Home
» Văn học dịch
» So sánh 3 nguyên tắc dịch của Nghiêm Phục và Tytler – Vương Nhất Hân (Trung Quốc)
So sánh 3 nguyên tắc dịch của Nghiêm Phục và Tytler – Vương Nhất Hân (Trung Quốc)
Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016
Nguyên
tắc dịch thuật "Tín, Đạt, Nhã" của Nghiêm Phục là một trong những lý
thuyết dịch truyền thống Trung Quốc, nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc
kế thừa dịch thuật kinh điển và phát triển dịch thuật hiện đại trong tương lai.
Ba nguyên tắc dịch thuật của A.F. Tytler là nguyên tắc rất quan trọng không chỉ
trong lý thuyết dịch của Anh, mà còn trong các lý thuyết dịch phương Tây.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Phạm Thanh Cải
Địa chỉ TP. Hà Nội
ĐT: 01696306682
Email: phamthanhcai@gmail.com
_____
Phạm Thanh Cải Dịch
SO SÁNH 3 NGUYÊN TẮC DỊCH CỦA NGHIÊM PHỤC VÀ TYTLER
ĐT: 01696306682
Email: phamthanhcai@gmail.com
_____
Phạm Thanh Cải Dịch
SO SÁNH 3 NGUYÊN TẮC DỊCH CỦA NGHIÊM PHỤC VÀ TYTLER
I- Giới thiệu
Nguyên
tắc dịch thuật "Tín, Đạt, Nhã" của Nghiêm Phục là một trong những lý
thuyết dịch truyền thống Trung Quốc, nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc
kế thừa dịch thuật kinh điển và phát triển dịch thuật hiện đại trong tương lai.
Ba nguyên tắc dịch thuật của A.F. Tytler là nguyên tắc rất quan trọng không chỉ
trong lý thuyết dịch của Anh, mà còn trong các lý thuyết dịch phương Tây.
Bài
viết này cố gắng so sánh và phân tích những điểm giống và khác nhau giữa hai
nguyên tắc dịch thuật này.
II. Nghiêm Phục và Tín Đạt Nhã
A. Nghiêm Phục
Nghiêm
Phục (1854-1921), là một học giả và dịch giả Trung Quốc hiện đại.. Ông học tại
Học viện Hải quân Phúc Kiến ở Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến. Những năm 1877-1879
ông tu nghiệp tại Học viện Hải quân ở Greenwich, Anh. Năm 1912, ông trở thành
hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Quốc gia Bắc Kinh (nay là Đại học Bắc Kinh).
Ông rất nổi tiếng vì đã dịch và giới thiệu nhiều tác phẩm phương Tây,
trong đó có Tiến hóa và đạo đức của Thomas Huxley, và nhất là vấn đề
"chọn lọc tự nhiên" của Darwin tới Trung Quốc vào những năm cuối thế
kỷ XIX
B. "Tín, Đạt, Nhã"
Nghiêm
Phục đã nói trong lời nói đầu của bản dịch Tiến hóa và Đạo đức của
ông: "có ba cái khó trong dịch thuật: Tín, Đạt, Nhã (trung thực, diễn cảm,
và tao nhã)". Từ khi xuất bản tác phẩm này, cụm từ "Tín, Đạt, Nhã”
của ông đã được quy thành một tiêu chuẩn cho bất kỳ dịch phẩm nào và đã trở
thành một “lời cửa miệng” trong giới học thuật Trung Quốc, dẫn đến nhiều cuộc
tranh luận.
1.
Tín
Theo
“Thuyết văn giải tự”, một từ điển cổ của Trung Quốc, thì Tín là “Thành dã”,
dịch ra tiếng Anh là “trung thực”, “trung thành”. Ý của Nghiêm Phục sử dụng từ
này là để nói lên rằng bản dịch nên trung thành với bản gốc. Trong quan điểm
của Nghiêm Phục, các nguyên tắc cơ bản của “Tín” là "không đi chệch văn
bản gốc".
Chúng
ta đều biết, mỗi văn bản có nội dung và hình thức. Về nguyên tắc, việc xét tính
trọn vẹn của văn bản gốc, bản dịch không nên làm sai khác cả về nội dung và
hình thức của văn bản gốc. Tuy nhiên, do có sự khác biệt nhiều về diễn đạt giữa
ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích, nên khó có thể thể hiện rõ ý nghĩa của bản gốc
trong bản dịch. Vì vậy, đôi khi “bản dịch không phải làm theo thứ tự chính xác
của các từ ngữ và câu trong văn bản gốc, mà đảo ngược thứ tự hoặc thêm từ ngữ
để trình bày đầy đủ những ý tưởng sâu sắc của văn bản gốc". Điều đó nói
lên rằng, theo ý của Nghiêm Phục, “Tín” có nghĩa là bản dịch phải phấn đấu để
trung thực về cả nội dung lẫn hình thức, nhưng để đạt được sự trung thực của
nội dung không tránh khỏi hy sinh sự trung thực của hình thức.
2.
Đạt
Đạt
có nghĩa, nội dung của văn bản gốc phải được thể hiện đầy đủ và dễ hiểu trong
bản dịch, và để đạt mục đích này, hình thức đôi khi có thể được sửa đổi. Mục
đích cuối cùng của dịch thuật để dịch văn bản gốc sang ngôn ngữ quen thuộc của
độc giả để họ có thể đạt được hiệu quả tương tự với văn bản gốc.
Dịch là một quá trình chuyển vận thông tin và
ngôn ngữ. Mặc dù quá trình này sẽ gây ra những điều khó hiểu. Sự khác biệt về
ngôn ngữ và thậm chí mặt bằng văn hóa làm tăng vô số rào cản để đạt được các
tiêu chí của Đạt. Vì vậy, trước khi dịch, người dịch nên cảm thụ và hiểu toàn
bộ bản chất linh hồn của văn bản gốc, sau đó bản dịch sẽ được hoàn hảo hơn.
Nghiêm Phục cho rằng mối quan hệ giữa Tín và Đạt là rất gần gũi, một bản dịch
trung thành nhưng không biểu cảm là không phải là dịch, và một bản dịch không
thể là trung thành nếu không có biểu cảm.
3.
Nhã
Các
tiêu chuẩn của Nhã được bắt nguồn từ một câu nói của Khổng Tử: “Ngôn chi vô
văn, hành chi bất viễn”, có nghĩa là, nếu một tác phẩm văn học được viết với ít
kỹ năng văn học, nó sẽ không thể tồn tại lâu dài hay lan truyền rộng rãi
được. Nghiêm Phục lấy cảm hứng từ câu này, ông cho rằng một bản dịch
tuyệt vời phải có chất lượng tốt, thì mới có thể đi vào lòng độc giả và có giá
trị.
Nhưng
trong một thời gian dài, nhiều học giả có ý kiến khác nhau phản bác lại Nhã.
Họ chỉ trích Nghiêm Phục là mù quáng theo đuổi sự tao nhã kinh điển của bản
dịch. Họ truy vấn rằng, nếu văn bản gốc có phong cách thô tục, thì chúng ta vẫn
phải dịch nó theo phong cách tao nhã hay sao? Tất nhiên là không. Trên thực tế,
tôi nghĩ rằng các học giả đã hiểu lầm ý nghĩa thực sự của Nhã. Trong “Từ
nguyên”, một từ điển Trung Quốc khác, chúng ta có thể tìm thấy Nhã có ba nghĩa
chính, đầu tiên là chính xác, tiêu chuẩn; thứ hai là duyên dáng, văn minh; thứ
ba là tốt, đẹp. Từ đây chúng ta có thể thấy, mục đích thực sự của Nhã là để
dịch văn bản gốc đúng và tiêu chuẩn, đó là để nói rằng, bản dịch phải tương
xứng (một cách tốt đẹp- BTV) với văn bản gốc.
III. A.F.Tytler và ba nguyên tắc của
dịch thuật của ông
A- Alexander Fraser Tytler
(1747-1814), sinh ra ở Edinburgh, Anh.
Ông đã làm nghiên cứu sinh tại Đại học
Edinburgh và sau đó giảng dạy tại trường đại học này với chức danh một giáo sư
lịch sử. Năm 1770, ông trở thành một luật sư, và năm 1790 ông giữ chức vụ Thẩm
phán quân sự của Scotland. Ông đã được phong đẳng cấp Lãnh Chúa Woodhouselee
năm 1801.
Tytler rất thích văn học và dịch thuật. Tác
phẩm nổi tiếng nhất của ông, hoặc các tác phẩm được biết đến nhiều nhất là Bài
tiểu luận về các nguyên tắc của dịch thuật. Trong bài viết này, ông đưa ra 3
nguyên tắc của mình về dịch.
B. Ba nguyên tắc dịch thuật
Về
dịch thuật, Tytler đã từng nói: Tôi sẽ diễn tả để được một bản dịch tốt: Trong
đó giá trị của tác phẩm gốc hoàn toàn truyền sang ngôn ngữ khác, người đọc hiểu
được rõ ràng và cảm thấy như đang tiếp nhận một người sống ở đất nước nói ngôn
ngữ của tác phẩm gốc. Dựa trên quan điểm này, ông đề xuất Ba nguyên tắc của ông
về dịch thuật, và đưa nhiều ví dụ để minh họa lý thuyết này. Nó được coi là một
dấu mốc quan trọng trong lịch sử dịch thuật phương Tây.
Tytler xuất bản quan điểm của mình vào năm
1790, sớm hơn 100 năm so với "Tín, Đạt, Nhã" của Nghiêm Phục.
Ba
nguyên tắc dịch của Tytler như sau: Nguyên tắc thứ nhất là: Một bản dịch nên
đưa ra một bản sao đầy đủ của các ý tưởng của tác phẩm gốc. Nguyên tắc thứ hai
là: Các phong cách và cách viết trong một bản dịch nên giống phong cách và cách
viết với bản gốc. Nguyên tắc thứ ba là: Một bản dịch nên có tất cả sự thanh thoát
của tác phẩm gốc. Tytler chỉ ra rằng thứ tự của ba nguyên tắc này được
sắp xếp theo mức độ quan trọng. Điều có nghĩa là nguyên tắc đầu tiên là quan
trọng nhất và khi chúng ta không thể đạt cả ba nguyên tắc thì nguyên tắc thứ ba
sẽ được bỏ qua trước tiên.
1. Nguyên
tắc đầu tiên là:
Một bản dịch nên đưa ra một bản sao đầy đủ của các ý tưởng của tác phẩm gốc
Nguyên tắc đầu tiên chỉ ra rằng người dịch phải thông thạo ngôn ngữ của tác
phẩm gốc và quen thuộc với các chủ đề mà tác phẩm gốc được mô tả. Tuy nhiên,
trong mọi ngôn ngữ luôn luôn tồn tại một số từ mà hầu như không thể tìm thấy
những từ tương ứng chính xác trong các ngôn ngữ khác, do đó khó có thể tái hiện
chính xác những ý tưởng của tác phẩm gốc.
Khi
phải đối mặt với một điều gì đó không rõ ràng hoặc không xác định trong văn bản
gốc, người dịch nên có chính kiến của mình khi thực hiện dịch phẩm bằng cách
chọn những ý nghĩa đáp ứng tốt nhất các vấn đề của toàn bộ văn bản hoặc có
phương pháp phù hợp với tác giả gốc khi thể hiện ý tưởng của mình. Điều đó nói
rằng, các dịch giả nên cố gắng hết sức mình để làm cho những điều không rõ ràng
trong bản gốc được rõ ràng trong bản dịch, thay vì để cho nó vẫn không rõ ràng
như cũ. Vì vậy, theo ý kiến của Tytler, để làm cho bản dịch rõ ràng hơn, ngắn
gọn hơn và mạnh mẽ hơn, dịch giả có quyền thêm bớt chút ít so với tác phẩm gốc.
Nhưng họ nên sử dụng quyền này một cách cực kỳ cẩn thận. Những điều bị bỏ phải
là không quan trọng, và những điều bổ sung phải liên kết chặt chẽ với các ý
tưởng của tác phẩm gốc và nâng cao ý tưởng này lên.
2. Nguyên
tắc thứ hai là:
Các phong cách và cách viết trong một bản dịch nên giống phong cách và cách
viết với bản gốc. Nguyên tắc này khó đạt hơn nguyên tắc thứ nhất. Để làm chủ và
bắt chước đúng phong cách của tác phẩm gốc là khó hơn so với chỉ để hiểu biết
những ý tưởng và nội dung của tác phẩm gốc. Theo nguyên tắc này, một dịch giả
giỏi nên có khả năng tạo ra phong cách vượt khỏi tác phẩm gốc: đúng đắn, dễ
hiểu, sinh động, cường điệu, hoặc làm xúc động con tim.
Nếu
khả năng này bị thiếu, khi đó các bản dịch sẽ làm tác phẩm gốc bị méo mó ít
nhiều, ngay cả những dịch giả khá quen thuộc với tác phẩm gốc. Vì vậy, chúng ta
nên coi phong cách của tác phẩm gốc như một sự thống nhất tích hợp, để hiểu rõ
và nắm bắt nó từ mạch văn, khi đó dịch nó một cách khéo léo. Và nếu cần thiết,
phải hy sinh vài phần phụ để giữ toàn bộ phong cách và mục đích ban đầu của tác
phẩm gốc.
3. Nguyên
tắc thứ ba là:
Một bản dịch nên có tất cả sự thanh thoát trong tác phẩm gốc.
Tytler
đã mô tả dịch thuật với một ẩn dụ về việc chép tranh. Ông nói: “Ngay cả những
họa sĩ giỏi nhất cũng không thể hoàn thành bản sao của một bức tranh với tất cả
sự thanh thoát và linh hồn của bản gốc.” Chỉ có họa sĩ mới có thể sử dụng cùng
một màu sắc, phong cách và phong cách vẽ riêng để sao chép bản gốc. “Nhưng nhiệm
vụ của người dịch khác với người chép tranh: anh ta sử dụng không phải là màu
sắc tương tự với bản gốc, nhưng đòi hỏi bức tranh của anh ta phải có cùng một ý
nghĩa và hiệu quả với bản gốc. Anh ta không được phép rập khuôn nét vẽ của bản
gốc, nhưng đòi hỏi những nét vẽ của mình phải tạo ra được một bức tranh giống
bản gốc một cách hoàn hảo.
Trên
thực tế, Tytler đã giải thích khá rõ ràng trong các lời ở trên: Để đạt được sự
lưu loát của bản dịch đòi hỏi người dịch dùng từ ngữ của chính mình để thể hiện
linh hồn của bản gốc. Và lời của chính người dịch là gì? Dĩ nhiên là những lời
của "ngôn ngữ đích". Vì vậy, ý nghĩa của nguyên tắc thứ ba là: Khi
dịch tác phẩm gốc, các dịch giả nên thực hiện theo cách biểu hiện của ngôn ngữ
đích để thể hiện ý tưởng và linh hồn của bản gốc, vì vậy mà bản dịch có thể dễ
dàng giống như tác phẩm gốc, có nghĩa là để độc giả đọc nó bằng ngôn ngữ đích
một cách tự nhiên và trôi chảy.
Quan hệ giữa hai lý thuyết
Lý
thuyết "Tín, Đạt, Nhã" của Nghiêm Phục chiếm vị trí thống trị trong
lĩnh vực dịch thuật Trung Quốc trong hơn 100 năm. Lý thuyết ba nguyên tắc dịch
thuật của A.F.Tytler được coi là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử của dịch
thuật phương tây, ngoài ra, nó là một lý thuyết mà các học giả dịch thuật
Trung Quốc biết đến sớm nhất, quen thuộc nhất trong các lý thuyết dịch thuật
phương Tây.
A. Những điểm tương đồng
Nhà
ngôn ngữ học, nhà lý thuyết dịch người Mỹ Eugene Nida đã từng nói: “Kinh nghiệm
của con người là rất giống nhau trên toàn thế giới.” Câu này đều có thể áp dụng
cho cả Nghiêm Phục và Tytler. Lý thuyết dịch thuật của họ rất giống nhau.
Có
ba điểm tương đồng giữa lý thuyết dịch của Nghiêm Phục và Tytler. Đầu tiên, cả
hai lý thuyết này đều chỉ ra rằng bản dịch nên thể hiện trung thành các nội
dung và linh hồn của bản gốc. Trong ý nghĩa này, nguyên tắc đầu tiên của Tytler
quen thuộc với "Tín". Điểm giống nhau thứ hai là về sự nhịp nhàng
uyển chuyển. Những người dịch nên chắc chắn rằng bản dịch của họ là tự nhiên và
lưu loát để cho độc giả đọc ngôn ngữ đích. Nói cách khác, mặc dù các nội dung
và linh hồn được tạo ra từ bản gốc, người dịch nên xử lý ngôn ngữ riêng của
mình thật tốt để làm cho người đọc không khó để hiểu được ý nghĩa của bản dịch
của họ. Từ quan điểm này, nguyên tắc thứ ba Tytler là rất gần với tiêu chuẩn
“Đạt”. Thứ ba là lý thuyết dịch của cả hai ông đều đến từ những kinh nghiệm
dịch thuật. "Tín, Đạt, Nhã" là do Nghiêm Phục rút ra từ kinh nghiệm
của ông qua dịch bản Tiến hóa và Đạo đức của Thomas Huxley. Còn trong Tiểu
luận về các nguyên tắc dịch thuật, Tyter đã đưa ra rất nhiều ví dụ để minh họa
cho lý thuyết dịch thuật của mình.
B. Sự khác biệt
1. Sự
khác biệt về nền tảng văn hóa:
Nguồn
gốc của ý tưởng "Tín, Đạt, Nhã" có thể được quay lại hơn 1.700 năm
trước. Trong thời Tam Quốc, dịch giả dịch thuyết Phật giáo Trung Quốc đã dùng
những lời "Tín, Đạt, Nhã" trong lời nói đầu của tác phẩm dịch của
mình. Lý thuyết của Nghiêm Phục về "Tín, Đạt, Nhã" chỉ có ba đặc
trưng, súc tích và tiềm ẩn, và để lại cho chúng ta một khoảng vô hạn để hiểu,
để suy luận và mở rộng. Để hiểu "Tín, Đat, Nhã" tốt, trong tâm trí
chúng ta cần sắp đặt có hệ thống và kết nối các tư tưởng truyền thống của Trung
Quốc.
Có
thể thấy được, Tytler đã bị ảnh hưởng bởi tư tưởng truyền thống phương Tây.
Ngay từ thời Aristotle, nhà triết học phương Tây đã nhấn mạnh rằng ý
nghĩa của triết học nói dối trong việc thỏa mãn sự quan tâm của con người về
suy đoán thay vì giá trị thực tế của chinh phục thiên nhiên. Điều này nói lên
hệ thống học thuật phương Tây được thành lập với mục đích của nhận thức và sự
theo đuổi của khoa học. Vì vậy, lý thuyết dịch thuật phương Tây tập trung vào
phân tích cẩn thận và trừu tượng hợp lý. Họ chú ý đến các nguyên tắc tổ chức
trong việc thể hiện nội dung một cách rõ ràng. Do đó, ba nguyên tắc dịch của
Tytler không giống như "Tín, Đạt, Nhã", có một phân cấp rõ ràng, từ
sự trung thành với các nội dung của bản gốc, sau đó đến phong cách, cuối cùng
đến độ nhuần nhuyễn hơn và sâu hơn.
2. Sự
khác biệt về nội dung:
Về
nguyên tắc thứ hai Tytler, ông chỉ ra các bản dịch phải có cùng một phong cách
và cách viết với tác phẩm gốc. Nhưng trong "Tín, Đạt, Nhã", các tiêu
chuẩn của “Đạt” thể hiện rằng người dịch nên dùng những từ ngữ chính xác và quy
chuẩn trong bản dịch của mình, và chắc chắn rằng bản dịch của mình có thể chấp
nhận được và dễ hiểu cho người đọc. Vì vậy, Nghiêm Phục không đòi hỏi sự tương
đồng về phong cách và bút pháp giữa bản dịch và bản gốc.
Nguyên
tắc thứ ba của Tytler rất gần với tiêu chuẩn “Đạt” của Nghiêm Phục, cả hai đều
đòi hỏi sự mượt mà của bản dịch. Nhưng theo ý kiến của Tytler, để đạt được sự
thống nhất về nội dung và phong cách, bút pháp giữa bản dịch và nguyên bản,
nguyên tắc thứ ba có thể được hy sinh. Ngược lại, Nghiêm Phục cho rằng
"một bản dịch trung thực mà không biểu cảm là không phải bản dịch hoàn
hảo". Và “Tín, Đạt, Nhã” không thể tách rời nhau, chúng phải bổ sung cho
nhau.
V. Kết luận
Dịch
thuật là một công việc phức tạp. "Tín, Đạt, Nhã" của Nghiêm Phục và
"Ba nguyên tắc dịch thuật" của Tytler là các đỉnh cao trong lĩnh vực
dịch thuật của họ. Từ việc so sánh, ta nhận ra rằng bản lý thuyết dịch thuật
của Trung Quốc và lý thuyết dịch thuật phương Tây được thông tin và bổ sung cho
nhau. Chúng ta không chỉ tìm kiếm sự khác biệt giữa các điểm tương đồng mà còn
tiềm kiếm sự tương đồng giữa những khác biệt, giúp ích cho việc nghiên cứu, kế
thừa và phát triển những ưu điểm của lý thuyết dịch đã có, nâng cao trình độ
dịch thuật của chúng ta trong tương lai.
Lược dịch từ nguồn Lunwen365.com
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hà Nội ngày 04/03/2016
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
___________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét