Home
» Thư viện văn xuôi
» Nhớ Châu Thuận, các lớp học trò và những mùa hoa ban – Chép từ Facebook Nguyễn Anh Tuấn (HN)
Nhớ Châu Thuận, các lớp học trò và những mùa hoa ban – Chép từ Facebook Nguyễn Anh Tuấn (HN)
Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020
Sớm nay, Dương Xuân Cường gọi điện: “Hoa ban
trên đồi Khau Tú bắt đầu nở rộ rồi, thầy ạ…” Vừa rời Thuận Châu chưa được tuần
lễ, chợt lặng nhớ “phố huyện buồn ngủ quên trong mây núi…” Tình cờ lại được thấy
ảnh Bế Thanh Bé năm nào về thăm lại Thuận Châu, đi trên con đường có gốc tếch
già dẫn lên trường cấp ba cũ, bồi hồi nhớ thương bao kỷ niệm thầy trò... Trường
cấp ba cũ giờ đã là trường tiểu học thị trấn. Năm ngoái, khu tập thể giáo viên
trát đất do thầy trò tự làm vẫn còn lại một căn (đúng căn buồng thầy Tuấn cận ở
đầu tiên), nay gửi các thầy trò cũ cấp ba Thuận Châu “thưởng lãm”.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả: Đạo diễn điện ảnh Nguyễn Anh Tuấn
Bút danh khác Nguyễn Yên Thế
Địa chỉ: Phố Thái Hà, Hà Nội
ĐT: 0912174947
Sớm nay, Dương Xuân Cường gọi điện: “Hoa
ban trên đồi Khau Tú bắt đầu nở rộ rồi, thầy ạ…” Vừa rời Thuận Châu chưa được
tuần lễ, chợt lặng nhớ “phố huyện buồn ngủ quên trong mây núi…” Tình cờ lại được
thấy ảnh Bế Thanh Bé năm nào về thăm lại Thuận Châu, đi trên con đường có gốc tếch
già dẫn lên trường cấp ba cũ, bồi hồi nhớ thương bao kỷ niệm thầy trò... Trường
cấp ba cũ giờ đã là trường tiểu học thị trấn. Năm ngoái, khu tập thể giáo viên
trát đất do thầy trò tự làm vẫn còn lại một căn (đúng căn buồng thầy Tuấn cận ở
đầu tiên), nay gửi các thầy trò cũ cấp ba Thuận Châu “thưởng lãm”.
Bỗng nhớ lại lá thư mấy chục năm trước của
Bế Thanh Bé hồi mới vào đại học Tổng hợp văn: “Thưa thầy kính mến! Ở một giảng
đường cao gió lộng, em nhớ ngôi trường mái tranh lán nứa, nhớ giờ giảng của thầy
trong một chiều mưa Tây Bắc, thầy trò cùng kê bàn ghế tránh chỗ dột… Quê hương
lại trở về sống trong tâm trí em, như em mới xa hôm qua thôi. Em hình dung rõ rệt
thầy dạo bước trên những con đường sỏi đá quen thuộc của thung lũng phố huyện,
dáng trầm ngâm suy nghĩ. Em bỗng nhớ Tây Bắc da diết, sao lúc này em yêu thương
miền quê ấy đến thế! Mùa hoa ban cũng là mùa đói, nhưng cũng là mùa của những
chàng trai cô gái ngỏ tâm tình… Em cảm ơn thầy đã viết về quê em với tất cả
lòng yêu mến và thương cảm. Chính những bài giảng của thầy, cuộc sống và cả tấm
lòng của thầy nơi ấy đã giúp em yêu văn học, đã thôi thúc em đi vào học văn. Nhờ
thầy mà em biết yêu quý những vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc và những giá trị
văn hóa ở quê hương em…” Lá thư rất dài, và có cả sự phê phán nhẹ là thầy dạy
văn trẻ hơi nóng tính… Nhưng chính thầy phải cảm ơn Bế Thanh Bé đấy, bởi lá thư
xúc động kia đã giúp cho sự ra đời của một bài thơ vụng tặng tất cả các học
sinh dân tộc khi rời mái trường phổ thông, được nhiều người thích chỉ vì sự
chân thực cùng tình thầy trò đằm thắm trong đó, chép lại Bé đọc nhé:
EM
NÓI VỀ QUÊ EM
Gửi Thanh Bé
***
Em gái Thái lần
đầu xa quê hương
Kể miên man nỗi
nhớ thầy, nhớ bạn
Khi em nói tới
quê nghèo, bản vắng
Thầy đọc trong
thư thấy một tấm lòng
Con suối quê em
mùa đục, mùa trong
Có những bản
cheo leo đường mất lối
Có đỉnh núi
quanh năm mây mù vời vợi
Tiếng hoẵng kêu
gọi mưa chiều rừng thưa
Bên bếp lửa sàn
nghe kể chuyện xưa
Thầy xót thương
từng mái đầu tóc bạc
Chuyện định
canh định cư, chuyện vui buồn hợp tác
Tình yêu quê em
nhen tự bao giờ…
“Giảng đường
cao nhớ ngôi trường mái lá
Đời sinh viên
có buổi vọng lời thầy
Em cảm ơn những gì thầy đã viết
Bao nỗi niềm
trân trọng một vùng quê…”
Những cơn mưa
và sấm động sang hè
Gợi da diết những
đàn em mọi nẻo
Thầy vẫn nghĩ:
nỗi nhớ thương kỳ diệu
Soi cho thầy
trong mỗi bước đi lên
Giữa bao điều,
em nói về quê em
Như điểm sáng của
ước mơ hội tụ
Như giọt lệ của
tình yêu tuổi trẻ
Thầy uống trong
veo nước suối tận ngọn nguồn
Thầy hiểu em khi
nói tới tới quê buồn
Câu hát cũ và đất
cằn cỏ dại
Những trận cháy
rừng, những đêm sương muối
Càng thương yêu
gắn bó xót xa hơn
Em giúp thầy hiểu
thêm: những gì cao cả nhất
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 28/02/2020
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét