Ngũ thường 1 - Đỗ Nhựt Thư biên soạn (QN)
Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019
Nhân
ngày khai giảng, nhìn sự nghiệp giáo dục loay quay, ray rứt vì Nho giáo bị lên
án là ràng buộc con người phải trung thành để bảo vệ cho giai cấp phong kiến
cầm quyền áp bức nhân dân. Chủ trương con người phải đạt ‘ngũ thường’ (5 đức
cần có): Nhân – Nghĩa – Lễ - Trí - Tín bị xem nhẹ. Nhìn đạo đức xuống cấp gây
nhiều cảnh đau lòng, xã hội rối loạn y đành phải viết.
Họ tên thật Đỗ Nhựt Thư
Địa chỉ: Tỉnh Quảng Nam
Email: dokongnhan@gmail.com
Nhân
ngày khai giảng, nhìn sự nghiệp giáo dục loay quay, ray rứt vì Nho giáo bị lên
án là ràng buộc con người phải trung thành để bảo vệ cho giai cấp phong kiến
cầm quyền áp bức nhân dân. Chủ trương con người phải đạt “ngũ thường” (5 đức
cần có): Nhân – Nghĩa – Lễ - Trí - Tín bị xem nhẹ. Nhìn đạo đức xuống cấp gây
nhiều cảnh đau lòng, xã hội rối loạn y đành phải viết.
Nho
giáo không chủ trương ngu trung đâu, ví như câu: “Quân sử thần tử thần bất tử
bất trung. Phụ sử tử vong tử bất vong bất hiếu”. Câu này là của Thái tử Phù Tô
(242 TCN – 210 TCN) nói với Đại tướng Mông Điềm khi nhận chiếu chỉ (giả) của
vua cha (Tần Thuỷ Hoàng) do Trung xa phủ lệnh Triệu Cao (người giữ ấn) và Thừa
tướng Lý Tư đồng loã để bắt Phù Tô tự sát và lập học trò của Triệu là Hoàng tử
Hồ Hợi lên ngôi nhằm khuynh loát quyền lực nhà Tần. Xin nhắc lại: khoảng năm
300 TCN Á thánh Nho giáo là Mạnh Tử đã đề ra chủ trương: “Dân vi quý, xã tắc
thứ chi, quân vi khinh” kia mà, vậy có phải chủ trương ngu trung không?
Còn
đạo đức làm người muôn đời vẫn thế nhưng sẽ và phải thay đổi cho phù hợp với
thời đại. Ta tưởng tuân thủ “ngũ thường” là nặng nề lắm vì không chịu đọc, thật
ra chỉ đơn giản như thế này thôi:
Nhân
là lòng yêu thương đối với vạn vật. Nghĩa là phải cư xử với mọi người công bình
theo lẽ phải.
Lễ
mang tính tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
Trí
là sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
Tín
là phải giữ đúng lời hứa.
Đúng,
tốt quá đi chứ? Dễ thực hiện quá nhỉ? Vậy có nên xoá bỏ không?
Trong
tác phẩm Cổ học tinh hoa có đoạn viết rằng: “Công Minh Tuyên đến học thầy Tăng
Tử (505 TCN – 435 TCN, người học trò thành đạt của Khổng Tử). Ở nhà thầy ba năm
mà ít khi đọc sách.
Thầy
Tăng Tử hỏi: “Ngươi đến đây đã ba năm nhưng ta ít khi thấy người đọc sáchvà bàn
thảo văn chương như các anh em là tại sao?”.
Công
Minh Tuyên đáp: “Thưa thầy, con vẫn chăm học ở thầy. Thầy lúc nào cũnghiếu
thuận với song thân. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất có lễ độ,
kẻdở người hay ai đều bị thuyết phục. Ở triều đình đối với kẻ dưới bề trên đều
nghiêmnghị như nhau, trong lòng nhân từ, không có ý hại ai. Đây là ba điều con
mãi đanghọc nhưng chưa làm tốt được…”.
Câu
chuyện có ý nói rằng, đi học trước tiên là học làm người và người thầy khôngchỉ
là người truyền đạt kiến thức, mà còn là tấm gương nhân cách, gương mẫu về đạo
đức để học trò noi theo.
Ta
lại lên án Nho giáo xem nhẹ phụ nữ, bắt họ phải phục tùng: “Tam tùng, tứ đức”
là ép buộc. Than ôi! Thời ấy loạn lạc bốn phương, vô thiên vô pháp, là phận “liễu
yếu đào tơ” nên sống phải có người bảo vệ, phải kín cổng cao tường cho an toàn
và để học “công dung ngôn hạnh”, để tương lai là một hiền thê, một mẫu thân
xứng đáng nhằm ổn định gia đình và làm gương cho con cháu nên người. Và lúc ấy dân
số quá ít nên đàn ông phải “năm thê bảy thiếp” mới đủ người bảo vệ và sản xuất
của đất nước. Xin cung cấp một tư liệu cho người đọc dễ cảm thông là khi vua
Gia Long lên ngôi năm 1802 thống nhất một dãi giang sơn rộng hơn 330.000 km2
thì dân số nước ta mới chỉ gần 6 triệu người, nếu không nhiều vợ thì lấy người
đâu mà đánh giặc, mở đất, cày cấy?
Không
nên lấy cái lý của thời này và phải biết tình hình chung trong toàn khu vực mà
nhận xét cha ông. Chê bai chủ trương dùng Nho giáo để quản lý đất nước, xem nhẹ
đại công giữ nước, mở nước và giáo dục đạo đức làm người cho chúng dân - tạo
nên nền văn hiến mấy ngàn năm trong cảnh nghèo nàn lạc hậu thời ấy là võ đoán
và mang tội bất kính.
05/09/2018
– ĐNT
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Quảng Nam ngày 05/9/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét