Nguyên Bình: Ngày xuân lược đọc thơ xuân (BRVT)
Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2020
Nếu có
người hỏi rằng trong số những nhà thơ hải ngoại mà tôi từng đọc thơ họ, ai là
người con thủy chung son sắt nhất trao tình về với Huế Thương, tôi sẽ không do
dự mà thưa ngay rằng: người ấy là Ben Oh. Đọc thơ và giao lưu với anh nhiều năm
nay, tôi có đủ thời gian để cảm nhận được rằng, trong tâm thức thơ Ben Oh là cả
một miền hoài niệm, một nỗi khắc khoải và từng phút từng giây đau đáu hướng vể
miền đất kinh kỳ thiêng liêng, nơi anh sinh ra, lớn lên rồi cắn răng ra đi tìm
miền đất hứa, nơi có ánh sáng của tự do để anh miệt mài sáng tạo, để giờ đây nặng
lòng viết thơ “gởi tình về với Huế thương”.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyên Bình
Tên thật: Nguyễn Bá Bĩnh
Quê: Thừa Thiên Huế
Chỗ ở hiên nay: TP. Vũng Tàu
Tên thật: Nguyễn Bá Bĩnh
Quê: Thừa Thiên Huế
Chỗ ở hiên nay: TP. Vũng Tàu
ĐT: 0775198065
Email: nguyenbabinh2006@gmail.com
_____
***
Nếu
có người hỏi rằng trong số những nhà thơ hải ngoại mà tôi từng đọc thơ họ, ai
là người con thủy chung son sắt nhất trao tình về với Huế Thương, tôi sẽ không
do dự mà thưa ngay rằng: người ấy là Ben Oh. Đọc thơ và giao lưu với anh nhiều
năm nay, tôi có đủ thời gian để cảm nhận được rằng, trong tâm thức thơ Ben Oh
là cả một miền hoài niệm, một nỗi khắc khoải và từng phút từng giây đau đáu hướng
vể miền đất kinh kỳ thiêng liêng, nơi anh sinh ra, lớn lên rồi cắn răng ra đi
tìm miền đất hứa, nơi có ánh sáng của tự do để anh miệt mài sáng tạo, để giờ
đây nặng lòng viết thơ “gởi tình về với Huế thương”.
Câu
hát đã đi vào lòng người Việt “quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nỗi
thành người”, tôi tin, tôi đồng tình với nhà thơ ấy và tôi muốn nói thêm đôi lời,
không những bẹn bè tôi ở hải ngoại “nhớ” mà họ còn “thở” hơi thở ở tận quê nhà,
và với Ben Oh, nhà thơ như sống đời sống thứ hai của mình ở Huế, hồn Huế nhập
vào thơ anh nơi đất khách, thành phố Houston xa xôi bang Texas. Dĩ nhiên, Huế
trong anh, Huế trong lòng đứa con hiếu thảo nặng tình nặng nghĩa ấy đầu tiên phải
là hình ảnh Mẹ. Mẹ là tất cả đối với anh, luôn hiện hữu trong mỗi bài thơ anh
viết, có khi bàng bạc, có khi ray rứt, thiết tha, bởi, có nỗi nhớ thương nào bằng
nỗi nhớ thương mẹ hiền cui cút ở quê nhà. Mẹ trong thơ Ben Oh là cả một khung
trời thân thương, che chở, đầm ấm, nơi đó, anh biết mẹ “mỏi ngóng đêm thâu”, rồi
tự soi mình, tự trách mình:
Biết bao mùa chưa về thăm tẽt
Xuân cũng buồn mẹ có vui đâu
Nỗi nhớ thương phuơng trời cách biệt
Mẹ già đang mỏi ngóng đêm thâu
(XUÂN NHỚ MẸ)
Tình
yêu trong thơ Ben Oh đậm đà tình yêu văn hóa Huế, con người Huế, thiên nhiên Huế.
Tình yêu lớn đó từ Huế mà sinh ra, nơi mỗi địa danh, mỗi con đường thơ mộng
trong khung trời Huế đều đã được khắc sâu vào tâm khảm nhà thơ, như nét chạm khắc
trên di tích trong Hoàng thành, trên Ngọ Môn, làm sao mà quên được. Thế mà nhà
thơ vẫn sợ, sợ cuộc sống từng ngày nơi đất khách sẽ làm nhạt phai chất Huế, với
“tiếng Huế ngọt ngào”, giọng Huế “nặng với dạ thưa”. Anh viết vậy nhưng tôi
không tin anh quên mà sắc Huế trong anh mãi đậm đà hơn kia đấy. Tôi nghĩ, anh
khéo léo, tế nhị nhắc nhở cho ai kia cùng với anh hãy giữ tình cho Huế thật sâu
thật đậm. Này đây các bạn, chạm vào thơ Ben Oh, là ta được anh nắm tay kéo về
thả gót với hàng cau xanh Nam Phổ, xùm xụp húp chén chè Cồn thơm lừng hương bắp
nếp, bổi hổi ngồi bên hàng bánh là chả tôm chợ Dinh, hít hà bên gánh bún bò mụ
Rớt cay xè. Anh gom tất cả tinh hoa Huế vào thơ mình, rồi thả hồn anh vào đó,
viết thành thơ, thơ thành nhạc, nhạc thành lời ca vang xa, với nhiều tiếng hát
mang nặng âm hưởng Huế. Nếu có dịp, mời bạn thưởng vài khúc ngâm thơ, lắng nghe
vài ca khúc phổ thơ Ben Oh để lắng lòng cùng Huế.
Sợ quên tiếng Huế ngọt ngào xưa
Trăng về Thôn Vĩ bóng cau dừa
Hoành Thành gợi nhớ nơi xứ mộng
Mà sao còn nặng với dạ thưa
(ĐI XA VỚI HUẾ)
Tuổi
học trò Huế luôn gắn chặt với hai mái trường Quốc Học và Đồng Khánh. Tôi thích
sự giản dị mộc mạc trong thơ Ben Oh khi anh viết về cái thuở hoa niên thơ mộng ấy.
Anh là “dân Hàm Nghi” cùng tôi chung một mái trường. Đứng bên ni là phía tả ngạn,
nhìn sang bên tê hữa ngạn, hai sắc nắng lung linh, bên ni và bên tê bến đò Thừa
Phủ, anh vời trông và anh nhớ:
Hai
màu sắc nhớ nắng quê hương
Bên ni Lê Lợi trước sân trường
Phượng đỏ cây xanh trường Quốc Học
Đồng Khánh kề bên nhớ mãi thương
Hai
màu sắc của nắng quê hương làm anh nhớ? Tôi cũng chợt nhớ cùng anh. Ai không nhớ
khoảng sân loang loáng nắng vàng áo lụa trắng thuở xưa? Ai không nhớ màu phượng
đỏ bừng con đường đi về hai buổi? Hai ngôi trường nằm kề bên nhau, như mặc định
cho sự kết đôi gắn bó muôn đời tình trai tình gái, tình các cô cậu học trò lứa
tuổi đang xuân, nhiều ước vọng. Nhà thơ không gợi tả nhiều, chừng như rất hạn
chế sử dụng những tính từ biểu thị cảm xúc vào thơ, anh muốn nhường lại những
gì vang vọng trong tâm thức cho chính người đọc. bởi, thơ anh viết cho Huế, cho
bạn bè Huế thân yêu của anh, họ đã từng cùng anh nếm trải thi vị của khung trời
Huế cùng anh.
Và
xuân đang đến, xuân đang qua, nỗi lòng nhà thơ sao không khỏi vương mang nét
xuân cùng nỗi ngậm ngùi nuối tiếc. Nhà thơ không thở than mà tôi nghe luyến tiếc
như tràn dâng đầy ngõ xuân cổ tích “Hương
xuân khắp nẻo đường/ Đau đáu một chiều thương/ Nồi cổ bếp hồng chưng hoa pháo
Xuân về giây phút với tơ đan”. Những câu thơ trải lòng với bao nhiêu kỉ niệm, bao nhiêu hình ảnh thân thương đau đáu trong lòng thi nhân. Ai đã ly hương xa xứ, sống nới đất khách, ai có nhớ chiếc mồi đồng cổ xưa trên bếp lửa hồng đêm xuân nấu bánh, mấy dải pháo đỏ đung dưa chờ đến giao thừa đìì đùng nổ vang vang thôn xóm.
Xuân về giây phút với tơ đan”. Những câu thơ trải lòng với bao nhiêu kỉ niệm, bao nhiêu hình ảnh thân thương đau đáu trong lòng thi nhân. Ai đã ly hương xa xứ, sống nới đất khách, ai có nhớ chiếc mồi đồng cổ xưa trên bếp lửa hồng đêm xuân nấu bánh, mấy dải pháo đỏ đung dưa chờ đến giao thừa đìì đùng nổ vang vang thôn xóm.
Xuân
về, thi nhân đã trút lòng gởi tình xuân về với quê hương. Cảm ơn Ben OH đã cùng
tôi cùng Huế làm đẹp mãi mùa xuân xưa cũ, mùa xuân hoài niệm của những người
con vắng bóng nơi quê nhà.
Bà Rịa, Vũng Tàu – Nguyên Bình
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại theo nguyên bản của tác giả gởi từ Vũng Tàu ngày 25/01/2020
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét