Home
» Tin tức - Sự kiện - Bình - Luận
» Châu Thạch: Vài ý kiến về bài “Tiếng lòng” của nhà thơ Thuỷ Điền (ĐN)
Châu Thạch: Vài ý kiến về bài “Tiếng lòng” của nhà thơ Thuỷ Điền (ĐN)
Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019
Cuối
cùng tôi xin bày tỏ sự tâm đắc hoàn toàn với những lời của nhà thơ Thủy Điền viết
ở cuối bài: “Làm thơ, viết văn, viết báo là một điều rất khó, viết
chơi chơi, giải trí trong phạm vi gia đình thì không nói gì. Nhưng khi
lên báo, lên mạng ta nên thận trọng và tôn trọng ba triệu người con dân
Việt đang sống rãi rác ở nước ngoài và một trăm triệu dân đang hiện
diện ở Việt nam.”
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
Trước
khi vào chủ đề tôi xin có mấy lời phi lộ sau đây:
I –
Nhà thơ Thái Quốc Mưu đã giao lưu trên văn đàn với tôi gần 1o năm. Chúng tôi rất
mến mộ nhau nên tôi binh vực cho anh ấy là đương nhiên. Tuy thế tôi không ngu
gì bênh vực cái sai của anh ấy mà chỉ bênh vực cái tôi cho là đúng mà thôi. Phải
nói rằng viết về sự nghiệp văn chương của Thái Quốc Mưu, đã có trên 47 nhà phê
bình, nhà lý luận văn học với 57 nhận định về ông. Đặc biệt giáo sư Nguyễn
Quang là một tù nhân lương tâm, viện trưởng đại học Nhân Quyền Việt Nam đã xuất
bản “Tiểu Luận Phê Bình Văn Học viết về Thái Quốc Mưu” dày 400 trang, ấn phẩm của
nhà xuất bản AMAZON in và phát hành toàn cầu. CHừng ấy thôi cũng đủ chứng tỏ uy
tín của anh Mưu, không thể là người viết “Lố bỊch và lập lờ” được.
II-
Nhà thơ Thủy Điền có thể nói là ân nhân của tôi, anh đã đăng bài viết của tôi
trên trang Thủy ĐIền sớm hơn mọi trang web khác trong nhiều năm qua, vì vậy tôi
không dại gì viết ép nhà thơ Thủy Điền để bị giận.
III-
THế nên những điều tôi viết dưới đây là rất công tâm theo tôi nghĩ, nhưng chưa
chắc đã đúng vì viết theo chủ quan của mình. Phần đánh giá đúng, sai xin nhường
cho bạn đọc.
Bây
giờ tôi xin vào chủ đề:
1) Trong
bài “Tiếng Lòng” ở đoạn cuối nhà thơ Thủy ĐIền viết rằng “Tôi chẳng binh vực
hay nâng bốc ai, để nâng người nầy hay hạ người khác, Điều nầy không
cho phép người cầm bút làm như thế”. Thế nhưng ở đầu bài viết tôi thấy
nhà thơ Thủy ĐIền đã hạ anh Thái Quốc Mưu đo ván bằng mấy câu châm biếm rất nặng.
Đó là câu sau đây: “Bức ảnh Tác giả giống như một Thượng thư Bộ Lễ
thời nhà Nguyễn”
Chắc
chắn không ai đọc câu trên lại nghĩ rằng Thủy ĐIền khen tấm ảnh đẹp, mà hiểu
ngay rằng Thủy Điền nói châm biếm dung nhan người trong ảnh xấu xa như các quan
lại thời phong kiến. Thật ra cách suy “vơ đủa cả nắm” ấy rất sai lầm, chỉ xảy
ra ở thời “Cải cách ruộng đất” ngoài Bắc mà thôi.
Đã
thế nhà thơ Thủy ĐIền còn châm thêm một câu để làm cho những lời chê bai Thái
Quốc Mưu của nhà thơ Thủy ĐIền ở đoạn dưới đau sâu thêm:
“Giọng
điệu một nhà uyên thâm chỉ dạy cho lớp hậu sanh rất bài bản, ăn rập
từ trên xuống dưới, nghe rất sướng lỗ tai. Khiến ai không rõ vấn đề
hay đọc lướt qua đều giật mình. Ồ! Cụ nầy là người học sâu hiểu
rộng, trí tuệ cao cường.”
Chỉ
hai câu mở đề đã cho bạn đọc thấy ai sẽ làm con vật tế thần rồi.
Thế
rồi nhà thơ Thủy Điền còn bồi thêm cho Thái Quốc Mưu mấy cái đạp nặng nề bằng mấy
câu văn rất nặng nề như sau:
“Riêng
ông Quốc Mưu mới chính là người lố bịch và lập lờ. Lập lờ ở chỗ
là tự đặt ra nguyên tắc nầy, nguyên tắc nọ mà chẳng biết dùng nguyên
tắc ấy vào đâu cho đúng chỗ. Lố bịch ở chỗ nào, là ghét, ganh tị
với người khác rồi tìm mọi cách bôi xấu, vạch trần tấn công hội
đồng.”
Tôi
nghĩ nếu nhà thơ Thủy Điền chỉ phản biện bài viết của một bậc lão thành bằng
công tâm, thấy sai thì nói, không ghét chi với họ, không nâng bốc người nầy hạ
người khác, thì lời phản biện phải hài hòa hơn chớ không qúa gay gắt như vậy. Ở
đây nhà thơ Thủy ĐIền còn dùng cụm từ “Tấn công hội đồng” làm cho bạn đọc có ý
nghĩ nhà thơ Thủy Điền đứng về một phía “hội đồng”nào đó để chữi hội đồng của
Thái Quốc Mưu.
2)
Nhà thơ Thủy Điền viết: “Việc ông Nguyên Lạc là thầy giáo hay không không
thầy giáo là vịệc của ông ta, chúng ta không nên soi mói đến đời tư của
kẻ khác. Đó là phép lịch sự tối thiểu của người có học. Tôi Đặt
Ví dụ. Nếu, ông Nguyên Lạc không là thầy giáo mà ông xưng mình là
thầy giáo thì chính ông là người có tội và đáng trách, lương tâm ông
sẽ bị cắn rứt khi ông làm không đúng.”
Cái
nầy thì tôi không thống nhất với nhà thơ Thủy Điền. Việc ông Nguyễn Lạc thật là
nhà giáo hay không phải là nhà giáo tôi không dám nói tới vì tôi không biết gì
về quá khứ ông ấy, nhưng việc biết một người gian dối, lạm danh xưng mà làm
ngơ, không tố cáo với đời như nhà thơ Thủy Điền nói là một sai lầm lớn. Tôi đã
biết có người chỉ là lính binh nhì của VNCH trước đây, khi qua Mỹ xưng là học đại
học Sài Gòn, đi lính cấp bậc thiếu tá. Rồi từ Mỹ về VN họ lại xưng là qua Mỹ đã
học đại học luật, làm việc cho luật sư đoàn. Nhà thơ Thủy Điền có biết rằng họ
đã đăng công khai lên dòng thời gian facebook kèm theo ảnh thật của họ và họ đã
câu lừa tiền, lừa tình được biết bao nhiêu Việt Kiều ở Mỹ và những cô gái ở Việt
Nam không? Nếu biết điều nầy chắc nhà thơ Thủy Điền sẽ không nói “Ai làm nấy chịu”
còn mình không có trạch nhiệm tố cáo sự gian dối đó, nếu tố cáo thì mất “phép lịch
sự tối thiểu của người có học”. Tôi nghĩ thà mất phép lịch sự còn hơn phạm tội
“không tố cáo tội phạm hay không tố cáo để ngăn ngừa tội phạm”. Ở VN bây giờ những
người khai mang bằng cấp bị nhà nước cách chức và đuổi về vườn hết đấy ạ.
3) Cuối
cùng tôi xin giải thích về viêc thi nhiều đậu ít sau năm 1975 mà nhà thơ Thủy
ĐIền đã viết trong bài viết “Tiếng Lòng”.
Nhà
thơ Thủy Điền Viết: “Sở dĩ tôi viết những lời nầy là gì tôi là người
từng thi đậu vào hai trường một lượt vào năm 1977. Đó là trường Sư
phạm Long an và Trường Thủy Lợi 3 Tiền Giang. Nhưng tôi bỏ Sư Phạm và
đi học ngành Thủy Lợi, ra trường và đi vượt biên cho đến hôm nay.-
Ngày ấy trường SP Long an thi 1000 Thí sinh nhưng chỉ lấy 100 Thí sinh
mà thôi (Hồ sơ tôi còn lưu tại trường SP Long an) - Còn Thủy Lợi thi
3000 Thí sinh chỉ lấy 300 Thí sinh mà thôi (Hồ sơ tôi còn lưu tại Bộ
Đại học và Trung học Chuyên nghiệp ở VN)”
Tôi
xin giải thích vì sao vậy như sau:
Thi
vào đại học năm 1977 hay cả thời bao cấp là 1000 thí sinh mà chỉ cho đậu 100
thí sinh hay thi 3000 thí sinh mà chỉ đậu được 300 thí sinh mà thôi. Thật ra thời
đó các thí sinh là con của cái mà họ gọi là Ngụy quân Ngụy quyền thì dầu giỏi đến
mấy họ cũng cho rớt hết. Họ chấm đậu vào đại học theo lý lịch chớ không theo
bài thi trúng hay trật. Do đó người đậu vào đại học trước hết phải 3 đời là cọng
sản cái đã, sau đó mới đến người có lý lịch ba đời là dân thì mới đậu. Còn ai
có ông bà, cha mẹ là quan chức chính quyền VNCH thì rớt, rủi mà có đậu thì về địa
phương cũng không cho đi học. VÌ vậy thời đó mà vào được đại học, tôi không dám
nói là không giỏi nhưng người giỏi thật sự bị cho rớt nhiều lắm, còn bọn dốt được
cọng thêm “điểm có công” vào cũng rất nhiều.
4) Cuối
cùng tôi xin bày tỏ sự tâm đắc hoàn toàn với những lời của nhà thơ Thủy Điền viết
ở cuối bài:
“Làm
thơ, viết văn, viết báo là một điều rất khó, viết chơi chơi, giải
trí trong phạm vi gia đình thì không nói gì. Nhưng khi lên báo, lên
mạng ta nên thận trọng và tôn trọng ba triệu người con dân Việt đang
sống rãi rác ở nước ngoài và một trăm triệu dân đang hiện diện ở
Việt nam.”
Những điều khác như danh xưng thầy cô, học
trò xưng hô với thầy cô thời ấy như thế nào, tôi không rành nên xin bỏ qua
không dám đề cập đến ./.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại theo nguyên bản của tác giả gởi từ Đà Nẵng ngày 31/12/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét