Home
» Tiểu thuyết - Truyện dài
» Văn học dịch
» Ba người cùng hội cùng thuyền (Ch/13) – Bản dịch của Ngọc Châu (HP)
Ba người cùng hội cùng thuyền (Ch/13) – Bản dịch của Ngọc Châu (HP)
Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020
Ma-rơ-lo
- Tu viện Bi-sen - Mon-mo-ran-xi mưu sát con mèo - Đối thủ khó chơi - Con chó
Phốc hiền lành - Đoàn diễu hành trang trọng - Kẻ phá hoại cảnh quan – Không sài
được nước sông Thêm – Hari biến mất cùng chiếc bánh put-đinh.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet) Tác giả Ngọc Châu
Họ tên Nguyễn Ngọc Châu
Địa chỉ: 312 Lê Thánh Tông quận Ngô Quyền Hải Phòng
Mobille: 0868153994
Email: ngocchaunvhp@gmail.com
_____
BA NGƯỜI CÙNG HỘI CÙNG THUYỀN
Ngọc Châu dịch
Chương Mười Ba
***
Địa chỉ: 312 Lê Thánh Tông quận Ngô Quyền Hải Phòng
Mobille: 0868153994
Email: ngocchaunvhp@gmail.com
_____
BA NGƯỜI CÙNG HỘI CÙNG THUYỀN
Ngọc Châu dịch
Chương Mười Ba
***
Ma-rơ-lo - Tu viện Bi-sen - Mon-mo-ran-xi
mưu sát con mèo - Đối thủ khó chơi - Con chó Phốc hiền lành - Đoàn diễu hành
trang trọng - Kẻ phá hoại cảnh quan – Không sài được nước sông Thêm – Hari biến
mất cùng chiếc bánh put-đinh.
Sáng
sớm hôm thứ hai, ở Ma-rơ-lo chúng tôi dậy sớm đi tắm sông cho đến giờ ăn sáng.
Trên đường về con Mon-mo-ran-xi đã có một vụ nhấm cái bè- bé cái nhầm rất mất
uy tín. Có một chỗ khác biệt căn bản giữa tôi và con cún này, là ở chỗ thái độ
đối xử với loài mèo của tôi và nó hoàn toàn không giống nhau. Tôi cưng lũ mèo
còn Mon-mo-ran-xi thì ghét bọn mãn như đào đất đổ đi.
Hễ
thấy một con mèo là tôi ngồi xổm xuống vuốt đầu vuốt cổ cu cậu, dỗ dành “chú
miu tội nghiệp”. Cậu miu cũng rất cảm thán, cong lưng lên như bướu lạc đà, đuôi
dựng như cần câu (lúc đó đuôi loài mèo bỗng dưng cứng như sắt nguội!) cọ cái
mũi ướt vào quần tôi, cảnh tượng thật hòa bình, thân hữu. Còn Mon-mo-ran-xi mà
thoáng thấy một con ngoeo ngoeo thì cả làng cả phố biết ngay.
Tôi
không lên án bọn chó trong chuyện này (chính xác hơn thi thoảng cũng can thiệp
bằng một cú đạp hoặc tương cho mấy hòn đá), vì tôi cho đó là bản tính tự nhiên
của đám gâu gâu. Loài chó phốc mới thực là lũ cẩu trệ, chả biết bao nhiêu trăm
năm nữa các ông chủ bà chủ mới có thể thuần hóa đuợc ít nhiều cho nòi chó này.
Một
lần tôi đã chứng kiến hành vi của chúng ở tiền sảnh của một cửa hàng bách hóa tổng
hợp. Nơi đây có bao nhiêu là chó lớn chó con đứng chờ chủ nhân của chúng đang
mua hàng. Đủ mọi nòi giống: lài, ngao, pun-đen, bun-đo, bông, khoang trắng,
đen, vằn, vện… Chúng đứng ngồi một cách kiên nhẫn, trầm ngâm, trông ra vẻ có
giáo dục ra phết. Khu tiền sảnh rất thanh bình và yên tĩnh, thậm chí hơi buồn tẻ.
Một
thiếu phụ rất xinh đẹp bước vào, tay cầm xích dắt theo một con chó phốc. Chị ta
để nó lại giữa hai con pun-đen và bun-đo. Chú cún nhỏ ngồi xuống nhìn quanh quẩn
vài phút, rồi ngửa cổ nhìn trần sảnh, cặp mắt rất là xa vắng như đang nhớ tí mẹ.
Sau đó ngáp một cái, quay đầu nhìn một lượt các bác chó khổng lồ - những ông cả
bà lớn đang đứng xung quanh.
Nó
nhìn con bun-đo đang lơ mơ ngủ ở bên phải, nhìn con pun-đen ngồi im như phỗng ở
bên trái rồi chẳng hề có một động thái báo truớc tợp luôn vào chân con pun-đen
gây nên một tiếng rít vang động cả khu tiền sảnh.
Thấy
trò đầu tiên gây được hiệu quả đáng kể, nó nhảy qua con pun-đen tợp một phát
vào bác lài rồi lủi ngay về vị trí cũ, quay sang đớp tai con bun-đo. Thế là cả
bọn chó nổi cơn điên, bất cần biết thiện, ác, nhân, quả ra sao cứ con nào gần
mình là tợp, đớp, nhay, dứt gây nên một truờng ác chiến náo loạn cả cửa hàng
Bách hóa tổng hợp. Người ta tốn bao nhiêu gậy gộc, dây thừng để dẹp bạo loạn,
thậm chí có người còn chạy vội đi tìm lính cứu hỏa để cầu viện xe vòi rồng…
Trong
cảnh lông lá máu me bê bết khắp tiền sảnh, bà chủ trẻ chạy vội chạy vàng ra ôm
con chó tí tẹo, quí hóa ghì vào ngực để xem nó có bị vết thương nào không, con
cún con ngoan ngoãn nép vào bà chủ như muốn nói: ”Ôi, nếu bà không ra thì chúng
xé con thành món nộm rồi.”
Đấy
là tư cách bẩm sinh của loài chó phốc nên tôi không luận tội con Mon-mo-ran-xi
về việc nó gây sự với lũ mèo, hơn nữa buổi sáng nay cu cậu cũng được một bài học
nhớ đời.
Như
tôi đã kể ở trên, chúng tôi đi tắm về, được nửa đường thì thì một con mèo từ cổng
nhà nào đó nhảy ra và định vượt qua đường phố. Mon-mo-ran-xi sủa một tiếng đắc
thắng - đó là tiếng sủa của loài sói khi thấy con mồi, là tiếng hô “sát” của
người chỉ huy quân kị đang mai phục chợt thấy bộ binh địch lọt vào trận địa - rồi
hùng hổ đuổi theo.
Vật
hiến tế cho Mon-mo-ran-xi là một con mèo đực đen như thổ phỉ. Tôi chưa trông thấy
con mèo nào to như ông miu này, hơn nữa trông rất ra vẻ đạo tặc. Lão miu này
thiếu một bên tai, một mẩu đuôi, mũi vẹo, trông rất nhơn nhơn lâng láo.
Mon-mo-ran-xi
đuổi theo con mồi với tốc độ bốn mươi cây số giờ nhưng con mèo vẫn chạy thong
thả, không hề biết rằng tính mạng đang bị đe dọa. Cuộc đua theo hai tốc độ như
vậy diễn ra cho đến khi khoảng cách giữa Mon-mo-ran-xi và nó chỉ còn khoảng vài
ba mét. Con mèo chợt quay lại, ngồi một cách từ tốn xuống giữa đường, liếc
Mon-mo-ran-xi như muốn hỏi: “Thế nào, có công chuyện chi dậy?
Mon-mo-ran-xi
không phải là một con gâu nhát gan, nhưng trong cái nhìn của ông mèo thánh vật
này, có cái gì làm rủn gối ngay đến cụ bẹc-giê nòi Đức bự nhất. Vậy nên thành
viên thứ tư trong nhóm chúng tôi đứng chết cứng tại chỗ, chỉ nhìn chăm chăm vào
đối thủ.
Hai
con đều im lặng nhưng rõ ràng chúng đang có cuộc hội thoại sau:
Mèo: Anh bạn thân, tôi có thể hầu hạ anh việc
gì?
Mon-mo-ran-xi:
Không, không có gì đâu, rất cám ơn anh!
Mèo:
Nếu có việc gì, xin đừng ngại, cứ trỡnh bày đi.
Mon-mo-ran-xi
(lùi lại): à, không, anh nói sao cơ. Không có gì đâu ạ. Xin đừng bận tâm… Tôi…
tôi nhầm… nghĩ là người quen. Xin lỗi, đã làm phiền anh .
Mèo:
Thế ư. Tôi rất phấn khởi. Quả thực không có việc gì chứ?
Mon-mo-ran-xi
(tiếp tục lùi): Không, không, cám ơn, không có gì đâu ạ, anh thật quí hóa. Tạm
biệt!
Mèo: Bái bai nhá!
Mèo: Bái bai nhá!
Sau
đấy mèo đứng lên tiếp tục đi đường của mình còn Mon-mo-ran-xi thảm hại cúp cái
gọi là đuôi, lùi về chỗ bọn tôi thui thủi đi đoạn hậu.
Từ
lần ấy về sau mỗi khi tôi suỵt “Miu kìa!” là cậu chàng lại cụp mặt ra vẻ hối lỗi
như muốn nói “kệ bọn chúng!”
Sau
khi ăn sáng chúng tôi ra chợ mua binh lương dự trữ cho ba ngày hành trình. Jord
nói cần sực nhiều rau, thiếu rau sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Hắn nói thêm rằng
rau rất dễ xào xáo và hắn sẽ phụ trách khâu này, vậy nên chúng tôi mua năm cân
khoai tây, hai chục lít đậu và mấy cây cải bắp. Ba tên mua ở quầy tổng hợp bỏnh
put-đinh nhân thịt, hai chiếc bánh ngọt phúc bồn tử, đùi cừu, hoa quả, bánh mì,
mứt, bánh qui, trứng và đủ thứ cần dùng ở khắp các phố chợ.
Cuộc
mã hồi về thuyền của chúng tôi trang trọng như của một đoàn quân chiến thắng. Rất
ấn tượng, khá vênh vang có điều không lộng lẫy cờ hoa mà thôi. Tại mỗi quầy
hàng bọn tôi yêu cầu cử người mang hàng đi theo chúng tôi ngay tắp lự. Không
chơi cái kiểu “Vâng, thưa ngài, chúng sẽ mang tới chỗ ngài trong vài phút nữa,
thằng bé sẽ mang hàng về chỗ các ngài truớc khi ngài về đến nơi…” để rồi đứng mỏi
mắt đợi chúng, có khi phải vài lần quay lại cửa hàng để cãi vã với mụ hàng thịt!
Không,
bọn này tự hào là đã có đủ kinh nghiệm chợ búa rồi, cứ mang đi theo ngay cho gọn
chuyện.
Chúng
tôi qua khá nhiều quầy, mua đủ thứ theo nguyên tắc đã nêu trên nên đoàn diễu
hành càng lúc càng dài thêm, quân vận tải binh lương đi giữa đường phố chính
kéo nhau ra bờ sông, tạo thành một sự kiện đáng ghi nhớ đến mấy năm sau cho cư
dân thị trấn Ma-rơ-lo.
Trật
tự của đoàn diễu hành như sau:
•
Mon-mo-ran-xi ngậm cây gậy ngang mõm
•
Hai con cẩu tạp chủng, rất có dáng trộm cắp, bạn mới quen của Mon-mo-ran-xi
•
Jord, tẩu trong mồm, vác toàn bộ áo bành-tô và khăn choàng của cả hội
•
Hari, một tay xách chiếc va li căng đầy, tay kia là chai nước chanh ép, tuy thế
vẫn cố giữ vẻ bệ vệ và tao nhã.
•
Thằng cu con nhà hàng thịt và thằng nhỏ nhà hàng rau, xách lẵng.
•
Người mang hàng của khách sạn, vác một bó to khó phân loại.
• Đứa
bé cửa hàng bánh kẹo, xách làn.
•
Người của cửa hàng thực phẩm, một bị tổ bố
• Một
con chó xù.
•
Ông lỏi nhâng nháo nhà hàng sữa, túi xách.
• Một
phu khuân vác, xắc da của người khổng lồ.
•
Chiến hữu của phu khuân vác, tay đút túi quần, mồm ngậm tẩu.
•
Thằng nhỏ nhà hàng hoa quả, mang ruơng.
•
Chính là tôi, một anh chàng vô tư, tự do, ra vẻ tay phải mang ba chiếc mũ và
hai đôi giày là chuyện vặt.
•
Sáu thằng nhóc bụi đời và bốn con chó hoang.,.
Khi
chúng tôi đến bến, một người hỏi:
-
Xin vui lòng cho biết các ngài định thuê ca nô hay xà lan?
Khi
nghe chúng tôi nói đã có một chiếc thuyền gỗ bốn mái chèo, người này há hốc mồm
kinh ngạc.
Vô
thiên lủng những con quái vật chạy bằng máy hơi nước đã làm chúng tôi khốn khổ
vào sáng hôm đó. Chúng kéo bày kéo lũ trên sông đi về hướng Hen-li , nơi sẽ có
cuộc đua thuyền vào ngày mai. Một số lục bục độc hành, số khác kéo lẵng nhẵng
xà lan. Những người yêu môn chèo thuyền truyền thống trên sông như bọn tôi ghét
cay ghét đắng lũ ca nô của thời cách tân này, hễ nhìn thấy một chiếc loại đó,
là tôi nẩy sinh ý muốn dụ vào một nơi vắng vẻ yên tĩnh nào đó để làm cho nó chìm
xuống đáy sông mãi mãi.
Thói
kênh kiệu của bọn chủ tàu, xuồng máy này kích động rất mạnh vào những bản năng
không lấy gì làm hay ho của bọn tôi. Chúng đứng ở đằng mũi con tàu, tay đút túi
quần, mồm phì phèo ngậm tẩu, trông thấy thuyền của ai là tuyên chiến :”Tránh
ra! Tránh chỗ khác mau!”. Chúng xả dầu ra sông, phụt khói vào những hàng liễu
ven bờ, làm hỏng tất cả những gì yêu quí của dòng sông Thêm.
Vậy
nên bọn người-sắt ấy đã phải rú rít đến vỡ còi tàu và rách cổ họng của bọn chủ
tầu khi gặp thuyền của bọn tôi. Các ngài cứ cho là tôi nói khoác đi cũng chẳng
sao, nhưng buổi sáng hôm nay riêng chiếc thuyền của bốn mạng này đủ làm cho bọn
chúng phải trả giá cho sự bạo ngược mà bọn chúng đã đối xử với những con thuyền
truyền thống của khách du trên sông trong cả tuần qua.
-
Ca nô đấy - Ai đó trong bọn phát hiện khi một chiếc mới lấp ló từ rất xa, tất cả
lập tức chuyển sang tư thế sẵn sàng chiến đấu. Tôi buộc dây vào cần lái để điều
khiển từ xa, cả nhóm túm tụm lại ở giữa thuyền, xoay lưng lại phía chúng, mặc
cho con thuyền trôi theo dòng chính.
Chiếc
ca nô lách hướng nào là chúng tôi nhẹ nhàng chặn theo hướng đó, khi còn cách
khoảng ba bốn chục mét nó rú còi như điên, khách trên tầu túa ra hai bên mạn la
ó nhưng tất nhiên là bọn tôi không nghe thấy. Hari đang kể một câu chuyện rất
mùi mẫn và cả thuyền đang dỏng tai lên nghe!
Cuối
cùng thì con tầu ré lên một tiềng còi tưỏng muốn vỡ nồi hơi rồi chuyển sang chạy
lùi, hơi nước tỏa ra cuồn cuộn, nó cố xoay xở nhưng vẫn chúi một đầu lên bãi cạn.
Dân trên tầu đổ xô ra đằng mũi, họ chửi chúng tôi bằng mọi thứ từ ngữ hiếm khi
dùng của mọi thứ tiếng, dân trên cạn cũng nhốn nháo kéo ra bờ sông, khen chê đủ
kiểu trong khi đó các thuyền tầu khác đều dừng lại làm nghẽn cả khúc sông.
Mãi
đến lúc đó Hari mới dừng câu chuyện ở đoạn gay cấn nhất, hắn ngẩng đầu lên ngơ
ngác hỏi: ”Có ca nô đấy à? Trời đất ơi!”. Jord cũng hốt hoảng: ”Đúng vậy, thẩn
nào tớ hình như có nghe thấy tiếng còi!”
Cả
ba tên bắt đầu cuống quít xoay xở, tên này chèo phải, tên kia gạt trái làm con
thuyền quay như chong chóng. Hành khách trên ca nô đua nhau đưa ra chỉ dẫn:
-
Chèo mạnh bên phải vào!. Tao bảo mày cơ mà, thằng ngốc!.. Gạt trái đi! Không phải
mày, thằng kia cơ mà!...Để nguyên tay lái đấy, không nghe thấy à, thằng điếc
kia!...Cả hai cùng chèo đồng loạt vào!.. Không phải thế, ngu ạ! Sao mà bọn
chúng bay không...
Sau
đấy tay chủ tầu cho thả xuồng nhỏ đến giúp chúng tôi, sau mười lăm phút nữa bọn
chúng mới dẹp được con thuyền của hội này sang một bên. Tôi và hai tên đồng bọn
không hề tiếc lời cám ơn, còn đề nghị chúng cho buộc nhờ dây vào ca nô để chạy
cọp đến Hen-li nhưng đời nào bọn chúng đồng ý!
Đến
gần âu thuyền Hem-bơ-đơn chúng tôi thấy đã cạn nước ngọt liền xách bình lên xin
nước của người gác âu thuyền. Jord cười rất tươi khi hỏi ông ta:
-
Ông có thể rộng lòng cho chúng tôi xin ít nước được không ạ?
-
Xin cứ tự nhiên - ông già đáp - Ngài cứ lấy bao nhiêu tùy thích. ở đây có đủ nước
cho tất cả mọi người và thuyền bè qua lại.
-
Rất cám ơn ông - Jord vừa nói vừa nhìn quanh - Nhưng ông để… để nước ở đâu ạ?
-
Luôn luôn chỉ có một chỗ thôi mà - ông già đáp tỉnh bơ - sau lưng ngài ấy.
-
Tôi không thấy đâu cả - Jord quay đầu như con sâu đông-tây-nam-bắc.
- Trời ơi, mắt ngài để đâu - Ông già phát bực,
xoay người Jord rồi chỉ xuống sông - có ít ỏi gì đâu mà ngài không thấy nhỉ?!
- Ồ
- đến lúc này Jord ta mới hiểu ra vấn đề - Nhưng chúng tôi không xài được nước
sông!
-
Quí ngài ạ, uống dăm ngụm cũng chẳng sao đâu - ông già góp ý - tôi vẫn uống nước
đó hơn mười lăm năm nay rồi.
Jord
phản biện rằng bụng hắn không chịu được nước sông và hắn ưng nước giếng hơn.
Chúng
tôi lấy được một ít nước ở một dã thự xa hơn chỗ đó một chút. Tôi cho rằng nếu
hỏi cho cặn kẽ có thể nước đó cũng múc ở sông về mà thôi, tuy nhiên chúng tôi
không hỏi và mọi sự ổn cả. Mắt không hay dạ dày cóc sợ!
Cũng
trong mùa hè năm đó nhưng mãi về sau chúng tôi cũng có một lần phải thử dùng nước
sông nhưng không được khoái khẩu cho lắm. Chúng tôi vừa chèo một thôi một hồi tới
thị trấn Vindorơ, đang khoái uống trà thì phát hiện thấy vại nuớc đã cạn khô.
Chỉ
có hai cách để lựa chọn: nhịn trà hoặc là sơi tạm nước sông. Hari bàn cứ uống
liều đi, chỉ cần đun sôi là được, theo hắn khi đã đun sôi thì bọn vi trùng từ
to như con lôi long còi, đến bé như kiến gió cũng sẽ nghoẻo hết, vậy nên chúng
tôi múc nước sông và đun cho thật sôi để pha trà.
Ba
đại nhân ngồi chĩnh chện, ấm chén đàng hoàng, nhưng khi Jord đưa chén trà lên
chạm môi thì dừng lại đột ngột, thốt ra:
-
Cái gì thế nhỉ?
-
Cái gì làm sao? - Cả tôi và Hari cùng hỏi lại.
-
Kia kìa! - Jord phát hiện ra nguyên nhân, hắn chí về hướng tây.
Trên
mặt nước lờ đờ của khu vũng sông có một đồng loại của Mon-mo-ran-xi đang bơi. Về
mặt khối tích thì bốn con Mon-mo-ran-xi chập lại cũng chưa nước non gì với
chàng cẩu này, có điều cậu chàng đã giã từ thế gian này mấy ngày rồi thì phải,
cho nên chân chỏng lên trời, vẫn đang từ từ tiếp cận con thuyền của chúng tôi.
Jord
đổ mọi thứ trong ấm chè xuống sông, Hari cũng hắt vội cốc trà định uống, còn
tôi thì đã tợp đuợc vài ngụm vào bụng và rất băn khoăn về chuyện đó. Tôi hỏi
Jord liệu có bị mắc bệnh thương hàn hay không, hắn an ủi rằng không sao đâu, cứ
yên chí lớn đi, nếu sau hai tuần mà không phải vào bệnh viện thì còn sống dai dẳng
đến thế kỉ sau mới nghoẻo được!
Chúng
tôi theo kênh đào để qua âu thuyền, được nửa đường thì cập bờ ăn nhẹ. Tất cả
lên một bãi cỏ, cách sông khoảng ba chục mét để chuẩn bị ăn sáng. Hari đặt chiếc
bánh put-đinh nhân thịt lên đầu gối để chuẩn bị chia, còn tôi và Jord nhăm nhăm
thìa đĩa để nhận phần.
-
Lấy gì để san nước sốt đây? - Hari nói - Cái muỗng đâu nhỉ?
Chiếc
rương ở sau lưng chúng tôi, tôi và Jord quay ngoắt lại để lục tìm, chỉ mất khoảng
vài ba giây nhưng khi quay lại thì Hari dã mất tăm mất tích.
Ba
tên đang ngồi trên đồng trống, cách vài chục mét xung quanh không có cây cối bụi
rậm gì, Hari cũng không thể xuống sông vì muốn thế hắn ắt phải nhẩy qua chúng
tôi. Tôi và Jord ngồi đờ người, há hốc mồm vì kinh ngạc.
-
Chẳng lẽ vị thánh nào đã đưa sống hắn lên trời rồi ư?! - Tôi đặt giả thiết.
-
Nhưng sao lại đem luôn cả chiếc bánh put-đinh đi cùng?! - Jord không tin.
Vậy
thì không đúng rồi, tay Jord nói có lý, tôi cũng nghĩ như vậy.
-
Hay là vừa có động đất? - Jord đảo ngược hướng chuyển động có thể có của Hari.
Sau đó hắn nói thêm, giọng tiếc rẻ:
-
Lại đúng vào lúc hắn đang chia bánh!
Hai
tên quay ra tìm dấu vết chứng minh cho giả thiết của mình tại chỗ Hari vừa ngồi
bỗng chúng tôi giật nẩy người, máu đông lại trong huyết quản, tóc tai dựng đứng:
bỗng nhiên chúng tôi thấy cái đầu Hari - chỉ mỗi cái đầu - ngọ ngoạy dưới đám cỏ.
Jord
tỉnh hồn đầu tiên:
-
Trả lời chúng tao xem nào - Jord gào to - mày còn sống hay đã chết, thân của
mày đâu rồi?
-
Đừng sủa bậy thêm nữa - cái đầu Hari đáp lời - tao biết bọn bay rồi, tất cả là
do bọn bay bố trí.
-
Bố trí cái gì? - Cả tôi và Jord cùng kinh ngạc.
-
Chúng mày đẩy tao xuống cái hố này, thế đấy - Kết quả trò xuẩn của bọn bay đây.
Giữ lấy cái bánh.
Từ
dưới đất - chính xác hơn là từ dưới đám cỏ rậm ló ra chiếc bánh put-đinh méo mó
bẩn thỉu, sau đó là bản thân tên phệ Hari lập cập leo lên - bẩn như ma lem, ướt
như chuột lột, đầu bù tóc rối.
Té
ra chúng tôi ngồi ngay sát mép một con mương nhỏ bị cỏ mọc dày che khuất, nên
khi tên Hari bị con kiến càng xỏ lá cắn vào chỗ nhạy cảm, hắn chỉ hơi lui lại một
chút là thụt luôn xuống mương cùng chiếc bánh đang chia.
Tên
phệ nói là sự việc xảy ra đột ngột đến nỗi hắn không hiểu đã xảy ra chuyện gì,
mình bị rơi đi đâu. Đầu tiên hắn nghĩ là ngày tận thế mà kinh thánh đã nói bắt
đầu xảy ra.
Nhưng
hắn vẫn nghĩ rằng chúng tôi đã biết việc có con mương và cố ý để hắn ngồi về
phía đó. Than ôi, đến tượng đá còn bị nghi oan ăn vụng bánh đúc nữa là hai thằng
tôi người trần mắt thịt!
(hết
chương 13)
---
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 03/01/2020
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét