Về Với Phật – Tác giả Thủy Điền (CHLB Đức)
Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020
Đây là
một câu chuyện tôi được nghe từ một vị Sư kể lại. Dù thực, hư thế
nào không rõ, nhưng thấy có lý và hữu ích, tôi xin viết lại cho mọi
người cùng xem. Với khách quan thì khi một nhà Sư kể cho đại chúng
nghe thì tôi nghĩ đây là một câu chuyện có thật.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả. Thủy Điền
Tên thật.Văn Màu Trần
Sanh ngày 15 tháng 10, năm 1960
Tại Xã Tân hiệp, quận Bến tranh, tỉnh Tiền Giang (Định Tường)
Nghề nghiệp: Trung cấp ngành Thủy lợi
Cựu Học sinh Nông Lâm súc Định Tường
Tốt nghiệp Khóa 2 ngành Địa chất Công trình
Tác giả. Thủy Điền
Tên thật.Văn Màu Trần
Sanh ngày 15 tháng 10, năm 1960
Tại Xã Tân hiệp, quận Bến tranh, tỉnh Tiền Giang (Định Tường)
Nghề nghiệp: Trung cấp ngành Thủy lợi
Cựu Học sinh Nông Lâm súc Định Tường
Tốt nghiệp Khóa 2 ngành Địa chất Công trình
Trường trung cấp Thủy lợi 3 Tiền giang năm 1980
Hiện cư ngụ tại Cộng hòa liên bang Đức
Email: tran.vanmau@yahoo.de
_____
Hiện cư ngụ tại Cộng hòa liên bang Đức
Email: tran.vanmau@yahoo.de
_____
Đây
là một câu chuyện tôi được nghe từ một vị Sư kể lại. Dù thực, hư
thế nào không rõ, nhưng thấy có lý và hữu ích, tôi xin viết lại cho
mọi người cùng xem. Với khách quan thì khi một nhà Sư kể cho đại
chúng nghe thì tôi nghĩ đây là một câu chuyện có thật.
Thầy
tự hỏi?
Cả
năm nay, kể từ ngày mình về trụ trì chùa "Tịnh xá" nầy,
tính ra có hàng trăm phật tử gần, xa thường xuyên lui tới, viếng
chùa, đốt nhang, lạy Phật. Chỉ riêng có lão hàng xóm sống sát chùa
chưa bao giờ thấy lão sang cúng Phật hay thăm hỏi thầy một điều gì.
Nghĩ cũng lạ, khác hẳn hồi còn trụ trì chùa cũ, những người hàng
xóm là những người tiên phong luôn đến trước hơn bao người phật tử
khác và họ rất tích cực trong những ngày rằm và lễ lớn.
Nghĩ lão ta không thích
mình, để tạo mối liên kết tình cảm "Nhất cận lân, nhì cận
thân" Một sáng thầy đang tỉa hoa trước sân chùa, lão vác cái
Xẻng đi ngang, thầy chận lại, hỏi làm quen. Lão cũng đứng lại và
trả lời với thầy rất tử tế như hai người thân thiện.
-
Thưa thầy gọi con có chi?
-
Không có chi, định hỏi anh hôm nay sao đi làm sớm thế.
-
Dạ, hôm nay nhiều việc lắm thầy, chủ yêu cầu con đi sớm một chút vậy
mà, sợ trưa nắng lên làm không nổi. Đi sớm thì được về sớm thầy ạ.
-
Công việc anh ở đó làm gì?
-
Dạ, thưa thầy con chuyên đào đất.
-
Người ta trả công cho anh một ngày có khá không?
-
Dạ, năm ngàn một ngày thầy ạ.
-
Anh nầy, tôi nhờ anh một chuyện nhé?
-
Thưa thầy cứ nói, nếu được con giúp thầy ngay, còn không thì thầy
nhờ người khác, có gì đâu.
-
Thú thật thì thầy mới về đây một năm, chưa có đệ tử, công việc thì
nhiều, thầy phải lo phật đường, phật sự mọi nơi, còn thứ khác thì
thầy sẽ nhờ anh, vì anh là người ở cạnh chùa cái gì cũng dễ hơn.
Anh thấy thế nào?
-
Thầy muốn con làm việc gì?
-
Mỗi ngày anh đến làm việc cho chùa, thầy sẽ trả cho anh năm ngàn như
ông chủ anh đang trả cho anh. Anh chịu không? Công việc là Quét dọn bàn
thờ Chánh điện, nấu nước pha chè, đốt nhang cúng phật, tưới hoa, tỉa
kiểng vậy thôi. khi xong thì anh về. Thầy nghĩ chừng 3-4 tiếng đồng
hồ một ngày là cùng.
Lão nghe rất khoái chí,
làm có chừng ấy mà được năm ngàn còn hơn cả ngày trời đào đất
cũng năm ngàn. Nhưng lão còn giả bộ mình cũng đang có nhiều người
cần lắm.
-
Được, thầy cho con suy nghĩ vài ngày.
-
Thì anh cứ từ từ suy nghĩ và cho thầy hay sau cũng được. Chủ yếu anh
nhận lời giúp thầy là thầy mừng rồi. Thôi anh đi làm đi kẻo muộn.
-
Chào thầy
-
Mô phật.
Hai ngày sau lão sang chào
thầy và nhận công việc, thầy hướng dẫn lão một vòng và để cho lão
tự làm. Trưa gần xong công việc thầy mang tiền trả cho lão, trước khi
lão ra về và ngày nào cũng như thế.
Vừa làm việc đúng một
tuần thì lão hỏi ngược lại thầy?
Thưa
thầy
-
Làm việc cho chùa, nhận tiền thầy hàng ngày con ái náy quá.
-
Sao anh nói thế, anh làm việc là chùa phải trả công cho anh sống chớ.
-
Rồi tiền đâu thầy trả cho con hoài được thầy?
-
Cảm ơn anh, anh đừng lo, có tiền tôi mới dám mướn anh chứ, không tiền
đời nào tôi dám mướn anh.
-
Anh yên tâm đi, tiền phật tử cúng dường đó, thầy tu làm gì thầy có
tiền. Đúng không?
-
Thầy nói thế thì con vững bụng còn không lòng con không yên.
-
Và, Anh đừng quên thầy còn cần anh nhiều việc lắm.
-
Cần chi nữa thầy? Thầy cứ nói luôn đi, để con sắp xếp thì giờ.
-
Đây là sợi chuỗi dài, anh cầm lấy, mỗi ngày anh làm việc xong, còn
thời gian, anh ngồi lần từng hạt của sợi chuỗi nầy, xem nó có bao
nhiêu hạt. Khi lần xong, anh lần lại như hồi đầu, mỗi lần anh lần
xong, thầy sẻ trả cho anh thêm một ngàn, nếu ngày ấy anh lần bao nhiêu
lượt không cần biết, thầy sẽ trả cho anh bao nhiêu ngàn tương ứng với
những lượt ấy vậy thôi. Anh hiểu ý thầy chứ?
-
Dạ, con hiểu.
Đặc biệt là mỗi khi làm
việc xong, về nhà. Trong giấc ngủ lão thường hay bị ám ảnh trước
cảnh Phật và suy nghĩ thật nhiều về vị Sư chùa nầy sao kỳ lạ thế,
tự dưng mướn mình lần chuỗi. Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng vì cuộc sống,
lão kệ, cứ làm và lãnh tiền, mình đâu có làm gì bậy bạ hay lường
gạt vì đâu mà sợ.
Những tháng năm cần cù nơi
chánh điện, ngày nào lão cũng nhìn thấy Phật và mỗi khi tiếp xúc
với thầy trụ trì, lão luôn thấy nét hiền từ, nhân đạo hiện lên
trước mắt rồi bắt đầu nhập vào hồn lão. Từ con người chưa bao giờ
để ý và biết về Phật, bỗng dưng lão đổi tính thành con người khác
lạ không ai ngờ được, như không còn nhậu nhẹt be bét hàng ngày, ăn
xài phung phí, gắt gỏng cau có với mọi người như trước nữa, mà tất
cả đều tiện tặn, dành dụm để hậu thân, hiền hậu với mọi người.
Những lần ngồi lần chuỗi cũng thế, tâm hồn lão không còn nghĩ xa
xôi, mông lung mà yên tĩnh tập trung vào sợi chuỗi như một phép nhiệm
mầu.
Thời gian làm việc ở chùa,
là thời gian lão đã cố gắng hết mình, đồng thời cũng tích trữ
được một số tiền dành dụm khá lớn nơi con heo đất của mình. Tuổi
thì càng lúc càng cao, hồi có ít tiền thì muốn mua sắm đủ thứ,
nhưng có tiền nhiều thì không cần những thứ gì khác. Cuối cùng lão
quyết định và chờ đến ngày lễ Phật đản sắp tới lão đập con heo
đất và mang toàn bộ số tiền ấy vào chùa quỳ trước thầy xin hiến
dâng lại tất cả và xin thầy cho làm đệ tử để được ngày ngày cận
kề bên đức Phật.
20/02/2020 – Thủy Điền
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ CHLB Đức ngày 23/02/2020
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét