Hoàng Giao bình bài thơ Tà Áo Em của Lê Hoài Phương
Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014
Tà áo dài là biểu tượng người phụ nữ Việt Nam với đầy đủ ý nghĩa về công dung ngôn hạnh, biểu tượng của mùa xuân trong lòng người.
Bài thơ TÀ ÁO DÀI của Lê Hoài Phương nói về nỗi nhớ, niềm thương và tình yêu son sắt của những người phụ nữ Việt Nam xa xứ, cụ thể là của chính tác giả với quê hương đất nước mình.
Thông tin
cá nhân: (VanDanVietNet)
Tác
giả Hoàng
Giao
Tên thật Hoàng Thị Giao
Tên thật Hoàng Thị Giao
Năm sinh:
1960
Quê quán: Bắc Giang
Cư ngụ: Phú Nhuận, TPHCM
Nghề nghiệp: Nhân viên vănthư
BV Chấn Thương chỉnh hình, Q5, TPHCM
ĐT: 01267477622
Email: hoangthig6@gmail.com
_____
Quê quán: Bắc Giang
Cư ngụ: Phú Nhuận, TPHCM
Nghề nghiệp: Nhân viên văn
ĐT: 01267477622
Email: hoangthig6@gmail.com
_____
TÀ ÁO EM
Lộng lẫy trời xuân vạt
áo dài
Hương lòng chín dậy
ngỡ ngàng ai
Yêu kiều nhánh liễu
tầng mây lượn
Rực rỡ đường hoa giọt
nắng cài
Đất Tổ lề theo dòng
bạch hạc
Quê người nếp giữ cội
hoàng mai
Vui ngày lễ hội chiều
xa xứ
Nỗi nhớ về anh mộng
cửu đài.
LỜI BÌNH
Tà áo dài là biểu
tượng người phụ nữ Việt Nam
với đầy đủ ý nghĩa về công dung ngôn hạnh, biểu tượng của mùa xuân trong lòng
người.
Bài thơ TÀ ÁO DÀI
của Lê Hoài Phương nói về nỗi nhớ, niềm thương và tình yêu son sắt của
những người phụ nữ Việt Nam xa xứ, cụ thể là của chính tác giả với quê hương
đất nước mình.
Thơ viết vào dịp
Giỗ Tổ Hùng Vương.
Hình ảnh chiếc áo
dài quê hương mang dáng dấp mùa xuân ngọt ngào trong tâm hồn thể hiện ở câu ĐỀ:
“Lộng lẫy trời xuân vạt áo dài
Hương lòng chín dậy ngỡ ngàng ai”
Tác giả cảm nhận
như “hương lòng chín dậy”. Chắc hẳn Lê Hoài Phương phải mê đắm chiếc áo dài
Việt Nam lắm, đồng nghĩa với việc yêu tất cả những gì duyên dáng Việt Nam cả về
thể chất tâm hồn lẫn vẻ đẹp và đức hy sinh.
Hai câu mở đề giới
thiệu được cái đẹp của người phụ nữ trong chiếc áo dài thướt tha giữa trời
xuân. Hình ảnh cách điệu so sánh ví von trời xuân với vạt áo dài, hương lòng
với trái chín dậy làm đắm lòng tác giả.
Bằng cách dùng câu
hỏi tu từ “ngỡ ngàng ai” là ngỡ ngành chính mình để làm tăng thêm nỗi nhớ niềm
say quê hương mình.
“Vạt áo dài lộng
lẫy” hòa vào một “hương lòng chín dậy” tạo thành một chỉnh thể xuân sắc siêu
phàm. Mà thực ra hình ảnh ấy người người nơi nơi về với Giỗ Tổ Hùng Vương ôn
lại những trang sử vàng đất nước. Mở đề rất hay!
Tại sao tác giả
lại đặt nhan đề bài thơ là TÀ ÁO EM, chứ không phải là NGÀY GIỖ TỔ? Có lẽ tác
giả muốn nói tà áo em là thể hiện tất cả trái tim yêu thương của tác giả với
ĐẤT TỔ QUÊ HƯƠNG?
Như vậy hai câu đề Tà áo dài của Lê Hoài Phương đã
mang một vẻ đẹp tâm hồn và tinh hoa dân tộc, sâu sắc và quyến rũ.
Nếu như câu đầu “Lộng
lẫy trời xuân vạt áo dài” là một hình ảnh sống động đẹp tuyệt vời của người Phụ
nữ Việt Nam, của non sông đất nước, thì câu thứ hai “Hương lòng chín dậy ngỡ
ngàng ai” là thể hiện bản sắc dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.
Hòa vào những vạt
áo dài xuân sắc là cảnh sắc nên thơ của đất nước trong ngày lễ hội, tác
giả đi vào chi tiết ngày hội tưng bừng của đất nước bằng hai câu THỰC:
“Yêu kiều nhánh liễu tầng mây lượn
Rực rỡ đường hoa giọt nắng cài”
Những vóc dáng yêu
kiều, những đường hoa rực rỡ, mây và nắng đan xen. Người ta thường ví von người
con gái yêu kiều với nhành liễu yểu điệu quyến rũ bên dòng, thường ví làn
mây bay như tóc mây người thiếu nữ đang xuân. Ví con đường hoa với giọt nắng
cài là tiếng bước chân rộn ràng của ta biểu hiện niềm tin và hi vọng.
Nhánh liễu yêu
kiều cũng có thể vừa tượng trưng cho
người Phụ nữ Việt Nam ,
vừa thể hiện nét yểu điệu nên thơ của
người thiếu nữ vén khéo đủ tài thi họa công dung.
Tầng mây lượn
tượng trưng cho không gian thời gian về tri thức, triển vọng, cho tầm nhìn xa
trông rộng cũng như những gì được mở rộng về mọi mặt, để con người có thể khai
phá sáng tạo cho đất nước.
Đường hoa rực rỡ
tràn ngập nắng cũng là biểu hiện sự phồn vinh của đất nước về mọi mặt, những
triển vọng trong tương lai.
“Giọt nắng cài” là
những năng lực tiềm tàng của tri thức, của áng sáng tâm hồn, của lương tri như
những bông hoa đỏ thắm cài lên ngực áo. Là những ánh sáng của tài năng, trí tuệ,
tâm hồn, đức hạnh đan xen hòa làm một khối thống nhất tạo nên sức mạnh tràn đầy
sinh lực và sức sống cho những con người đang đứng bằng những đôi chân của
chính mình và làm chủ đất nước của mình.
Nghệ thuật chính
của hai câu ĐỀ và hai câu THỰC là dùng hình ảnh tượng hình, tượng
thanh, biểu cảm và từ láy để thể hiện nội dung, cách dùng từ rất đắt làm nổi
bật tứ thơ.
Cặp thực này đối
hoàn toàn chỉnh. Về kỹ thuật: tốt. Hình ảnh so sánh ẩn dụ ví von tượng hình làm
ta tưởng tượng tới con đường hoa ngập nắng và những áng mây hồng lượn bay trên
bầu trời thể hiện cuộc sống thanh bình như niềm mơ ước của tác giả. “Tầng mây
lượn” đối với “giọt nắng cài”, “nhánh liễu” đối với “đường hoa” là hoàn hảo.
Như vậy bốn câu
đầu là không khí rực rỡ hòa vào hồn xuân tươi của đất nước mà Lê Hoài Phương
đang hoài niệm qua dáng thướt tha của tà áo dài Việt Nam, trong đó người phụ nữ
Việt nam tượng trưng cho hồn dân tộc.
Để tiếp theo dòng
chảy của mạch cảm xúc đang dâng trào về vẻ đẹp và sự phồn vinh của đất nước,
tác giả tiếp tục đi vào chiều sâu ý nghĩa giá trị về NGUỒN CỘI đang xâm chiếm hồn mình như một tâm nguyện
sắt son vàng đá. Tác giả lý giải điều này ở hai câu LUẬN:
“Đất Tổ lề theo dòng bạch hạc
Quê người nếp giữ cội hoàng mai”
Ý của hai câu luận
này muốn nói lên lòng tác giả ở nơi xa xôi đang hướng về quê cha Đất Tổ, về cội
nguồn, Quốc hồn Quốc túy Việt Nam .
Tôi xin giải thích
đôi chút về “dòng bạch hạc” và “cội hoàng mai”:
“Đất Tổ lề theo dòng bạch hạc”
Theo truyền thống
tà áo dài thường thêu đôi Hạc Trắng, hoặc đôi Hạc Trắng ấy cũng thường
được khắc trạm trổ trên trống đồng, ý nói tà áo dài là tâm hồn, là tinh hoa con
người và đất nước Việt Nam. Hình ảnh bạch hạc bay về thể hiện nơi “đất lành chim
đậu”.“Hạc trắng đã đến thì nó sẽ ở lại, chắc chắn rồi đây đàn hạc sẽ tìm về…”.
“Loài hạc có màu
trắng chân cao và rất bạo dạn, bay liệng rất đẹp”, biểu hiện của hòa bình.
“Dòng bạch hạc”
cũng có nghĩa: niềm mơ ước trong tim, đức tín và một cuộc sống mang đầy đủ nét
đẹp hài hòa của chân, thiện, mỹ.
Bạch Hạch còn một
ý nghĩa nữa: làng bạch hạc với những chiến công lịch sử oai hùng của dân
tộc.“Làng Bạch Hạc xưa kia là Phong Châu, kinh đô nước Văn lang đời Hùng
Vương, nay là Phường Bạch Hạc thuộc Thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Phường Bạch
Hạc hàng năm mở hai kỳ hội Xuân, kỳ đầu từ mồng 3 đến hết mồng 5 tháng
giêng, kỳ sau từ mồng 10 đến 13 tháng ba”.
“Quê người nếp giữ cội hoàng mai”
Hoàng Mai là cánh
mai vàng, cũng là sao vàng. Ý nói cánh hoa vàng trên lá cờ VN. Mai
vàng cũng hay được thêu trên tà áo dài. Ý xứng tầm quê
hương và tiến ra quốc tế.
Hoàng mai là một
bản sắc văn hóa Huế. Mang giá trị thời gian. Mai già rêu phong trong nhà
vườn lớn lên từ thế hệ ông, cha còn lưu lại. Lão mai - những thân hoàng mai sần
sùi rêu trổ - Chúng là dấu ấn và nhân chứng sống mãnh liệt qua quá nhiều năm
tháng đầy bão lụt nắng mưa. “Hoàng mai Huế là minh chứng hùng hồn về nội
lực vượt gian khó để tồn tại giữa thời gian” nói lên sức sống dòng tộc, nó tự
nhiên mà trở thành gia bảo truyền đời.
Nghệ thuật ở hai
câu LUÂN ở đây là dùng những từ ngữ và
điển tích dân gian để gợi nhớ về nguồn, khơi gợi niềm tin giữ gìn những gì
thuộc về tinh hoa của nguồn cội, cụ thể là bản sắc văn hóa dân tộc, con người
Việt Nam.
Tác giả muốn nhắc
nhở chình mình ở nơi quê người luôn phải giữ gìn những gì của cội nguồn cái gọi
là bản sắc dân tộc Việt Nam, đó là nếp nhà, nền văn hóa dân tộc, đó là nguồn
cội “uống nước nhớ nguồn”.
Cội hoàng mai cũng
có thể là một cội mai già cổ thụ mang bao sức nặng của thời gian, của tri thức,
của đức độ, cũng có thể là bông hoa hoàng mai trên quê hương đã gợi lên cho tác
giả nỗi khát khao về nguồn cội và cũng gợi lên cái điều “giấy trắng phải giữ
lấy lề”
Trong hai câu luận
tác giả đã dùng phương pháp dùng tục ngữ ca dao để thể hiện ý tứ câu thơ, dùng
những từ ngữ trong dân gian đã làm tăng sức thuyết phục hơn với người đọc và
làm câu thơ có ý nghĩa có giá trị hơn.
Về phần kỹ thuật
thơ đường luật hoàn toàn chỉnh. Ý tứ hay. Không khí bài thơ vừa rộn ràng vừa
trầm tĩnh trang nghiêm, tôn vinh chiếc áo dài và tôn vinh bản sắc dân tộc, tôn
vinh nguồn cội.
Qua đó cho ta thấy
tác giả đem “dòng bạch hạc” để đối với
“cội hoàng mai” là rất chuẩn, đưa điều này vào thơ bao hàm một nghĩa rất
rộng về thời gian không gian, về cả chiều dài lịch sử, biểu hiện chiều sâu của
ý thơ, chiều lắng đọng của tứ và chiều nặng của tâm tư vào đất, vào tinh hoa
dân tộc.
Qua sáu câu thơ đã
đọc chúng ta đã hiểu được tâm tình tha thiết của tác giả với cội nguồn, với mùa
xuân trong lòng muốn dâng tặng quê hương nhân dịp ngày Giỗ Tổ Vua Hùng.
Tình cảm của tác giả càng mãnh liệt hơn ở hai câu KẾT:
“Vui ngày lễ hội chiều xa xứ
Nỗi nhớ về anh mộng cửu đài”.
Trên đất khách quê
người trong buổi chiều xa xứ tác giả như hòa vào lễ hội quê hương với một nỗi
niềm yêu thương da diết, với một nỗi nhớ cháy bỏng. Tại sao lại nhớ “anh” chứ
không phải nhớ quê hương đất nước? Không phải nhớ mẹ nhớ cha? Tôi nghĩ chắc là
tác giả muốn cách điệu “anh” với quê hương Việt Nam
chăng, với tất cả những gì thuộc về Việt Nam chăng?
Mộng cửu đài theo
tôi hiểu là khát vọng trên chín nẻo sơn khê, cũng là những giấc mộng
niềm mong những đài hoa vĩnh cửu trong lòng người cũng như những tinh hoa của
đất nước vĩnh cửu dài lâu.
Hai câu kết cũng
đã nói được niềm khát khao, nỗi nhớ và tấm lòng của tác giả muốn gửi gắm quê
nhà trong một chiều viễn xứ, thể hiện tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt con
người Việt Nam
của tác giả.
Vào ngày Giỗ Tổ
Hùng Vương, tình yêu ấy càng da diết bội phần, tác giả trải lòng vào thơ bay
theo dòng bạch hạc…”gửi về ANH những mộng cửu đài”. Trong đó ANH chính là quê
hương Việt nam yêu dấu!
Toàn bài thơ thất
ngôn bát cú đường luật là một thể thống nhất logic từ nội dung đến nghệ thuật
hài hòa, làm cho người đọc cứ thấm cứ thấm vào tận thịt da, nhất là câu 5 và
câu 6. Tác giả dùng từ ngữ cũng rất đắt (“dòng bạch hạc”, “cội hoàng mai”,
“mộng cửu đài”, “giọt nắng cài”, “hương lòng chín dậy, “trời xuân”) thu phục
lòng người đọc, gợi nhớ nguồn cội, ghi khắc cái tâm trong con người.
Đọc bài thơ TÀ ÁO
EM của Lê Hoài Phương tôi lại diết da nhớ đến những ca từ trong Phượng Hồng của
Đỗ Trung Quân:
"Mối tình đầu của tôi.....
Là
cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp...
Là
áo ai bay trắng cả giấc mơ..."
(Phượng
hồng - Tác giả: Đỗ Trung Quân)
Và tôi lại không
nguôi liên tưởng đến những câu thơ trong bài thơ nổi tiếng Áo Lụa Hà Đông của
Nguyên Sa:
“Nắng sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”
Bài thơ đã được
Ngô Thụy Miên phổ nhạc thành một bài hát
nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu:
"Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng"
(Ca khúc Áo
lụa Hà Đông - Tác giả: Ngô Thụy Miên)
Chúc mừng tác giả
Lê Hoài Phương có một TÀ ÁO EM, vừa đẹp, vừa tinh túy, mang nhiều ý nghĩa sâu
rộng thắm tình nước non.
8/11/2014
Hoàng Thị Giao
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Sài Gòn ngày 06.12.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét