Ý niệm về Mùa Xuân Di Lặc – Mặc Phương Tử (gửi từ Hải ngoại)
Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015
“Xuân Di Lặc”, Cụm từ trên không biết có tự
bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào
dòng tâm tưởng của tuyệt đại đa số những người đệ tử Phật, và cả những con người
trong nhân gian một khi mưu cầu hạnh phúc, sự bình yên an lành trong cuộc sống
giữa đời thường nầy.
Thông tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác giả Mặc Phương Tử
Tên thường gọi Nguyễn Thanh Tâm
Còn có bút danh Tuệ Như
Địa chỉ: 81b Trần Hưng Đạo, Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
(Trước đây là Hội viên Hội VHNT. Đồng Nai, mới thay đổi địa chỉ.)
Còn có bút danh Tuệ Như
Địa chỉ: 81b Trần Hưng Đạo, Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
(Trước đây là Hội viên Hội VHNT. Đồng Nai, mới thay đổi địa chỉ.)
ĐT: 0902425286.
Email: macphuong52@yahoo.com
_____
Ý NIỆM VỀ MÙA XUÂN DI LẶC
Xuân
Di Lặc,
Cụm
từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay,
thật sự đã đi sâu thẳm vào dòng tâm tưởng của tuyệt đại đa số những người đệ tử
Phật, và cả những con người trong nhân gian một khi mưu cầu hạnh phúc, sự bình
yên an lành trong cuộc sống giữa đời thường nầy.
Điều
mà mọi người chúng ta có thể cảm nhận được rằng: mỗi lúc, mỗi nơi khắp cả hành
tinh địa cầu mà chúng ta đang có mặt, càng chuyên chở nhiều hơn, càng nặng nề
hơn, phức tạp hơn… từ số lượng dâng cao của con người, thì mọi nhu cầu cung ứng
cho sự sống cũng phải được lo toan dàn trải về mọi việc, mọi phía để nhằm phục vụ
cho sự phát triển mật độ ấy.
Thế
nhưng, phải đâu chỉ chừng bấy nhiêu chuyện, qua đó nó còn phát sinh không ít những
nỗi bất an khác, mà đầu nguồn do từ lòng gian tham, ích kỷ “ta và của ta” để rồi
được thua, còn mất, rồi bất mãn, ý tưởng đồng dị, rồi sân giận, phiền muộn, rồi
cạnh tranh đưa đến đấu tranh tàn hại khốc liệt… tạo nhiều nỗi quan tâm cho cả cộng
đồng xã hội con người như ngày hôm nay, phải chăng đó là một diễn biến hiện tượng
tất yếu đã hay sẽ phát sinh? Nhìn chung, mọi việc cũng không ngoài bao thủ đoạn
thế lực, và quyền lợi chính trị, chủ nghĩa, ý thức hệ ttư tưởng, kinh tế kể cả
những manh nha khác biệt hình thức tôn giáo.v.v…
Trong
thế giới bất an, con người bất an, muôn thú bất an, cây cỏ bất an.v.v…, chính
những nỗi bất an ấy, đều được nói lên từ phía con người và do con người. Con
người có khả năng làm nên sự bình yên, an hòa, thịnh vượng, nhưng cũng từ phía
con người lại gây ra không biết bao đổ nát, thảm họa và khổ đau. Điều ấy đã cho
chúng thấy, không phải ngay bây giờ mà cả tự ngàn xưa, rồi dẫn đến tận ngàn
sau. Nếu như nguồn mạch đạo đức chơn thiện không được tuyên thuyết, giáo dục rộng
rãi, tưới tẩm, thắp sáng vào tâm trí con người từ phía đại nguyện Bi- Trí đã thị
hiện vào đời của những bậc Thánh Đức, những bậc đạo sư khả kính.
Do
đó, Giáo lý hay Đạo lý của bậc Thánh luôn được hiện hữu, lại còn siêu vượt và bất
tận đến với thời gian và không gian vô cùng. Từ ý nghĩa ấy, mà hình ảnh Đại bi
Bồ tát Quán Thế Âm, Đại nguyện Bồ tát Địa Tạng Vương, hùng lực Bồ tát Đại Thế
Chí hay Bồ tát A Dật Da Từ thị Di Lặc.v.v… vẫn hằng cao thượng, và giúp người
hướng thượng, luôn được biểu thị sự hiện hóa đại hạnh nguyện vào mọi lúc, mọi
nơi trong thế giới loài người.
Năm
nào, lại không bắt đầu từ tháng 1, tháng nào lại không bắt đầu từ ngày mùng 1,
và ngày nào lại không bắt đầu từ lúc sơ bình minh? Thế nên, sự giao tiếp giữa
thời khắc, của tiết mùa, của sự chuyển mình trong đất trời muôn trùng, vẫn luôn
ấn vào tâm lý con người một cảm nhận sâu sắc trước đây và bây giờ.
Như
vậy, năm mới, tháng mới, ngày mới, giờ phút mới, mùa tiết mới, ước nguyện mới.v.v…
Sự đổi thay “cũ, mới” ấy, vẫn không ngừng luân chuyển, tuần tự tiếp nối liên tục
của mọi sự vật hiện tượng trong không gian và thời gian. Phải chăng, đó là những
khái niệm lâu nay của con người? Và cứ như thế, ý niệm ấy nó vẫn mãi mãi duy
trì, truyền đi truyền lại từ thế hệ nầy đến thế hệ khác, ngàn đời không thay đổi.
Thế
nên, Thi sĩ Xuân Diệu lại một phen than thở:
“Xuân đang đến, nghĩa là xuân đang
qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.
Mà Xuân hết, thì đời tôi cũng hết”.
Nhưng
rồi thi nhân cũng kịp thấy ra rằng:
“Xuân của đất trời nay mới đến,
Trong tôi xuân đến đã lâu rồi…”
Mùa
xuân nào lại có ở trong tôi, sự vận hành lưu xuất của nó như thế nào, phải
chăng đó là mùa xuân Di Lặc? mà lâu nay trong nhân gian đã được truyền tụng, đã
được ca ngợi giữa cuộc tang điền thương hải nầy!
Trở
lại vấn đề “Mùa Xuân Di Lặc”, một pháp ý được chuyển tải từ nguồn mạch đạo lý
uyên áo thâm diệu tự ngàn xưa. Qua cụm từ “Từ Thị Di Lặc” nghĩa là : người mang
chủng tánh Từ Bi, rộng đức bao dung, hòa ái, êm dịu, luôn đem lại sự an lành hạnh
phúc cho mọi người và cho cả cuộc đời. Cùng khi ấy, mùa xuân là sự báo hiệu thanh
khí của đất trời, với bao hình ảnh xinh đẹp, tươi mát, dâng đầy nhựa sống của
muôn cây và hoa cỏ… Nếu như có sự kết hợp qua hai nội dung, tính chất ấy, thì
mùa xuân đó mới thật đến trong tôi!
Với
con người ấy, phải đâu chỉ ở một nơi, đến một chỗ hay một hình thức sơ cứng nào
đó thôi. Bao nhiêu đặc thù chủng tánh tốt đẹp thanh cao ấy, nó được biến hiện mầu nhiệm muôn trùng
vào trong cuộc sống, và sự sống vô cùng của thế giới bao la nầy, với bao nhiêu
việc làm, tư duy để đem lại nhiều lợi lạc cho số đông con người, nếu không phải
đó là sự hóa thân của “Từ thị Di Lặc? hay “Mùa
Xuân Di Lặc” trong mỗi tâm hồn lành mạnh trong sáng, đích thực của con
người.
Phải
đâu chỉ ngang qua từng ấy lời chúc tụng suông trong 3 ngày Tết, hay chỉ được
mươi bữa trong mùa xuân, rồi lại bị quên lãng bởi theo bao việc ; cơm áo, còn mất,
thị phi, tranh chấp, phải quấy, hơn thua… thì có gì là mùa xuân Di Lặc, mùa
xuân đến tự trong tôi !? Thế nhưng, nghĩ cho cùng, dù chừng ấy việc làm, chừng ấy
nghĩ suy một thoáng đến sự ước mơ, cầu nguyện, cho dù chỉ là một thoáng thôi!,
nó cũng đem lại một ít bình an, lắng đọng một ít trần tâm giữa thế đời vui ít, khổ nhiều, mà sự hiểm nguy lại càng nhiều hơn của dòng chảy vui buồn,
thành bại của thời gian, từ sự cảm nhận ấy,
có một nhà tu thi sĩ đã mô tả nỗi niềm:
“…Tâm linh một thoáng bừng giao cảm,
lặng hết bao nhiêu lớp sóng cồn”.
Đến đây, chúng ta cùng chiêm nghiệm qua lời của
Đức Phật:
“…Đối kẻ sống thanh tịnh, ngày nào
cũng ngày tốt.
Với kẻ sống thanh tịnh, ngày nào cũng
ngày lành.
Các tịnh nghiệp thanh tịnh, luôn
thành tựu thiện hạnh…”.
Đồng thời, Đức Phật cũng cho biết thêm về
tính nhân bản trong giáo nghĩa của Ngài, như, với ai:
“… Khiến mọi loài chúng sanh,
Được sống trong an ổn,
nếu không nói dối trá,
nếu không hại chúng sanh,
không lấy của không cho,
có lòng tin, không tham…”
(Majjhima Nikaya 1,
7).
Thiển
nghĩ, đây mới là mùa Xuân Di Lặc, thật sự xuân đến trong tôi, và ngoài kia xuân
đã về…!
Atlanta, Những ngày cuối đông2015
Mặc Phương Tử
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Long Xuyên ngày 28/12/2015
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Long Xuyên ngày 28/12/2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét