Phạm Đức Mạnh- Đa cảm đa đoan và mong manh… - Bài viết của Lê Minh Tâm
Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014
Lê Minh Tâm là phóng viên gạo cội chuyên
viết mảng phóng sự và phóng sự điều tra của báo Nông Thôn Ngày Nay. Sinh năm
1958 ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Tham gia quân đội, bị thương và giải ngũ. Cuộc đời
anh nhiều lận đận. Anh theo nghiệp cầm bút, cộng tác với nhiều tờ báo trước khi
trở thành PV chuyên nghiệp.
Lê Minh Tâm là phóng viên gạo cội chuyên viết mảng phóng sự và phóng sự điều tra của báo Nông Thôn Ngày Nay. Sinh năm 1958 ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Tham gia quân đội, bị thương và giải ngũ. Cuộc đời anh nhiều lận đận. Anh theo nghiệp cầm bút, cộng tác với nhiều tờ báo trước khi trở thành PV chuyên nghiệp.
Anh còn là nhà thơ từng đoạt giải Ba và Tư (không có giải Nhất) cuộc thi thơ lục bát “Ngàn năm thương nhớ”- Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội (2010); Giải Tư cuộc thi thơ lục bát “Ngàn năm hồn Việt” năm 2011. Các tác phẩm thơ của anh đã xuất bản: “Lục bát làng Choa” (NXB Hội Nhà văn 2010, “Thổ ngữ làng Choa” (NXB Văn học 2011).
Anh đã 1 lần bị đột quỵ. Dường như dự cảm được điều chẳng lành đến, trong bài thơ “Điếu văn tình”- (Thổ ngữ làng Choa) anh viết: “Mượn heo may liệm tình côi/ Thôi từ nay ta từ tôi giã nàng/ Cõi yêu cụt nấc leo thang/ Lên trời luận tiếp hợp tan kiếp người”. Và ngày 18/11/2013, Lê Minh Tâm rời cõi trần “Lên trời luận tiếp hợp tan kiếp người”.
(VanDanVietNet) xin giới thiệu bài cảm nhận về tập thơ: “Đừng theo trăng em nhé” của tác giả Phạm Đức Mạnh mà Lê Minh Tâm viết chưa kịp gửi đăng, và thắp nén nhang nhân giỗ đầu của anh.
Thông tin
liên hệ: (VanDanVietNet)
Nhà thơ Phạm
Đức Mạnh
Sinh năm 1956, Xuân Trường,Nam Định.
Hội viên Hội Nhà Báo ViệtNam .
Phó trưởng Chi nhánh Thời báo Tài Chính ViệtNam tại TP.HCM
ĐT: 0918263636
Email: phamducmanh56@yahoo.com
_____
Sinh năm 1956, Xuân Trường,
Hội viên Hội Nhà Báo Việt
Phó trưởng Chi nhánh Thời báo Tài Chính Việt
ĐT: 0918263636
Email: phamducmanh56@yahoo.com
_____
PHẠM ĐỨC MẠNH- ĐA
CẢM ĐA ĐOAN VÀ MONG MANH...
Bài
viết Lê
Minh Tâm
(Nhân đọc “Đừng theo trăng em nhé” của Phạm Đức Mạnh - NXB
Hội Nhà văn 2013.)
Phạm Đức Mạnh cặm
cụi làm thơ từ trước khi khoác áo lính. Người viết bài này cũng đã đọc thơ của
tác giả đã cách nay hơn ba mươi năm. Thơ của anh hồi ấy có bài còn lủng củng,
xủng xẻng lắm. Có câu chữ còn xa lạ với thi ca. Nhưng tôi đã thực sự sửng sốt
khi đọc tập Đừng theo trăng em nhé
(ĐTTEN). Không biết Phạm Đức Mạnh moi ở đâu ra cái thứ thơ lục bát mượt mà ri,
mà cũng non nõn như ri:
Vô tình nút cấm quên cài
Để ai lúng liếng ngực ai trăng tròn
Mắt vương trên đỉnh đồi non
Quẩn quanh khe núi hương còn đang
bay.
(Vô tình)
Đàn ông, ai mà chả
cố ý (hay giả vờ vô ý) đặt mắt vào cái vùng cấm khe núi… trăng tròn ấy. Song biến cái việc liếc lén dòm trộm ấy
thành thơ, mà lại là thơ lục bát, mà lại còn “ngửi” ra cái hương lạ còn đang bay nữa,thì hẳn là chỉ có Phạm
Đức Mạnh mới mần nổi.
Nhân thế biến
thiên, dâu bể di dời. Sau hơn một phần tư thế kỷ với ĐTTEN tôi đã gặp một Phạm
Đức Mạnh lột xác đến kinh ngạc, đến khó mà tin nổi.
Chén cười như có bùa mê
Mới vừa chạm mắt đã tê cả lòng
(Chén mơ)
Tôi đồ rằng Phạm
Đức Mạnh vừa vớ được mấy thang thuốc “cải lão hoàn đồng” mà ta vẫn thấp thoáng
gặp đâu đó trong sách kiếm hiệp dã sử bên tàu bên tây nào đó. Đã ngót sáu mươi
cái mùa hoa mộc miên rồi mà tác giả viết như là một gã trai tơ mười bảy, mới
vừa nhón bước vào yêu. Mới vừa chạm…
đã tê… ngay được đấy. Chỉ có mấy gã
trai mười bảy rất chi là nhạy cảm thì mới tê được ngay như thế. Chứ ngưỡng từ
U50 thì chỉ có tái, tái thôi chứ tê làm sao nổi!
Ấy là tôi trộm
nghĩ rứa, nhưng thực tế hóa ra lại không phải như rứa. Khi đã yêu thì “ai” cũng giống “ai” thôi. Chính vì thế mà tình yêu không có tuổi, và khi đã yêu
U50 - 60 cũng tình tứ, cũng say đáo để như là gã trai tơ. Tình tứ đến tinh tế.
Đi nghiêng tránh ngọn gió thừa
Tóc em cuốn cả vạt mưa vào người
Cơn mưa đang khóc - lén cười
Mân mê say ngọn núi đôi thẹn thùng
(Ghẹo mưa)
Được biết, cuộc
đời của Phạm Đức Mạnh có nhiều khúc quanh, nhiều giông gió, nỗi niềm và trong
tình yêu anh còn nhiều bầm dập hơn. Đã có lúc Phạm Đức Mạnh cay đắng viết:
Dập dềnh - phiêu bạt - nổi trôi
Lấy thơ cột giữ mong đời bình yên
Đã có lúc anh trầm
lặng chạy trốn cuộc đời để ẩn vào náu vào cái tháp ngà thi ca chỉ để mong, chỉ
để cầu xin hai chữ bình yên thôi.
Nhưng số đời anh không thể bình yên
được. Vì nếu mà bình yên thì anh sẽ
không còn là anh nữa. Và đến hôm nay ta sẽ không có thơ của anh để mà đọc.
Phạm Đức Mạnh nhìn
vẻ bề ngoài thì là một con người rất mạnh mẽ, tiềm ẩn bản lĩnh mang đầy chất
lính. Nhưng thực chất ẩn náu bên trong tâm hồn anh lại là một người đa tình -
đa cảm - đa đoan cực kỳ nhạy cảm và rất mong manh “dễ vỡ”. Anh luôn sống cho
mọi người, giúp người không cần so đo, tính toán. Cũng vì vậy mà cuộc đời của
anh không thể bình yên được. Ngay
trong tình yêu, anh đã yêu là yêu như điên, như thiêu thân, yêu như là giời
đày, giời hành tội phải yêu! Có những lúc yêu đến… phát “khùng”. Những lúc chợt
tỉnh, Phạm Đức Mạnh thấm khổ “vì yêu”, anh muốn “cai yêu” cho nhẹ đời, nhưng
rồi “Gặp em trở nắng đi giao/Em cho hơi
ấm dạt dào tình quê”. Em dạt dào tình
quê đến như thế thì anh “cai yêu” làm sao cho được cơ chứ?
Đã vậy, lại còn
được em tin tưởng cho trọ tình giữa
lúc đời đầy trái ngang, bạc bẽo:
Mặt đời thường bạc như vôi
Sao em can đảm cho tôi trọ tình
Và người con gái
tốt, can đảm can trường cho Phạm Đức Mạnh trọ
tình ấy đã hơn 30 năm làm nơi chốn trọ
lỳ cho hết cả cuộc đời người thi sĩ!
Có em tôi chính là mình
Chọn dòng đổi phận dập dình sóng êm
(Đời
qua hai lần đò)
*Vĩ
Thanh: Chơi với nhau đã ba mươi năm có lẻ, tôi đã
từng chứng kiến Phạm Đức Mạnh ngồi thiền, dùng con dao nhíp khoét lỗ quả bộc
phá cỡ 2 lạng (để nhét kíp nổ vào) sau một vụ ngỡ thất tình nặng (với bà xã rất
nhất mực thủy chung bây giờ). Nhưng rồi hồi hộp chờ, chờ mãi cho đến bài thứ…
cuối cùng, vẫn chưa nghe thấy “tiếng nổ” của quả bộc phá năm ấy trong thơ tình.
Phạm Đức Mạnh ăn dè “tích cốc phòng cơ” chăng? Chả biết có phải như vậy không.
Nhưng tôi vẫn mong và hy vọng sẽ được chứng kiến những “tiếng nổ” rất là Phạm
Đức Mạnh ấy trong những bài thơ tình mới của anh tiếp sau 2 tập thơ “Đừng theo
trăng em nhé” và “Đong đầy kỷ niệm”- (NXB Hội Nhà văn 2013).
Gửi từ
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP.HCM ngày 17.11.2014
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét