Chân Diện Mục: Tinh thần dân tộc và tinh thần Xô-vanh
Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015
Trên
thế giới này có lẽ không có dân tộc nào mà không có tinh thần xô-vanh. Ở Tây
Nguyên Việt Nam có trường ca Đăm San cho ta thầy Bộ Lạc này rất hãnh diện mình có
nguồn gốc linh thiêng! Coi khinh các bộ tộc chung quanh, muốn đánh bộ tộc nào
thì đánh! Việt Nam bị ăn hiếp trường kỳ bởi các triều đại khác, các nướn lớn.
Ấy thế mà thời Đông Kinh Nghĩa Thục, ta vẫn được đọc những câu ca:
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Chân Diện Mục
Họ tên thật Phạm Huy Viên
Ông sinh năm 1936 tại Nam Định, di cư vào Nam năm 1954
Học Đại Học Sư Phạm Sài Gòn khóa 1957-1960, ban Việt Hán
Dạy học tại Rạch Giá, Đà Lạt, Cần Thơ.
Nghỉ dạy năm 1978. Làm đủ thứ nghề: làm rẫy, đi buôn....
Cuối cùng viết văn thơ tại nhà nhưng không in hay đăng báo.
Email: chandienmuc36@yahoo.com.vn
_____
TINH THẦN DÂN TỘC và
TINH THẦN XÔ-VANH
Trên
thế giới này có lẽ không có dân tộc nào mà không có tinh thần xô-vanh.
Ở
Tây Nguyên Việt Nam có trường ca Đăm San cho ta thầy Bộ Lạc này rất hãnh diện
mình có nguồn gốc linh thiêng! Coi khinh các bộ tộc chung quanh, muốn đánh bộ
tộc nào thì đánh!
Việt
Nam bị ăn hiếp trường kỳ bởi các triều đại khác, các nướn lớn. Ấy thế mà thời
Đông Kinh Nghĩa Thục, ta vẫn được đọc những câu ca:
Giống vàng giống trắng tinh anh
Giống đen, giống đỏ, giống xanh ngu
hèn(!)
Hồi
đó mấy người đọc lấy làm thích thú lắm (Ta vẫn còn văn minh, ưu việt hơn mấy
nước Phi Châu chán!). Riêng tôi, tôi thấy đa số người ta có tinh thần xô vanh
một cách phi lí, hợm hĩnh, láo khoét!
Người
da trắng nói họ văn minh từ hơn 2000 năm trước. Cái này… tôi nghĩ… cần phải xét
lại! Thời cổ lỗ sĩ đó mà họ có thể đứng trên đỉnh núi, dùng cái kính lúp
(dân gian gọi kính hiển vi) lấy sức nóng từ ánh sáng mặt trời đốt cháy hàng
trăm thuyền địch sao!!! Ấn Độ từ 10.000 ngàn năm trước có thể dựng cái
cột cao mười mét bằng một thứ sắt không gỉ(?) Trung Quốc từ thời nhà Tần
đã có thể đào con kinh thẳng, rộng trăm mét, dài trên 200 km sao???
Chính
vì tinh thần này mà người ta sửa sử… sửa sử… khiến cho bây giờ nó chẳng còn bao
nhiêu sự thật! Ôi cái ông Quách Mạt Nhược có nói: Cố sự (Lịch Sử) chỉ đúng được
1% mà thôi.
Ở
Việt Nam từ khi có sử cho tới thế kỷ 21 này, tôi chỉ thấy có ông Tạ Chí Đại
Trường dám viết lịch sử theo sự thật. (Các nhà khảo cứu Hà nội đã từng phản bác
lẫn nhau: Nhiều người viết sử không như là nó có mà như là mình muốn)
Các
sử gia Âu Mỹ khi nói về Nga thì phán rằng: Người Nga mà viết sử thì thật là
Thảm Họa! (Một thí dụ tức cười là ngày 6-8 Nhật ăn trái bom nguyên tử thứ nhất,
ngày 8-8 ăn trái thứ hai. Ngày 8-8 Nga tuyên chiến với Nhât. Tuyên chiến nhưng
đã trực thăng vận quân sĩ tới… Harbin ngay đâu! Khi Nga tiến sâu vào Mãn Châu thì
quân Nhật đã bó giáp rồi! (15-8 Nhật Hoàng đầu hàng). Ấy thế mà người Nga viết
họ đã đánh tan đạo quân Quan Đông, đạo quân tinh nhuệ nhất của Nhật(!)
Cái
chiến thuật Biển Người là chiến thuật của một dân tộc văn minh, ưu việt, giầu
lòng yêu nước chăng? Mà hình như người sử dụng chiến thuật này đầu tiên là Tưởng
giới Thạch chứ không phải Mao Trạch Đông!. Tưởng đem một số quân gấp nhiều lần
quân Nhật quyết đánh đồn ở Đài Nhi Trang, một thị trấn nhỏ ở Sơn Đông) Dĩ nhiên
là Tưởng thắng, chiếm được! Nhưng tôi e rằng quân Tưởng chết gấp mười, gấp trăm
lần quân Nhật. Nhưng Tưởng cho đăng báo ở Nam Kinh rầm rộ về chiến thắng Đài
Nhi Trang! Phải thế chứ, một dân tộc 6000 năm văn minh lẽ nào thua những tên rợ
Đông Di mới lập quốc sau này!
Để
bành trướng đế quốc, phủ dụ Tứ Di, cái ông ba Tầu này đã khoa trương quá mức!
Chết chóc, đói khổ, bệnh tật nói chiến thắng vẻ vang! Đi gần thôi, nói là đi xa.
Tôi
mắc cười khi nghe đế quốc Hán đã tới bắc Việt Nam (sau này), đã tới Vân Nam,
tận phía Nam gần biên giới Miến Điện! Thử mở Hán Thư ra coi: Chế độ gọi lính “một
năm một người phải đi lính ba ngày”. Người lính đi bộ tới Vân Nam mất một năm,
ở đó làm việc quân ba ngày, rồi đi bộ trở về quê mất một Năm! Người ta thấy cực
kỳ vô lí!!! mới phang đại một khúc sử là: một trăm người bị gọi, hùn
tiền mướn một người đi lính thế, người đó sẽ ở Vân Nam một năm đủ điểm cho
một trăm người kia (như vậy người vợ lính đó ở nhà sẽ lĩnh một mớ tiền bộn, ăn
tiêu mệt nghỉ!!!. Tôi đọc đến đó cười đến đau bụng, mà sao người ta vẫn
viết, vẫn đọc thản nhiên như chuyện bình thường!)
Đi
đánh xa thì vận chuyển lương thực như thế nào? Tôi đọc bản tâu của một
viên quan thời Minh can vua đừng đánh An Nam. Tới mục vận tải lương thực thì
tôi giựt mình: Phải huy động bò và xe bò như thế nào! Huy động bao nhiêu
cái sọt (hồi đó người ta bê vác từng sọt chứ chưa phát minh quang gánh). Dưới
thời Minh mà còn thế, thì thời Hán người ta mần ăn ra làm sao???. Có nhiều
người viết như là vua ban chiếu chỉ và phát lệnh phù cho các quan ở xa
bằng những tờ giấy có đóng ấn triện. Ôi! Lệnh phù là một khúc tre vua sai chặt
vát làm 2 khúc rồi đưa cho quan một khúc trước khi lên đường. Sau này có lệnh
mới thì vua sai một người cầm một nửa ở nhà đi. Tới nơi, vị quan đem ra thấy
khởp thì theo lệnh miệng của người đem tới! vì thế mới nói “Chặt Phù “, “Khớp
Phù“
Người
ta mở đồn điền ở những nơi xa xôi cũng là chuyện mắc cười, như đồn điền ở Tây
Vực! Tôi mở tài liệu khí tượng ở vùng này ra coi thì lượng mưa từ 50 tới 200
mm mỗi năm. Mưa thế thì chăn nuôi còn khó khăn nói chi tới trồng
tỉa!!!. Tôi rà lại tên mấy ông làm đồn điền hoặc đi sứ Tây Vực thì đều có
tên là: Khiên, Đằng, Dũng… nghĩa là vượt qua, nhẩy vọt qua… nghĩa là mấy ông
qua khe bằng cách chống con sào nhẩy qua, đu giây qua, cỡi cây chuối qua!!!
Tôi
đã đọc kỹ sơ yếu lí lịch của tên Mã Viện. Làm sao trong vòng một năm hắn có thể
đánh Giao Châu, tới tận Thanh Hóa, trở về báo cáo thành tích, rồi qua đánh đất
Thục (Tứ Xuyên), trở về báo cáo thành tích, rồi lên phương Bắc đánh rợ Hồ.
Những trận đánh Cao Câu Ly, Tân La (Triều Tiên) dưới thời Tùy khiến cho
quân lính dầm mình dưới nước quanh năm, dòi bọ đầy người, đói rét, chết hàng
triệu người mà cứ ghi là mình thắng!!!
Thật
là tức cười khi sử viết nhà Ngô ở Kim Lăng và nhà Đường ở Trường An đã được
thưởng thức chuối tươi, trái vải tươi từ Giao Châu triều cống!!! (Viết thế
cũng như ở Việt Nam người ta viết Nguyễn Huệ sai đem cành đào từ Thăng Long về
Huế cho Ngọc Hân! Không hiểu người ta vận chuyển bằng trực thăng hay xe lửa!!!
Sao người ta ngu lâu thế nhỉ! Thế kỷ 21 này vẫn còn sách báo nói chuyện cành
đào! Người ta phi ngựa trạm hộc tốc hết mấy ngày! Người ta cắm cành đào vào một
cái bình lớn, cho vào một viên thuốc tươi lâu, chung quanh bó lá chuối hay bao
ni lông để tránh nắng gió!!!. Có lẽ người ta ngu lâu như thế nên được phong nhà
văn ưu tú chăng?
Nói
đi nói lại tôi vẫn thích nói chuyện về cái đất nước vĩ đại 6000năm văn minh.
Người
Tầu cứ nói mãi chuyện họ phát minh ra vải, lụa. Xin thưa rằng các rợ phương Nam
lấy vỏ cây sui đập dập ra cho mềm rồi bện ra để che cái rất cần che như các ca
sĩ thời nay ấy, còn người tầu mặc “áo“ cừu tức ăn thịt cừu, thịt dê thì
lột da để cả lông rồi buộc rồi treo vào người (hồi xửa hồi xưa khi chưa có sà
bông, thuốc tẩy, cách hấp thì e rằng “áo“ da dê da cừu sẽ bẩn và không đẹp
bằng vỏ sui! Chính người Việt dạy người Tầu mặc quần áo bằng Bố. Tất cả
các chữ Nho ghi các loại vải của Tầu đều có bộ Bố bên trái!!!. Tầu nói ta
phải cống Cát Bá (Khiến mấy ông Việt ngớ ngẩn nói vải cát bá Việt Nam dệt bằng
thứ bông Cát Bá rất mịn, rất đẹp!) Chúa ơi! Cát Bá chính là Cổ Bối, Cát Bố, Bố
đấy! Nó là một loại đay, gai đấy!. Người miền Nam ngày nay còn gọi đay, gai là
Bố và cái bao dệt thô sơ để đựng đồ còn gọi là bao bố. Người Pháp khi mới tới
đã cho trồng quanh Sài gòn 4000 hecta đay gai để dệt vải. còn cái bông dệt vải
đẹp ở VN sau này được gọi là bông Hoa Kỳ. Chính những người rợ Tây Nam đã dạy
cho người Tầu biết đến Bông. Tôi đọc sách Phật thấy nói đẹp như tơ trời Đâu La
Miên thuở trước, tưởng là gì ghê gớm lắm, ai ngờ Đâu La Miên là cây Bông Gòn!
(Trời trong xanh, sợi bông gòn bay đầy trời cũng thơ mộng lắm chớ bộ!) .
Miên mới là bông! Còn tra tự điển thấy dịch Nhứ là Bông, thực ra nhứ là sợi bông, những sợi nhỏ giống như sợi bông:
Miên mới là bông! Còn tra tự điển thấy dịch Nhứ là Bông, thực ra nhứ là sợi bông, những sợi nhỏ giống như sợi bông:
Liễu nhừ nghinh nhân vũ đảo điên
(là của
cây ti liễu múa trước gió đón khách thơ)
cũng
giống như Xuân Diệu viết: Những luồng run rẩy rung rinh gió! Tóm lại là
cái ông Tầu học Bố và Miên ở các rợ Tây Nam.
Sao
các cụ lại đi ca tụng Tầu:
Muốn ăn đậu phụ tương Tầu
Mài dao đánh kéo gọt đầu đi tu
Các
quan Tầu hay sứ Tầu khi đi tới miền rợ Tây Nam được đãi ăn món Củ Tướng hay Câu
Tương mà họ nói là tuyệt vời!. Các nhà khảo cứu khi gặp từ này cũng… Nô biết!!!
Đâu ai biết rằng nó chính là Tương! vì hồi đó các rợ Tây Nam chúng ta còn nói
song âm hay âm song tiết! Các cố đạo Tây phương khi tới VN còn nghe nói Mlí,
Mlẽ (lí lẽ) và “Ta cầu có ũ (cùng) đức chúa Blời (Trời) cho ta được só ũ
(sống) lâu. Cái chai nước tương bây giờ gọi là xì dầu (si yếu) hay đề chữ
là tương vị du phải chăng là dầu có mùi vị tương! Rau muống luộc mà chấm cái
thứ nước này thì… chán ngắt, sao bằng chấm cái tương mà người miền Nam kêu là
tương Bắc (tức tương Bắc Kỳ)
Ngày
nay mà còn có người Tầu làm món cá nói rằng do đầu bếp của Tần Thuỷ Hoàng bí
truyền lại! Ôi! Tần Thuỷ Hoàng mà biết ăn cá sao? Có mà ăn thịt người thì có!
Sao
họ cứ lải nhải mãi chuyện họ phát minh ra kim chỉ Nam, La bàn nhỉ?. Kim chỉ Nam
của họ chỉ bậy đến nỗi dắt họ đi qua (đi bộ) nuớc Phù Nam, nuớc Lâm ấp để tới
Việt Nam!!! Mãi đến cuối thời Minh mà thuyền bè của họ đã nên cơm nên cháo
gì đâu! Họ không đánh nổi giặc biển nên đã có một thời gian dài bắt dân chúng
ven biển phải dời vô trong 30 dặm! Đầu đời Thanh kỹ thuật hải hành của họ đã ra
cái ôn dịch gì đâu! Con cháu Trịnh Thành Công không phục nhà Thanh đã trôi dạt
về phương Nam làm cướp biển! Mấy ông giặc Tầu Ô này chơi không lại người Bồ Đào
Nha nên phải tấp vào bờ làm rẫy và buôn bàn nhỏ ven biển, cửa sông.
Cơn
cớ gì mà họ nói mấy ngàn năm trước họ đã phát minh ra những máy Toàn Cơ và Ngọc
Hành để… đo trăng sao!!! Nói vậy mà không biết mắc cỡ sao? Toàn cơ thì tôi
chẳng cần biết nó là cái gì? Nhưng Ngọc Hành há chẳng là dương vật sao? Theo
thuyết âm dương ngũ hành… thì Toàn Cơ Ngọc Hành chính là Âm Dương vật, người ta
lấy mô hình hai cái này lồng vào nhau để âm dương hoà hợp, mùa màng tươi tốt
(!?). Ở Bắc Ninh và Vĩnh Phúc ngày nay vẫn còn những lễ hội kiểu đó ! Một người
hát: Cái nạo thế sừ là cái sự thế nào. Người kia cầm hai vật đâm vào nhau và
hát: Cái nạy thế sừ là cái sự thế này!. Hoặc ở Lễ hội khác người ta vừa
đâm vừa hát: “linh tinh tinh tình phọc!“
Tôi
chẳng tin cái ngũ hành: Kim mộc, thuỷ hỏa của văn hóa xưa. Thí dụ coi tuổi
một đôi Nam Nũ muốn kết hôn. 12 con giáp thuộc mạng gì? Các cụ đặt ra ba câu
thất ngôn cho dễ nhớ:
Tí ngọ ngân đăng giá bích câu
Tuất thìn yên mãn tự chung lâu
Dần thân hán địa siêu sài thấp
Tôi
thấy ba câu đó cũng hay hay nên tặng luôn các cụ một câu cho đủ bài thất ngôn
tứ tuyệt:
Chớ tính lăng nhăng kẻo vỡ đầu
Tôi
chẳng cần biết tuổi tôi mạng thuỷ hay hoả… cũng chẳng cần biết có tiền hung hậu
cát gì không? Có lẽ tuổi tôi tiền hun hậu hít nên vợ chồng tôi đã sống hạnh
phúc tới già. Cái ngũ hành trong y học cũng chẳng đáng tin. Năm mầu sắc cũng
ngũ hành, năm mùi vị cũng ngũ hành. Ngũ tạng con người cũng ngũ hành!!!
Mầu đỏ, vàng… chữa bệnh gì? vị cay, đắng chữa bệnh gì?
Người ta nói Hoàng Đế, Kỳ Bá, Thần Nông phát minh ra cách chữa bệnh, tìm
ra các vị thuốc… Láo khoét cả!!! Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc. Có
thuyết giải là năm thứ lúa: Nếp, tẻ, kê, đậu, mè… có tới năm, bẩy cách giải ngũ
cốc! Tôi theo thuyết: Hành, tỏi, hẹ, tiêu, ớt vì ông Thần Nông ăn vào thấy
bớt đau bụng sau khi ăn thịt sống quá nhiều!!! Vâng, thưa quí vị, tra tự
điển thì thấy Cốc có nghĩa là MỌC chứ chắng có nghĩa là quả hay hạt gì cả! Ông
Thần Nông đã chỉ cho người ta bứt hay nhổ những cây mọc hoang để ăn! Một
vị tổ sư nghề y trước ông Hoa Đà là ngài Biển Thước! Biển Thước còn có tên là
Tần Việt Nhân, nghĩa là người Tần hay Việt chứ không phải người hoa hạ. Tần
chữ Nho có nghĩa là trồng tỉa. Người Tần biết trồng tỉa trong khi người Hoa còn
hái lượm. Trong Kinh Thi (một thứ như ca dao ở VN), bài thơ Thất Nguyệt có
nói: Tháng nào ăn nho, tháng nào ăn sơn tra… Tôi nhấn mạnh là ĂN chứ
không phải TRỒNG!!! Còn Châm cứu là người ta lấy hòn đá nhọn đâm vào chỗ
mưng mủ cho toé mủ ra, thế là hết đau!
Trong
Bản Thảo liệt kê các vị thuốc tôi thấy nhiều tên dài dòng đền bốn, năm,
sáu từ chẳng có nghĩa gì cả (người ta ghi là: Cổ Tịch Biệt Danh) đó là tên mà
các tộc người nói tiếng đa âm đặt!
Cụ
Lỗ Tấn, một văn hào Đại Tổ Trảng đã từng chê Cương mục bản thảo của Lí thời
Trân (một danh y lớn tổ bố) là chẳng hay ho gì! Ôi nhiều vị thuốc của
ông Tầu thật là quái đản trên mọi sụ quái đản!!!. Cứt chó cũng thuốc. Cứt chuột
cũng thuốc. Kinh nguyệt con khỉ (hầu kinh) cũng là thuốc khiến người ta sợ hãi!!!
Nhân trung bạch là chất muối trắng đọng lại ở dáy lu nước đái, người ta nậy lên
làm thuốc! Nhân trung hoàng được người ta bào chế bằng cách lấy cam thảo gọt làm
nút để nút lên cái lọ không, rồi thả vào hố xí, một thời gian sẽ cho ta một thứ
nước mầu vàng dùng làm thuốc!!! Hãi chưa!!! Ôi y học của một dân tộc có
6000 năm văn minh rực rỡ(!)
Trời ạ, người ta nói dân tộc Trung Hoa rất là minh triết, thấy đời có
100 năm quá ngắn Buồn mà chi!, nên Trang Tử có cách chơi rất phóng khoáng, đạt
đạo(!) Vợ chết không khóc mà gõ chậu… chơi! Người ta há khộng biết rằng
xưa chẳng có dân tộc nào biết khóc, biết thương. Vợ chết thì Trang Tử và những
người bộ tộc gõ chậu, gõ chĩnh, nhẩy múa xung quanh xác để gửi gấm linh hồn
người chết cho quỷ thấn!
Người
ta nói người xưa biết cách hưởng thụ 100 năm ngắn ngủi, chơi ngày chưa đã, đốt
đuốc chơi đêm (cổ nhân bỉnh chúc!) Thế thì người ta lại không biết “cổ
nhân“ sau khi săn thú về, đốt lửa nhẩy múa chung quanh con vật đang bị thui để…
chơi!!!
Ha!
Ha! Ha!
Cái
đất nước có 6000 năm văn minh rực rỡ này khiến tôi tò mò muốn tìm hiểu rồi viết
bậy mấy trang để các bạn đọc chơi cho vui!
Ồ!
vui quá xá là vui!
He
He He!!!
!9-12-2015
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Cần Thơ ngày 30/12/2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét