Tôi Yêu Tiếng Ấp Năm – Tác giả Một Lúa (New Jersey, USA)
Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015
Ấp Năm gần chợ xã Mỹ Lộc. Thời gian những năm sáu mấy, tình hình thôn xã yên ổn thanh bình. Chợ xã vùng quê dân cư no ấm. Nơi đó có trường tiểu học cộng đồng dạy đến lớp Nhì, bây giờ gọi là lớp 4. Thời đó học trò cũng ít, vì vậy nam nữ học chung mà học sinh cũng chưa ngồi đầy số bàn học của mỗi lớp.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thế Điển
Sinh năm 1952
Bút danh: Nguyễn Thế Điền, Lí Lắc, Một Lúa
Quê quán: Ấp 5, Tam Bình, Vĩnh Long
Chỗ ở hiện tại: New Jersey, USA
Email: diennguyen52@gmail.com
_____
Nguyễn Thế Điển
TÔI YÊU TIẾNG ẤP NĂM
Tác giả Nguyễn Thế Điển
Sinh năm 1952
Bút danh: Nguyễn Thế Điền, Lí Lắc, Một Lúa
Quê quán: Ấp 5, Tam Bình, Vĩnh Long
Chỗ ở hiện tại: New Jersey, USA
Email: diennguyen52@gmail.com
_____
Nguyễn Thế Điển
TÔI YÊU TIẾNG ẤP NĂM
Ấp Năm gần chợ xã
Mỹ Lộc. Thời gian những năm sáu mấy, tình hình thôn xã yên ổn thanh bình. Chợ
xã vùng quê dân cư no ấm. Nơi đó có trường tiểu học cộng đồng dạy đến lớp Nhì,
bây giờ gọi là lớp 4. Thời đó học trò cũng ít, vì vậy nam nữ học chung mà học
sinh cũng chưa ngồi đầy số bàn học của mỗi lớp.
Gần đến ngày nghỉ
hè năm học 1962, lớp Nhì chúng tôi được thầy cho biết. Năm nay em nào đủ điểm
để lên lớp, thầy sẽ chuyển học bạ cho các em ra học lớp Nhất trường quận Tam
Bình. Cũng từ mùa tựu trường đó, một ít dân ruộng chúng tôi bắt đầu cuộc đời
trọ học từ lúc chỉ được 10 tuổi đời. Trong đám bạn học đến từ quê, tôi chỉ biết
một con nhỏ L. Nhà chúng tôi sát bên nhau, chúng tôi cùng lớn lên, học một cở
tại ấp Năm. Tụi tui cùng chơi những trò như tán u, cút bắt, tắm sông vui đùa
như lũ bạn. Và những môn chơi cần đồng đội như kéo co hay chia phe đánh giặc,
con nhỏ L luôn luôn một phe với tôi và bao giờ cũng đưa tay bầu tôi làm xếp
sòng phe Tám Lúa.
Trường tiểu học
quận có 2 lớp Nhất riêng cho nữ sinh, con nhỏ H học lớp Nhất B. Tôi học lớp
Nhất E, là lớp Nhất thứ 5 cuối bảng của trường, cũng là một lớp qui tụ những
đứa con trai học kém hoặc từng có thành tích không được tốt và những đứa học dở
ngay từ trong quê. Trường mới, lớp riêng, và tánh ngây thơ con nít dần biến
mất, tôi và L không còn thân thiện nắm tay thụi vai cú đầu và gọi mầy tao như
thởi 2 đứa trong quê. Hình như có một ranh giới vô tình gì đó hình thành chưa
rõ nét, biến hai chúng tôi không còn tự nhiên như đám con trai.
Thời cuộc không
còn yên bình như mới đó ít năm. Dân ấp Năm lần luợt tản cư lánh nạn chiến cuộc.
Ba má tôi dời nhà gần chợ quận. Nghe nói gia đình H cũng rời quê, họ mua đất
cất nhà gần người bà con đâu đó ở khu vực bắc Mỹ Thuận phía bờ Vĩnh Long. Con
nhỏ L chuyển trường lên tỉnh học, từ đó tôi không còn biết tin gì về họ nửa.
Gia đình biết tôi
học hành yếu kém từ nhỏ. Tôi chỉ được may mắn là ba má tôi không nản lòng nuôi
tôi ăn học. Nhưng mỗi người đều có giới hạn. Tự biết sức mình, vì thế tôi chưa
từng oán trách trời cao hay ganh tị thiên hạ. Tôi vui lòng đi lính ngay lúc
tình hình chiến sự sôi động vào mùa hè đỏ lửa 1972.
Tháng 5-1973, tôi
về Cần Thơ trình diện để ra đơn vị. Mấy ngày lông bông chờ chuyến supply để
tháp tùng về Ngan Dừa (Kiến Thiện). Một bữa, tôi xuống bến tàu đò Tam
Bình đậu gần Sân Heo bến Ninh Kiều để gởi thơ và chút quà về cho gia đình ở Tam
Bình. Bến tàu rất quen thuộc, nơi mà trước đây mười năm tôi còn là một chú bé
lần đầu tiên theo chân cha mẹ đi tỉnh, lơ ngơ lạ lẫm với cảnh ồn ào phố thị.
Quận lỵ quê tôi
nhỏ xíu và nằm trên cuối đường độc đạo chạy từ tỉnh Vĩnh Long. Nên sinh hoạt
mua bán và thông thương ra bên ngoài đến Trà Ôn và Cần Thơ cũng nhờ vào hệ
thống tàu đò rất nhiều. Tôi bước xuống chiếc tàu có lẽ mới lên tới không lâu,
nên số khách đi chuyến về đang ngồi lưa thưa rải rác trên hai hàng ghế đóng cố
định dọc theo hai hông tàu. Và những băng ghế rời giữ tàu vẫn còn trống lõng.
Chiềc tàu rất lớn với tôi lúc đó. Mui tàu cao hơn so với chiều cao của chàng
trai 21 tuổi. Tôi ôm gói quà được gói cột kỷ từ chiều hôm qua, đến ngồi bên đầu
băng ghế giữa, chờ ông chủ tàu và những người phụ viêc lên bến ăn cơm chưa
xuống.
Gương mặt sạm đen
nhưng không dấu được nét khờ khạo non choẹt của một tân binh vừa ăn xong dề cơm
cháy quân trường, đang lơ đãng nhìn phía mủi tàu, vô tư chờ đợi. Chừng ít phút
tôi có cảm giác nhồn nhột sau gáy. Tôi xoay người về phía lái tàu, thì gặp một
ánh mắt chiếu thẳng vào tôi không hề e ngại. Một khoảnh khắc sững sờ, đó là một
cô gái rất đẹp, mặc chiếc áo dài nhiều màu sặc sở, cô ngồi cách tôi chừng 2
mét. Tôi chưa có phản ứng thì cô ta đứng dậy và bước đến, giọng ngạc nhiên mừng
rỡ:
- Anh Tám Lúa?
- Sao cô biết tôi?
- Thì bảng tên in
trên túi áo của anh nói vậy mà.
- Đồng ý, nhưng cô
là ai mà biết tôi thứ tám.
- Em là con nhỏ L,
con của chú Út Thời, anh nhớ ra chưa.
- Tôi làm sao quên
con nhỏ L cho được. Nhưng lần cuối còn gặp nhau ở lớp Nhất, con nhỏ L còn ốm
ròm đen thui, đâu có đẹp ác ôn như cô bây giờ.
- Anh vẫn lí lắc
như xưa. Nhìn tướng của anh, em đoán anh chưa vợ. Còn em thi đậu tú tài 2 năm
1971, em đang học Sư phạm ở Đại học Cần Thơ được 2 năm. Đây là địa chỉ thơ tín
của em. Mai đây, anh có về đơn vị nào, anh phải cho em biết...
***
Năm 2007, tới lui
các trang mạng, tôi tình cờ đọc một bài hồi ký dài, rất hay và cảm động.
Có đoạn:
"Thuở nhỏ của
tôi nơi làng quê nam bộ rất là đáng nhớ. Tôi theo bọn con trai đồng trạng chơi
đủ trò như tán u thảy đáo, đôi khi còn đánh lộn với chúng cũng ra trò. Bác tôi
ở xóm trên lâu lâu ghé chơi, bác thường rầy ba tôi: Cái bà tí (ám chỉ tôi) tối
ngày chạy cời cời ngoài nắng với tụi con trai, Con gái 10 tuổi rồi, chú thím
không nên cho nó đi long nhong như vậy."
Đọc những dòng
nầy, tôi cảm nhận và hình dung những cảnh tượng rất quen thuộc nơi ấp Năm quê
cũ, chỉ có một điều là tác giả rất lạ. Nhưng cho dù ký tên gì, tôi đoan chắc
người biết những từ nầy, có nỗi lòng nầy, nhất định phải là con nhỏ L, người
bạn thân thiết ngày xưa.
Tôi bắt đầu biết
yêu tiếng ấp Năm từ đó.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét