Phạm Khang: “Người đi cuối chân trời” và những miền giao cảm
Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015
Nếu như văn học là kỷ niệm thì thơ của Trần Tất Tiến là sự hồi âm và thức tỉnh liền mạch chuỗi kỷ niệm đó. “Người đi cuối chân trời” tự thấy mình đi tìm cảm hứng trong giao cảm huyền diệu giữa con người, thiên nhiên, tình đất, tình người:
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nhà thơ Phạm Khang
Họ
tên thật Phạm Xuân Khang
Hội
viên Hội VHNT Thanh Hóa.
đã
xuất bản 9 tập thơ, 4 tiểu thuyêt, 1 tập ký sự.
Học
văn tại Nga. Dịch giả văn học thế giới.
ĐT:
0122.220.69.89
Email: phamkhangnhavan@gmail.com
_____
NGƯỜI
ĐI CUỐI CHÂN TRỜI VÀ NHỮNG MIỀN GIAO CẢM
Nếu
như văn học là kỷ niệm thì thơ của Trần Tất Tiến là sự hồi âm và
thức tỉnh liền mạch chuỗi kỷ niệm đó. “Người đi cuối chân trời” tự thấy mình đi tìm cảm hứng
trong giao cảm huyền diệu giữa con người, thiên nhiên, tình đất, tình
người:
Tôi đi tìm sợi tơ mành
Thả mùa thu với độc hành lang
thang
Đó là sợi tơ của thi cảm, và cũng từ
miền thi cảm này người đọc sẽ nhận ra một Trần Tất Tiến tươi mới và
vạm vỡ:
Sông Mã dựng bờm tung vó ngựa
Củi cành lao vun vút mấy binh
đoàn
Ngầu đục phù sa, lộn vòng nước
xoáy
Nuốt trong mưa tiếng lở đất
buông tay
(Thiên
nhiên)
Dễ
nhận ra trong thơ của Trần Tất Tiến dấu ấn và những kỷ niệm sâu sắc
mà anh đã trải qua. Những địa danh như Quan Hóa, Pù Nhi, Mường Lát,
những Cổng Trời, Na Sài cao ngất, những dòng sông gắn liền với lịch
sử của quê hương như sông Mã, sông Luồng, sông Chu, đến những bản của
người Mông, người Thái, người Mường…lại có dòng sông Ngân trong truyền
thuyết, đến chén rượu Quỳnh thơm nức của làng Vân. Trần Tất Tiến và
cũng là “Người đi mây nước không về
ấy” trong cuộc hành trình sinh tử và đơn độc của thi ca đã có
những ký họa ấn tượng:
Đường dốc vắng mùa xuân lên bản mới
Gió cay nồng hương ngô nếp lên
men
Hoa mận nhà ai đơm trắng lối
Khoan nhặt bờ xa đổ tiếng khèn
(Lên
bản người Mông)
Và
phong cảnh, con người những miền quê yên ả, thanh bình:
Tôi trở lại miền quê ngày cuối chạp
Ngọn gió đồng che gốc rạ chân
sông
Màn mây đục in cánh cò lẻ bóng
Bếp nhà ai nhả khói nẻo bờ
vòng
Chợ vừa tan mẹ ngồi bên dậu
vắng
Gom nắng tàn vào đáy mủng khoai
lam
Mấy cậu bé giang tay lùa nghé
nhỏ
Vó non tơ ngơ ngác chạy lạc đàn
Có tiếng hát cất lên trong
chiều muộn
Em tóc dài gánh nước giếng
làng xa
Nhún nhảy bước nghiêng đôi tà
áo tím
Bờ vai thon em gánh cả chiều
vàng
(Miền quê)
Chân
thực, sống động, hình ảnh này va đập với hình ảnh kia, tạo nên lối
tả, lối cảm miên man và da diết đến nao lòng. Phải có tấm lòng rộng
mở, một trái tim nhân hậu, bao dung và cao hơn nữa là sự quan sát tinh
tế của người làm thơ mới có thể viết được những câu thơ trong sáng,
êm đềm, da diết đến thế.
Đi
vào cõi thơ tức là đi vào cõi người. Giữa người với thơ tuy hai mà
một. Sự hòa tan kỳ diệu này được xem như là linh diệu của nghệ
thuật thi ca. Thơ của Trần Tất Tiến trong một chừng mực và ước lệ
nào đó đã thể hiện được điều linh diệu này. Anh không chỉ biết phát
hiện cái đẹp và sự tinh tế của “Điệu
múa Rùa bên màn lượn cây Bông” hay “Bước
xòe văn hoa mềm như sóng cá”
của những cô gái vùng cao mà còn nhận ra cái vị đắng của hiện thực
đời sống qua tiếng rao của người bán muối:
Tiếng rao khản lời sau vệt bánh xe lăn
…Muối tan vào mặn chát tuổi thơ em
Phản
ánh hiện thực bằng lời thơ, tức là Trần Tất Tiến đã tư duy bằng
hình tượng thơ chứ không phải hót líu lô như chim chóc. Thơ là tư duy
đa nghĩa bằng xúc cảm chứ không phải là một hiện thực trần trụi đơn
nghĩa của hình học, của không gian hẹp trong giới hạn và thói quen
của mắt nhìn. Anh tự biết muốn trở thành một người làm thơ điều
cần thiết không phải là một ý muốn nhỏ bé tự biểu hiện mình, không
phải là những giấc mơ của một trí tưởng tượng nhàn rỗi, không phải
là một nỗi u buồn đẹp đẽ, mà điều cần thiết là một sự nhạy cảm
mãnh liệt đối với những vấn đề của hiện thực:
Giá như em cứ trách móc giận hờn
Cứ đau đáu nhìn tôi như chớp
lóe
Vẻ khinh bạc trên làn môi khép
nhẹ
Trái tim tôi còn có chỗ quay về
(Nỗi
nhớ)
Nhà
thơ Colombia Otsxtaviopats nói rằng: “ Thơ
trữ tình là hiện thân của một thay đổi vĩ đại trong lịch sử nhận
thức cũng như lịch sử văn chương”. Tập thơ “Người đi cuối chân trời” của Trần Tất Tiến cũng không đi
chệch ra khỏi quỹ đạo trữ tình thi ca này. Những bài thơ tình trong
tập đều là những bài thơ giàu tâm trạng, nhạc điệu và gam màu. Tình
yêu vốn là đẹp lộng lẫy và thuần hậu của thi ca và Trần Tất Tiến
cũng đã đến với Người Thơ, Nàng Thơ bằng một mối tình nồng thắm:
Nụ cười em đi qua lòng tôi
Cả mùa nắng đốt dồn lên cơn
khát
Cánh rừng hoang tràn gió giông
bão táp
Biển xô nghiêng từng đợt sóng
lừng
(Tình
em)
Anh
nhận ra “Em đi qua chiều tôi” như “Một vệt nắng nở bung trời chớm lạnh”. Đủ để thấy trái tim
anh dám yêu và đa cảm biết bao! Thơ viết đến được cung bậc này thì
tình đã gần như thoát tục, bay bổng, cảm hóa và nâng con người lên.
Thơ ấy là thơ “Tiếng ngoài lời, thơ
ở ngoài thơ” (Thạch Quỳ).
“Người đi cuối chân trời” là tập thơ
đầu tay của một cán bộ ngành kiểm lâm đã có nhiều thơ xuất hiện
trên các báo, tạp chí được sự mến yêu của bạn đọc. Trần Tất Tiến
tốt nghiệp đại học Lâm nghiệp, học quản lý ở Tiệp Khắc, hiện anh
là Cục trưởng Cục Kiểm lâm Thanh Hóa. Tập thơ là biểu hiện sinh động
tình cảm, suy nghĩ, cảm nhận của anh về quê hương, đất nước, tình yêu
và thân phận con người. Đọc “Người
đi cuối chân trời” tôi chợt nhận ra rằng con đường đến với thi ca
hay con đường đến với nghệ thuật của ngôn từ với nốt nhạc trầm
bổng, hân hoan hay hào hùng, bi tráng không dành riêng cho ai cả, mà
ngược lại khúc nhạc linh diệu ấy sẽ rung lên và gõ nhịp trong tâm
hồn những ai biết yêu thương, quý trọng những giá trị căn bản của
cuộc sống này.
© Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Thanh Hóa ngày 17.8.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
______________________________________________
Bài liên quan
- Bích Hà: Đọc bài thơ “Khúc hát tình rơi” của tác giả Ca Dao (H)
- Bài thơ “Gánh hát” của Đặng Xuân Xuyến và những cảm nhận (HN)
- La Thụy: Lương Minh Vũ- Lãng đãng khói sương hoài niệm (LaGi)
- Châu Thạch: Đọc “Nhớ cây đa Chùa Viên Giác” Thơ Trần Trung Đạo (ĐN)
- Phạm Đức Nhì: Cái tội không cài lại khuy áo ngực (USA)
- Đặng Xuân Xuyến: Vài lời về mấy bài viết gần đây của ông Nguyễn Lạc (HN)
- Châu Thạch: Một bài thơ vịnh ảnh không đề tuyệt hay (ĐN)
- Ninh Giang Thu Cúc: Đọc “Lá nhớ” của Đỗ Tấn (SG)
- Ninh Giang Thu Cúc: Đọc “Hoa cỏ mặt trời” lời ru tình mẹ, quê hương (SG)
- Bùi Đồng: Lời bình ngắn về ‘Em’ của Đặng Xuân Xuyến (HN)
- Bích Hà bình thơ: Ngồi lại khói hương – Thơ Tần Hoài Dạ Vũ (H)
- Dung Thị Vân viết cảm nhận "Hương nắng" của nhà thơ Hư Vô (SG)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét