Nói chuyện chữ nghĩa mà chơi (Bài I) – Thái Quốc Mưu (USA)
Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018
“Chính Đạo là một trong hai bút danh của Vũ Ngự Chiêu. Bút danh kia là Nguyên Vũ, rất nổi tiếng ở Miền Nam trước năm 1975. Trước 1975, Vũ Ngự Chiêu phục vụ trong binh chủng Pháo Binh Dù, QL/VNCH, và đã có hơn 20 tác phẩm xuất bản. Sau khi ra hải ngoại, ông vừa tiếp tục cầm bút vừa đeo đuổi việc học. Tốt nghiệp Tiến Sĩ Sử tại Đại Học Wisconsin-Madison năm 1984, sau khi cùng gia đình di chuyển về Houston, ông là Giám Đốc nhà xuất bản Văn Hóa và tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật tại Đại Học Houston năm 1999.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Thái Quốc Mưu
Còn có bút danh Liêu Tiên Sinh
Tên thật Thái Quốc Mưu
Ngày Tháng Năm sinh: 11/2/1941
Quê quán Thị xã Mỹ Tho (TP.Mỹ Tho - Tỉnh Tiền Giang)
Định cư tại Mỹ ngày 22-2-1992
Hiện đang sống và làm việc tại Atlanta USA
Email: danviet1995@aol.com
_____
“HUYNH ĐỆ CHI BINH” hay “BINH CHI HUYNH ĐỆ”?
Nguồn: Báo Tổ Quốc (Đã xem 6773 lần)
Đôi dòng trước khi vào
bài:
- Trong lãnh vực văn học, chúng ta đừng vì
học vị của những ông khoa bản mà
“BỎ QUÊN” không phê bình những sai lầm trong các
bài viết hay tác phẩm của họ.
- Khi phê bình
văn học, chúng ta phải ra sức tìm tòi, tham khảo, tra cứu, lấy sự trung thực, lòng ngay thẳng và
lương thiện để nhận định rồi chỉ rõ những chỗ sai lầm. Không
nể nang, thiên vị bất cứ kẻ nào! Nếu không
làm được những điều đó, chẳng những chúng ta có tội với tiền nhân
mà còn có lỗi với tác giả, độc giả và những thế hệ mai sau - Thái Quốc Mưu
***
Do người bạn giới thiệu, tôi
vào trang Caroline Thanh Hương, đọc được bài viết của Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu: “NGÀN NĂM SOI MẶT: Cái Chết Của Một Hàng
Tướng: DƯƠNG VĂN MINH: (1916-2001) – NGUYÊN VŨ VŨ NGỰ CHIÊU
Để quý
độc giả tiện theo dõi, người viết xin giới
thiệu Tiểu sử của Nhà
Nghiên Cứu Sử, Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu (trích: Chuyên Luận. net)
“Chính Đạo là
một trong hai bút danh của Vũ Ngự Chiêu.
Bút danh kia là Nguyên Vũ, rất nổi tiếng ở Miền Nam
trước năm 1975. Trước 1975, Vũ Ngự Chiêu phục vụ trong binh chủng Pháo Binh Dù, QL/VNCH, và đã có hơn 20 tác phẩm xuất bản. Sau khi ra hải ngoại, ông vừa tiếp tục cầm bút vừa đeo đuổi việc học.
Tốt nghiệp Tiến Sĩ Sử tại Đại Học Wisconsin-Madison năm 1984, sau khi cùng gia đình di chuyển về Houston, ông là Giám Đốc nhà
xuất bản Văn Hóa và tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật tại Đại Học Houston năm 1999.
Những tác
phẩm của Vũ Ngự Chiêu xuất hiện trước năm 1975 dưới bút danh Nguyên Vũ gồm có
Đời Pháo Thủ (bút
ký), Những Cái Chết Vô
Danh (tập truyện), Trở Về Từ Cõi Chết (truyện), Vòng
Tay Lửa (trường thiên), Thềm Địa Ngục (truyện), Đêm Hưu Chiến (truyện), Sau Bảy Năm Ở Lính (bút ký), Đêm Da Vàng (trường thiên),
v.v. Tại hải ngoại, Vũ Ngự Chiêu đã in thêm các tập Xuân
buồn thảm: Cuộc Sụp Đổ của Nam Việt Nam (bút ký), Trận Chiến Chưa Tàn (truyện), Giặc Cờ Đỏ
(trường thiên),
cùng hai tâm bút Paris: Xuân 1996, và Ngàn Năm Soi Mặt.
Về nghiên
cứu sử học, ông đã in ba tác phẩm bằng tiếng Anh dưới tên thực, và
10 biên khảo bằng Việt ngữ với bút danh Chính Đạo. Biên
khảo duy nhất bằng Việt ngữ ký tên thực của ông
là bộ Các Vua Cuối Nhà
Nguyễn, 1883-1945, gồm ba tập. Những tác phẩm ký
tên Chính Đạo thường được viết cho độc giả không chuyên môn, dễ đọc hơn, không
quá khô khan như các biên khảo đúng yêu sách bác học…” (ngưng trích).
Xin trích một đoạn ở LỜI MỞ ĐẦU trong bài viết của ông Ts. Vũ Ngự Chiêu.
Khi có thời gian chúng tôi sẽ phê
bình trọn bài của vị Ts. nầy.
“… Ngay trong
hàng ngũ quân đội nhiều người cũng không muốn “huynh đệ chi
binh”(đúng
ra có lẽ phải là “BINH CHI HUYNH ĐỆ”) với Tướng
Minh. (ngưng trích).
Đoạn văn trên, khơi gợi cho tôi
cảm hứng viết bài nầy, tôi chọn NÓI
CHUYỆN CHỮ NGHĨA MÀ CHƠI làm đề bài.
Với mục đích “MUA VUI”.
Chúng ta, không
ai có thể tự hào biết tất cả hay tốt tất cả
và ngược lại. Sự hiểu biết của mỗi người trên mỗi lãnh vực đều có
giới hạn nhất định; cách sống của mỗi người
đều có
hai mặt tốt, xấu. Không ai có bộ óc
hoặc, có cuộc sống toàn bích. Những vị Tiến sĩ, Học giả, ngay cả các tu sĩ cũng không ngoại lệ. Vì
thế, không ai tránh khỏi sai lầm.
Trên Tạp Chí
Kiến Thức Phổ Thông Dân Việt của tôi
và trên nhiều Website trong, ngoài nước, các tháng 4, 5/2016,
có đăng bài viết nầy.
Hầu hết những bài
viết đăng trên những tờ báo ở địa phương chỉ được phổ biến trong phạm vi hạn chế. Trái lại, một bài
viết được chọn đăng ở các Website đều được phổ biến trên
toàn cầu. Nhờ đó, số người đọc nhiều hơn.
Trong số bạn đọc ấy có
những Học giả, Tiến sĩ, các Nhà nghiên cứu văn học, giới viết lách và đông đảo độc giả nhiều thuộc
thành phần khác
ở bốn phương, tám hướng.
Nếu người phê
bình văn học nghĩ sai, viết sai tất nhiên sẽ bị dư luận cực lực phản đối. Đồng thời kẻ viết phê bình phải chịu tránh
nhiệm trước lịch sử, trước tác giả và
quần chúng. Đó là lẽ tất nhiên!
Đọan văn dẫn trên,
Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu viết: “… HUYNH ĐỆ CHI BINH” (“ĐÚNG RA CÓ LẼ LÀ, “BINH CHI HUYNH ĐỆ”. Với câu
nói đã dẫn của Ts. Vũ Ngự Chiêu cho ta thấy nó
vượt ngoài khả năng Hán văn của ông
ta.
Ts. Vũ Ngự Chiêu
không biết khi thành ngữ Nho Việt dịch sang
thuần Việt, thường thì
phải theo nguyên tắc, dịch ngược từ
sau tới trước. Hoặc, tùy
theo ý nghĩa của câu mà áp dụng cách dịch phi nguyên
tắc miễn sao cho đúng nghĩa với câu
ngoại ngữ và suôn sẻ là được.
“HUYNH ĐỆ CHI BINH” có
nghĩa, “(trong quân đội) người lính (coi nhau) như
anh em.” Nếu Ts.Vũ Ngự Chiêu CHỈNH lại “BINH CHI HUYNH ĐỆ”, khi dịch sang thuần Việt sẽ trở thành “Anh em là lính”.
Ngoài ra, hai
chữ HUYNH ĐỆ trong câu thành ngữ “HUYNH ĐỆ CHI BINH” bao gồm: từ người chỉ huy có cấp bậc cao nhất xuống tận những anh binh nhì, hoặc lính
mới “tò te”
Mặt khác, chữ BINH trong câu
thành ngữ đã
dẫn, còn ngụ ý là QUÂN ĐỘI. Vì
thế câu
“HUNH ĐỆ CHI BINH” phải hiểu là, “(trong) Quân Đội mà
ở đó
binh sĩ cùng các cấp chỉ huy đều coi nhau như anh em –
Hàm ý,
“(Trong) Quân Đội từ trên xuống dưới đều cùng một lòng
(đồng tâm) để tạo nên sức mạnh”.
Trong bài “Bình
Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi có câu “Phụ tử chi binh nhất tâm”,
tức “Quân đội và tướng chỉ huy cùng
quân sĩ như cha con một lòng”.
Chữ “CHI” trong “HUYNH ĐỆ CHI BINH” trong Văn pháp (Văn phạm) là
một trợ từ, nên nghĩa của chữ CHI tùy
thuộc vào câu nói và đôi khi, không có nghĩa gì cả. CHI chỉ là
tiếng phụ vào câu để khi nói ra cho thuận miệng, êm
tai.
Bởi là
một trợ từ, nên trong một câu
CÓ hoặc KHÔNG CÓ chữ (hay tiếng) CHI cũng
đầy đủ nghĩa.
Thí dụ 1:
- “Ngô CHI phụ mẫu”, nghĩa “Cha mẹ CỦA tôi” (chữ CHI ở đây được dịch là
CỦA). Khi ta bỏ trợ từ CHI ra, ta nói, “Cha mẹ tôi”
cũng đủ nghĩa.
- “Đại học CHI đạo” nghĩa: “(cái) đạo CỦA đại học” (chữ CHI
trong câu
nầy cũng dịch là CỦA). Khi bỏ chữ
CỦA (dịch từ chữ CHI) ta chỉ nói, “(cái) Đạo đại học” cũng đúng.
Thí dụ 2:
- “Huynh đệ CHI binh”, nghĩa: “(cùng là) người lính (với nhau, hãy
coi) NHƯ anh em (chữ CHI ở đây được “coi là”
NHƯ).
- Nếu nói
như cách nghĩ của ông
Ts. Vũ Ngự Chiêu là: “Binh CHI huynh đệ” thì
nghĩa, “Anh em LÀ lính” (chữ CHI ở đây lại dịch LÀ).
Nghĩa của nó hoàn toàn khác xa nghĩa của câu
thành ngữ chính (Huynh đệ chi binh).
Thí dụ 3:
- Trong Bình Ngô Đại Cáo có “Điếu phạt CHI sư (nghĩa: quân đi đánh giặc) / Nhân nghĩa chi cử (nghĩa: cử chỉ nhân
nghĩa / Hai câu nầy được Nguyễn Trãi rút ngắn ở hai câu
có nguyên văn như sau:
- Điếu phạt CHI sư, mạc tiên khử bạo. (nghĩa: “Quân binh đi dẹp loạn trước tiên
là diệt bạo.” Chữ SƯ ở đây nghĩa là binh sĩ, quân đội)
- Nhân nghĩa
CHI cử, yếu tại an dân (nghĩa: “Việc nhân
nghĩa cốt yếu là để an dân.” Chữ CỬ ở đây
là cử chỉ, hành động, việc làm)
Chữ CHI ở hai câu
trên đây đều không có nghĩa.
Tóm lại, TRONG CÁC
CÂU ĐÃ DẪN, chúng ta có thể bỏ chữ “CHI” cũng không mất ý
nghĩa của câu chính, tuy nhiên bỏ đi thì
đọc ra nghe trúc trắc, hụt hẫng!
Ngoài ra, trợ từ CHI còn
thấy trong tên người, chẳng hạn:
- “Giới CHI Thôi”
tức là tên của ông Giới Thôi
(chữ CHI ở đây chẳng có nghĩa gì cả). Ông
Giới Thôi là một bề tôi của Tấn Văn Công
thời Xuân Thu (770 – 403 tr. Cn).
“Giới CHI Thôi”
trong thư tịch cổ Trung Hoa viết là Giới TỬ Thôi;
chữ “Tử” ở đây cũng là một trợ từ, không
có nghĩa.
Tôi nghĩ, về Hán
văn, tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu có thể không
biết hoặc, chỉ biết lõm bõm, nên không hiểu nghĩa tường tận, đầy đủ, rõ ràng.
***
NÓI CHUYỆN CHỮ NGHĨA MÀ
CHƠI
(Bài 2) - Thái Quốc Mưu
NÓI VỀ HAI
CHỮ TANG THƯƠNG
Nguồn: Báo
Tổ Quốc (Đã xem 6785 lần)
Sau khi làm
xong bài thơ CHÓ và NGƯỜI. Tôi email cho người bạn thơ (xin dấu tên)
đọc chơi!
Lũ chó tranh ăn ở giữa đường
Đứng nhìn, nghe, thấy quá thê lương
Vì mồi cấu xé quên nòi giống
Bởi lợi giựt giành bỏ máu xương
Há mỏm cắn nhau gây bát nháo
Cất đầu đấu sức dựng tang
thương
Bầy đàn bôi mặt quay lưng đấu
Chó cũng như người lắm nhiễu nhương.
Atlanta, USA, Feb 01, 2016
Thái Quốc Mưu
Lâu sau, người bạn ấy phone hỏi tôi:
- “Bát nháo” là
tính từ, sao anh dùng “tang thương” mà đối lại? “Tang là
dâu, thương là Biển” hai chữ đều là danh từ mà
anh!
Tôi đáp:
- Tang là dâu,
Thương là Biển, khi hai chữ dùng riêng thì nó là TỰ (chữ, một tiếng), thuộc về danh từ. Nhưng khi ta kết hợp hai chữ “TANG +
THƯƠNG” lại thành
“TANG THƯƠNG” thì nó đã cấu tạo thành TỪ (ngôn
ngữ). Khi đã cấu tạo thành TỪ (ngôn
ngữ) thì nó chuyển thành tính từ kép.
BÁT NHÁO đối bằng TANG THƯƠNG rất chính xác đó anh!
Ông bạn tôi
vẫn nhất định giữ ý của mình:
- TANG là DÂU,
THƯƠNG là BIỂN thì không đối với Bát Nháo được!
Tôi làm thinh,
“chịu thua”. Chúng tôi cùng cúp phone. Chừng năm, bảy phút
sau, anh ấy gọi lại:
- Thái Quốc Mưu ơi! Đúng
rồi! Tang Thương có hai nghĩa như anh nói.
Tôi lại hỏi:
- Như vậy anh có
hiểu hai chữ TANG THƯƠNG nghĩa là gì không? – Anh ấy đáp:
- Nghĩa là tiều tụy, đau khổ tận cùng.
Đúng không?
Tôi cười đáp:
- Anh không
nói, nhưng tôi cũng biết chắc chắn anh vừa lật Tự Điển ra
xem. Đúng
không nè? – Anh ấy cười khì.
Tôi tiếp:
- Tôi xin
khuyên anh ĐỪNG TIN VÀO TỰ ĐIỂN một cách máy móc. Đôi khi
các nhà ngôn ngữ học viết Tự Điển cũng sai tuốt luốt đó anh! Hai chữ tiều tụy để chỉ thể xác ốm o, còm cõi của con người. Chứ chẳng liên quan gì đến hai chữ tang thương.
Trong khi TANG THƯƠNG nói
về hoàn cảnh trong cuộc sống của
con người.
- Vậy nó
nghĩa là gì hả “CHA”?
- Đúng nghĩa
là: Tận cùng của thảm cảnh. Hoặc, tận
cùng của đau khổ, tận cùng
của thê thảm, tận cùng nghèo khó, tận cùng
khốn đốn của một cuộc đời,…
Anh bạn tôi
cười, tếu:
- Còn tận cùng
của tận cùng nữa. Hahaha!
Tôi ngắt tiếng cười của anh ấy:
– Nghiêm chỉnh một chút
đi Cha! Nghe nói đây nè! Anh có biết vì sao biển lớn gọi là
Dương, biển nhỏ gần thềm lục địa gọi là Hải. Thế thì,
tại sao người ta không nói TANG DƯƠNG hay TANG HẢI mà
NÓI TANG THƯƠNG? Trong khi chữ THƯƠNG cũng có nghĩa là Biển, mà
có Biển nào mang chữ THƯƠNG đâu?
Bạn tôi,
có lẽ đang vò đầu, tiếp theo tôi nghe anh chậc lưỡi:
- Chậc! cái
nầy coi bộ khó hiểu nha! Thôi “ông thầy” giải thích
luôn đi!
- Thầy bà
mẹ gì
ta? Nghe nè ông bạn! THƯƠNG có nghĩa là NGOÀI KHƠI của đại dương. Nơi có
sóng to bảo lớn, có thể nhận chìm tất cả tàu
thuyền; tương tự như nỗi đau khổ tận cùng cũng có thể “nhận chìm”
cả đời người. Do đó, người ta mới ghép TANG với THƯƠNG để nói
về sự tận cùng của thảm cảnh nào đó.
- Nếu THƯƠNG là
ngoài khơi của đại dương, sao người ta dịch là biển mà
không dịch Tang là Dâu, còn Thương là “ngoài khơi đại dương?”
– Trời! Trời! Ông
bạn tôi làm mấy xị đế rồi mà “đầu óc
sáng suốt” dữ vậy ta? Nghe nha, khi Tự (dấu nặng) kết thành Từ (dấu huyền) để cấu tạo thành ngôn ngữ. Ngôn ngữ sau khi chắt lọc kết hợp nhau tạo ra thành ngữ, phương ngữ, ca dao… thì người ta chọn cách nào cho không rườm rà
và đơn giản nhất, dễ nhớ nhất, đồng thời còn liên đới với nhau. Thương là
ngoài khơi của đại dương, đó là giải thích theo chữ nghĩa. Thực tế, Thương là BIỂN TRONG BIỂN, không có biển thì
làm sao có BIỂN KHƠI cha nội?
Ngoài ra, hai
chữ TANG THƯƠNG còn là xuất xứ của câu
thành ngữ, “Bãi Biển hóa Nương Dâu”. Đa số các
Từ Điển đều định nghĩa, “Thay đổi lớn lao trong cuộc
đời!”.
Định nghĩa như thế hoàn
toàn SAI! Vì, câu thành ngữ, “Bãi Biển hóa
Nương Dâu”, chỉ dùng
để nói
lên sự bất hạnh, thiếu may mắn của cuộc sống ở con người.
Nếu, từ một kẻ nghèo
khó bỗng nhiên trở thành giàu có (chẳng hạn như trúng
số), hoặc, kẻ ngu dốt bỗng trở thành ông lớn,… là
những “Thay đổi lớn lao trong cuộc đời!”.
Nhưng KHÔNG
THỂ DÙNG CÂU THÀNH NGỮ “Bãi
Biển hóa Nương Dâu” ĐỂ NÓI
VỀ SỰ THAY ĐỔI LỚN LAO CỦA CUỘC ĐỜI NHỮNG KẺ ẤY.
Còn điều nầy nữa, có
nhiều Hán Việt KHI CẤU TẠO THÀNH TỪ, ta KHÔNG
THỂ sử dụng nghĩa chính của TỰ (dấu nặng),
bởi sau khi cấu tạo thành
TỪ (dấu huyền) thì nó hoàn toàn khác với nghĩa gốc.
Thí dụ: Can, Đảm nghĩa đen là GAN, MẬT (cả hai chữ đều là danh từ). Tuy nhiên,
trong văn học chẳng thấy ai nói hay viết “Ông
đó GAN MẬT”… mà chỉ nói hay viết: “Ông
đó CAN ĐẢM”... Và, khi CAN (gan) kết hợp với ĐẢM
(mật) thành
CAN ĐẢM, thì hai chữ CAN ĐẢM đã cấu tạo thành
TÍNH TỪ, để chỉ tinh thần dũng cảm, khí phách hiên ngang của con người. Và,
đôi khi chỉ cả lòng dũng cảm ở những loài động vật khác.
- Đúng hỉ! Zdô
cái coi!
(Atlanta, Feb, 09, 2016)
Thái Quốc Mưu
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Atlanta USA ngày 11/12/2018
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Atlanta USA ngày 11/12/2018
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét