Thơ viếng Thi sĩ Lâm Anh & Lá thư chưa gửi của Lưu Lãng Khách
Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015
Thứ
năm - 16/01/2014 15:01
Thi sĩ
Nguyễn Lâm Anh, đứa con của núi Ấn sông Trà đã ra đi vào lúc 1 giờ chiều ngày
12 tháng 01 năm 2014. Để quý viếng hương hồn cố thi sĩ Lâm Anh (người em cô cậu
của tôi), xin gửi đến Ban Biên Tập Văn Đàn Việt 3 bài thơ cùng "Lá thư
chưa gửi". - Sau một hồi chuông điện thoại reo Trái tim hào sảng bỗng nấc
lên loạn nhịp Khi viên Chính báo tin Lâm Anh đã qua đời Ôi! Đau lòng ta quá Lão
đệ ơi! ... Trân trọng, -Duy
Toàn Lưu Lãng Khách
Tác
giả Lưu Lãng Khách
Tên
thật: Nguyễn Văn Toàn
Bút
danh khác: Duy Toàn
Địa
chỉ: 242 Nguyễn Thị Thập, KP 4, P.Tân Quy, Q.7- TP.HCM
Di
động: 0902 734 050
Email: luu_lang_khach@yahoo.com.vn
_____
THƯƠNG TIẾC LÂM ANH
Sau một hồi chuông điện thoại reo
Trái tim hào sảng bỗng nấc lên loạn nhịp
Khi viên Chính báo tin Lâm Anh đã qua đời
Ôi! Đau lòng ta quá Lão đệ ơi!
Thế là đệ nợ ta một chuyến vào thành phố
Đệ từng nói ta một đời đây đó
Không dám đặt chân lên thánh địa Cát Tiên
Để được mời ta mươi cuộc rượu ngửa nghiêng
Giữa trời đất như thưở hồng hoang vậy
Bên dòng sông Đồng Nai cuồn cuộn chảy
Ngâm cho ta nghe khúc bi tráng kỳ cùng
Cho đời muôn phương thỏa chí kiêu hùng
Cho con sông nhỏ tìm về biển lớn
Ôi! Lâm Anh tài hoa! Lâm Anh hảo hớn!
Một chú em cao tuổi bỏ ta đi
Chẳng kịp mời ta bữa cơm đảm bạc
Đã vội vàng bến cuối chia ly
Lâm Anh à! Thôi Lão đệ hãy đi đi!
Hãy đợi ta cõi vĩnh hằng đệ nhé!
Và bữa cơm núi rừng ta nợ đệ
Ta sẽ ăn vào ngày lên viếng mộ Lâm Anh
Sẽ cùng đệ uống rượu vò, rượu canh
Chứ chẳng phải rượu bầu, rượu xị
Vui vẻ mà đi! Lâm Anh yêu quí
Khi trần gian biết bao người thương tiếc
một Lâm Anh!
Sài Gòn 14/01/2014
Lưu Lãng Khách
KHÓC LÂM ANH
Bao năm ta bỏ thuốc không thành
Bây giờ bỏ thuốc khóc Lâm Anh
Quê hương núi Ấn sông Trà đó
Bao kẻ hôm nay lệ rớm vành
Sao em không về nơi cố quận
Rồi hãy về theo với ông bà
Mà nằm giữa núi rừng hoang lạnh
Bạn mấy người đưa! Ôi xót xa!
Em đi!Ta phải vào bệnh viện
ÔI! Trái tim ai sẽ chửa lành
Giờ ta xin hút dăm hơi cuối
Thay rượu chào vĩnh biệt Lâm Anh
Vĩnh biệt chàng Hai Giổng hào hoa
Đứa con của núi Ấn sông Trà
Hiện thân của giống nòi thi sĩ…
Nghiên bút thôi đành mãi mãi xa
Đôi vần thơ đẫm đôi dòng lệ
Bóp trái tim này muốn vỡ ra
Một lần vĩnh biệt đành thôi nhé
Mai đào hãy tiễn một đào hoa.
14/01/2014
Lưu Lãng Khách
TẶNG MUỘN
Nào ai biết “Phiêu lãng ca” tặng muộn
Cùng lá thư chưa được chủ niêm phong
Bởi chờ đợi tập thứ hai “gió Bụi…”
Nằm tủi thân hiu hắt giữa thi phòng
Giờ này ở quê nhà đang có lẽ
Mẹ già nua ngồi khóc kể con trai
Người vĩnh biệt trần gian không phải trẻ
Vẫn chưa già với tuổi bảy mươi hai
Thân sống gửi cõi trần như quán trọ
Ở qua rồi ai chẳng phải ra đi
Lâm Anh hỡi! Một đời kiêu bạc đó
Chớ u hoài nơi bến cuối chia ly
Thơ tặng muộn thôi đành không thể tặng
Thư hồi âm xin xếp lại trong lòng
Ta sẽ cấy trong hồn hoa sứ trắng
Chờ đợi ngày kia sẽ gặp bên sông.
14/01/2014
Sau một hồi chuông điện thoại reo
Trái tim hào sảng bỗng nấc lên loạn nhịp
Khi viên Chính báo tin Lâm Anh đã qua đời
Ôi! Đau lòng ta quá Lão đệ ơi!
Thế là đệ nợ ta một chuyến vào thành phố
Đệ từng nói ta một đời đây đó
Không dám đặt chân lên thánh địa Cát Tiên
Để được mời ta mươi cuộc rượu ngửa nghiêng
Giữa trời đất như thưở hồng hoang vậy
Bên dòng sông Đồng Nai cuồn cuộn chảy
Ngâm cho ta nghe khúc bi tráng kỳ cùng
Cho đời muôn phương thỏa chí kiêu hùng
Cho con sông nhỏ tìm về biển lớn
Ôi! Lâm Anh tài hoa! Lâm Anh hảo hớn!
Một chú em cao tuổi bỏ ta đi
Chẳng kịp mời ta bữa cơm đảm bạc
Đã vội vàng bến cuối chia ly
Lâm Anh à! Thôi Lão đệ hãy đi đi!
Hãy đợi ta cõi vĩnh hằng đệ nhé!
Và bữa cơm núi rừng ta nợ đệ
Ta sẽ ăn vào ngày lên viếng mộ Lâm Anh
Sẽ cùng đệ uống rượu vò, rượu canh
Chứ chẳng phải rượu bầu, rượu xị
Vui vẻ mà đi! Lâm Anh yêu quí
Khi trần gian biết bao người thương tiếc
một Lâm Anh!
Sài Gòn 14/01/2014
Lưu Lãng Khách
KHÓC LÂM ANH
Bao năm ta bỏ thuốc không thành
Bây giờ bỏ thuốc khóc Lâm Anh
Quê hương núi Ấn sông Trà đó
Bao kẻ hôm nay lệ rớm vành
Sao em không về nơi cố quận
Rồi hãy về theo với ông bà
Mà nằm giữa núi rừng hoang lạnh
Bạn mấy người đưa! Ôi xót xa!
Em đi!Ta phải vào bệnh viện
ÔI! Trái tim ai sẽ chửa lành
Giờ ta xin hút dăm hơi cuối
Thay rượu chào vĩnh biệt Lâm Anh
Vĩnh biệt chàng Hai Giổng hào hoa
Đứa con của núi Ấn sông Trà
Hiện thân của giống nòi thi sĩ…
Nghiên bút thôi đành mãi mãi xa
Đôi vần thơ đẫm đôi dòng lệ
Bóp trái tim này muốn vỡ ra
Một lần vĩnh biệt đành thôi nhé
Mai đào hãy tiễn một đào hoa.
14/01/2014
Lưu Lãng Khách
TẶNG MUỘN
Nào ai biết “Phiêu lãng ca” tặng muộn
Cùng lá thư chưa được chủ niêm phong
Bởi chờ đợi tập thứ hai “gió Bụi…”
Nằm tủi thân hiu hắt giữa thi phòng
Giờ này ở quê nhà đang có lẽ
Mẹ già nua ngồi khóc kể con trai
Người vĩnh biệt trần gian không phải trẻ
Vẫn chưa già với tuổi bảy mươi hai
Thân sống gửi cõi trần như quán trọ
Ở qua rồi ai chẳng phải ra đi
Lâm Anh hỡi! Một đời kiêu bạc đó
Chớ u hoài nơi bến cuối chia ly
Thơ tặng muộn thôi đành không thể tặng
Thư hồi âm xin xếp lại trong lòng
Ta sẽ cấy trong hồn hoa sứ trắng
Chờ đợi ngày kia sẽ gặp bên sông.
14/01/2014
LÁ THƯ CHƯA GỬI
(Quý viếng hương hồn thi sĩ Lâm
Anh!)
“Lâm
Anh hiền đệ xa nhớ!
Vừa rồi nhận được thư phúc
đáp của chú anh mừng lắm. Mừng như kẻ đã đánh rơi một báu vật vô cùng quí giá
sau nhiều năm giờ tìm lại được với nguyên dáng nguyên hình. Càng thấm thía hơn
là: nhân bàn về “Ngụ ngôn sống” nó đã cho lão ca hít thở một làn gió mới lạ đến
sững sờ mà chẳng biết làn gió đó xuất phát từ đâu trong vũ trụ bao la đầy bão
táp phong ba của cõi trần này.
Thoạt tiên lão ca hơi bị
mù mờ vì bố cục và vần điệu bị tác giả hơi xem nhẹ trong cái tổng thể mơ hồ
không rõ dáng. Càng đọc đi đọc lại càng thấy những ý tưởng lạ lẫm được nắm bắt
và chuyển tải qua từng câu từng ý tuyệt diệu vô cùng.
Không ca ngợi quá đâu
nghen! Lão ca là người thế nào trong lĩnh vực khen chê lão đệ quá hiểu rồi. Một
khi đã khen điều gì thì điều ấy thật xứng đáng được khen và có thể nói một cách
chủ quan rằng với tất cả các độc giả chân chính trên hành tinh xanh “Thế giới
đang hiện hữu và bảo bọc loài thi sĩ cư trú trên mình nó một cách bao dung trìu
mến, dù loài thi sĩ có ngạo nghễ ngông nghênh tự do chủ nghĩa khó bảo dễ gần mấy
đi chăng nữa thì cũng thật dễ thương đẹp đẽ và đáng quí vô cùng” đều như thế
cả.
Bài thơ lạ đến độ nó dắt ta đi vào một góc thiên đường trần gian nào đó của thi ca mà hồn ta chưa hề đặt chân tới bao giờ. Thơ lạ sanh cảm lạ. Cám ơn trời đất đã ban tặng cho Lâm Anh tài hoa một đứa con kháu khỉnh của tâm hồn. Chữ “lột” ta đã gặp nhiều nhưng “lột hạt sương ra gạo tùy cần” thì chưa thấy bao giờ. Rồi những hình ảnh:
Bài thơ lạ đến độ nó dắt ta đi vào một góc thiên đường trần gian nào đó của thi ca mà hồn ta chưa hề đặt chân tới bao giờ. Thơ lạ sanh cảm lạ. Cám ơn trời đất đã ban tặng cho Lâm Anh tài hoa một đứa con kháu khỉnh của tâm hồn. Chữ “lột” ta đã gặp nhiều nhưng “lột hạt sương ra gạo tùy cần” thì chưa thấy bao giờ. Rồi những hình ảnh:
“Những con gà biết bưi vệt trăng
Để tìm kiếm nơi mình chưa biết gáy…
Bởi người chưa tìm ra chỗ điếc câm”
Nó đưa hồn bay, bay mãi xa
lắm, về tận cội nguồn của cái thuở mà người đòi gọi là buổi nguyên sơ. Hay làm
sao khi bắt gặp ý tưởng:
“Ta chưa đẻ mà có trăm bà mẹ
Ngàn ông cha chưa biết làm chồng”
Lão ca chỉ cảm thôi, thực
sự mà nói là không đủ công lực để chuyển tải cái cảm của mình đến người khác
bởi vậy lão ca không dám phân tích rõ ràng cặn kẽ theo cách cảm của mình qua
bài thơ quí báu này.
Càng lạ lùng độc đáo hơn
nữa qua cách ví:
“Và tình yêu giống như là chiếc lược
Chải cho sông biết cách chảy rời nguồn”
Hai câu thơ có sức lan
tỏa, luân lưu, rộng mở quá lớn, thật không hổ danh một thủ lĩnh đáng gờm của
“Trường phái im lặng” cao siêu.
“Thuở đó vàng lồi lên từng cục í a
Cho tiếng hò khoan ngân cao đất đá”
Như một khúc ca bất tử của
loài người trong cái thuở hồng hoang, tất cả đều chưa được định hình rõ rệt để
thành một thế giới có tôn ti trật tự. Nhà thơ đã dẫn đọc giả đi quá xa rồi đó,
đọc tiếp hai câu sau lão ca thấy hơi khoái khoái tủi tủi nhưng lờ mờ chưa hiểu
hết.
“Cùng nước ngu cúi đầu vâng dạ
Trước loài rong đang sống bám ven sông”
Thật quá đã nhưng có thể
đã hơn nếu viết hợp vần hơn dẫu biết rằng đây là những tiểu tiết không quan
trọng. Thôi nói về bài thơ nhiều quá rồi giờ tạm gác nó qua bên nhé!
Vừa rồi nghe nói hiền đệ
đi vào thành phố tái khám, bệnh tình ra sao rồi, có khả quan không, sao chẳng
ghé thăm ta? Cùng là người bệnh hơn nữa cùng là những đấng mày râu hào hoa,
kiêu hùng, bản lĩnh có thừa , lão ca tin rằng sự lạc quan yêu đời và biết chấp
nhận những gì đến với mình một cách ung dung, sẽ là một trạng thái tâm lí góp
phần trị liệu rất tốt dầu chúng ta có lâm bệnh hiểm nghèo. Mong hiền đệ cố gắng
chiến thắng bệnh tật cho trọn niềm vui khi huynh đệ tương phùng vào dịp đến như
đã hứa nghen!
Lão đệ đừng buồn chuyện
Tạp Chí Sông Trà không đăng thơ của ta dù hơn ba lần gửi bài. Ta nghĩ họ không
đăng ắt có cái lý của họ, một đời làm thơ của ta từ trai trẻ đã không có duyên
với báo chí kia mà. Miễn có hiền đệ khen chê là ta cũng đủ vui rồi, không được
vui thêm nữa cũng chẳng sao.
Riêng ta thể xác giờ tạm
ổn. Nhưng cõi tâm linh dường như đôi lúc muốn nổ tung bởi sức ép quá lớn của
cái nghiệp thi nhân vẫn mịt mùng. Nó thôi thúc từng ngày không ngơi nghỉ, mà
khổ nổi vừa làm thơ mới vừa gọt tỉa thơ cũ, nó rối tung rối mù trong một mớ
bòng bong. Sớm giờ được tâm sự đôi câu thấy có phần nhẹ nhõm, bớt trăn trở đi
nhiều. Lâu nay vì ngại cho vấn đề sức khỏe, bà xã thường can ngăn bắt đi ngủ
sớm, ngày mai còn có chút sức khỏe kiếm tiền nuôi con chứ chẳng làm giàu làm có
gì.
Ngồi viết cho Lâm Anh hiền
đệ mà quên cả thời gian. Chợt nghe chuỗi tiếng gà gáy sáng lần thứ nhất. phá vỡ
không gian tĩnh mịch, lão ca hơi bị giật mình bởi trái tim cuồng nhiệt bây giờ
đã thường hổn hển thốt ra những lời yếu đuối mà ngày xưa chưa từng nghe thấy
bao giờ trong thể xác chàng trai hơi ngang tàng ngạo nghễ. Lão ca đang vắt kiệt
thanh xuân, khai thác đến kỳ cùng tài nguyên thi ca tiềm tàng trong hồn mình,
cảm nơi trời đất bao la chứa đựng bao điều kỳ diệu mà bản thân chưa nói hết
được này với thần lực ngày một tàn hao trong cái vỏ bọc tưởng chừng như tạm ổn
chỉ bởi một điều “lòng nặng đức hiếng dâng”, tô điểm cho cuộc đời một bông hoa
dẫu chẳng mấy tỏa hương, nhưng dễ thương và đậm sắc. Đáng quý là bông hoa đó
được sinh ra từ một cội trên kẽ đá trải qua bao dâu bể trầm luân gió táp mưa sa
vẫn gồng mình gắng nở trên đá sỏi khô cằn.
Đôi khi ta nghĩ: “Những
chàng trai cô gái trót mang trong người huyết hạnh thi nhân, tâm hồn nghệ sĩ
thì khó mà tìm được bình yên khi chưa đón nhận niềm vui, thành quả từ ước mơ,
sáng tạo của chính mình”.
Dù chẳng biết công khổ
luyện hôm nay có mang lại được gì không trong lĩnh vực thi ca, ta vẫn say sưa
tận tụy, trau chuốt gọt tỉa, chăm chút những đứa con tinh thần trong xiêm y may
cắt vụng về, khác lạ hơn người.
Thấy lão đệ còn lắm điều
trăn trở khiến ta cũng buồn thay nhưng biết làm sao được!
Tập thơ “Phiêu lãng ca” ta đã tặng cho tất cả
anh em. Chớ buồn khi “Ai cũng tặng riêng một người chưa tặng nhé!”. Vì đang đợi
tập thơ “Gió bụi muôn phương” ra đời sẽ gửi tặng luôn.
Trời đã sắp sáng. Chào
hiền đệ!
Cuối thư không có gì hơn,
ta xin chúc lão đệ chóng bình phục và có nhiều thơ hay trong những ngày còn lại
của cuộc đời Lâm Anh nhé!.”
Chào thân ái!
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày
03.8.2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP.HCM ngày 16/01/2014
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét