Tự điển dân gian – Chân Diện Mục biên khảo
Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015
Một vị
nghiên cứu địa danh miền Nam. Tới một tên là lạ, thì hỏi người địa phương. Thí
dụ như một cửa sông có tên là Cung Hầu. Tra cứu sách vở thì vô ích thôi, bèn
hỏi người địa phương, té ra nơi đó là Cồn Ngao. Cồn Ngao, các cụ viết sách bằng
chữ nho bèn ghi là Cung Hầu! Nhà nghiên cứu bèn gọi cách giải thích dân gian đó
là Tự Điển Dân Gian.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Chân Diện Mục
Họ tên thật Phạm Huy Viên
Ông sinh năm 1936 tại Nam Định, di cư vào Nam năm 1954
Học Đại Học Sư Phạm Sài Gòn khóa 1957-1960, ban Việt Hán
Dạy học tại Rạch Giá, Đà Lạt, Cần Thơ.
Nghỉ dạy năm 1978. Làm đủ thứ nghề: làm rẫy, đi buôn....
Cuối cùng viết văn thơ tại nhà nhưng không in hay đăng báo.
Email: chandienmuc36@yahoo.com.vn
_____
TỰ ĐIỂN DÂN GIAN
Một
vị nghiên cứu địa danh miền Nam. Tới một tên là lạ, thì hỏi người địa phương.
Thí dụ như một cửa sông có tên là Cung Hầu. Tra cứu sách vở thì vô ích thôi,
bèn hỏi người địa phương, té ra nơi đó là Cồn Ngao. Cồn Ngao, các cụ viết sách
bằng chữ nho bèn ghi là Cung Hầu! Nhà nghiên cứu bèn gọi cách giải thích dân
gian đó là Tự Điển Dân Gian.
Dĩ
nhiên có những địa điểm mà dân gian cũng như trí thức đều mít đặc như các địa
danh xóm Cù Bà Cây Mít ở Bình Định và Lá Hanh Chắt đốt ở Sóc Trang! Gặp những
trường hợp đó thì người ta đành chào thua thôi,
Tôi
thấy tìm hiểu đề tài này cũng thú vị lắm. Tôi xin kể hầu quí vị từ Bắc vô Nam.
Bắt
đầu từ địa danh Hòn Gay tôi khoái chí tử! Hầu hết các cách giải thích đều không
dược người ta thỏa mãn! Tôi đi tìm mấy ông Tây tới thám hiểm đầu tiên. Tôi nắm
đầu cái ông Tây đầu tiên ghi tên nơi này. À! Thì ra Kon gai: Viết chữ K chứ
không phải chữ H, viết I hai chấm đầu chứ không viết y. Thú vị quá! Mấy ông sau
này viết H và y. Cái ông Tây đầu tiên thấy cái hang đẹp quá!!! bèn chỉ
hỏi người địa phương. Trả lời: Con Gái! ngày nay vẫn còn hang con gái đó! Quí
vị nào không phục thì cứ việc đi tìm ngữ nghĩa của Hòn Gay, Hòn Gai, Hồng Gai.
Địa
danh thứ hai mà tôi giới thiệu ở tuốt phía Hà Giang. Một cái đèo tên là đèo Le,
dân gian giải nghĩa là đèo cao quá, leo đến nơi thì mệt le lưỡi! Nhưng thực ra
mấy ông Tây khoái trời trong gió mát nơi đây nên đặt tên là Belle air, rồi
người dân gọi tắt là đèo Le!
Một
con sông chảy từ Tuyên Quang qua Vĩnh Yên đổ vào sông Hồng có tên là Phó Đáy .
Tôi nghĩ không thể có sông Đáy ở phía nam rồi sông này là Phó Đáy! Hai con sông
nàychẳng dính dáng gì tới nhau. Tôi nghĩ Phó Đáy là Pơ Đai, là lúa theo tiếng
Thái. Sông Phó Đáy, Đáy và Đuống đều là vết tích xa xưa của Thái, Mường.
Cái Địa danh Cổ Bi ở vùng Gia Lâm, Bắc Ninh, nơi tràn ngập vết tích của bộ lạc
Trâu, Tlâu, Dâu … Tôi nghĩ Cổ Bi chính là Cà Bây, là con Trâu!
Các
cửa sông có tên là Hàn, cờn, Càn, Thái Khang, Thái Cần, Sa gân, Sài Côn, Sài Quang,
Thầy Quơn rải rác từ Móng Cái tới Cà Mau, tôi nghĩ đừng tìm ông thầy nào tên
Quang, tên Quơn cho mất công!
Từ
Ninh Bình cho tới Quảng Bình có những tên Lòn, luồn, Ròn… không phải là cái
hang phải đi luồn mãi trong đó. Người miền Thanh Hóa không phát âm là lòn mà
phát âm rõ ràng là cái… Yoni! Còn cái ông Quảng Bình thì Ròn, Ròn Mạ …! phải
chăng tượng trưng cho bà mẹ Vĩ Đại!!!
Những tên Thầy, Sài, Sãi … tôi nghĩ chỉ là một (núi Thầy là núi Sài Sơn).
Một số học giả Âu Mỹ nói rằng từ Việt Nam tới Đông Nam Á, xưa có thịnh hành
những Phật Phái Sãi, Vãi… Những ông Sư này quyền kiêm thế tục như các sư Miên
sau này! Tôi thấy rằng ngay tại Bắc Việt xưa các sãi cũng ăn thịt và lấy vợ, và
các chợ thời đó ở ngay trước cửa chùa. Cái cợ Viềng đông đúc và vui… nhộn (!)
là một ví dụ:
Em là con gái kẻ Từ
Có chồng bỏ của theo Sư chùa
Viềng
Đói ăn thịt chó nấu riềng…
Sãi
và Vãi thời đó cũng như một thứ Phù Thuỷ (Pháp sư: Từ Lộ, Minh Không…(!) có
nhiều phép lạ và mọi người phải nghe theo) Bà Vãi ở Bà Rịa là một ví dụ. Núi
Thị Vãi, sông Thị Vãi chứ không phải Thị Vải . Sách ghi rằng sông Nữ Tăng! Truyền
thuyết nói rằng ông Trịnh có tình nghĩa với bà Vãi (Phải chăng con cháu ông
Trịnh Thiên Tứ sau này viết nên truyện ông Thiên Tứ lấy bà Xuân Tự!)
Giang Tây Quân. Ở Ninh Bình người ta đã thấy những viên gạch khắc: Giang
Tây Quân. Người ta giải thích rằng có đội quân Giang Tây đời Đướng đã ở đó và
nung những viên gạch ấy. Thực ra thì cuối Lê người ta đã lập đền thờ vua Đinh
và không hiểu người ta mua gạch Giang Tây hay ghi đại gạch Giang tây cho oai
(!) nên ghi là Giang Tây chuyên (gạch). Bởi chữ Chuyên và chữa Quân giống nhau
nên có những người thợ làm gạch ghi là Giang Tây Quân (?). Không hiểu sao gần
đó có những viên gạch Giang Tây chuyên, Đại Việt Quốc Quân thành chuyên mà vẫn
còn những học giả giải thích Giang Tây Quân(!!!)
Ở
Quảng Bình có động Phong Nha, tôi nghĩ nó không phải răng của gió hay gió có
răng… Mà nó chính là động Non Nước: Phong = Phnom; Nha = ya,ea!
Ở Huế có địa danh Vĩ Dạ, tôi
nghĩ không phải là đêm vĩ đại hay đêm có đuôi… Mà nó là Vijaya của Chiêm Thành
đấy bởi chung quanh Huế có rất nhiều thành Lồi. Còn phong tục và ngôn ngữ thì
có vết tích rơi rớt của Chàm và Mẫu hệ. Cũng như ở Bình Định có tháp Dương Long,
nó chẳng có nghĩa tiếng Việt hay Hán Tự, nó phải là Yang Plong có tháp ở Bình
Định và Daklak.
Có
những tên nghe lạ tai quá đi chứ: Mũi Ba tăng ghềnh hay Pa tăng ghềnh. Chỉ vì ở
đó có ba làng bắt đầu bàng chữ An nên dân gọi là ba làng An. Người Pháp tới
phiên âm là balangan rồi chử l viết tháu ra chữ t: batangan, rồi sau này người
Việt phiên âm ngược lại là Ba Tăng Găng, Ba Tăng Ghềnh mà tìm hoài chẳng thấy
có ghềnh thác nào cả. Cũng ở giữa miền Trung này có sự phiên âm Việt, Pháp Hoa
lung tung cả: Láng cò hay làng cò biến thành Lăng Cô, Châu mới biến thành
Chu Mãi, Chu Mei, Châu May, Chân Mây. Phường mới biến thành Phương Mai!
Ở
miền Trung cũng như Hà Tiên có vũng Nạy, mũi Nạy. Nạy hay Nay tiếng Miên có
nghĩa là lớn thôi! Sao nỡ phiên âm là mũi Nai rồi Hán hóa là Lộc Trĩ!
Cũng
như tiếng Miên Thom là lớn, nhưng các cụ phiêm âm thom là thơm tho rồi dịch ra
Hán là Hương. Hương Úc chỉ là vũng Lớn thôi! Vũng Thơm ở Sóc Trang, bãi Thơm ở
bắc Phú Quốc chỉ là những vũng Lớn, bãi Lớn của người Miên. Tôi tức cười nhất
là vũng lớn ở nam Phú Yên, chẳng biết có tên Việt hay tên Hán tự gì không?
Nhưng người Pháp thấy vũng lớn thì ghi là Baie Gros rồi bây giờ nó thành vũng
Rô của người Việt chứ chẳng có con cá rô nào cả.
Phú
Yên xưa, họ Nguyễn đặt một chức quan võ, sau này chia tỉnh rồi thì Phú Yên vẫn
cứ là Phú Yên Đạo hoài. Cái Đạo này quản rất nhiều huyện và thuộc của miền núi,
trong đó có cái Bun Ma rất lừng lẫynhưng chịu lệ thuộc. Nhà Nguyễn rất khoái
cái Bun Ma Thuộc này vì cống phẩm quá sung!
Ở
Phú Yên và Phan Thiết có mũi kê gà! Người ta giải thích là khe gà hoặc khu rừng
bên trong có nhiều gà rừng. Đâu có ai biết là Đô Đốc hải quân Kergaradec đã cho
lập ở đó những cái đèn hải đăng. Rồi Kerga … hóa thành Kê Gà (Hai cái mũi này
đều có tên là mũi điện)
Ông
Thiên Hộ Dương (quê ở Bình Định, xứ thập tháp) đánh Pháp ở phía nam Sài gòn,
thua chạy xuống Gò Công (Nơi đây có một cái tháp trắng = Bạch Tháp). Thấy không
thể tiếp tục đánh Pháp được, ông lên thuyền vượt biển chạy về Thập Tháp (Bình
Định có nhiều tháp nên gọi là xứ Thập Tháp), nhưng ông bị chết đuối ở vùng biển
Thần Mẫu (Phan Thiết). Còn cái tháp ở Đồng Tháp Mười (tên sau này, đặt một cách
ngớ ngẩn) là người ta mới phát hiện gần 80 năm sau.
Núi
Bà Đinh ở Tây Ninh, tên xưa của nó là Chưng bà Đêng là vua bà Đêng chứ không có
bà Đinh bà Đen nào tên là Lí thị Thiên Hương.
Một
phụ lưu của sông Sàigòn, sách ghi là rạch Thị Tính. Nhưng dân gian gọi là rạch
bà Toán, bà Táng (mãi tới 1960 mà học sinh của tôi còn nói: Hôm nay có giờ
táng). Cũng có người (theo sách Pháp chăng) gọi là rạch bà Tang!
Ở
Tân An có rạch Châu Phê. Người ta giải thích rằng chúa Nguyễn châu phê cho
Nguyễn cửu Vân nguyên con rạch và ruộng hai bên rạch (nhưng đời Nguyễn mới có
châu phê bằng son đỏ, chứ Chúa Nguyễn chưa có). Thực ra thì đó là đất của một
ông Châu Phê (Chaufée) người miên. Người Pháp nói rằng Chaufée là một chức quan
lớn lơn trưởng Phum, trưởng Sóc, gần bằng chức Ốc Nha
Sông Cổ Chiên: Chẳng biết người ta ghi theo Pháp hay Việt không bỏ dấu
nên nhiều người giải thích là có cái chiêng đồng rất lớn chìm ở đó mà không
chịu đọc sử ghi rành rành là sông Cổ Chiến! Nơi đây người Việt và người Miên
đánh nhau nhiều trận khá lớn. Nhất là cái đồn Thiết Thằng. Đồn Thiết Thằng lập
ở một sóc Miên khá mạnh. Nhưng người ta cứ ngây thơ rằng người Miên giăng xích
sắt ngang sông Tiền (?) để ngăn người Việt. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí ghi
nơi đó là Thiết Ấp
Nhà
lồng, chợ nhà lồng… có lẽ chữ lồng này có từ thời ta ở tây Nguyên, rồi mang
theo vào Nam . Nhà Lồng đây là nhà Rông, nhà Trung Tâm. Nhiều tỉnh và huyện ở
Nam Bộ có chợ Nhà Lồng, không phải chợ nào cũng có cái chóp như lồng chim
đâu!
Rạch Bà Đồ là nơi nhóm của ông Thibado, nhóm bạn chiến đấu của Quản Lịch
sinh tụ không phải bà đồ nho nào đâu! Mà sau này người ta còn vẽ vời Bà Đỏ, Bà
Điều là người yêu của Quản Lịch! Vẽ vời kiểu đó thì thực là quá bôi bác!
Không có chùa Cây Mai trên đời này! Cái chùa bây giờ người ta chỉ bào là
chùa Cây Mai thì tên cúng Mụ của nó là chùa Gò! Chùa Phụng Sơnthì ở tuốt trên
338 Nguyễn công Trứ quậnI. Người ta ra Huế nhớ về Mai lĩnh tức là nhớ về
núi nhiều cây Mai ở Đại Lãnh, Nha Trang. Lãnh làm sao là Gò được hở trời
!!! Người ta vời trông qua Mai Lãnh nhớ về đất Nam Trung , là nhớ về các
tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ! Nhớ Mai Đình là nhớ về Sân Mai, nhớ nhà! Có học
giả giải thích nhớ Mai Đình là nhớ Đình Cây Mai… tức (!) chùa Cây Mai… nhớ Miền
Nam (!)… nhớ Quê hương… yêu nước… vì đã bị Pháp chiếm! Ôi, sao có thể
giải nghĩa Mai Lĩnh, Mai Đình, chùa Cây Mai ở chỗ chùa Gò được hở trời !!! Mấy
ông cai tổng ít học mượn danh Tôi thọ
Tường rồi làm thơ bằng cách… cầu cơ! Nói Tôn thọ Tường vịnh cây mai ở chùa cây
Mai như sau:
Đau
đớn cho mai cách dưới đèo.
Ôi!
Lạy Chúa Ở Chợ Lớn có các đèo nào đâu! Ẹ quá! Sách chữ nho ghi CÂY MAI
TỰ phải chăng là ghi cái chùa ở Chợ Lớn! Nếu chùa cây mai thì chỉ có thể
ghi là Mai Hoa Tự hoặc Mai Thụ Tự. Ghi Cây Mai Tự thì chỉ có thể là Khơ
Me Tự. Tóm lại là chẳng có mai mù u, Thuỷ mai, Bạch mai… nào cả. Một số
học giả trước đây đã xác định cây Bạch Mai ở chùa gò là đem từ Cam puchia về…
khoảng năm 1945. (xin lỗi quí vị, tôi tếu một chút cho đỡ buồn. Người Pháp
tới vùng có gò ở Chợ Lớn. Hỏi: Đây là đâu! người Miên nói: Chey Me. Người Pháp
ghi: Cây Mai)
Cồn
Ngao người ta phiên âm Hán tự là Cung Hầu thì dễ hiểu rồi. Nhưng cái ông cửa
Ban Cung, Băng Cung, Băng Côn thì làm phiền ta quá! May thay, chính ông
Trương Vĩnh Kí cho ta hai chữ Thuỷ Cồn .Mặc dù trong Tiếu Giáo Trình Địa Lí Nam
Kỳ ông viết lung tung… chỗ tên này, chỗ tên kia. Nhưng ta hiểu ra rằng chữ Thuỷ
và chữ Băng giống nhau. còn Cồn biến ra Côn, Công, Cung thì cũng chẳng có chi
là lạ.(Cái cồn ở cửa sông lập lờ trên mặt nước, nhưng nơi này bồi lấp quá
nhanh, cái cồn đó trở thành một xã trên đất liền, hai cửa sông hai bên cồn chỉ
còn một, và cái tên Ban Cung biến mất trên thế gian này (xem thêm Địa Chí Bến
Tre)
Chiêm
Khê. Nguyễn Hiền Điều tử trận ở Chiêm Khê. Các vị chỉ đại giếng cây trâm ở Rạch
Sỏi, Rạch Giá thì sai quá rồi! Khê không thể là giếng được, ông trời ạ! Chiêm
Khê chỉ có nghĩa là Khe Chàm, Rạch Chàm (của người Chàm) mà thôi!
Con
sông Trẹm hay chèm chẹm chỉ có nghĩa là sông Chàm, sông Chăm. Ông Tầu lai oái
uăm gọi là Chăm Phố! Chăm phố là sông của người Chăm thì chỉ nhà nho và ông tầu
lai hiểu được thôi:
Gác mái ngư ông về viễn phố
Nhưng
một ông trí thúc Tây (Tây Gô Loa thứ thứ thiệt chứ không phải tây Lai, Tây ba
rọi đâu) bỏ một thời gian dài tới đó nghiên cứu (có lẽ ông ta còn bị kích thích
bởi cái Nền Công Chúa gần đó). Ông này bèn kết luận đó là một “Thị Trấn Trăm
Đường“. Ông Tây này đúng là đem chuông rè đi đánh xứ người!
Cũng gần sông Trẹm này có con kinh Cán Gáo. Tôi chẳng thấy có nhiều cây
gáo mà cũng chẳng giống cái cán gáo múc nước! Ngẫm nghĩ ra thì đúng là
mấy ông Tầu vào cửa này để ăn sáp ong và lông chim. Cảng Khẩu: mấy ông Tiều và
Minh Hương phát âm là Cán Gáo!!!
Ở
gần núi Ba Thê có cái xã Vọng Thê. Người ta giải thích rằng đi xa mong ngóng về
vợ. Thực ra thì người Pháp đã đóng cái thang bốn chân, chắc, khỏe. Người ta leo
lên cầm cờ phất qua phải qua trái để điều khiển đào kinh cho thẳng, chứ các cụ
không biết đào kinh cho thẳng đâu! Cái thang đó gọi là Thang Trông, chữ nho là
Vọng Thê. Cụ đồ nho nào đó đã lấy tên này làm tên xã. Ở tân An cũng có Thang
Trông (hình như bên kinh Bảo Định) và người ta vẫn dùng chữ đó làm tên, chứ
không đặt lại cho văn hoa!
Hòn
Chông ở Hà Tiên cũng tốn khá nhiều giấy mưc tranh luận. Người nói hòn chông,
người nói hòn chồng. Tôi có chút chữ nho trong bụng nên xác định với quí vị
rằng: Ở Hà Tiên là hòn Chông bởi các cụ viết chữ nho là Kích Sơn, còn ở Nha
Trang là hòn Chồng các cụ viết là Điệp Thạch!
Tôi
xin cùng quí vị xuống cuối Cà Mau, phía vịnh Thái Lan. Nơi có cái địa danh Bay
Hap. Người ta giải thích là trúng mùa thì đựng đầy bảy cái hạp. Nhưng tôi thấy
vịnh Thái Lan cũng nhiều Nghêu không thua gì biển phía Đông, nên nghĩ Bay là
Bãi. Còn con Nghêu thì các nhà nho Bắc Việt đọc là Cáp, nhưng chữ thì viết một
bên trùng, một bên hợp (hạp). Vậy người Tiều hay người Minh Hươntg gọi con
nghêu là con háp hay hạp. Bay Hap đích thị là Bãi Nghêu rồi!
Tự
điển dân gian thì còn nhiều lắm! Nhưng chữ nghĩa lem nhem của tôi có bấy nhiêu.
Chỉ xin quí vị đừng cười!
21-11-2015
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Cần Thơ ngày 24/12/2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét