Tỉnh thức – Tạp văn Tuệ Thiền Lê Bá Bôn (VT)
Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019
“Tự
tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống,
là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí
tuệ-tâm linh chung của tất cả. “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất
của chính mình.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Họ và tên: Lê Bá Bôn
Bút danh: Tuệ Thiền
Sinh ngày: 05/4/1951;
Tốt nghiệp đại học ngành Hành chính;
Nhà giáo hưu trí;
Nơi sinh: Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị;
Nơi ở: Ấp Bắc 1, Hoà Long, TX Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu;
Email: lebabon04@gmail.com
_____
TUỆ THIỀN LÊ BÁ BÔN: TẠP VĂN TỈNH THỨC
(Bài thơ & Đọc sách Krishnamurti -
Bút danh: Tuệ Thiền
Sinh ngày: 05/4/1951;
Tốt nghiệp đại học ngành Hành chính;
Nhà giáo hưu trí;
Nơi sinh: Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị;
Nơi ở: Ấp Bắc 1, Hoà Long, TX Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu;
Email: lebabon04@gmail.com
_____
TUỆ THIỀN LÊ BÁ BÔN: TẠP VĂN TỈNH THỨC
(Bài thơ & Đọc sách Krishnamurti -
đi
tìm dấu vết Sự Sống bất sinh bất diệt)
BÀI THƠ
***
Đi trên mặt đất
Với tâm-đang-là
Bỗng nhiên Tịnh độ
Xanh chồi trổ hoa
.
Một ngày lao tác
Với lời-vô-ngôn
Gặp
Phật, Bồ tát
Hoá thân đời thường
.
Đêm về cô tịch
Đối ẩm cùng trăng
Đượm tình bạn lữ
Khắp cả vĩnh hằng
.
Cái “tôi” chuyển hoá
Phiền não lụi tàn
Thái dương hiển lộn
Mây đen dần tan.
(Đường
về minh triết; nxb Văn nghệ, 2007)
----
ĐỌC
SÁCH KRISHNAMURTI:
***
1)
ĐỌC “CHẤM DỨT THỜI GIAN” -
đi
tìm dấu vết Sự Sống bất sinh bất diệt & Quê Hương đích thực
---
(Đọc
trong Chấm Dứt Thời Gian, một đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và ngài
David Bohm. Ngài Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ được Liên Hiệp Quốc tôn
vinh. Ngài David Bohm là một nhà khoa học lớn, giáo sư tiến sĩ vật lí. Bản dịch
của dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại, 2010.
Những
chỗ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa).
----
(...)
Krishnamurti:
Động thái TRỞ THÀNH (về mặt tâm lí-tức là thời gian tâm lí) dựng lên một trung
tâm ở bên trong, TRUNG TÂM VỊ NGÃ, phải không? (Trang 9).
(...)
Krishnamurti:
Tôi hiểu. Nhưng tôi đang thử khám phá NGUỒN GỐC của những nỗi đau khổ, hỗn loạn,
xung đột, đấu tranh này – chỗ bắt đầu của chúng ta là gì? Khởi đầu buổi nói
chuyện tôi đã hỏi: phải chăng nhân loại đã đi sai đường? Phải chăng NGUỒN GỐC
LÀ CÁI “TÔI” và “cái không phải Tôi”.
David
Bohm: Tôi nghĩ ta đã tiếp cận được vấn đề rồi. (Trang 9).
(...)
Krishnamurti:
Tôi muốn PHẾ BỎ THỜI GIAN VỀ MẶT TÂM LÍ (tức là mọi nhớ tưởng-suy nghĩ bị dính
chặt với “cái Tôi” tâm lí). (Trang 13).
(...)
David
Bohm: Nhưng tôi nghĩ ý ông cho rằng TRÍ (trí siêu việt) không phát sinh từ
trong não. Phải vậy không? Có lẽ não là một công cụ của trí?
Krishnamurti:
Và trí không thuộc thời gian. Hãy thấy xem thế nghĩa là gì?
David
Bohm: Trí không tiến hoá cùng với não?
Krishnamurti:
Trí không thuộc thời gian và não thuộc thời gian – phải chăng đó là nguồn gốc của
xung đột? (Trang 20).
(...)
Krishnamurti:
Não đã tiến hoá.
David
Bohm: Não đã tiến hoá vì vậy nó đã chứa thời gian (thời gian tâm lí-cái “tôi”
tâm lí) trong đó.
Krishnamurti: Vâng, nó đã tiến hoá, thời gian (tâm lí) dự phần vào đó.
Krishnamurti: Vâng, nó đã tiến hoá, thời gian (tâm lí) dự phần vào đó.
David
Bohm: Thời gian trở thành THÀNH PHẦN của chính CẤU TRÚC NÃO.
Krishnamurti:
Vâng.
David
Bohm: Trong khi TRÍ (trí siêu việt) hoạt động không có thời gian, còn não (với
những nhớ tưởng-suy nghĩ dính chặt với cái “tôi”) thì không thể làm thế.
Krishnamurti:
Có nghĩa rằng THƯỢNG ĐẾ (trí tuệ vũ trụ, tánh viên giác) chỉ hoạt động nếu NÃO
TỊCH LẶNG, nếu não không còn mắc kẹt trong thời gian (thời gian tâm lí-tức là
cái “tôi” tâm lí). (...).
Krishnamurti:
Không phải não có khả năng THẤY được những gì nó hiện đang làm sao – bị vướng mắc
trong thời gian – thấy rằng trong tiến trình đó XUNG ĐỘT không có chỗ dứt sao?
Có nghĩa là, có chăng một thành phần nào của não không thuộc thời gian? (...).
David
Bohm: Không phải một thành phần, mà đúng hơn rằng não phần lớn bị khống chế bởi
thời gian, tuy nhiên, không có nghĩa nhất thiết nó không thể thay đổi. (Trang
20-21).
(...)
David
Bohm: Tức là phủ nhận toàn bộ thời gian (thời gian tâm lí-cái tôi tâm lí).
Krishnamurti:
Thời gian (tâm lí) là kẻ thù. Hãy GIÁP MẶT nó và VƯỢT QUA nó. (Trang 23).
(...)
David
Bohm: Trí não không (còn) bị vướng mắc sâu vào thời gian (thời gian tâm lí-cái
tôi tâm lí) bởi nó không có kiến thức (mang tính chất) tâm lí để tự cơ cấu.
Krishnamurti:
Vâng.
David
Bohm: Vậy ta nói rằng VÙNG NÃO PHẢI TỰ CƠ CẤU bằng cách TỰ TRI về mặt tâm lí.
Krishnamurti:
Liệu bấy giờ trí não có hỗn loạn đảo điên không? Chắc chắn là KHÔNG? (Trang
28).
(...)
Krishnamurti:
Không còn thời gian (thời gian tâm lí-cái “tôi” tâm lí). Bấy giờ biến cố gì xảy
ra? Không phải xảy ra (riêng biệt) cho tôi, cho não tôi. Điều gì xảy ra? Ta đã
nói rằng khi (tâm) ta phủ nhận thời gian (tâm lí) thì không còn có gì cả. Sau
cuộc nói chuyện dài này, (ta hiểu rằng) KHÔNG GÌ CẢ NGHĨA LÀ TẤT CẢ. Tất cả là
NĂNG LƯỢNG. Và ta đã ngưng ở đó. Nhưng đó không phải là chấm dứt, là cuối cùng.
David
Bohm: Không phải.
Krishnamurti:
Không phải cuối cùng. Lúc đó điều gì diễn ra? SÁNG TẠO phải không?
David
Bohm: Vâng, cái gì đó tương tự như vậy.
Krishnamurti:
Nhưng không phải là nghệ thuật sáng tạo tương tự như viết lách và vẽ vời. (…).
David
Bohm: Không phải là một tiến trình trở thành (về tâm lí quy ngã).
Krishnamurti:
Ồ không, tiến trình đó đã cáo chung. TRỞ THÀNH (tiến trình tâm lí quy ngã) là
cái tệ hại nhất, đó là thời gian (tâm lí), đó là nguồn gốc đích thực của XUNG ĐỘT.
Ta đang thử khám phá xem điều gì xảy ra khi CÁI “TÔI”, TỨC THỜI GIAN hoàn toàn
chấm dứt. Tôi tin Phật đã nói đó là Nirvava (Niết-bàn). Và tín đồ Ấn giáo gọi
là Moksha (giải thoát). Tôi không biết, phải chăng giáo đồ của Chúa gọi là
Thiên Đàng.
(Trang 33 & 36).
(Trang 33 & 36).
(...)
David
Bohm: Chắc ông thấy, ta phải làm rõ, bởi vì ông nói rằng thế giới tự nhiên là sự
sáng tạo của cái TÂM VŨ TRỤ, tuy thế tự nhiên vẫn có thực tại riêng.
Krishnamurti:
Mọi điều đó hiểu được.
David
Bohm: Nhưng hầu như toàn thể tự nhiên đều do cái tâm vũ trụ tạo.
Krishnamurti:
Tự nhiên vốn thuộc cái tâm vũ trụ. Tôi thử tìm cách chấm dứt cái tâm cá biệt; bấy
giờ chỉ còn có TÂM, tâm vũ trụ đúng chứ? (Trang 38-39).
(...)
Krishnamurti:
Vâng. Trong trật tự vũ trụ có vô trật tự, vô trật tự ấy có liên quan đến con
người.
David
Bohm: Không phải vô trật tự ở bình diện vũ trụ.
Krishnamurti:
Không phải. Ở bình diện thấp hơn nhiều.
David
Bohm: Vô trật tự, hỗn loạn ở bình diện con người.
Krishnamurti:
Và tại sao con người đã sống trong tình trạng này từ khởi thuỷ?
David
Bohm: Bởi vì con người còn VÔ MINH-ignorant, chưa thấy ra sự thật.
Krishnamurti:
Nhưng CON NGƯỜI VỐN THUỘC VÀO CÁI TOÀN THỂ, CÁI NGUYÊN VẸN; nhưng trong một góc
hẹp (CÁI “TÔI”), con người tồn tại và sống trong hỗn loạn, vô trật tự. Còn cái
TRÍ THÔNG MINH TỈNH THỨC MÊNH MÔNG này thì không. (Trang 41).
(...)
Krishnamurti:
Bởi vì “X” (người giác ngộ) không “bằng lòng” với việc thuyết giảng và thảo luận
suông. Cái mênh mông vô tận đó, chính là “X”, phải thực sự có hiệu quả, phải
làm cái gì đó. (...).
David
Bohm: Nhất thiết phải làm thế. Nhưng cái mênh mông vô tận ấy sẽ tác động hay
thay đổi nhân loại cách nào? Khi ông nói thế, gợi ý người ta hiểu rằng có một
hiệu quả siêu-cảm-giác lan toả khắp.
Krishnamurti:
Đó là chỗ tôi đang nắm bắt đây. (...).
David
Bohm: Vâng. Bởi vì thức tâm cũng khởi lên từ nền tảng, nên hoạt động này ẢNH HƯỞNG
TOÀN NHÂN LOẠI cũng từ NỀN TẢNG.
Krishnamurti:
Vâng. (Trang 228-229).
(...)
Krishnamurti:
(...) “X” (người giác ngộ) nói, có lẽ chỉ cần có MƯỜI NGƯỜI được trang bị bằng
TUỆ GIÁC này là có thể làm THAY ĐỔI XÃ HỘI, không phải tổ chức lại hệ thống
chính trị này, khác. Công cuộc thay đổi đó hoàn toàn khác hẳn và đặt nền tảng
trên TRÍ TUỆ và TỪ BI. (Trang 237).
(...)
Người
hỏi: Phải ông nói TRI GIÁC (thấy biết như thực) DÙ MỘT PHẦN NHỎ BÉ cũng là cái
MÊNH MÔNG VÔ TẬN?
Krishnamurti:
Dĩ nhiên, dĩ nhiên.
Người
hỏi: Phải tự thân tri giác là NHÂN TỐ làm thay đổi?
David
Bohm: Phải ông nghĩ rằng việc tri giác cái phần nhỏ bé đó chuyển hướng nhân loại
thoát khỏi con đường nguy hiểm họ đang đi?
Krishnamurti:
Vâng, tôi nghĩ thế. Nhưng để đánh lệch hướng đi vào chỗ huỷ diệt của con người,
ai đó phải BIẾT LẮNG NGHE. Đúng chứ? Ai đó, người nào đó – mười người nào đó
cũng được – phải biết lắng nghe.
David
Bohm: Vâng.
Krishnamurti:
Lắng nghe TIẾNG GỌI của cõi mênh mông vô tận đó (“phản văn văn tự tánh”-kinh
Lăng Nghiêm).
David
Bohm: Vậy là cái mênh mông vô tận (tánh viên giác) có thể làm lệch hướng đi của
con người. CÁ NHÂN KHÔNG THỂ làm được việc đó. (Trang 239).
(...)
Krishnamurti:
Tôi muốn thảo luận với bạn và có lẽ cả Narayan (hiệu trưởng trường Rishi
Valley) xem điều gì đang diễn ra nơi bộ não nhân loại. Ta có một nền văn minh mở
mang, tiến bộ rất cao nhưng đồng thời cũng rất dã man, tàn ác với tính vị kỉ được
nguỵ trang dưới mọi lớp áo tinh thần, tôn giáo. TẬN SÂU TRONG NỘI TÂM CŨNG CÓ
TÍNH VỊ KỈ khủng khiếp đó. Não bộ con người đã TIẾN HOÁ liên tục qua nhiều ngàn
năm để ĐI ĐẾN GIAI ĐOẠN CHIA RẼ HUỶ DIỆT NÀY mà tất cả chúng ta đều biết. Vì thế
tôi tự hỏi phải chăng não bộ người, không phải não bộ đặc biệt riêng tư nào cả,
mà là NÃO BỘ LOÀI NGƯỜI, đang hư hỏng, sa đoạ? Phải chăng não đang ở trong tình
trạng suy đồi một cách chậm và chắc? Hay liệu trong một đời người ta, ta có thể
mang lại TRONG NÃO MỘT SỰ ĐỔI MỚI toàn diện – một cuộc đổi mới toàn vẹn, triệt
để, bất nhiễm? Tôi đã tự hỏi mọi điều ấy và tôi muốn thảo luận.
Tôi
nghĩ não bộ nhân loại không phải là não bộ của cá nhân nào, nó không phải của
tôi hay bất kì của ai khác. Đó là não bộ của nhân loại đã tiến hoá qua nhiều
nghìn năm. Và trong cuộc tiến hoá đó, não đã tích luỹ một lượng lớn khủng khiếp
kinh nghiệm, kiến thức và những hành động tàn ác, hung bạo và thô bỉ của tính vị
kỉ hay ích kỉ. Có thể nào cởi bỏ tất cả mọi thứ ấy và đổi khác không? Bởi vì rõ
ràng NÃO ĐANG VẬN HÀNH TRONG NHỮNG MÔ HÌNH. Dù đó là mô hình tôn giáo, khoa học,
kinh doanh... hay mô hình gia đình thì não vẫn luôn luôn vận hành trong CÁI
VÒNG LUẨN QUẨN (cái “tôi” tâm lí) nhỏ nhen cạn cợt. Các vòng luẩn quẩn ấy VA CHẠM
NHAU, mâu thuẩn dường như không có chỗ dứt. Vậy cái gì, yếu tố nào sẽ đứng ra
phá vỡ việc hình thành các mô hình này mà không rơi vào mô hình mới khác, mà
phá vỡ toàn bộ hệ thống mô hình, dù là đau khổ hay khoái lạc? Tóm lại, não đã
chịu nhiều cú sốc, nhiều thách thức và áp lực. Và nếu nó không đủ khả năng để TỰ
ĐỔI MỚI hay tự trẻ hoá lại thì có rất ít hi vọng. Bạn hiểu chứ?
David
Bohm: Chắc ông thấy, có một khó khăn trước mắt. Nếu ông suy nghĩ đến cấu trúc của
não, ta không thể đi sâu vào cấu trúc đó về mặt vật lí.
Krishnamurti:
Về mặt vật lí, ta không thể. Tôi biết, ta đã thảo luận điều ấy. Vậy não phải
làm gì? Các chuyên gia về não người có thể quan sát, lấy não người chết ra xem
xét, nhưng làm thế không giải quyết được vấn đề. Đúng chứ?
David
Bohm: Không thể.
Krishnamurti:
Vậy con người phải làm gì khi biết rằng KHÔNG THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC NÃO TỪ BÊN
NGOÀI? Nhà khoa học, chuyên gia về não và nhà thần kinh học đã giải thích đủ điều,
nhưng các giải thích, các nghiên cứu của họ cũng không giải quyết được vấn đề
này.
David
Bohm: Không có bằng chứng cho thấy là họ có thể.
Krishnamurti:
Không có bằng chứng.
(...)
David
Bohm: Câu hỏi tiếp theo là liệu não có thể tri giác chính cấu trúc của mình.
Krishnamurti:
Liệu NÃO CÓ THỂ TRI GIÁC (thấy biết như thực) CHÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA NÓ không? Và
không chỉ tri giác chính hoạt động của mình mà tự mình còn CÓ ĐỦ NĂNG LƯỢNG để
phá vỡ tất cả mô hình và thoát khỏi đó không?
(...)
David
Bohm: Vâng, tôi nghĩ ở một giới hạn nào đó, ta phải buông bỏ kiến thức của ta,
chắc ông thấy, kiến thức có thể có giá trị đến một giới hạn nào đó và quá giới
hạn đó kiến thức không còn giá trị. Kiến thức trở thành chướng ngại. Ông có thể
nói NỀN VĂN MINH CỦA TA ĐANG SỤP ĐỔ DO CÓ QUÁ NHIỀU KIẾN THỨC.
Krishnamurti:
Đương nhiên thôi.
David
Bohm: Ta không biết loại bỏ chướng ngại.
(...)
Krishnamurti:
Vâng, tôi muốn đặt vấn đề về toàn bộ cái ý nghĩ muốn có kiến thức.
David
Bohm: Nhưng, một lần nữa, nói thế không rõ lắm, bởi vì ta chấp nhận rằng ta cần
có một số kiến thức.
Krishnamurti:
Đương nhiên, ở một mức độ nào đó.
David
Bohm: Vậy không rõ ông muốn đặt vấn đề về loại kiến thức nào?
Krishnamurti:
Tôi đặt vấn đề về việc kinh nghiệm lưu lại kiến thức, tức để lại một dấu ấn.
David
Bohm: Vâng, nhưng loại dấu ấn gì? Dấu ấn tâm lí à?
Krishnamurti:
Đương nhiên, DẤU ẤN TÂM LÍ (tức cái “tôi”). (Trang 241-250).
(...)
Krishnamurti:
(...) Ta đang tiến đến một điểm, tức là TRI GIÁC TRỰC TIẾP và HÀNH ĐỘNG TỨC
THÌ. Thông thường tri giác của ta bị điều khiển bởi kiến thức (mang dấu ấn tâm
lí vị ngã), bởi quá khứ (mô hình tâm lí), tức là kiến thức đứng ra tri giác và
từ đó mà có hành động. Đó là nhân tố CO RÚT NÃO, gây lão suy.
Có
chăng một tri giác không bị trói buộc bởi thời gian (thời gian tâm lí – tức cái
“tôi”)? Và do đó có hành động tức thì? Tôi trình bày như vậy có rõ chưa? Nghĩa
là, bao lâu não, đã tiến hoá qua thời gian (mang dấu ấn tâm lí), vẫn còn sống
trong mô hình của thời gian thì vẫn còn chịu tình trạng lão suy. Nhưng nếu ta
có thể phá vỡ mô hình thời gian đó, nếu não đã phá vỡ mô hình thời gian đó, từ
đó mới có CÁI KHÁC diễn ra.
(...)
(...)
Narayan:
Phải ý ông muốn nói rằng, chính việc THẤY cái tiến trình mang tính huỷ diệt ấy
là NHÂN TỐ GIẢI THOÁT?
Krishnamurti:
Đúng thế.
(...)
Krishnamurti:
Tôi không nói về việc tồn tại mãi mãi – tuy thế tôi không chắc là não bộ vật chất
không thể tồn tại mãi mãi (năng lượng bản thể). Không, đây là việc hết sức
nghiêm túc, tôi không nói đùa đâu. (Trang 258-261).
(...)
David
Bohm: Phải ông nói rằng NỘI DUNG TÂM LÍ NÀY LÀ MỘT CẤU TRÚC VẬT LÍ nào đó nằm
trong não? Nhằm mục đích để cho nội dung tâm lí này tồn tại, não qua bao nhiêu
năm đã thực hiện thật nhiều NHỮNG KẾT NỐI CỦA TẾ BÀO NÃO hầu cấu tạo nội dung
này?
Krishnamurti:
Chính xác, chính xác.
David
Bohm: Và rồi một ánh chớp của TUỆ GIÁC (tri giác thuần khiết, trực tiếp) SOI THẤY
tất cả mọi điều ấy, và tất cả không còn cần thiết nữa. Do đó, tất cả mọi điều ấy
bắt đầu tan biến. Và khi đã TAN BIẾN thì không còn có nội dung (tâm lí) nữa. Bấy
giờ, bất cứ não làm việc gì cũng đều khác hết.
Krishnamurti:
Hãy đi xa hơn. Bấy giờ, có sự trống không hoàn toàn.
David
Bohm: Đúng. Trống không nội dung. Nhưng khi ông nói trống không hoàn toàn, phải
ý ông muốn nói trống không tất cả NỘI DUNG TÂM LÍ (vị ngã-cái “tôi”) này?
Krishnamurti:
Đúng thế. Và sự trống không đó có một năng lượng khủng khiếp. CÁI KHÔNG ĐÓ LÀ
NĂNG LƯỢNG.
David
Bohm: Vậy phải ý ông muốn nói rằng não, do đã thực hiện tất cả những kết nối phức
tạp ấy, đã giam hãm một lượng lớn năng lượng?
Krishnamurti:
Đúng đấy. Tiêu hao năng lượng.
David
Bohm: Và khi các kết nối bắt đầu tan biến thì năng lượng liền có đó.
Krishnamurti:
Vâng.
David
Bohm: Phải ông nói năng lượng là vật lí cũng là năng lượng khác?
Krishnamurti:
Tất nhiên. Bây giờ ta có thể đi tiếp vào chi tiết hơn. Nhưng nguyên lí này, NGUỒN
GỐC của nó, là một Ý NIỆM hay một SỰ KIỆN? Tôi nghe tất cả mọi điều ấy bằng
thính giác, nhưng tôi có thể biến điều tôi nghe thành một ý niệm. Nếu tôi nghe
không chỉ bằng lỗ tai, mà BẰNG CẢ TỰ THỂ CỦA TÔI, bằng chính trong cấu trúc của
tôi thì lúc đó, VIỆC GÌ XẢY RA? Nếu không nghe theo cách đó, tất cả mọi điều ấy
đơn thuần trở thành một ý niệm, và tôi quay cuồng tất cả phần đời còn lại của
mình chơi đùa với những ý niệm. (...).
(...)
Krishnamurti:
THIỀN là TUỆ GIÁC.
(Trang
273-276).
(...)
David
Bohm: Vật chất đang động. Ông có thể nói rằng có bằng chứng về điều đó, rằng
khoa học đã tìm thấy vô số những phản ứng đều do các dây thần kinh.
Krishnamurti:
Có phải bạn nói rằng vật chất và chuyển động đều là những phản ứng tồn tại
trong tất cả vật chất hữu cơ.
David
Bohm: Vâng, mọi vật chất ta biết đều tuân theo định luật TÁC ĐỘNG VÀ PHẢN ỨNG.
Mỗi tác động đều có một phản ứng tương xứng.
Krishnamurti:
Vậy tác động và phản ứng là một tiến trình vật chất như TƯ TƯỞNG vậy. Bây giờ
việc VƯỢT LÊN TRÊN TIẾN TRÌNH ĐÓ mới là vấn đề.
(...)
Krishnamurti:
Bởi vì bất kì động đậy nào của tư tưởng đều là một tiến trình vật chất.
(...)
David
Bohm: Vâng. Vậy ta nói tư tưởng là như thế. Tư tưởng vẫn xuất phát từ cái nền tảng
kiến thức. Vì thế, ông cho rằng CÁI MỚI phát sinh KHÔNG THUỘC VÀO TIẾN TRÌNH
NÀY?
Krishnamurti:
Vâng, có cái gì đó mới thì TƯ TƯỞNG, như một tiến trình vật chất, PHẢI CHẤM DỨT.
David
Bohm: Và rồi sau đó tiến trình tư tưởng có thể ĐƯỢC SỬ DỤNG LẠI.
Krishnamurti:
Sau đó, vâng. (...). (Trang 322-324).
(...)
Krishnamurti:
(...) Giờ đây, tôi xin hỏi, phải chăng vũ trụ vạn vật và cái trí, đã tự mình
trút sạch trống không mọi thứ (tâm lí vị ngã), đó là một?
David
Bohm: Phải chăng chúng là một?
Krishnamurti:
Chúng không tách biệt, riêng lẻ, chúng là một (pháp thân-pháp giới).
David Bohm: Vậy, ông đang nói rằng VŨ TRỤ VẬT
CHẤT giống như THÂN CỦA CÁI TRÍ TUYỆT ĐỐI?
Krishnamurti: Vâng, chính xác.
Krishnamurti: Vâng, chính xác.
David
Bohm: Nói thế thật là ấn tượng!
(...)
Krishnamurti:
Ta cũng đồng ý ở chỗ rằng có cái TRÍ PHỔ QUÁT này và trí con người có thể HOÀ
NHẬP vào đó khi có TỰ DO GIẢI THOÁT. (Trang 342-343).
(...)
Krishnamurti:
Từ cái cá biệt riêng tư, cần thiết phải đi đến cái chung, cái phổ biến, rồi từ
cái phổ biến vẫn tiếp tục vào sâu hơn nữa và có lẽ, có cái tánh thuần khiết được
gọi là TỪ BI, TÌNH YÊU và TRÍ TUỆ. Nhưng điều đó có nghĩa rằng bạn phải đặt hết
trí, tâm và toàn bộ tự thể của bạn vào công cuộc TRA XÉT, KHÁM PHÁ này. (...).
(Trang 369-370).
----
2)
SƯU TẦM TRONG “LỬA GIÁC NGỘ” -
bổ
sung phần đọc trong “Chấm Dứt Thời Gian”
---
(Sưu
tầm trong Lửa Giác Ngộ - đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và một
số hành giả thiền định. Bản dịch của dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời
Đại, 2010.
Những
chữ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa).
----
(...)
Krishnamurti:
(...) Tâm không sao bước vào một chiều không gian hoàn toàn mới khác nếu còn có
bóng đen của kỉ niệm (mang tính tâm lí quy ngã-cái “tôi”). Bởi “CÁI KIA” VỐN
PHI THỜI GIAN. Cái chiều không gian kia vốn vĩnh hằng, và tâm trí muốn thâm nhập
vào đó phải không có yếu tố thời gian (thời gian tâm lí-động thái trở
thành của cái “tôi”). Tôi nghĩ điều này hợp lẽ và hợp logic.
Pupul
Jayakar: Nhưng cuộc sống không mang tính logic cũng không hợp lẽ.
Krishnamurti:
Tất nhiên là không. Muốn thấu hiểu cái VĨNH HẰNG – mà không qua thời gian – tâm
trí phải thoát khỏi mọi sự được tích tập góp nhặt về mặt TÂM LÍ, TỨC THỜI
GIAN. Muốn thế, tất phải chấm dứt thôi.
Pupul
Jayakar: Vậy là không có việc thâm nhập khám phá sự chấm dứt?
Krishnamurti:
Ồ, có chứ.
Pupul
Jayakar: Khám phá sự chấm dứt như thế nào?
Krishnamurti:
Chấm dứt cái gì – chấm dứt sự tiếp nối liên tục của một tư tưởng, một xu hướng,
một dục vọng đặc biệt nào đó, chính các chất liệu này tiếp sức sống cho sự liên
tục. Sinh và tử - trong khoảng cách mênh mông này là SỰ LIÊN TỤC TIẾP NỐI SÂU
XA như dòng sông. Lưu lượng nước làm cho dòng sông trở nên tuyệt vời – như sông
Hằng, sông Rhine, sông Amazone và ta không thấy được vẻ đẹp của dòng sông. Như
bạn thấy đó, ta chỉ sống trên bề mặt nông cạn của dòng đời mênh mông. Ta không
thấy cái đẹp của nó vì ta mãi mãi sống trên bề mặt. Và chấm dứt là CHẤM DỨT CÁI
BỀ MẶT NÔNG CẠN NÀY. (Trang 122-123).
(...)
Krishnamurti:
Bà đã nói hai điều: THỨC, consciousness của Krishnamurti và sự chấm dứt của
thân xác. Thân xác sẽ chấm dứt bởi tai nạn, bệnh tật. Điều đó là hiển nhiên. Thế
còn thức của người đó là gì?
Pupul
Jayakar: Mênh mông vô tận, tràn ngập thương yêu.
Krishnamurti:
Nhưng tôi không gọi đó là thức.
Pupul
Jayakar: Tôi dùng từ “thức” để kết hợp với thân xác của Krishnamurti. Tôi không
nghĩ ra từ nào khác. Có thể gọi là “TÂM của Krishnamurti”. (Trang 123).
(...)
Krishnamurti:
Và tôi thấy điều này. Tôi CẢM NHẬN được nó. Với tôi, đây là một TÂM THÁI DIỆU
KÌ hơn cả. Qua bạn, qua sự tiếp xúc của tôi với bạn, tôi CẢM NHẬN CÁI MÊNH MÔNG
ấy. Và toàn bộ sức mạnh trong tôi thôi thúc tôi nói tôi phải nắm lấy nó
(ngộ-nhập). Và bạn có nó – tất nhiên, không phải bạn, Pupul, có nó. Nó có đó,
ở đó. Nó không phải của bạn hay của tôi. Nó ở đó, có đó.
Pupul
Jayakar: Nhưng nó có đó bởi vì có ông.
Krishnamurti:
Nó có đó không phải bởi có tôi. Nó ở đó. (Trang 125).
(...)
Pupul
Jayakar: Phải chăng ý ông muốn nói: HÃY TỰ MÌNH LÀ ÁNH SÁNG CHO MÌNH, tức là,
tiếp xúc cái đó mà không có người...
Krishnamurti:
Không phải “tiếp xúc” mà là GIÁC VÀ SỐNG; nó có đó để bạn vươn tới nắm lấy
(chánh tinh tấn). Để vươn tới và tiếp nhận cái đó, TƯ TƯỞNG HAY THỨC, (trong
trạng thái vô minh) như ta biết, PHẢI CHẤM DỨT, bởi vì tư tưởng (trong trạng
thái vô minh) thực sự là kẻ thù của cái đó. Tư tưởng là kẻ thù của lòng từ, quá
rõ rồi, đúng không? Và để đốt lên ngọn lửa TỪ BI VĨ ĐẠI ấy không đòi hỏi phải
hi sinh lớn lao cái này cái nọ chi cả, mà là một TRÍ TUỆ TỈNH THỨC để THẤY động
niệm. Và GIÁC ĐỘNG NIỆM LÀ CHẤM DỨT ĐỘNG NIỆM, đó mới thực là THIỀN. (Trang
127-128).
(...)
Pupul
Jayakar: Ông có nghĩ là có thể học được điều gì đó trong trí não để giáp mặt với
cái chết sau cùng không?
Krishnamurti:
Có gì trong đó mà học, Pupul? Không có gì để học cả.
Pupul
Jayakar: Trí não phải tiếp nhận mà không động đậy (bởi cái tôi).
Krishnamurti:
Vâng.
Pupul
Jayakar: Trí não phải tiếp nhận một phát biểu như thế mà BẤT ĐỘNG (vô niệm-vô
ngã). Và có lẽ như thế mà khi cái chết sau cùng đến thì cũng sẽ có một sự bất động
như thế.
Krishnamurti:
Vâng, đúng thế đấy. Thế nên, CÁI CHẾT MỚI ĐẸP VÀ ĐẦY SỨC SỐNG một cách phi thường.
(Trang 130).
(...)
Pupul
Jayakar: Hãy xem xét từ “TUỆ GIÁC”, nghĩa là THẤY vào trong, thấy bên
trong.
Krishnamurti:
Thấy vào trong.
Pupul
Jayakar: Thấy sâu vào trong cái thấy.
Krishnamurti:
Khoan, hãy nhìn xem từ “thấy”-“seeing”. THẤY NỘI TÂM, thấy bên trong.
Thấy sâu vào trong hay thấu hiểu CÁI TOÀN THỂ, cái mênh mông. Chỉ có
thể có được khi CHẤM DỨT tư tưởng và thời gian (tâm ngôn-tâm hành quy
ngã). Tư tưởng và thời gian bị hạn chế, nên cái giới hạn này không
thể có tuệ giác (trí bát-nhã) hay cái thấy vào trong được. (Trang
250).
(...)
Krishnamurti:
Hiện tại là cái “bây giờ”, cái hiện tiền. Cái hiện tiền chứa toàn bộ vận động của
thời gian tư tưởng.
Pupul
Jayakar: Vâng.
Krishnamurti:
Đó là toàn bộ cấu trúc. Nếu cấu trúc của thời gian (tâm lí quy ngã) và tư tưởng
(trong trạng thái vô minh-phiền não-xung đột) chấm dứt, CÁI HIỆN TIỀN mang một
ý nghĩa hoàn toàn khác. CÁI “BÂY GIỜ” bấy giờ là KHÔNG. Và cái KHÔNG (trường
tiềm năng, tánh Không) thì dung chứa mọi cái có. (...). (Trang 256).
(...)
Krishnamurti:
(...) Vì vậy, tôi mới nói: Đừng phản ứng mà hãy LẮNG NGHE SỰ KIỆN
rằng NÃO BỘ BẠN là một mạng lưới gồm những TỪ và TỪ (tâm ngôn tâm
hành-nói năng bên trong), và rằng bạn không thể THẤY bất cứ CÁI MỚI
nào nếu bạn còn luôn luôn dùng từ, từ, từ (tức là cần phải “quán
thế âm”). (...).
Achyut
Patwardhan: Cái hiểu, cái biết (tư tưởng, tư duy, nhận thức...) của ta
hoàn toàn là NGÔN TỪ (tâm ngôn mang dấu ấn vị ngã). Có THẤY được
điều đó tôi mới gạt được từ. (...).
Krishnamurti:
(...) Có hành động NGHE (bên trong), có hành động THẤY (bên trong) và
có hành động TUYỆT DỨT kiến thức (tâm ngôn tâm hành mang dấu ấn tâm
lí quy ngã). Lúc đó điều gì xảy ra? (“Tri huyễn tức li, li huyễn tức
giác”-kinh Viên Giác). (...).
Krishnamurti:
Thế giới là tôi, thế giới là cái “tôi”, cái ngã, thế giới là những
cái “tôi” khác. Cái ngã đó là tôi. Vậy sự kiện gì diễn ra khi có
trạng thái ấy (Tánh Không hiện tiền), có thực sự chứ không phải nói
năng suông? Trước hết, có một năng lượng khủng khiếp, một NĂNG LƯỢNG
GIẢI THOÁT – không phải thứ năng lượng tạo ra bởi tư tưởng, không phải
thứ năng lượng xuất sinh từ kiến thức, mà là một thứ năng lượng
hoàn toàn khác, bấy giờ đứng ra HÀNH ĐỘNG. Năng lượng đó là LÒNG
TỪ, năng lượng đó là tình yêu (thương). Bấy giờ tình yêu (thương) và
lòng từ là TRÍ TUỆ – trí tuệ (viên giác) đó đứng ra hành động. (...).
Krishnamurti:
(...) Và trí tuệ đó (hiện hữu) TỰ NHIÊN, nó không phải là của bạn
hay của tôi. (Trang 389-392).
(...)
Krishnamurti:
(...) Vậy, thưa ông, vấn đề đặt ra là: ngưng dứt động đậy (của cái
“tôi”-của vô minh), chấm dứt động đậy chứ không phải chấm dứt tri
kiến thức (cần thiết). Thực sự đó mới là vấn đề. (Trang 410).
----
THAY
LỜI KẾT:
*
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc
sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng
hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
“Tự
tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Đường
Về Minh Triết-có bổ sung; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; Thuvienhoasen org).
Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
lebabon04@gmail.com
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Vũng Tàu ngày 23/10/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
lebabon04@gmail.com
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Vũng Tàu ngày 23/10/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét