Home
» Biên khảo - Tư liệu
» Ngày xuân nói chuyện câu đối: Cậu học trò tài giỏi – Phạm Thanh Cải sưu tầm và biên soạn
Ngày xuân nói chuyện câu đối: Cậu học trò tài giỏi – Phạm Thanh Cải sưu tầm và biên soạn
Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016
Ngày
xưa, có một chàng học trò rất thông minh, lanh lợi. Anh ta rất giỏi văn chương,
nhanh ứng đối, rất tốt bụng hay giúp đỡ mọi người. Anh ta sinh ra trong một gia
đình nghèo khó, nên chỉ theo học thày đồ trong làng. Khi còn nhỏ, một lần thày
đồ đã đưa ông anh ta ra sông để tắm. Thày đồ đã cởi quần áo của mình treo
trên gốc cây cổ thụ, tình cờ ra cho trò vế đối:
Tác giả Phạm Thanh Cải
Địa chỉ TP. Hà Nội
ĐT: 01696306682
Email: phamthanhcai@gmail.com
_____
Phạm Thanh Cải (Biên soạn)
CẬU HỌC TRÒ TÀI GIỎI
ĐT: 01696306682
Email: phamthanhcai@gmail.com
_____
Phạm Thanh Cải (Biên soạn)
CẬU HỌC TRÒ TÀI GIỎI
Ngày
xưa, có một chàng học trò rất thông minh, lanh lợi. Anh ta rất giỏi văn chương,
nhanh ứng đối, rất tốt bụng hay giúp đỡ mọi người. Anh ta sinh ra trong một gia
đình nghèo khó, nên chỉ theo học thày đồ trong làng.
Khi
còn nhỏ, một lần thày đồ đã đưa ông anh ta ra sông để tắm. Thày đồ đã cởi
quần áo của mình treo trên gốc cây cổ thụ, tình cờ ra cho trò vế đối:
“Thiên
niên cổ thụ đương y giá” (Cây cổ thụ nghìn năm làm giá áo)
Cậu
bé nhìn nước sông cuồn cuộn chảy, đọc vế đối lại:
“Thiên
lý trường giang tác dục bồn” (Sông dài ngàn dặm làm bồ tắm)
Tắm
rửa xong, họ đi trên đường về nhà, gặp một vị khách qua đường hỏi thăm đường
tới một người bà con đang sống ở đây. Ông khách giọng nói khinh khỉnh,
cậu học trò dùng một ngón tay chỉ về phía đầu làng, ngâm một bài thơ:
Cửa nhà có bóng cây xanh
Đầu tường hồng hạnh, lá cành vươn ra
Một cây dương liễu bên nhà
Đôi sư tử đá nhìn ra ngoài đường.
Người
khách thấy cậu bé tuổi còn nhỏ mà tài năng mẫn tiệp, khen ngợi liên hồi, liền
hỏi cậu bé là con nhà ai, bố mẹ làm nghề gì. Cậu bé mỉm cười đọc một câu đối:
“Phụ thân khiên khiêu nhật nguyệt
Mẫu thân thủ chuyển phu thê”
(Cha vai gánh mặt trời, mặt trăng
Mẹ tay chuyển vợ chồng)
Người khách nghĩ cả nửa ngày, khổng ra làm sao cả. Thày
đồ mỉm cười và nói với ông ta: "Tiên sinh có thể không biết, gia đình cậu
bé làm bánh kiếm sống, cha thì làm bánh đa, suốt ngày đi bán rong làng này sang
làng khác, mẹ thì ở nhà làm bánh phu thê, suốt ngày hai tai nặn bánh, thì
không phải là: “Cha vai gánh mặt trời, mặt trăng, Mẹ tay chuyển vợ chồng” đó
hay sao? Người khách nghe xong ngợi khen không ngớt.
Khi
lớn lên, cậu vẫn ở nhà, trồng trọt cây quả, vừa chăm chỉ học hành. Anh ta quyết
tâm học tâp, quyết chí thành tài, mong cha mẹ được mở mày mở mặt, đỡ phải cảnh
thiếu đói, ăn ra, ăn cháo qua ngày. Cậu rất ghét những lão quan nha giàu có vì
tham nhũng, ăn chặn của dân.
Trước
cửa cửa nhà của cậu học trò là một khu biệt thự hoành tráng, bên một khu vườn
cây cối xanh tươi. Đây là nhà của một lão nhà giàu.
Hàng
năm cứ vào ba mươi tháng Chạp, nhà giàu nọ lại giăng đèn kết hoa, giết gà mổ
ngỗng, chuẩn bị đón Tết. Gia cảnh nhà cậu học trò thì nghèo khó, chả có gì, bếp
lạnh tanh. Cậu học trò nghĩ ngợi, năm mới đến rồi, không cỗ bàn thì cũng có
phải có câu đối mừng Xuân, đón Tết chứ. Anh ta nhìn sang cửa nhà đại gia thì
thấy có một vườn trúc xanh tốt um tùm. Lấy giấy và mực mang ra, anh ta cầm bút
viết một câu đối Xuân và treo lên trước cửa nhà:
“Môn đối thiên khỏa trúc
Gia tàng vạn quyển thư”
(Trước cửa có ngàn cây trúc,
Trong nhà chứa vạn quyển sách)
Ngày
đầu năm mới, Lão nhà giàu đi ra ngoài cửa thấy trên nhà cậu học trò treo một
câu đối, ông ta nổi giận đùng đùng, đã nghèo lại còn đón Tết như thé này ư. Lão
ta gọi gia nô, ra lệnh chặt hết vườn trúc đi, chỉ còn trơ những gốc. Cậu học
trò thấy tình cảnh ấy, rõ ràng là lão nhà giàu tức tối trong lòng, anh ta liền
lấy bút thêm vào cuối mỗi vế đối một chữ:
“Môn đối thiên khỏa trúc đoản
Gia tài vạn quyển thư trường”
(Trước cửa có ngàn cây trúc ngắn,
Trong nhà chứa vạn quyển sách dài)
Lão
nhà giàu thấy vậy rất tức giận, ra lệnh cho gia nô ra đào hết các gốc trúc đi.
Cậu học trò thấy vậy, lại lấy bút mục ra thêm vào cuối mỗi câu một chữ:
“Môn đối thiên khỏa trúc đoản vô
Gia tài vạn quyển thư trường hữu”
(Trước cửa không có ngàn cây trúc ngắn,
Trong nhà có chứa vạn quyển sách dài)
Lão
nhà giàu thấy vậy tức giận không nói thành lời, chả biết làm thế nào đành cạo
sạch râu của mình đi cho bõ tức
Kể
từ đó, danh tiếng cậu học trò lan rộng khắp vùng.
Trong
vùng ấy có một vị quan rất to, nghe nói cậu học trò rất giỏi câu đối thì nghi
ngờ, không tin, cho người nhà đến mời cậu học trò, rồi chuẩn bị sẵn một vài vế
ra đối để thử thách anh ta. Ông còn mời rất nhiều người đến xem và chứng kiến,
muốn làm cho cậu ta mất mặt trước mọi người.
Vị
quan nọ cho người đến mời cậu học trò, nhưng dặn là không đưa cậu học trò vào
qua cửa chính, mà đi vào từ cửa sau, thấp và hẹp. Đến cổng này, cậu học trò từ
chối không vào. Vị quan nọ đứng phía trong cổng phụ ngâm:
“Tiểu khuyển vô tri hiềm lộ trách”.
(Chó con không biết gì chê đường hep).
Cậu
học trò ngẩng đầu ưỡn ngực đọc lên vế đối lại:
“Đại bàng hữu chí hận thiên đê”.
(Đại bàng có chí hận trời thấp)
Vị
quan nọ bắt buộc phải mời cậu học trò đi vào từ cửa chính.
Vào
phòng khách, bảo cậu học trò ngồi xuống, vị quan đọc một vế ra đối:
“Thiên tác kỳ bàn, tinh tác tử,
thùy nhân năng hạ”.
(Trời làm bàn cờ, các ngôi sao làm quân cờ, ai người có thể đánh).
Cậu
học trò liền đọc ngay vế đối:
“Địa vi tì bà, lộ vi huyền, ná cá
cảm khiêu”
(Đất làm đàn tỳ bà, đường làm dây đàn, ai
là kẻ dám nâng).
Vị
quan thấy cậu học trò mặc chiếc áo dài màu xanh lá cây, liền xuất vế đối:
“Xuất tỉnh cáp mô xuyên lục áo”
(Con ếch ra khỏi giếng mặc áo màu xanh)
Cậu
học trò liếc nhìn về phía vị quan, thấy ông ta đang mặc một chiếc áo choàng màu
đỏ, thuận miệng ngâm vế đối:
“Lạc oa bàng giải trước hồng bào”.
(Con cua ra khỏi nồi khoác áo màu đỏ).
Vị
quan nọ rất tức giận, nhưng buộc lòng phải trấn tĩnh, đọc thêm một vế ra đối:
“Nhị viên đoạn mộc thâm sơn trung,
tiểu hầu tử dã cảm đối cự”.
(Hai con vượn bẻ cây trong núi thẳm, con khỉ nhỏ cũng dám làm câu
đối.
Cậu
học trò không khách khí nữa, lập tức đọc câu phản lại:
“Nhất mã hạm túc ô nê nội, lão súc
sinh chẩm năng xuất đề” .
(Một con ngựa thụt chân dưới bùn bẩn, lão súc sinh sao có thể ra
đề).
Mọi
người nghe vậy cùng phá ra cười, duy chỉ có ông quan nọ cứng miệng, cứng lưỡi,
mặt đỏ bừng xấu hổ, đành phải cáo lỗi rút lui lấy lý do người không được khỏe.
Trong
vùng lại có một vị tú tài nổi tiếng văn hay chứ tốt, nghe nói cậu học trò thơ
phú làu làu, câu đối tinh thông, ông ta muốn có một cuộc thi.
Một
ngày nọ, vị tú tài tìm cậu học trò và nói:
-
Hôm qua tôi tới nhà một người thân thích để chơi, trước thì đi bằng xe trâu,
sau thì cưỡi lừa, cuối cùng thì cưỡi ngựa, thấy ngựa chạy rất nhanh. Đến trước
cửa nhà người ấy, con ngựa hý lên một tiếng, gà vịt sợ quá bay tan tác, bị diều
hâu ở trên trời bắt mất.
Cho
nên tôi muốn đọc một câu đối, nói về chuyện này, xin ông anh chỉ bảo. Câu đối
là:
“Ngưu bão, lư bão, bão bất quá mã
Kê phi, áp phi, phi bất quá ưng”
(Trâu chạy, lừa chạy, chạy không vượt được ngựa,
Gà bay, vịt bay, bay chẳng cao hơn diều hâu).
Cậu
học trò nghe xong mới hiểu: Vế trên ngụ ý rằng ông ta văn chương mẫn tiệp, làm
văn có ý tưởng nhanh; vế dưới ý nói ông ta là diều hâu, nó sẽ bắt gà, vịt. Cả
câu đối có ý ví cậu học trò như gà con, vịt con, sẽ bị diều hâu bắt mà thôi.
Cậu
học trò suy nghĩ cẩn thận, nhìn chăm chăm vào con người không có thực tài, chỉ
có hư danh, lại thích thể hiện mình là người tài giỏi. Cậu ta cười ha ha và
nói:
-
Tôi cũng xin tặng cho tiên sinh một câu đối.
Sau
đó, cậu học trò lấy giấy bút ra viết:
“Tường thượng lô vĩ, đầu
trọng cước khinh căn để thiển,
Sơn gian trúc duẩn, chủy tiêm bì hậu
phúc trung không”
(Lau sậy trên tường, đầu nặng chân nhẹ, rễ nông cạn;
Măng trúc giữa núi, mồm nhọn da dày, bụng trống không)
Vị
tú tài xem xong, tức thì rất xấu hổ, mặt đỏ bừng bừng, run rẩy vì tức giận,
không thể nói nên lời, lủi thủi bỏ đi.
Phạm Thanh Cải sưu tầm và biên
soạn
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hà Nội ngày 12/03/2016
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
___________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét