Trang lời bình của Châu Thạch 2
Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015
Cảm
nhận bài thơ “Đời” của Thái Quốc Mưu – Bài viết Châu Thạch
Thứ
tư - 26/03/2014 08:38
Chủ đề
của bài thơ nói về đời nhưng toàn bộ bài thơ từ câu mở đến câu kết chẳng nói
chi trực tiếp đến đời mà lại nói lông bông chuyện đá banh, đua ngựa, đi chợ rồi
kết luận bằng cơn mưa xối xả. Đó là một trong những phong thái Đường thi của
Thái quốc Mưu, cái phong cách tưởng như tưng tưng khác với đời xưa và trái với
thời nay làm cho khi đọc ta cứ tưởng Nhà thơ cười cười diễu cợt mà té ra càng
ngẫm nghĩ càng thấy trường đời, ý vị và thâm thúy ẩn sau nụ cười. Ví như bài
thơ “Đời” ở trên, tác giả làm thơ như mở cửa nhà cười hóm hỉnh với ta, nhưng
sau đó lại dẫn dắt ta vào tham quan một khung cảnh u trầm với những bức tranh
đời nghiệt ngã. ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
CẢM NHẬN BÀI THƠ “ĐỜI” CỦA THÁI QUỐC MƯU
CẢM NHẬN BÀI THƠ “ĐỜI” CỦA THÁI QUỐC MƯU
Châu Thạch
ĐỜI
Thơ Thái Quốc Mưu
ĐỜI
Thơ Thái Quốc Mưu
Vét sạch sành sanh dạo phố chơi
Đi tìm cái thú để yêu đời
Banh chưa tới đích, liền buông thở
Ngựa mới nâng chân, đã ngã rồi
Giữa chợ, bóng người hiu hắt đổ
Ven đường, chiếc lá dật dờ rơi
Chợt cơn dông đẩy mây đùn xuống
Những hạt mưa tuôn đẫm góc trời
Đi tìm cái thú để yêu đời
Banh chưa tới đích, liền buông thở
Ngựa mới nâng chân, đã ngã rồi
Giữa chợ, bóng người hiu hắt đổ
Ven đường, chiếc lá dật dờ rơi
Chợt cơn dông đẩy mây đùn xuống
Những hạt mưa tuôn đẫm góc trời
Atlanta, Mar. 17, 2014
Châu Thạch cảm nhận:
Chủ đề của bài thơ nói về
đời nhưng toàn bộ bài thơ từ câu mở đến câu kết chẳng nói chi trực tiếp đến đời
mà lại nói lông bông chuyện đá banh, đua ngựa, đi chợ rồi kết luận bằng cơn mưa
xối xả.
Đó là một trong những phong thái Đường thi của Thái quốc Mưu, cái phong cách tưởng như tưng tưng khác với đời xưa và trái với thời nay làm cho khi đọc ta cứ tưởng Nhà thơ cười cười diễu cợt mà té ra càng ngẫm nghĩ càng thấy trường đời, ý vị và thâm thúy ẩn sau nụ cười.
Đó là một trong những phong thái Đường thi của Thái quốc Mưu, cái phong cách tưởng như tưng tưng khác với đời xưa và trái với thời nay làm cho khi đọc ta cứ tưởng Nhà thơ cười cười diễu cợt mà té ra càng ngẫm nghĩ càng thấy trường đời, ý vị và thâm thúy ẩn sau nụ cười.
Ví như bài thơ “Đời” ở
trên, tác giả làm thơ như mở cửa nhà cười hóm hỉnh với ta, nhưng sau đó lại dẫn
dắt ta vào tham quan một khung cảnh u trầm với những bức tranh đời nghiệt ngã.
Thử trích từng câu thơ để thảo luận hầu tìm cho nhau một vài giây phút vui thi
phú, dẫu đúng hay sai xin lượng tình tha thứ.
1- “Vét sạch sành sanh dạo phố chơi”:
1- “Vét sạch sành sanh dạo phố chơi”:
Câu thơ tỏ ý vào đời bằng
tất cả vốn liếng của mình, là sự dấn thân nhưng với một phong cách thư thái như
đi dạo phố chơi, nghĩa là không bôn ba, không cập rập đua chen. Đây là phong
cách nhập thế thường là của các vị đức cao hay của những người chân tu thoát
tục.
2. “Đi tìm cái thú để yêu đời”:
Đi tìm cái thú để yêu dời
có nhiều cách. Người thì bôn chen làm giàu, kẻ lại tranh đua danh vọng..v.v,
thậm chí các vị nhà tu cũng vì mục đích tuy có cao cả nhưng cũng là mục đích
yêu đời. Nhà thơ Thái quốc Mưu thì không như thế, bởi ông “Vét sạch sành sanh
dạo phố chơi” cho nên phố ở đây chính là hình ảnh cuộc đời mà ông chính là
người rong chơi nhìn ngắm, không hề tham gia vào thị trường cạnh tranh trên
đường phố. Sự nhập thể của nhà thơ ở đây thư thái và thanh thoát như một người
đi dạo phố chơi.
Qua các câu thơ sau cuộc đời liền được diễn tả bằng những hình ảnh sống động khác như sân banh, cởi ngựa… và trong đó mỗi hình ảnh kèm theo thân phận bi đát của con người.
Qua các câu thơ sau cuộc đời liền được diễn tả bằng những hình ảnh sống động khác như sân banh, cởi ngựa… và trong đó mỗi hình ảnh kèm theo thân phận bi đát của con người.
3- “Banh chưa tới đích, liền buông
thở”:
Banh thì phải được dẫn tới
cầu môn và đá tung vào lưới mới ghi bàn. Ở đây banh chưa tới đích liền buông
thở là bỏ cuộc nửa chừng, là thất bạị thảm thương. “Buông thở” ở đây có
thể hiểu là mất banh rồi dừng lại đứng thở nhưng nên hiểu là đức hơi thở
hay là sự chết thì hay hơn. Không một ai đi qua cuộc đời nầy mà làm tròn bao
ước vọng của mình giống như dẫn được banh vào lưới. Thân phận con người khi lìa
đời ai cũng giống như cầu thủ dẫn banh chưa tới cầu môn.
4- “Ngựa mới nâng chân, đã ngã rồi”:
Hình ảnh bi đát thứ hai
của cuộc đời là hình ảnh con ngựa vừa nâng chân lên đã ngã quỵ. Đó là hình ảnh
của sự thất bại xảy ra trong chớp nhoáng, cũng là hình ảnh thể hiện cho cả một
đời người từ kẻ thành công nhất cho đến phường vô danh tiểu tốt, vì khi đến
cuối cuộc đời mà ngoảnh lại thì chỉ thấy mình như vừa lên ngựa đã ngã ngay vào
sự chết u minh. Đời người trăm năm như bóng câu qua cửa sổ, chưa làm được gì mà
quỵ ngã ngay trong lưởi hái tử thần, khác chi con ngựa vừa nâng chân đã liền bị
ngã!
5- “Giữa chợ, bóng người hiu hắt đổ”:
Đây là hình ảnh ảm đạm
nhất. Dưới con mắt trần tục thì giữa chợ là nơi đông đúc nhưng dưới cái
nhìn vĩnh hằng của Phật, của Chúa thì giữa chợ đời từng lớp người, từng thế hệ
thi nhau gục xuống. Bao nhiêu người đi lại giữa chợ đời hôm nay sẽ “hiu hắt đổ”
không chừa một ai.
6- “Ven đường chiếc lá dật dờ rơi”:
Đây là nỗi cô đơn của cuộc
đời. Hình ảnh cuộc đời bây giờ như một con đường mà sự chết con người cô đơn
như chiếc lá rơi. Ở cuối cuộc đời con người lặng lẽ đi như chiếc lá dật dờ. Tác
giả dùng bức tranh tĩnh ở cặp luận như khép lại một quảng đời sôi động đá banh,
cởi ngựa ở tuổi thanh xuân để lui vào trong bóng tối của tuổi già nua.
Và rồi ở hai câu kết, cái
cuối đời ảm đạm đó phải nhận chịu sự cuồng nộ, bi đát phủ lên:
7 và 8:
“Chợt cơn dông đẩy mây đùn xuống
Những hạt mưa tuôn đẫm góc trời”
Sự chết được báo động bằng
cơn dông đẩy mây đùn xuống hay thực tế hơn là bệnh tật và cô đơn và nuối tiếc
và bao hệ lụy của tuổi già phủ trên ngày tháng. Khi “những hạt mưa tuôn đẫm góc
trời” là lúc linh cửu con người được đưa xuống đất và linh hồn con người run
rẩy như lạnh dưới cơn mưa.
Nếu không chú ý ta có thể
nghĩ rằng qua bài thơ nầy Nhà thơ Thái quốc Mưu có tâm trạng bi quan yếm thế.
Thật ra không phải như thế! Vì, những điều ông nói cũng chỉ là những điều nằm
trong triết lý tôn giáo có từ xa xưa của những bậc giác ngộ giáo hóa con người.
Các vị ấy ở trên con người, ở chốn siêu thoát không dính dấu vết con người, ở
chốn hạnh phúc mà báo động cho con người biết thảm họa của mình.
Thái quốc Mưu không phải
là bậc giác ngộ nhưng bài thơ hay ở chỗ ông dùng cái cốt cách thoát tục trong
lời thơ để diễn tả sống động và trọn vẹn nỗi bi đát của cõi nhân sinh hay của
cuộc đời trong đó có cả Nhà thơ.
Suy nghiệm về bài thơ tôi
nhớ đến câu chuyện đức Phật lần đầu tiên ra khỏi thành Ca-tì-la-Vệ. Ngài chứng
kiến được hình ảnh sinh, lão, bệnh, tử diễn ra giữa đời từ đó, sau nầy Ngài
xuất gia tìm đạo. Mấy ngàn năm sau, có một Nhà thơ “dạo phố chơi” cũng thấy
cảnh bi thương gần như thế, nhưng không biết bao giờ mới chịu xuất gia?
Đà Nẵng 24/3/2014
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.3.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 26/03/2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Đọc bài
thơ “Có còn mùa thu” của Đan Thụy – Bài viết Châu Thạch
Thứ
ba - 05/11/2013 18:33
Tôi đã
đọc nhiều bài thơ của Đan Thụy. Tuy tôi muốn lắm nhưng chưa viết được bài cảm
nghĩ nào về thơ tác giả. Chưa viết được là vì thơ Đan Thụy dễ đọc mà khó viết.
Dễ đọc vì thơ Đan Thụy thường ngắn, lời đơn sơ bình dị. Khó viết vì trong những
lời thơ ngắn, đơn sơ và bình dị đó lại xúc tích, bàng bạc những ý thơ tiềm ẩn
khiến cho tôi thưởng thức được cái hay trong đó nhưng lại khó phân định được vì
sao mà nó hay như thế. Hôm nay tôi thử viết một vài cảm nghĩ về bài thơ “Có còn
mùa thu?” của Đan Thụy để giải tỏa cho tôi những chất chứa về sự mến mộ trong
lòng chưa có cơ hội được nói ra. Đọc “Có còn mùa thu?” lần đầu thấy đã hay, đọc
lần thứ hai thấy hay thêm và đọc nhiều lần thì thấy sự nhẹ nhàng thanh thoát
của thơ vỗ về tâm hồn ta càng thêm êm ái. Đan Thụy vào đề với hai câu thơ đậm
đà nhiều ý nghĩa: ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
ĐỌC BÀI THƠ “CÓ CÒN MÙA THU” CỦA TÁC GIẢ ĐAN THỤY
ĐỌC BÀI THƠ “CÓ CÒN MÙA THU” CỦA TÁC GIẢ ĐAN THỤY
CÓ CÒN MÙA THU...?
Thơ Đan Thụy
Thu phương anh có vàng hoa cúc?
Thu chốn đây hương
cốm vờ quên
Nửa đời người
Nửa cuộc tình dâu bể
Tim chạm nhau rồi
Sao tình cứ chênh
vênh?
Sợi nắng Thu
Vò tơ miền nhớ
Cái nhớ mong manh
Cái nhớ bộn bề
Đêm chóng vánh ...
Se hồn trăng vỡ
Lối mơ xưa ...
Lá nhớ đợi ai về?
Em muốn cùng anh
Xanh mãi cuộc tình
Để níu giữ...
Thu vàng trăng buổi
ấy…!
Cảm
nghĩ Châu Thạch
Tôi đã đọc nhiều bài thơ
của Đan Thụy. Tuy tôi muốn lắm nhưng chưa viết được bài cảm nghĩ nào về
thơ tác giả. Chưa viết được là vì thơ Đan Thụy dễ đọc mà khó viết. Dễ
đọc vì thơ Đan Thụy thường ngắn, lời đơn sơ bình dị. Khó viết vì
trong những lời thơ ngắn, đơn sơ và bình dị đó lại xúc tích, bàng bạc những ý
thơ tiềm ẩn khiến cho tôi thưởng thức được cái hay trong đó nhưng lại khó
phân định được vì sao mà nó hay như thế. Hôm nay tôi thử viết một vài cảm nghĩ
về bài thơ “Có còn mùa thu?” của Đan Thụy để giải tỏa cho tôi những chất
chứa về sự mến mộ trong lòng chưa có cơ hội được nói ra. Đọc “Có
còn mùa thu?” lần đầu thấy đã hay, đọc lần thứ hai thấy hay thêm và đọc
nhiều lần thì thấy sự nhẹ nhàng thanh thoát của thơ vỗ về tâm hồn ta càng
thêm êm ái.
Đan Thụy vào đề với hai
câu thơ đậm đà nhiều ý nghĩa:
Thu
phương anh có vàng hoa cúc?
Thu
chốn đây hương cốm vờ quên
Ai cũng biết mùa thu là
mùa của hoa cúc và của hương cốm. Hoa là ngôn ngữ chân thành của tình yêu. Hoa
bộc lộ nỗi niềm thầm kín và hoa cúc thường khiến người ta nghĩ đến mùa thu. Vào
mùa thu hầu hết các loài hoa khác rụi tàn thì ngược lại hoa cúc bắt đầu khoe
sắc. Thu vốn mang một ấn tượng buồn, cúc đua nở trong mùa thu đã đem lại một
bầu trời tươi đẹp. Hoa cúc khi héo tàn chẳng lìa thân của nó là biểu tượng cho
sự thanh tao, trung trinh của một tâm hồn chung thủy. Hoa cúc là hình ảnh của
sự khoáng đạt, sự chung tình. Trong các loài hoa cúc, hoa cúc vàng tượng trưng
cho lòng kính yêu, quý mến, hân hoan. Vì thế người ta ví hoa cúc vàng là
chúa của mùa thu.
Cốm từ nếp non làm ra. Vào
mùa thu, khi vụ nếp mùa trổ đòng, ngậm sữa. tạo hạt thì những hạt nếp non vừa
căng vỏ tỏa hương thơm ngào ngạt, được dùng để làm cốm.Vì thế cốm được đem
bán nhiều vào thời điểm mùa thu và cốm thường được dùng trong các dịp cưới hỏi.
Hương cốm thơm ngon biểu hiện cho tình quê hương đậm đà và tình yêu nam nữ mộc
mạc, chân thành, thắm thiết và thanh cao.
Với hai câu thơ mở
đầu, Đan Thụy đã khôn khéo dùng lời nói ví von như ca dao để thăm hỏi
người tình và bày tỏ lòng ta. Câu thứ nhất Đan Thụy dùng chữ “vàng hoa cúc” để
hỏi người mình yêu rằng anh có vui trong mùa thu?, anh có tình yêu trong mùa
thu?, anh có chung tình trong mùa thu? và anh có những tính cách mà loài hoa
kia làm biểu tượng hay không?. Nghĩa là hỏi tất cả những gì mà tác giả lo lắng,
băn khoắn về người mình yêu chỉ trong ba chữ “vàng hoa cúc?”
Qua câu thứ hai tác giả
dùng hương thơm của cốm để bày tỏ về mình. Tác giả cho biết rằng: “Chốn đây hương cốm vờ quên”. Vờ quên
không có nghĩa rằng chốn đây hương cốm không có, nhưng “vờ quên“ có nghĩa là tác giả làm ngơ với nó. Hương cốm trong thơ
biểu hiện cho hương vị tình yêu. Hương vị tình yêu còn đó nhưng tác giả vờ quên
vì lý do gì? Rỏ ràng là vì “Phương anh”
và “chốn đây” là hai nơi xa cách nên
tình thì còn mà đành ngoảnh mặt, dằn lòng để cố quên đi. Câu hai của bài thơ
bày tỏ được tất cả tấm lòng thủy chung, lưu luyến, khắc khoải, dằn vặt trong
lòng tác giả chỉ bằng hai chữ “vờ quên”.
Hai câu thơ kế tiếp của vế
đầu bổ nghĩa thêm, nhấn mạnh cho người đọc hiểu thời gian chia lìa không phải
tính theo ngày tháng mà bằng cả nửa đời người:
Nửa đời người
Nửa
cuộc tình dâu bể
Rồi hai câu thơ tiếp nữa
tác giả giải bày hoàn cảnh chia ly, lý do để mùa thu nửa đời người tình
yêu kia phân cách:
Tim chạm nhau rồi
Sao
tình cứ chênh vênh?
À ra vì tình cứ mãi chênh vênh! Khi đọc câu
thơ “Tim chạm nhau rồi” tự nhiên tôi
cứ nhớ đến câu thơ mà Nguyễn Du diễn tả Kim Trọng và Thúy Kiều gặp nhau
lần đầu bên mộ Đạm Tiên: “Tình trong như
đã mặt ngoài còn e”. Tôi xin mạn phép đặt hai câu thơ của Nguyễn
Du và của Đan Thụy tá khách nhau để chúng ta cùng đọc thử:
“Tình
trong như đã mặt ngoài còn e”
“Thì
ra tim chạm nhau rồi”
Tôi không dám so sánh Đan
Thụy với Nguyễn Du nhưng có thể nói hai câu thơ nầy cùng giải thích một hiện
tượng khó diễn đạt của tâm hồn một cách thần kỳ bằng lời thơ vô cùng bình dị.
Bước qua vế hai của bài
thơ, tác giả diễn tả toàn bộ nỗi nhớ bằng những từ thanh thoát nhưng lại biểu
hiện được sự vùi dập, tan tác như những hình ảnh diễn ra trong cơn mơ, dày vò
người đang gối mộng:
Sợi
nắng thu
Vò
tơ miền nhớ
Cái
nhớ mong manh
Cái
nhớ bộn bề
Đêm
chóng vánh…
Se
hồn trăng vỡ
Lối
mơ xưa…
Lá
nhớ đợi ai về?
Người ta thường dùng chữ “ánh nắng thu”, ít ai dùng chữ “sợi nắng thu”. Ở đây tác giả dùng chữ “sợi” không cốt để tả trời mùa thu mà cốt
để nói về “sợi thương, sợi nhớ” diễn
ra trong lòng. Người ta cũng không nói “Tơ
miền nhớ” vì miền nhớ là hư không. Ở đây tác giả viết “Sợi nắng thu/ Vò tơ miền nhớ” như nắng có sợi và nhớ có tơ. Hình
ảnh nầy chỉ cốt diễn tả sự quyện vào nhau, sự dày vò giữa tình yêu và nỗi nhớ
trong lòng, làm cho người đọc thấy niềm đau quặn thắt vẫn có nhưng cũng cảm
nhận được cái thi vị trong tình trường, như đã cảm nhận vẻ đẹp của
hoa cúc và hương thơm của cốm dầu tình yêu đang lúc phân ly được tỏ bày ở vế
thơ trên. Tác giả dùng tiếp hai câu thơ “cái
nhớ mong manh/ cái nhớ bộn bề” để nói lên sự đầy ắp nỗi nhớ trong lòng. Tác
giả dùng từ “mong manh” không phải để diễn tả cái nhớ mau phôi pha, cái nhớ
mau tan biến mà hình ảnh của sự mong manh như một màn sương mỏng giá lạnh phủ
lên tâm hồn. Màn sương mỏng đó cũng chính là nỗi đau trong thương nhớ đợi
chờ khiến cho đêm chóng qua mà tác giả thốt lên: “Đêm chóng vánh/ Se hồn trăng vỡ”. “Chóng vánh” vì thời gian tâm lý trôi qua mau. “Se hồn trăng vỡ” vì bầu trời tâm lý cũng tan hoang như sự tan tác
trong lòng.
Rồi thì cái nỗi nhớ được
diễn tả vừa mong manh vừa bộn bề ấy lại được hiện thân trong lá khi từng chiếc
lá của “Lối mơ xưa” trở nên có linh hồn
để “lá nhớ đợi ai về?”. Mỗi chiếc lá
nhớ chính là cái nhớ mong manh, nhiều chiếc lá nhớ chính là cái nhớ bộn bề. Sự
mong manh và sự bộn bề ấy chính là biểu lộ mọi nỗi niềm diễn ra trong tâm hồn
vừa yêu vừa đợi chờ, vừa thấy thú vị trong tình yêu, vừa thấy đau khổ trong ly
cách, khiến cho tâm hồn hòa cùng thiên nhiên biến thành tơ, thành sợi ngân lên
trong trăng và trong lá.
Sự ước mơ trong vế chót
bài thơ có tác dụng sưởi ấm lại tâm hồn, làm le lói một niềm hy vọng xa vời:
Em
muốn cùng anh
Xanh
mãi cuộc tình
Để
níu giữ…
Thu
vàng trăng buổi ấy…!
Đã “Nửa đời người/ Nửa cuộc tình dâu bể” thì sự muốn “Xanh mãi cuộc tình” nếu không nói
là vu vơ cũng là điều khó đạt. Hình như ở đây tác giả muốn cuộc tình “xanh” nghĩa là đơn phương tự giữ cho
cuộc tình ấy còn mãi mãi trong lòng. Đan Thụy là một nhà thơ nữ nên muốn
để cho cuộc tình luôn luôn có hậu. Chính cái có hậu của vế thơ cuối bày tỏ cái
nhân cách của người đang yêu, cái bằng chứng về sự hy sinh cao thượng trong
tình trường, cái lớn của tâm hồn và cái thiết tha, nhu mì. hiền thục và lãng
mạn một cách thanh tao trong toàn bộ bài thơ.
“Có còn mùa thu?” là một
trong những bài thơ hay của Đan Thụy, nó đem tình yêu vào lòng người như cái se
lạnh của bầu trời mùa thu, cái se lạnh thú vị là nguồn thơ của biết bao người
từ ngàn xưa cho đến ngày nay ./.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.3.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 05/11/2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Đọc “Xin
Thơ” của Lê Đăng Mành (Bài viết Châu Thạch)
Thứ
tư - 12/06/2013 19:43
Tôi
không biết hoàn cảnh của tác giả Lê Đăng Mành ra sao, anh có thật sự đứng trước
lưỡi hái tử thần hay không, nhưng qua bài thơ của anh tôi thấy một tâm hồn
thanh thoát, ngược đời và cởi bỏ được lo buồn trong cơn biến cố. Hai câu mở đầu
của bài thơ cũng bình thường như nhiều bài thơ Đường luật, có khác chăng là ở
đây giới thiệu một hoàng cảnh không vui, người trong thơ bi quan cho số mệnh
của mình: Quý Tỵ chắc đây cạn số rồi Bên bờ ngắc ngoải kiếm bè bơi ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
ĐỌC “XIN THƠ” CỦA LÊ ĐĂNG MÀNH
ĐỌC “XIN THƠ” CỦA LÊ ĐĂNG MÀNH
XIN THƠ
(Thơ Lê Đăng Mành)
Quý Tỵ chắc đây cạn số rồi
Bên bờ ngắc ngoải kiếm bè bơi
Tập mài thư pháp dâng trao bạn
Học chuốt chữ câu kính hỏi người
Còn thở: ngửa vay sương mặt đất
Tắt hơi: cúi trả gió gầm trời
Có ai thương cảm xin mời họa
Chín suối quảy về ngồi đọc chơi
Quý Tỵ chắc đây cạn số rồi
Bên bờ ngắc ngoải kiếm bè bơi
Tập mài thư pháp dâng trao bạn
Học chuốt chữ câu kính hỏi người
Còn thở: ngửa vay sương mặt đất
Tắt hơi: cúi trả gió gầm trời
Có ai thương cảm xin mời họa
Chín suối quảy về ngồi đọc chơi
Lời bình Châu Thạch
Tôi không biết hoàn cảnh của tác giả Lê Đăng Mành ra sao, anh có thật sự đứng
trước lưỡi hái tử thần hay không, nhưng qua bài thơ của anh tôi thấy một tâm
hồn thanh thoát, ngược đời và cởi bỏ được lo buồn trong cơn biến cố.
Hai câu mở đầu của bài thơ cũng bình thường như nhiều bài thơ Đường luật, có
khác chăng là ở đây giới thiệu một hoàng cảnh không vui, người trong thơ bi
quan cho số mệnh của mình:
Quý
Tỵ chắc đây cạn số rồi
Bên
bờ ngắc ngoải kiếm bè bơi
Bước qua hai câu trạng là một tư tưởng đột phá, mới lạ và ngược đời nhưng lại
vô cùng siêu thoát mà tôi chưa từng thấy ở giữa đời nầy:
Tập mài thư pháp dâng trao bạn
Học
chuốt chữ câu kính hỏi người
Đứng trước lưỡi hai tử thần mà không run sợ, âu lo là điều hiếm thấy, cười cợt
châm biếm tử thần đã là người can đảm, nhưng ở đây không như thế, mà ngược lại
tác giả tập thư pháp để dâng trao bạn, học làm thơ để kính hỏi người là một điều
vượt trội, mấy ai dám nghĩ tới đâu. Đó phải chăng là một sự ngược đời? Đúng, đó
là một sự ngược đời, trái với tâm trạng bao người đang “Bên bờ ngắc ngoải kiếm
bè bơi”. Nhưng chính cái ngược đời ấy chỉ xảy ra ở các bậc chân tu đạt được
chân lý và thấu đáo lẽ vô thường. Hơn nữa dầu các bậc chân tu biết trước giờ ra
đi họ cũng đều trì niệm, tỉnh tọa an thần chứ có ai còn tập vui chơi thư pháp,
chuốt chữ đề câu để dâng trao bạn, kính hỏi người như tác giả “Xin Thơ” . Tôi
có viết một bài “Cách tu Mới” nói về một cách tu hay hơn tôn giáo. Đó là cách
tu “Làm thơ Đường luật”. Đây chỉ là một bài viết vui thôi, nhưng nay đọc hai
câu của Lê đăng Mành tôi nghĩ rằng biết đâu nhà thơ cũng có cách “Tu thơ” như
thế, mới vô cùng bình thản chơi chữ, chơi thơ trước tử thần.
Qua hai câu luận tác giả mở ra một không
gian rộng lớn, trong đó nổi bậc hai hình ảnh vừa đẹp vừa trong, bày tỏ cho cái
ước nguyện thanh cao trong tâm hồn tác giả:
Còn
thở: ngửa vay sương mặt đất
Tắt
hơi: cúi trả gió gầm trời
“Sương mắt đất” thể hiện cho vẽ đẹp thanh thoát êm dịu, “Gió gầm trời” thể hiện
sự nhẹ nhàng có sức mạnh vô biên.
- “Còn thở: ngửa vay sương mặt đất”:
Vậy sương mặt đất là nguồn sống, một nguồn sống mong manh dễ dàng tan vỡ.
- “Tắt hơi: cúi trả gió gầm trời”:
Gió gầm trời là một năng lực siêu phàm
Vay của sương mặt đất mà trả thì trả cho gió gầm trời nghĩa là sương mặt đất và
gió gầm trời là một, cũng chính là quyền lực hay là đấng ban cho và nhận lại.
Hai câu thơ nói được cái thân thể, linh hồn nhỏ bé của tác giả kết tụ một phần
tinh túy của vẻ đẹp, của sức mạnh vô biên tồn tại giữa đất trời. Lời thơ tuy có
vẽ bi quan nhưng ý thơ tôn vinh con người vượt trên cái hữu hạn để hòa nhập vào
cái vô hạn cao xa và siêu thoát.
Hai câu kết của bài thơ mang hết cái vẽ đẹp của một tiên ông thong dong và tự
tại:
Có ai thương cảm xin mời họa
Chín
suối quảy về ngồi đọc chơi.
Xin hãy đọc bài thơ của Phạm Thái:
Sống
ở dương gian đánh chén nhè
Thác
về âm phủ cắp kè kè
Diêm
vương phán hỏi rằng chi đó?
Be!
Đây là một bài thơ ngạo nghễ, mang cái đam mê trần tục xuống địa phủ bằng một
dáng vẽ coi thường tất cả mọi sự ở đời. Lê Đăng Mành thì khác, mang cái đam mê
của thần tiên xuống địa phủ bằng hết thảy sự trân trọng yêu quý của mình. Uống
rượu mà “Đánh chén nhè”, “Cắp kè kè” thì chỉ người trần phàm phu mới làm vậy,
còn thơ mà “Quảy về” là cốt cách của tiên ông. Hai câu kết của “Xin Thơ” cũng
có thể là một sự ngạo nghễ nhưng là sự ngạo nghễ vơi mọi biến động từ bên ngoài
tâm hồn để cho mình tự tại dầu bất cứ ở đâu. Đem thơ lên trời để chơi với tiên
thì có nhiều, nhưng quảy thơ xuống địa ngục thì xưa nay hầu như không có, và
quả thật làm tiên trên trời thì dễ nhưng làm tiên địa ngục thì khó vô cùng. Cho
nên có thể gọi là cách mạng ở hai câu kết của “ Xin Thơ”
Ngày nay thơ Đường sản xuất rất nhiều, nó như từ trong máy phun ra nên thường
giống từ, giống ý, lặp lại những gì đã nói tự ngàn xưa. Bài “Xin Thơ” tôi cho
là ngược đời, nhưng tôi thú vị với cái ngược đời như thế.
Chỉ là viết theo chủ quan với sự dốt nát hời hợt của mình, có gì sai xin tác
giả và quý bạn đọc lượng tình tha thứ.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.6.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác gửi từ Đà Nẵng
ngày 12.6.2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Trúc
Thanh Tâm và bài thơ Nguyệt Thực - Lời bình Châu Thạch
Thứ
hai - 18/03/2013 06:52
Trúc là
loài cây thể hiện người quân tử, vậy mà tác giả bài thơ “Nguyệt thực” đã “trúc”
còn “thanh tâm” nữa. Phải chăng là còn cao hơn quân tử một bậc? Đó chỉ là ý
nghĩ vui của Châu Thạch tôi, khi đọc thơ của Trúc Thanh Tâm. Thật ra, tôi không
quen tác giả “Nguyệt thực” nên không biết nhà thơ quân tử hay không, nhưng thơ
của ông thì đã được đọc nhiều và tôi xếp thơ ấy vào loại thơ quân tử. Thơ quân
tử theo cách định nghĩa riêng của Châu Thạch là thơ hay, còn thơ tiểu nhân là
thơ dở. Thơ hay của Trúc Thanh Tâm thì có nhiều nhưng xin chỉ nói về bài
“Nguyệt thực” . ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
TRÚC THANH TÂM VÀ BÀI THƠ NGUYỆT THỰC
TRÚC THANH TÂM VÀ BÀI THƠ NGUYỆT THỰC
NGUYỆT
THỰC
(Thơ Trúc Thanh Tâm)
Dòng phù thế bồng bềnh nhân quả
Ráng chiều đắm đuối tới bình minh
Trong ta chen lấn đau và khổ
Nợ thế gian, ta viết thơ tình!
Và nghe nắng nói điều ray rức
Mưa ngậm ngùi một chút tình xa
Hương lận đận một đời dong ruổi
Em nhớ quê, ta lại nhớ nhà!
Tương lai, quá khứ và hiện tại
Gắn đời nhau ngọt dấu son môi
Chưa đi mưa làm sao biết lạnh
Chuyện đổi dời sấp ngửa như chơi!
Đời diễm tuyệt phút giây nguyệt thực
Càn khôn như những ngón tay mềm
Ta chở hết điều chưa nói được
Ghé bến tình trong trái tim em!
Trúc Thanh Tâm
Ráng chiều đắm đuối tới bình minh
Trong ta chen lấn đau và khổ
Nợ thế gian, ta viết thơ tình!
Và nghe nắng nói điều ray rức
Mưa ngậm ngùi một chút tình xa
Hương lận đận một đời dong ruổi
Em nhớ quê, ta lại nhớ nhà!
Tương lai, quá khứ và hiện tại
Gắn đời nhau ngọt dấu son môi
Chưa đi mưa làm sao biết lạnh
Chuyện đổi dời sấp ngửa như chơi!
Đời diễm tuyệt phút giây nguyệt thực
Càn khôn như những ngón tay mềm
Ta chở hết điều chưa nói được
Ghé bến tình trong trái tim em!
Trúc Thanh Tâm
Trúc
là loài cây thể hiện người quân tử, vậy mà tác giả bài thơ “Nguyệt thực” đã
“trúc” còn “thanh tâm” nữa.
Phải chăng là còn cao hơn quân tử một bậc? Đó chỉ là ý nghĩ vui của Châu
Thạch tôi, khi đọc thơ của Trúc Thanh Tâm.
Thật ra, tôi không quen tác giả “Nguyệt
thực” nên không biết nhà thơ quân tử hay không, nhưng thơ của
ông thì đã được đọc nhiều và tôi xếp thơ ấy vào loại thơ quân tử.
Thơ quân tử theo cách định nghĩa riêng của Châu Thạch là thơ hay, còn thơ tiểu
nhân là thơ dở. Thơ hay của Trúc Thanh Tâm thì có nhiều nhưng xin chỉ nói về
bài “Nguyệt thực” .
Khổ một của bài thơ như sau:
“Dòng
phù thế bồng bềnh nhân quả
Ráng
chiều đắm đuối tới bình minh
Trong
ta chen lấn đau và khổ
Nợ
thế gian, ta viết thơ tình.”
“Dòng phù thế bồng bềnh nhân quả”
thi dễ hiểu nhưng “Ráng
chiều đắm đuối tới bình minh” nghĩa là sao? Tôi đã đau đầu suy nghĩ
về câu thơ nầy, nhưng rồi cuối cùng tôi đã hiểu ra theo cách của tôi. Chỉ có
con người có linh hồn mới biết đắm đuối, vậy mà Trúc Thanh Tâm viết “Ráng chiều đắm đuối”
thì ráng chiều là người, hay nói khác đi tác giả đã ví mình như ráng
chiều vậy, “Đắm đuối tới bình minh”
nghĩa là đắm đuối suốt đêm, suy rộng ra cuộc tình say mê và gian khó, không
gian khó trong tình trường thì cũng gian khó trong cuộc sống thế gian, và khi
bình minh đến thì ráng chiều đắm đuối không còn nữa và chắc cuộc đời cũng sẽ
trôi qua. Thật ra khi đêm đến thì ráng chiều cũng biến mất rồi, nhưng ở đây nó
đã tan ra, đã đắm đuối hoà vào trong cái đêm tình yêu đó để rồi:
“Trong
ta chen lấn đau và khổ
Nợ thế gian, ta viết thơ tình.”
Cái câu “Nợ thế gian, ta viết thơ tình”
nghe cũng lạ lắm kia. Viết thơ tình mà trả được nợ cơm, áo, gạo, tiền cho thế
gian ư? Viết thơ tình thì chỉ trả nợ tình mà thôi. Mới đọc thì thấy nghịch lý
nhưng suy cho kỹ cũng thật là hữu lý, vì người thi sĩ như con tằm nhả tơ cho
thế gian rồi chết, và thế gian đã rút ruột tằm để làm là làm lụa cho mình. Vậy
thế gian nợ thi sĩ thì có, chứ thi sĩ thì chẳng nợ gì thế gian nữa cả. Trúc
Thanh Tâm thì nhận mình còn có nợ tình, chứ theo Châu Thạch thì nợ tình cũng
chẳng có đâu vì thi sĩ cũng đã nhả hết tơ để ca tụng nàng rồi.
Qua khổ thứ hai của “Nguyệt
thực” tác giả đã viết:
“Và
nghe nắng nói điều ray rức
Mưa
ngậm ngùi một chút tình xa
Hương
lận đận một đời dong ruổi
Em
nhớ quê, ta lại nhớ nhà.”
“Lận đận một đời dong ruổi”
mà có hương ! Đó là hương gì ? Phải chăng nắng ray rức, mưa ngậm ngùi, nỗi nhớ
quê và nỗi nhớ nhà, tất cả đã biến thành hương và hương đó được tác giả đặt tên
là “hương lận đận”? Nó biến thành hương vì nó lận đận, ray rức, ngậm ngùi trong
cái vòng tay tình yêu diễm tuyệt. Một ý nghĩ rất hay và một ý thơ rất tuyệt mà
chỉ có Trúc Thanh Tâm mới bạo gan dùng nó mà thôi.
Và
đây là khổ thứ ba của bài thơ:
“Tương
lai, quá khứ và hiện tại
Gắn
đời nhau ngọt dấu son môi
Chưa
đi mưa làm sao biết lạnh
Chuyện
đổi dời sấp ngửa như chơi!”
Bốn
câu thơ đã thể hiện được phẩm chất của con người biết yêu chung thủy và bảo vệ
tình yêu đến cùng. Thi sĩ thường yếu đuối, không vật lộn nổi với đời nên
thường hay né tránh khó khăn, nhưng ở đây tác giả mạnh bạo làm sao, sẵn sàng
dấn thân trước những nghịch cảnh vì tình yêu, vì ước vọng sẽ gắn bó với em suốt
cuộc đời.
Ở
bốn câu cuối của bài thơ, tác giả đã có những rung cảm nhạy bén đã thể hiện ra
thành lời thanh bai đậm đà và êm ái. Sướng thật, giờ nguyệt thực là giờ diễm
tuyệt, giờ của đất trời ân ái, và tác giả trong giờ phút ấy cũng hoà nhập cùng
đất trời để được hưởng hết cái tinh tuý, cái thiêng liêng, ghé vào tim em để
thổ lộ hết tình yêu đắm đuối:
“Đời
diễm tuyệt phút giây nguyệt thực
Càn khôn như những ngón tay mềm
Ta chở hết điều chưa nói được
Ghé
bến tình trong trái tim em.”
Đọc
thơ Trúc Thanh Tâm như có những ngón tay êm ái vuốt ve vào tâm khảm, để ta ngồi
yên lặng thưởng thức và để cho lòng ta hoà nhịp cùng đất trời rung cảm trong
giờ “Nguyệt thực”.
(Đà Nẵng)
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 12.6.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi
từ Châu Đốc ngày 18.3.2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét