Nguyễn Thế Duyên: Một góc nhìn khác về bài thơ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015
Không
phải bỗng nhiên mà cái cảnh đi câu lại hiện lên ở ngay đầu bài thơ. Cần có một
chiều sâu về văn hóa cổ đại ta mới có thể hiểu rõ được điều này. Có hai chữ
“Nhàn” trong văn chương cổ. Một chữ “Nhàn” của những tao nhân mặc khách, đạo sĩ
,ẩn sĩ, những người không có thực tài chỉ bám lấy một chữ “Nhàn” làm điều vui
sống “Nhất nhật vi tiên nhất nhật nhàn” Hay:
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nguyễn Thế Duyên
Họ
tên thật Nguyễn Thế Duyên
Địa
chỉ: TP. Hà Nội
Điện
thoại: 01216006633
Email: nguyentheduyen@gmail.com
_____
Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chỗ lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao
Không
phải bỗng nhiên mà cái cảnh đi câu lại hiện lên ở ngay đầu bài thơ. Cần có một
chiều sâu về văn hóa cổ đại ta mới có thể hiểu rõ được điều này. Có hai chữ
“Nhàn” trong văn chương cổ. Một chữ “Nhàn” của những tao nhân mặc khách, đạo sĩ
,ẩn sĩ, những người không có thực tài chỉ bám lấy một chữ “Nhàn” làm điều vui
sống “Nhất nhật vi tiên nhất nhật nhàn” Hay:
Triều
trung sứ giả thiên biên khách (Người làm sứ giả triều đinh, người làm ẩn sĩ
ngoài muôn dặm)
Quân đắc công danh ngã đắc nhàn (Ông được công danh
còn lão được chữ nhàn)
Chữ
“Nhàn” của những loại người này luôn đi với núi non, sơn cùng thủy tận. Còn
một chữ nhàn nữa là chữ “Nhàn” của những bậc tài trí hơn người luôn muốn
mang sở học của mình để giúp dân, giúp đời để lưu danh mình cho thiên cổ
như Nguyễn Công Trứ từng nói:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Chữ
“Nhàn” của những người này lại luôn luôn gắn liền với hình ảnh của việc
câu cá. Có lẽ khởi đầu của chữ “Nhàn” của những bậc kinh bang tế thế gắn liền
với việc câu cá là bắt nguồn từ tích câu cá của Khương tử Nha. Ông ngồi câu cá
bên bờ sông Vị mà lưỡi câu thì thẳng. Không phải ông ngồi câu cá mà ông đang
ngồi câu “Thời”.
Hay
như Nghiêm tử Lăng đời hán khi “Thời” chưa đến thì lập một cái chòi câu bên bờ
Đồng giang đợi “Thời” để:
Dương cừu vật sắc vô đào xứ
(Áo lông cừu, chiếu mời không thể trốn tránh)
Nhạ đắc nhân gian vạn cổ danh
(Đành để tiếng thơm lại ngàn đời)
Điếu đài (Chòi
câu)
Nếu
không hiểu rõ hai chứ “Nhàn” này ta sẽ không thể hiểu được Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nếu chỉ hiểu chữ "Nhàn" một cách một cách thông thường như mọi người
vẫn nghĩ thì ta đã biến một người chí sĩ thành một kẻ hủ nho tầm
thường như bao kẻ hủ nho nhan nhản trong xã hội phong kiến lúc suy tàn:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Chẳng
có ai đi câu lại mang cả mai, cả cuốc đi theo để đào giun cả. Cũng như Khương
tử nha, Nguyễn Bỉnh Khiêm không đi câu. Nếu như coi việc đi câu của Nguyễn Bỉnh
Khiêm là một sự chờ “Thời” thì mai, cuốc ở đây chỉ là hàm một nghĩa bóng ám
chỉ những thứ sẽ theo ông trong lúc chờ “Thời”.
Có
một đôi câu đối như thế này:
Bác
hồ sử, cùng hồ kinh, thánh đạo uyên nguyên khai hậu học (biết rộng về sử,
hiểu đến tận cùng về kinh sách, đạo thánh mở ra nền học vấn)
Hành
vi lễ, tàng vi nghĩa thiên nam danh tiết thiệu tiên nho (Ra giúp đời vì lễ,
quy ẩn vì nghĩa giữ vững cái danh tiết nhà nho trời nam)
Những
bậc danh sĩ bao giờ cũng là những người biết thời thế, mà Nguyễn Bỉnh Khiêm là
một nhà lí số đầu tiên của nước ta thì ông lại càng biết thời thế hơn ai hết.
Gặp thời thì ra giúp vua giúp nước (Vì lễ), chưa đến thời, thời buổi nhiễu
nhường thì tạm lánh đi (Vi nghĩa) và dùng một chữ “Nhàn” để tự an ủi động viên
chính mình.
Cái
điều này càng rõ hơn nữa ở câu thứ hai của bài thơ:
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Câu
này rất không thoát nghĩa và từ xưa đến nay người ta cứ đương nhiên chấp nhận
nó theo một cái nghĩa rất thông tục của câu thơ “Ta thích thú đi thơ thẩn”
mà không nhìn thấy cái vô nghĩa của nó. Nếu theo cái nghĩa ấy thì ta giải thích
từ “Dầu” Như thế nào đây? Và còn chữ “Nào” đặt ở cuối câu nữa. Ngày xưa chưa có
các dấu cảm thán như bây giờ nên nếu ta đặt một dấu chấm hỏi đằng sau câu
thơ:
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào?
thì
lập tức câu thơ trở nên sáng sủa, và một ý khác lập tức hiện lên qua câu thơ.
“Dầu” lấy trong từ “Mặc dầu” và “Ai” chính là nhà thơ. Câu thơ sẽ trở thành
khác hẳn “Mặc dầu ta đi thơ thẩn nhưng nào có vui thú gì đâu”
Câu
thứ nhất và câu thứ hai tạo thành một thể thống nhất không thể tách riêng ra
khỏi nhau. Hai câu này bổ sung cho nhau chỉ cho ta thấy Nhà thơ “Không
nhàn”
Nhìn
vào cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm ta thấy rất rõ điều này. Suốt cả thời đại
loạn suy tàn của Lê sơ đến đầu đời Mạc ông đã bỏ qua chín kì thi đại khoa. Chỉ
khi xã hội đi vào ổn định ông mới ra ứng thí vào tuổi 45 và đỗ ngay trạng
nguyên. Nhưng khi Mạc thái tông mất, thời thịnh trị của nhà Mạc chấm dứt ông
biết thời đã hết và lui về ở ẩn (Vì nghĩa). Có lẽ bài thơ được làm trong thời
gian quy ẩn này. Chính vì vậy ngay sau cảnh đi câu là hai câu Vừa có chút gì đó
của ngạo đời vừa có một chút gì đó cảm thán. Tại sao lại cảm thán? Vì chí chưa thực
hiện được mà thời thì đã hết:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao.
Chốn
cung đình, chốn quan trường ông gọi là chốn «Lao xao» hai từ «Lao xao» thật
đắt. Nó vừa nói lên được cái cảnh chen đua danh lợi, cái nhốn nháo, xôi thịt
của một cảnh suy tàn. Hai từ «Ta dại» Rất ngạo đời. Nó càng ngạo đời hơn khi mà
ông! Chính ông vừa từ chỗ «Lao xao» ấy quay về.
Tìm
khắp trong văn chương cổ đại và trung đại của nước ta và nước trung hoa chưa có
ai từng dùng hai từ «Lao xao» Để chỉ cái chính thể của một đất nước. Ông là
người duy nhất trên đời.
«Người
khôn» tôi luôn có cái cảm giác sau từ «Khôn» này là một nụ cười nửa miệng đầy
nhạo báng và khinh miệt:
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Thực
ra ở việt nam ta trúc rất hiếm nên chuyện ăn măng trúc là không có thật nhưng
trong văn hóa và trong văn học trúc lại tượng trưng cho người quân tử và ông ăn
măng trúc hay đang «Ăn» cái đạo của người quân tử? và còn điều này nữa. Đầu bài
thơ là cảnh đi câu nhưng phần ăn thì lại không nói đến cá. Ao thì chắc chắn
phải ở ngay cạnh nhà nhưng đến mùa sen thì ông lại ra tận hồ sen để tắm mà sen
trong văn học việt cũng lại tượng tưng cho sự thanh cao, trong sạch. Rõ ràng
hai câu này nhằm bảo cho chúng ta biết «Tuy thời thế đang lúc nhiễu nhương
nhưng tấm lòng ông vẫn luôn đau đáu với đất nước với dân tộc và tuy về ở ẩn
nhưng ông vẫn đang không ngừng củng cố, bồi đắp tri thức cũng như nhân cách để
sẵn sàng ra giúp ích cho đời»
Nhìn
lại cuộc đời nguyễn Bỉnh Khiêm ta thấy rất rõ điều này. Chỉ hai năm sau khi về
quy ẩn ông lại được vua vời ra giúp nước. Tuy nhiên ông ra giúp nhà vua nhưng
không chịu ngồi chung với đám xôi thịt quan trường. Ông ra giúp nước vì «Lễ»,
vì cái chí của kẻ sĩ, xong việc ông lại quay lại nơi ở ẩn mà không hề vướng vào
cảnh lấm lem của đám quan lại đương thời. Nên cái câu kết của ông:
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Là
cái điều có thực toát ra từ trong trái tim thanh cao và kiêu hãnh của nhà thơ:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống.
"Cội
cây" chứ không phải là gốc cây. Thật là thần bút. Chỉ một chữ cội
thôi nó đã tách Nguyễn Bỉnh Khiêm ra khỏi những danh sỹ nổi tiếng trong lịch sử
phương đông cổ đại, và trung đại. Suốt một thời kì dài dằng
dặc của chế độ phong kiến nhân tài vô số nhưng người nào
cũng chỉ chăm chăm nghĩ đến phục vụ nhà vua, phục vụ triều đại để thỏa
được chí mình, thỏa cái học vấn của mình. Ngay cả đến Nguyễn công trứ cũng
chỉ mới nghĩ được đến "Danh gì với núi sông" mà thôi. "Cội"
Lấy trong từ "Cội rễ", nguồn cội mà cội rễ của một đất nước lại
chính là nhân dân. Tầm của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vượt qua tất cả nhưng vĩ
nhân thời ông trở về trước. Nhìn lại lịch sử nước Việt ta không có một ai
có cái tầm sâu sắc đến vậy. Cái chí lớn lao đến vậy.
Đúng
là cái chí của một con phượng hoàng, các bầy chim sẻ, chim di cầm quyền từ
xưa đến nay làm sao mà có được.
Tiếc
thay cho Nguyễn Bỉnh Khiêm “Sinh ra trong thời loạn lạc, vận nước suy vong” Nên
một người tài như thế, có chí như thế nhưng chỉ để lại được tiếng tăm của mình
trong văn học và dân gian mà không để lại được gì nhiều trong lịch sử của dân
tộc.
Hà nội 10/11/2015
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.Hà Nội ngày 13/11/2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét