoa học, vấn đề nhân quả. Chí hướng giác ngộ biết tôn trọng
nhân quả, nhưng muốn siêu vượt nhân quả, luân hồi.
*
Cái nhìn khách quan không thể đánh giá được nhân cách minh triết; chỉ họ tự biết.
Nhân cách minh triết tối cao chính là nhân cách tự-do-tinh-thần. Đó là giá trị
cao nhất.
*
Tâm bất bình thường thì não bất bình thường. Tâm não bất bình thường tác động bất
bình thường đến sự vật và ảnh hưởng xấu đến nhận thức của ta, đến cuộc sống của
ta (kể cả hoàn cảnh).
*
Được lên thiên đường bởi niềm vui: niềm vui mang tính chất nhân từ. Bị xuống địa
ngục cũng bởi “niềm vui”: “niềm vui” mang tính chất gian ác.
*
Không quan tâm đến sự sống sau khi thể xác chết là quá thờ ơ với tương lai.
*
Trong ta có “tấm gương” “nghe và thấy” được tư tưởng, cảm giác, ý muốn... Tĩnh
tâm một thời gian thì tấm gương này sẽ lộ rõ. Nó càng sáng, ta càng dễ thấy cái
“tôi” và cái “tôi” dễ dàng được chuyển hoá thành “vô ngã”.
* Mọi
tài năng đều có giá trị về mặt công cụ, đều có thể góp phần làm cho cuộc đời tốt
đẹp hơn. Nhưng cái năng lực quý giá nhất làm cho con người giữ vững giá trị làm
người, đó là sự tự tri tự chủ. Thiếu cái năng lực này, các tài năng khác có thể
biến con người thành ác quỷ, dã thú, kẻ đê tiện.
*
Khi ngồi định tâm mà vẫn nhớ nghĩ đủ chuyện (tức nói năng bên trong) thì giống
như khi ngồi một mình mà nói đủ điều. Đó là tình trạng bất bình thường của tâm
trí, của bộ não và hệ thần kinh.
*
“Tỉnh thức” là “có mặt” trong giây phút hiện tại với những gì đang xảy ra.
*
“Có mặt” tức là tâm trí không còn vọng tưởng lang thang.
*
Người biết yêu điều tốt ghét điều xấu là người biết phục thiện; người biết phục
thiện thì dễ tiếp thu đạo lí giác ngộ; người biết tiếp thu đạo lí giác ngộ thì
dễ thực hành tự tri; người biết thực hành tự tri thì dễ thực chứng chân lí tuyệt
đối, siêu vượt khái niệm-tướng trạng.
*
Khi kẻ ác tấn công ta, ta sử dụng trí tuệ và lòng dũng cảm để đối phó với
chúng; làm như thế thì có lợi hơn là sử dụng lòng căm thù.
*
Vô ngã là tâm thái tịch tri, tịch chiếu, thường tịch quang. Vô ngã là Chân ngã.
* Đừng
coi thường việc chữa trị các bệnh tinh thần, vì nếu thế, văn minh vật chất và sự
hưng thịnh kinh tế chỉ như sức lực dồi dào của một gã khùng hung hãn, sẽ rất
nguy hiểm cho nhân loại.
* Từ
năng lượng quán tâm (tự tri) xuất sinh tình thương, niềm vui, năng lực sáng tạo
có chất lượng cao, xuất sinh nhãn quan minh triết, tác dụng giáo dục.
*
Tâm thái vô ngã là tâm thái hoà bình, bao dung, minh triết, thông minh.
*
Khi đã biết sống với tâm vô ngôn thì tuỳ duyên ứng xử, không bị quy định bởi bất
cứ gì; đó là sự tự do tự tại đích thực của tâm trí. Tâm Thiền là Chân-Thiện-Mĩ.
Minh triết tối thượng là biết dừng tâm và tịch chiếu.
*
Tâm hồn không thanh bình thì cuộc sống kém chất lượng, hiệu quả công tác không
cao, không có kinh nghiệm về niềm an vui tự phát, không thể ngộ nhập Tánh Viên
Giác vốn có ở chúng sinh và trùm khắp mười phương.
*
Truyền bá minh triết thiền “tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là góp phần xây dựng nền
văn hoá hoà bình, nền văn hoá tiên tiến.
*
Tu viện lớn, lễ lược nhiều không có ý nghĩa bằng chăm lo chu đáo và khoa học
cho sự tu tập và đời sống vật chất của tu sĩ.
* Một
tinh thần thật sự trẻ trung và đầy sinh lực là một tinh thần trong sạch. Tinh
thần đó ít lệ thuộc vào thể trạng và hoàn cảnh.
*
Có đức mà không có tài, không phải là vô dụng, vì vẫn có tác dụng giáo dục lớn
lao đối với xã hội (qua lối sống), vì vẫn mang năng lượng tinh thần (thiện ích)
ảnh hưởng tốt đến môi trường sống của cộng đồng (có cả giá trị giáo dục). Có
tài mà không có đức, không chỉ có hại cho xã hội về hành vi xấu, mà còn mang
năng lượng tâm thức độc hại cho môi trường (và cho bản thân mình). (Vấn đề này
Phật giáo gọi là tạo nghiệp tốt xấu; nghiệp cũng mang năng lượng; toàn vũ trụ
là những dòng chảy năng lượng).
*
Chưa nghiên cứu nghiêm túc về bản ngã (cái “tôi”) thì chưa thể có đường lối
giáo dục đúng đắn.
*
Theo nhiều nhà khoa học tự nhiên, năng lượng tâm thức là dạng năng lượng cơ bản,
có ảnh hưởng tốt hoặc xấu cho toàn vũ trụ (tuỳ tính chất tâm thức) và cho bản
thân.
*
Trái đất đang nóng dần lên; tâm hồn nhân loại đang nóng bỏng. Nhà khoa học nỗ lực
vá tầng ô-dôn; thiền gia nỗ lực thiền định để góp phần chuyển hoá tâm trí nhân loại
bằng năng lượng tỉnh thức, an lạc, thanh thoát, từ bi.
*
Nhà tâm lí học không thể hiểu biết sâu sắc cơ cấu tâm lí nếu không thiền định tự
tri. Nhà giáo dục học, nhà chính trị học sẽ không có tầm nhìn minh triết về
giáo dục, về chính trị nếu không hiểu biết sâu sắc cơ cấu tâm lí con người. Nhà
truyền bá tôn giáo sẽ hạ thấp giá trị tôn giáo nếu thiếu quan tâm vấn đề này.
*
Không ai là không có tâm xấu ác, điều quan trọng là phải nỗ lực cải tạo. Thực
hành “tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là trách nhiệm của mọi người.
-----
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Vũng Tàu ngày 05/12/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét