Trang viết lời bình của nhà thơ/ bác sĩ Nguyễn Thanh Tuyên
Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015
Lạt
mềm- một lối phản đề – Lời bình Nguyễn Thanh Tuyên
Ngày
10/04/2014
“Lạt mềm buộc chặt” răn dạy sự ứng xử mềm dẻo, nhún
nhường trong mọi tình huống sẽ nhận lại nhiều kết quả tốt đẹp, có khi đến không
ngờ. Bởi thế, từ lâu câu nói trên đã hóa Châm ngôn - Thành ngữ. Đau đáu điều
“Đắc nhân tâm” ấy cuộc đời hy vọng sẽ gặt hái thành công. Song, với Tác giả bài
“Lạt mềm” chị phát giác: chưa chắc điều trên đã bất di bất dịch đối với mọi
tình huống
Tên thật Nguyễn Thanh Tuyên
Sinh năm 1948 tại Phương Định - Trực Ninh - Nam Định
Còn có bút danh khác là: Thanh Phương - Thanh Tú
Nghề nghiệp: Bác sỹ
Hiện thường trú tại: Thành phố Hải Phòng
Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng
Điện thoại: 0989094933
Email: bsnguyenthanhtuyen@gmail.com
_____
LẠT MỀM – MỘT LỐI PHẢN ĐỀ
LẠT MỀM – MỘT LỐI PHẢN ĐỀ
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
LẠT MỀM
Thơ Trương Nam Chi
Lạt mềm...
Em buộc làm sao?
Phút giây ai đổ dầu vào lửa than
Phút giây tiên bụt quy hàng
Phút giây lòng dạ ruột gan bời bời.
Lạt mềm…
Em trả cho người
Con tim hoang dại say lời phù vân
Con tim lầm lỡ bao lần
Con tim mắc nợ có cần thứ tha?
Lạt mềm…
Buộc thói trăng hoa
Bao nhiêu vòng hết xót xa thì dừng
Lạt mềm buộc cái dửng dưng
Người đi, kẻ ở thôi đừng vấn vương
Lạt mềm…
Mình buộc
Mình thương!
Em buộc làm sao?
Phút giây ai đổ dầu vào lửa than
Phút giây tiên bụt quy hàng
Phút giây lòng dạ ruột gan bời bời.
Lạt mềm…
Em trả cho người
Con tim hoang dại say lời phù vân
Con tim lầm lỡ bao lần
Con tim mắc nợ có cần thứ tha?
Lạt mềm…
Buộc thói trăng hoa
Bao nhiêu vòng hết xót xa thì dừng
Lạt mềm buộc cái dửng dưng
Người đi, kẻ ở thôi đừng vấn vương
Lạt mềm…
Mình buộc
Mình thương!
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
“Lạt mềm buộc chặt” răn dạy sự ứng xử mềm
dẻo, nhún nhường trong mọi tình huống sẽ nhận lại nhiều kết quả tốt đẹp, có khi
đến không ngờ. Bởi thế, từ lâu câu nói trên đã hóa Châm ngôn - Thành ngữ. Đau
đáu điều “Đắc nhân tâm” ấy cuộc đời hy vọng sẽ gặt hái thành công.
Song, với Tác giả bài “Lạt mềm” chị phát giác: chưa chắc điều trên đã
bất di bất dịch đối với mọi tình huống
Đặc
biệt với “thói trăng hoa”, càng ứng xử nhũn nhặn càng bất lực, khó chữa. Hình
như vị thuốc “Mềm mỏng” này đã bị lờn bởi căn bệnh nan y kia, nên người trong
cuộc phải tự vấn bằng câu hỏi đuối sức, vô vọng:
Lạt mềm…
Buộc thói trăng hoa
Bao nhiêu vòng hết xót xa thì dừng
Chính “thói trăng hoa” ở khổ 3 bài thơ giúp cho người đọc nhận ra “trái
tim mắc nợ, lầm lỡ và hoang dại” kia, từng ngớp phải bùa mê thuốc lú nên sớm
hao chất, mất hồn…bởi những điều ma mị, cám dỗ “phù vân”.
Và cuối
cùng điều phải đến, ắt đến:
Phút giây ai đổ dầu vào lửa than
Phút giây tiên bụt quy hàng
Phút giây lòng dạ ruột gan bời bời.
Khi đổ thêm dầu vào lửa thì bùng nổ là tất
yếu, nhất là lúc mà “ruột gan rối bời” nữa thì thời khắc ấy thật khó gỡ. Dù bản
tính có “nhẫn” như “Tiên như bụt” cũng phải khuất phục, đầu hàng bởi hết bề kìm
nén.
Và,
hậu quả đáng buồn xuất hiện hết sức hiển nhiên:
Người
đi, kẻ ở thôi đừng vấn vương
Tác
giả khép lại bài thơ với câu kết tự kỷ, thân phận:
Lạt mềm…
Mình buộc
Mình thương!
Nó,
hao hao như “Nghĩ mình mình lại thương mình xót xa” một câu thơ xưa của Nhà thơ
Tố Hữu.
Người
đọc không gặp câu chì triết nặng lời, tới phút chót vẫn dịu dàng nữ tính. Bài
thơ hay ở cách thể hiện nỗi niềm, cách tân lục bát bằng ngắt đoạn sang dòng
…không những thế tác giả còn góp phần chứng minh.
“Chưa
chắc lạt mềm đã buộc chặt được tất thảy!”.
Có
lẽ Nhà thơ Trương Nam Chi viết bài thơ trên theo lối “Phản đề”? Đó là nghi vấn
của tôi. Còn đáp số dành ở nơi Nữ sỹ.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 24.8.2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hải Phòng ngày 10/04/2014
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Dáng
xưa giờ vẫn hiện trong ráng chiều – Lời bình Nguyễn Thanh Tuyên
Ngày
04/02/2014
Hoàng
hôn vẫn buông xuống mé nước bến sông Cầu Rào quen thuộc trong bao buổi chiều
lững thững. Nhưng có một hôm cái ráng đỏ phía trời Tây kia chợt hắt vào cõi
lòng, làm xáo động tâm thức Vũ Duy Hùng, thúc giục anh trở về miền sông kí ức–
Nơi ấy, có con sông từng gắn bó với tuổi thơ, với mảnh đời xưa, giờ vẫn thao
thiết chảy theo tâm tưởng. Đó là dòng sông Chanh nhỏ nhắn hiền từ, sóng nước
chỉ lăn tăn, mà vẫn gợi được tứ thơ cho một tâm hồn đa cảm.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thanh Tuyên
Tên thật Nguyễn Thanh Tuyên
Sinh năm 1948 tại Phương Định - Trực Ninh - Nam Định
Còn có bút danh khác là: Thanh Phương - Thanh Tú
Nghề nghiệp: Bác sỹ
Hiện thường trú tại: Thành phố Hải Phòng
Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng
Điện thoại: 0989094933
Email: bsnguyenthanhtuyen@gmail.com
_____
DÁNG XƯA GIỜ VẪN HIỆN TRONG RÁNG CHIỀU
DÁNG XƯA GIỜ VẪN HIỆN TRONG RÁNG CHIỀU
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
DÁNG XƯA (Nhớ ngày xưa ấy!...)
Thơ Vũ Duy Hùng
Vẫn dòng sông tự ngày
xưa
Hôm nào xõa tóc liễu
vừa mười lăm…
Lung linh độ tuổi
trăng rằm
Nghiêng soi in bóng trên
dòng sông trôi
Tuổi thơ thấm thoát
qua rồi
Tay tập chèo lái
thuyền bơi giữa dòng
Thuyền giầm chở những
ước mong
Ai đi.. thấu tỏ nỗi
lòng riêng tư…
Sông Chanh nhỏ nhắn
hiền từ
Lăn tăn gợn sóng ưu
tư thuở nào?
Đôi “gò bồng đảo“ nhô
cao
Nâu non- rạn vải, xôn
xao mắt huyền!
Kìa ai bẻ lái – rướn
thuyền
Ngây thơ, ánh mắt dịu
hiền – đưa ngang!
Thuyền ai đầy ắp lúa
vàng
Ghé vai… giá được
giúp nàng kéo dây
Trời cho gặp được
nhau đây
Thuận tình xe kết- Sự
này nên duyên
Bồng bềnh mây nước
con thuyền
Bóng hồng, tóc mượt-
mắt huyền-nét cong…
Thắp sáng lên ngọn
lửa lòng
Dáng xưa… giờ vẫn
bừng trong ráng chiều!...
Bến sông Cầu Rào, hoàng hôn: 10/6/2010
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
Hoàng hôn vẫn buông xuống mé nước bến sông
Cầu Rào quen thuộc trong bao buổi chiều lững thững. Nhưng có một hôm cái ráng
đỏ phía trời Tây kia chợt hắt vào cõi lòng, làm xáo động tâm thức Vũ Duy Hùng,
thúc giục anh trở về miền sông kí ức– Nơi ấy, có con sông từng gắn bó với tuổi
thơ, với mảnh đời xưa, giờ vẫn thao thiết chảy theo tâm tưởng. Đó là dòng sông
Chanh nhỏ nhắn hiền từ, sóng nước chỉ lăn tăn, mà vẫn gợi được tứ thơ cho một
tâm hồn đa cảm.
Ai
hay, con sông không rộng chốn quê đã tảo
tần bồi lắng phù sa, kéo theo đôi bờ mươn mướt lúa ngô và rực rỡ màu vàng trên
những khoang thuyền chở đầy hương lúa … giờ vẫn ngược xuôi ẩn hiện tại cõi lòng.
Bao kỉ niệm khó nhạt phai luôn dung dưỡng cho nghĩ suy của người thơ mãi chẳng
chịu già?
Tuy
vậy, con sông bến nước nói trên có lẽ chỉ đóng vai phụ trợ tưới tắm cho hồn thơ
thêm tươi mởn? Còn lắng đọng lâu bền trong bộ nhớ phải chăng chính là hình
ảnh “lung linh” của một thiếu nữ đang
“tập chèo lái” trên dòng sông trăng… mênh mang thuở ấy:
“Lung
linh độ tuổi trăng rằm
Nghiêng soi, in bóng trên dòng sông
trôi”
Không
gian xưa tràn về miền lắng; phong phú chất thơ, lãng đãng dạt dào. Nơi ấy có đủ trăng, nước, thuyền
trôi và hiển hiện cả sức trẻ xuân thì…Thi liệu sáng trong “Nghiêng soi“, đổ
bóng xuống dòng sông tâm hồn sóng sánh của thi nhân.
Tuy
vậy, đó là bao quát từ xa tới một trường nhìn toàn cảnh. Độc giả không mấy khó
khăn nhận ra đặc điểm nhân vật khi tác giả quan sát tiệm cận, rồi đặc tả bằng
cặp lục bát độc đáo sau:
“Đôi gò bồng đảo nhô cao
Nâu non – rạn vải, xôn xao mắt huyền’’
Ở
đây, cây bút không phác làn cong kiểu kí hoạ đơn nét đường viền, mà Tác giả thể
hiện chân dung nhân vật nổi hình, hiện khối. Bức tranh có màu nâu non của bộ
cánh chiết co nền nã, mặc vừa vặn trên cơ thể lẳn tròn sức trẻ... Sắc phục giản
dị, tân thời ấy hẳn từng làm nôn nao, ám ảnh đôi mắt bao người.
Câu
thơ không chỉ dừng lại ở sự quan sát thuần túy, mà tinh tế, chứa đựng nội tâm,
thương mến. Người đọc liên tưởng được điều ấy, bởi thật khó lòng bỏ qua từ “rạn
vải” độc đáo ở câu 8 kể trên. Hình ảnh khắc họa rõ nét cái thời “gạo châu, củi
quế“! Xưa, mấy ai biết đến “thời trang”! Dù chỉ ước mơ cũng là điều xa xỉ, viển
vông.Vải bán phân phối theo phiếu (mỗi khẩu 4m/1 năm) thì lấy chi mà chưng diện!
Cặp từ xứng đáng là “nhãn tự” trong bài.
Khan
hiếm, nghèo nàn đã khiến mái dốc mâng mâng gợi cảm của “vòm ngực căng tròn” bị
bạc màu bởi nắng gió vô tâm… Sự thật đời thường khó khắc phục trường diễn, đã gây
mặc cảm, làm e thẹn, ngại ngần đến “Xôn xao mắt huyền”…mỗi khi nhân vật trữ
tình xuất hiện đó đây.
Và
cô gái xưa có vẻ không hề vô tình trước thi nhân “ý tứ”…Đang độ tuổi thơ ngây
nhưng nhờ linh tính mách bảo, mà ánh mắt cô từng có khoảnh khắc liếc ngang:
“Kìa ai bẻ lái- rướn thuyền
Ngây thơ ánh mắt dịu hiền – đưa ngang!”
Rất
tinh ý, Vũ Duy Hùng bắt được tín hiệu ấy, qua câu thơ gợi hình trên. Sự tu từ
kĩ lưỡng đã phát sáng trong bài chính là nhờ tài quan sát thấu thị của anh.
Động từ “rướn” tạo cho bức tranh thêm sống động, khỏe khoắn. Trong ta hiện lên
làn cong cơ thể, dáng chênh chếch, nhịp nhàng vươn lên, rồi ghìm xuống, nhấn
nước … uyển chuyển trên sông.
Từ
đây, chàng thanh niên Vũ Duy Hùng đã sớm cảm thông sự vất vả tất bật của một cô
gái đảm giữa không khí bộn bề mùa vụ. Tình cảm của tác giả nhân lên. Anh thầm
ước được “Ghé vai” san sẻ trách nhiệm cuộc đời …
Nhưng,
sự đời đâu thuận…!
Dòng
sông quê hòa với dòng sông thời gian cùng chảy. Và dòng sông cuộc đời thì biến
động. Sau khi thăng trầm qua bao miền sóng nước, Vũ Duy Hùng dừng chân, neo
lại, định cư ở bến cuối hôm nay.
Những
kỉ niệm khó phai của tình người, tình đời … tới lúc hoàng hôn thường bừng thức,
hắt hiện vào tâm trí con người. Và rực rỡ nhất là hoài niệm về tình yêu chớm nở
đầu đời – Nó bất chợt thắp bùng lên ngọn lửa vốn âm ỉ đáy lòng, soi rọi cho bao
con chữ tích tụ nơi đáy tim anh trào ra đầu ngọn bút, cống hiến cho giáo giới,
bạn bè và người thân…một “Dáng xưa” xinh xắn, khiêm nhường.
Bài
lục bát “Dáng xưa” xứng đáng xếp vào tốp đầu trong “Hương rừng và gió biển” –
Một tập thơ dầy dặn như biên niên hồi kí, mang chất tự sự giãi bày, đậm thù tạc
sẻ chia … vừa mới ấn hành của Nhà giáo Nguyên Hiệu trưởng Phổ thông Trung học
Vũ Duy Hùng.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 24.8.2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hải Phòng ngày 04/02/2014
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Giày
ơi…! – Lời bình Nguyễn Thanh Tuyên
Ngày
10/11/2013
Quê tôi
chuyên nghề nông kèm nghề thủ công dệt vải. Từ ngày ải bắc thông thương, hàng
ngoại ồ ạt, ngập tràn… đã làm ngắc ngoải nghề dệt truyền đời xứ sở. Những cánh
đồng bờ xôi ruộng mật bị co lại như “Tấm da lừa của Ban Zac“. Đất đai mầu mỡ bị
cát lấp, kên rào, thả cho cỏ dại hân hoan ngóng chờ bao dự án lơ lửng “treo”
cao.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thanh Tuyên
Tên thật Nguyễn Thanh Tuyên
Sinh năm 1948 tại Phương Định - Trực Ninh - Nam Định
Còn có bút danh khác là: Thanh Phương - Thanh Tú
Nghề nghiệp: Bác sỹ
Hiện thường trú tại: Thành phố Hải Phòng
Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng
Điện thoại: 0989094933
Email: bsnguyenthanhtuyen@gmail.com
_____
GIÀY ƠI…!
GIÀY ƠI…!
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
LỤC BÁT ĐÁNH GIÀY
Thơ Nguyễn Thế Kiên
Bóng từ tay ấy bóng
ra
Chân dung giày dép
bóng qua phận người
Trưa quen hè phố ngủ
ngồi
Miệng khe khẽ nhẩm mồ
hôi nửa ngày
Mũ mềm úp mặt cũng
say
Xù xì
mài nhẵn gốc cây phố rồi
Kìa tay quờ lại chỗ
ngồi
Hộp đồ nghề gọi: giày
ơi, giật mình!
Nụ cười bảy vía yên
bình
Ba hồn giày dép lung
linh... thật là:
Bóng từ đầu óc bóng
ra
Xù xì... nhẵn bóng
... lạy cha đánh giày!
(Thơ Nguyễn Thế Kiên)
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
Quê tôi chuyên nghề nông kèm nghề thủ công
dệt vải. Từ ngày ải bắc thông thương, hàng ngoại ồ ạt, ngập tràn… đã làm ngắc
ngoải nghề dệt truyền đời xứ sở. Những cánh đồng bờ xôi ruộng mật bị co lại như
“Tấm da lừa của Ban Zac“. Đất đai mầu mỡ bị cát lấp, kên rào, thả cho cỏ dại
hân hoan ngóng chờ bao dự án lơ lửng “treo” cao.
Dân
thì đông. Cũng bởi miếng ăn mà bao người phải bỏ quê bươn bả trăm miền, hành đủ
mọi thứ nghề cửu vạn, ô-sin… Không ít thanh niên trai tráng “thiên di”… tay
xách tráp, lót đế giày thì khoác lên vai, lượn lờ khắp ngõ ngách phố phường gạ
gập đánh xi.
Hiện
thực canh cánh bên lòng, nên khi gặp “Lục bát đánh giầy“ thi phẩm như có lực
nam châm, hút tôi đọc đi đọc lại với niềm thương cảm dâng đầy. Tôi gắng tìm ý
tứ chìm khuất trong thơ. Những mong hiện rõ chân dung người lao động chân quê
ra tỉnh trùng với “tiêu cự” mà Nguyễn Thế Kiên bấm máy, rồi khéo léo sắp đặt kĩ
càng trong một thể thơ khắt khe liêm luật truyền thống.
“Bóng từ tay ấy bóng ra
Chân dung giày dép bóng qua phận
người”
Câu
mở, giới thiệu nghề nghiệp, rõ rồi. Nhưng ở câu lục đầu tiên mà có tới hai từ “bóng”?
Thiết nghĩ anh chẳng vung tay phung phí. “Bóng” không đơn nghĩa. Tác giả chơi
chữ chăng? Khẳng định từ đầu e hơi sớm. Thôi, cặp điệp tính từ ấy dành lại để
ta tiếp tục tìm hiểu bút pháp …dần dà.
Và,
từ “bóng“ lại xuất hiện lần 3 với mục đích gì đây: chân dung dày dép bóng qua
phận người/.Phận người mang bóng dày dép ư? Ta cũng hiểu, vị trí ấy là nơi thấp
nhất của cơ thể. Song, có khi lại là bệ đỡ tạo dáng bề thế sang trọng cho
người.
Nghĩ rộng ra còn thấy: khi mà chuốt chải qua tay bao đôi dày là bấy lần
gặp gỡ đa dạng “Chân dung”. Nào là mẫu mốt Tây-Ta. Gia công hay chính hiệu?
Chúng đâu trùng kích cỡ, màu sắc, xuất xứ sản xuất (made in). Cảm giác chạm tay
đủ nhận ra da mềm, da cứng, nhẵn mịn hay thô sần. Sẽ tỏ tường hàng xịn hay đã
cũ càng, vẹt gót, mòn da… khi kề sát mắt. Và, giá cả thời trang hắt “bóng” trung
thành, hiện rõ dáng hình thân chủ … Ai ý
tứ có thể phán đoán chút ít. Nhưng nếu quá mộc mạc quê mùa, chỉ duổi dong phố
thị, thì tài đâu mà xem tướng, đoán người. Âu cũng chỉ cầu mong đổ mồ hôi, rạc
cẳng, thoăn thoắt đôi tay, mau mắn cóp nhặt mưu sinh.
Từ
hai câu thơ trên tôi rút ra kinh nghiêm làm thơ lục bát cần được tiếp thu ngay
một điều là thiết kế “lời mở” đã rất cần phong phú tình tiết.
Ta
biết Trời phú cho Thi sĩ bản tính đa cảm. Họ có thị giác, thính giác tinh tường,
nhờ vậy độc giả được dẫn vào ngóc ngách hoàn cảnh, tìm hiểu thói quen và nhìn
nhận thực trạng người đời:
“Trưa hè quen phố ngủ ngồi
Miệng khe khe khẽ nhẩm mồ hôi nửa
ngày”
Vạ
vật! Đặc tả ở trên không chỉ tạo hình, mà còn ghi âm trực tiếp! Đúng, đâu còn sót
ghế đá ngả lưng. Thời điểm “chính Ngọ“ hiếm khách, vốn là giờ dành cho ẩm thực
rôm rả, hay yên ả giấc trưa nơi phòng lạnh thị thành.
Vật
vờ chỉ mệt người, thêm vô tích sự. Thôi, tiện chỗ nào kề lưng chỗ ấy, chợp mắt
đợi chiều. Trước lúc nhân vật thiu thiu Tác giả còn thấy “Miệng khe khẽ nhẩm“.
Thói quen mãn tính của “anh thợ“ chẳng khác chi kẻ trót hệ lụy một loại thuốc
an thần nhóm bình thản, chẳng thể cưỡng dùng. Phút ấy, đâu phải tự ru thì thầm,
mà đương sự đang làm “phép nhân” nhẩm
giá mồ hôi thấm đất nửa ngày. Rồi khấu hao tiếp suất cơm bụi ban trưa. Xong
xuôi mới yên dạ, nhắm mắt tựa lưng.
Ô!
Thế mà, thoáng chốc chàng đánh giày đã lịm giấc say. Sự mệt mỏi đóng sập hàng
mi cùng với những đồng bạc lẻ thiêm thiếp giắt lưng. Lịm nhanh bởi từ tơ mơ đã
bách bộ chà chã, rã rời. Và, nguyên nhân cũng còn do phản xạ giấc trưa quen nết
nữa. Vâng, mà cũng cần thời gian cách bức, chỉ chốc lát nghỉ ngơi thôi sẽ phục
hồi sinh khí, tái tạo sức lực cho cuộc trường chinh háo khát thoát nghèo.
“Mũ mềm úp mặt cũng say
Xù xì mài nhẵn gốc cây phố rồi”
“Xù
xì”, hình ảnh gốc cây.Ai mà lạ lẫm. Nhưng thời tiết cay nghiệt nắng mưa và va
chạm bụi ráp thị thành cũng làm cho con người đen đủi vốn nứt nẻ, xạm da , giờ
“xù xì” dần dần cả thể xác tinh thần. Tâm thức tự lúc nào chồi lên những góc
cạnh, cộm cằn! Điều minh chứng sinh động cho thuyết “Chọn lọc tự nhiên“ nghiệt
ngã. Một thực tế khó lòng tránh khỏi!
Tuy
vậy, đâu đây dường như vẫn còn phảng phất gốc gác nếp sống giản đơn. Khỏang râm
che mặt giấc trưa vẫn chỉ cậy nhờ chiếc mũ mềm chặn nắng cũ kĩ bao ngày. Thôi
thế cũng ổn; cần chi lệ thuộc ô dù. Mà cũng chẳng có ô lọng nào rỗi hơi ở đây,
để mà trông, mà đợi. Lúc này thượng sách là hãy nương dựa, bám bíu vào vật vô
giác vô tri như “Hè phố gốc cây“...
Ơi
tác giả? Khi mà “Mài nhẵn gốc cây phố rồi“ thì sau tấm áo bạc sờn kia cái tấm
lưng “chủ thể“ ra sao? Phải chăng Nhà thơ dồn thâm niên vất vả của nhân vật
đánh giày… về phía nước mắt đồng loại, người thân?
Nhưng
đang trưa nồng, thoáng nhìn thấy cái anh thợ chuyên “làm dáng” cho giày da thật
quá vô tư …Ai mải bon bon lướt đi hẳn chắc rằng giấc điệp ấy ngon, sâu. Song
đúng ra nó sỉu mềm, chập chờn, mơ tỉnh. Như đây, bất giác anh quơ tay sờ mớ đồ
nghề:
“Kìa tay quờ lại chỗ ngồi
Hộp đồ nghề gọi: giày ơi, giật mình“
Ta
thấy khoảng tỉnh luôn thường trực điểm giờ. Báo thức rất chính xác nhờ nhịp
sinh học mà tạo hóa cài đặt và ban tặng tự nhiên... Cũng, chửa biết chừng chiếc
hộp đồ thô sơ kia đã ghi âm tiếng gọi “giày ơi“ của khách hàng chăng? Mà có khi
nó vẫn thường lầm tưởng “Giày ơi“ là quí danh của chủ nó. Và thế là, “Giày“-
chả biết tự lúc nào đàng hoàng nhận một chính danh? Bởi nó còn thấy tất cả
những người có nhu cầu tân trang cho “bộ móng“ đều gọi giật … “Giày ơi!”. Còn
ran lên lời thưa, chính là chủ nó. Lắm lúc cũng phật ý, song đành chép miệng,
buồn lòng. Bởi tất cả phải hướng tới tương lai…
Người đọc cũng nên thông cảm “Thơ ý mà!”. Thủ pháp nhân cách hóa quá
cần. Nguyễn Thế Kiên sáng tạo sử dụng nó giữa lúc tranh tối tranh sáng của giấc
ngủ xem ra rất hợp lý, dễ chấp nhận, bởi cả tôi giờ đây vẫn trong trạng thái
nửa mê nửa tỉnh của bài thơ.
Với
thợ đánh giày cũng may còn có sự an ủi thân tình giữa vật và người. Như bè bạn,
vật bất li thân kia ròng rã hôm sớm bên nhau, tận tụy sẻ chia gian nan mưa,
nắng.
Chính
cái công cụ thô sơ cộng tác với bàn tay thô ráp, ám muội xi đen của anh ta… đã
gọi hồn cho bao đôi giày, cặp dép đang hấp hối, nồng nặc mốc hôi, tưởng như xác
rữa lìa hồn:
“Ba hồn giày dép lung linh…”
Và
đôi tay lành nghề chẳng hề e ngại, xuất hiện cả ở chốn cao sang, phồn thực… tận
tụy chiều chuộng để đón về ánh mắt hài lòng của bao tửu khách “bẩy vía“ mày
râu. (Tất nhiên “bảy vía“ ở đây không ngoại trừ cả chính nhân vật lang bang
kiếm sống, tỏ vẻ mỹ mãn mỉm cười giây khắc - trong thơ):
“Nụ cười bảy vía yên bìn“
Khổ
thơ lục bát đa tầng, đa nghĩa làm mắt ta đôi lúc cay cay, nhưng yên tâm không
hề bi ai, tủi cực. Ngược lại, còn có phần an lạc tự tin nho nhỏ nhờ tác giả
nhào luyện hoàn cảnh trong văn phong trào phúng riêng mình. Điều ấy, tạo ra
nguyên liệu đổ móng, lát nền, để có chỗ đứng riêng rẽ hẳn, mà ta có thể nói
rằng đó là bút pháp Nguyễn Thế Kiên.
Cũng tò mò xin hỏi, nơi xuất xứ tác giả có trùng quê Nguyễn Khuyến, Tú
Xương không mà nhiều bài thơ thâm thúy thế? Thơ cũng gần gũi đời thường, chia
sẻ cảm thông với thân phận quần đùi, chân đất giúp họ vợi đi không ít nỗi niềm.
“Lục bát đánh giày“ là bài thơ thế sự hay, ám ảnh. Nó xa khác chất thời
sự dễ trôi, phai…từng trên nhật báo.
Người đọc chờ đợi “Ba hồn bảy vía“ của người và vật sau khi nhập xác
hoàn nguyên thì nét đẹp sáng trong sẽ
tái hồi. Cái xấu, cái bẩn đã được phủi đi. Sự thô ráp bụi bậm nhờ bàn tay lương
thiện thường dân miết xát, trát xi, rồi chà đi, chuốt lại … nhủ về dáng vẻ lung
linh từng có ban đầu.
Đầu
tư tẩy lọc sẽ:
“Bóng từ đầu óc bóng ra
Xù xì… nhẵn bóng… lạy cha đánh
giày”
Công lao kỳ cọ xứng đáng được “xù xì”, “nhẵn bóng” bái lạy, bởi phải
biết hàm ơn khi có sự may mắn đổi đời…
Ta
thấy “Lục bát đánh giày“ hao hao như một clip hình ảnh, ngắn mà đủ gợi, phản
ảnh trung thực đời sống gần gũi. Sự đóng góp của tác giả cho lục bát hiện đại ở
chỗ kín kẽ, giầu tầng vỉa, không phô lộ chủ quan, khéo léo biến ảo… nên tác phẩm
hấp dẫn sự mổ xẻ kĩ lưỡng để thưởng thức
thấu đáo cho những ai thật có nhu cầu.
Lục
bát– Thể thơ mang quốc hồn quốc túy của dân tộc đang được Nguyễn Thế Kiên (một
người hợp tạng) kế thừa và không ngừng bứt phá qua những trang thơ. Tôi chờ đợi
được tham khảo thơ anh nhiều hơn để rỗi rãi nhâm nhi tìm kiếm thú vị bồi bổ cho
bản thân mình- một người mang nặng tâm hồn yêu thơ truyền thống.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 24.8.2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hải Phòng ngày 10/11/2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Dìu em
ra khỏi một vùng thầm yêu – Lời bình: Nguyễn Thanh Tuyên
Ngày
26/09/2013
Tôi
chưa hề gặp Diệu Thoa, nhưng nhìn nhận tốc độ và trình tự của "Thu
yêu" tôi thầm nghĩ chị có dáng đi thong thả, uyển chuyển trong cái lối
nhỏ, tận ngõ ngách... của riêng mình. Người phụ nữ như thế thường có "Số
nhàn", chẳng rõ phỏng đoán ấy đúng hay sai? Điều trên đã không cho phép
thưởng thức vội vàng, chính Thi phẩm khuyên tôi chỉ nên bước lững thững qua
cổng mùa thu trong thơ chị. Một mùa thu sao mà mượt mà, khao khát yêu và day
dứt nhớ... đến vậy!
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thanh Tuyên
Tên thật Nguyễn Thanh Tuyên
Sinh năm 1948 tại Phương Định - Trực Ninh - Nam Định
Còn có bút danh khác là: Thanh Phương - Thanh Tú
Nghề nghiệp: Bác sỹ
Hiện thường trú tại: Thành phố Hải Phòng
Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng
Điện thoại: 0989094933
Email: bsnguyenthanhtuyen@gmail.com
_____
DÌU EM RA KHỎI MỘT VÙNG THẦM YÊU
DÌU EM RA KHỎI MỘT VÙNG THẦM YÊU
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
THẦM YÊU…
Thơ Đặng Diệu Thoa
Gió nâng tiếng sáo
vang lừng
Tiếng ve chìm nghỉm
lưng chừng heo may
Lá vàng xào xạc đâu
đây
Hồ thu loãng bóng
liễu gầy mảnh mai
Ngỡ ngàng chiếc lá
thu phai
Nhởn nhơ đậu lén bờ
vai một chiều
Bất ngờ tim dạo khúc yêu
Bầu hương sữa nghẹn
dấu điều đắm say
Lối về xao xác me bay
Hồn buông neo giữa
tháng ngày ngây thơ
Chạm môi e ấp dại khờ
Chập chờn ở cuối cơn
mơ nồng nàn
Thơ tình viết chẳng
đẫy trang
Mà ngân ngấn mắt lá
vàng có hay?
Thềm xưa lá vẫn rơi
đầy
Nào khô thương mến, chất
dày nhớ nhung
Ai mang thu đến sánh
cùng
Dìu em ra khỏi một
vùng Thầm yêu
Lời bình Nguyễn Thanh Tuyên
Tôi
chưa hề gặp Diệu Thoa, nhưng nhìn nhận tốc độ và trình tự của "Thu yêu"
tôi thầm nghĩ chị có dáng đi thong thả, uyển chuyển trong cái lối nhỏ, tận ngõ
ngách... của riêng mình. Người phụ nữ như thế thường có "Số nhàn",
chẳng rõ phỏng đoán ấy đúng hay sai?
Điều
trên đã không cho phép thưởng thức vội vàng, chính Thi phẩm khuyên tôi chỉ nên
bước lững thững qua cổng mùa thu trong thơ chị. Một mùa thu sao mà mượt mà,
khao khát yêu và day dứt nhớ... đến vậy!
Chạm
vào hai giác quan của tôi sớm nhất đó là "tiếng sáo vang lừng/ xào xạc lá
vàng bay" và "Hồ thu loãng bóng liễu gày mảnh mai". Đặc tả về
mùa thu nếu chỉ kể tả, tôi nghĩ với một cô giáo dạy văn đâu có khó khăn. Nhưng
tinh ý sẽ thấy "vang lừng" âm thanh có cường độ cao, trên tận tầng
không được xuất hiện trước, còn "xào xạc" nghe thấy sau. Hay hồ
thu lăn tăn gợn sóng đã làm hình ảnh trên mặt nước không còn ke nét nữa: "loãng
bóng liễu gầy…" cho thấy chị thấu thị kĩ lưỡng và không hề dễ dãi khi sắp
đặt từng con chữ sao cho đúng vị trí thích hợp của nó. Ở khổ đầu ta còn gặp
tiếng ve, nhưng chỉ tồn tại trong tâm tưởng. Bởi nó đã "chìm nghỉm",
lắng sâu rồi khi mùa đã trở heo may. Song, đây mới là động tác kéo "phông
màn sân khấu kèm khúc nhạc dạo đầu" trước khi bước sang chương hồi chính
của "Thu yêu".
Và
không để tôi phải đợi chờ, tấm màn nhung màu mận chín đã từ từ hé mở:
"Ngỡ ngàng chiếc lá thu phai
Nhởn nhơ đậu lén bờ vai một chiều"
Không
gian hiện rõ ở khổ 1, còn đây là thời gian. Theo tôi cũng chưa dừng ở đó. Bởi
dại gì mà nữ sĩ này đã dùng "lá vàng" còn lặp lại "lá thu phai"
làm gì? Thật vậy, "Nhởn nhơ đậu lén" chứng minh cho thiển nghĩ của
tôi có lí. "Nhởn nhơ" nghiêng vẻ trêu ngươi. Còn "đậu lén bờ vai",
có lẽ người phụ nữ mới phát hiện ra sự có mặt của nó sau này qua trạng từ
"lén" mà thôi. Phải chăng chiếc lá thu phai làm ẩn dụ cho sợi tóc đã
chuyển màu?? Nếu đúng vậy, Diệu Thoa đã hoá thân vào một phụ nữ tuổi ngả sang
thu để nuối tiếc một thời bắt đầu của nồng nàn hoa lửa …?
Sự
chuyển màu của xê dịch thời gian ấy tác động trực tiếp làm cho con tim vốn
xốn xang dạo khúc tình, rồi kích thích dữ dội vào cảm xúc:
"Bầu hương sữa nghẹn dấu điều
đắm say"
Sao
ngữ cảnh mùa thu mà tác giả không bận tâm tới hương hoa sữa nhỉ? Cũng sực nức
nồng nàn loang toả một vùng chứ? Mà chị lại dùng "bầu"? Ngẫm ngợi về
động từ "nghẹn" tiếp đó tôi mới vỡ ra. Thế đấy! Chỉ ở tác giả nữ mói
viết được như thế, mà người ta vẫn thường khen là thơ "giầu nữ tính"
là vậy. Ai chẳng hiểu "rỗng, lép" thì khó mà gây nghẹn. Mà chỉ có thể
nghẹn khi đã "căng đầy"... Tới đây từ "bầu" dường như đã có
đáp án thoả đáng...
Chẳng
phải chiết tự Y học, song luôn có một số nguyên nhân dẫn tới "bầu hương
sữa nghẹn" mà bạn đọc nữ … dễ cảm nhận hơn. Nhưng ở đây chắc chắn xuất
phát nguyên nhân "cảm xúc" giúp Diệu Thoa liên tưởng sáng tạo được một câu thơ
thật thần tình, đáng ghi vào bộ nhớ !Tôi vẫn ngất ngây, chậm rãi bước, có lúc
choáng ngợp của tình thu trót chợp mắt quên lãng một vài chi tiết trong thơ.
Sực tỉnh thì bắt gặp:
“Chạm môi e ấp dại khờ
Chập chờn ở cuối cơn mơ nồng nàn".
Thật là trong trẻo! Chưa dày dạn mới e ấp. Chính kỉ niệm thuở ban đầu
thiêng liêng ấy thường hay lặp lại trong mơ. Bài thơ đến đây vẫn tuân thủ nếp
tuần tự trong sự dàn dựng của chị. Và chính chị cũng âng ấng lệ qua khoé mắt đấy
thôi… Tác giả có cảm động thật sự thì người đọc mới xúc động, quả không sai:
"Thơ tình viết chẳng đẫy
trang
Mà ngân ngấn mắt lá vàng có hay ".
Qua
cổng “Thu yêu“ lâu rồi, giờ đã chạm tới "thềm" kỉ niệm xưa, độc giả
đột ngột gặp:
"Thềm xưa lá vẫn rơi đầy
Nào khô thương mến, chất dày nhớ
nhung".
Nhịp
4/4 trong câu 8 thật đăng đối. Những lớp lá "thời gian" chất đầy lên
thềm cũ chỉ làm dày thêm nỗi nhớ nhung, và sự thương mến xưa vẫn tươi thắm nguyên
xanh. Đọc đến đây người bình chẳng dám khen tác giả nữa. Sợ lạm chữ thừa lời!
Tôi
đang lo lo, tiếc tiếc khi tấm màn nhung sắp sửa khép lại, thì:
"Ai mang thu đến sánh cùng
Dìu em ra khỏi một vùng Thầm yêu"
“Thầm
yêu”.Viết hoa? Ai từng yêu lucbat.com không hề lạ, đó chính là một tác phẩm
từng gây dư luận của Diệu Thoa cách đây không lâu. Nhưng qua 2 từ
"sánh" và "Dìu" tôi bất chợt liên tưởng ngồ ngộ, không có
biết có trúng ý tác giả Diệu Thoa không? Đó là sau sánh lễ sẽ tiến đến hôn lễ…
Xin bạn đọc cùng tôi dừng lại chốc lát nghĩ về một bữa tiệc Vu qui. Ta sẽ tận
mắt chứng kiến vòng tay của chú rể đặt vào vòng 2 của làn cong cơ thể đang
trưng diện một bộ trang phục trắng muốt, nuột nà sang trọng của cô dâu, thì mới thích thú hết
cái động từ "Dìu" đứng đầu câu bát cuối bài. Phải chăng chỉ kết cục
tốt đẹp như thế mới đưa ra khỏi vùng Thầm yêu? Đó là một vùng công khai rộng
lớn từng tháng ngày khao khát đợi chờ của Hạnh phúc lứa đôi.
Tiếc nuối và ao ước... xem ra chỉ đủ độ se se và rất khiết thuần ấy…
luôn gặp trong thơ trữ tình của Cô giáo Nhà thơ Diệu Thoa. Tôi có đọc Tơ lòng,
Thầm yêu, Giã từ, và cả Giật mình ... của chị, nhưng tôi thật thú vị "Thu
yêu". Phải khẳng định chị đã có bước tiến vững vàng trong thơ lục bát
trong một thời gian chẳng mấy dài kể từ khi xuất hiện trên thi đàn.
Hải Phòng, 23h30' 19/7/2010
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 24.8.2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hải Phòng ngày 26/09/2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Nguyễn Thanh Tuyên bình bài thơ nhớ mưa của Cao Trần Nguyên
Nguyễn Thanh Tuyên bình bài thơ nhớ mưa của Cao Trần Nguyên
Ngày
21/09/2013
Cuộc
vui lễ hội LB Quí Tỵ đã khép lại. Nửa tuần trăng đã trôi đi nhưng trận mưa dã
bạn vẫn còn dạt dào âm hưởng trong tâm hồn nhà thơ Đất Mỏ. Xa xưa Nguyễn Du
liên tưởng và ví von tiếng đàn của Thúy Kiều như “Tiếng mau sầm sập như trời đổ
mưa”. Thì nay, Cao Trần Nguyên lại nhận ra từng nốt nhạc vang lên âm thanh
Nhớ-Thương- Vương Vấn … từ những hạt mưa.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thanh Tuyên
Tên thật Nguyễn Thanh Tuyên
Sinh năm 1948 tại Phương Định - Trực Ninh - Nam Định
Còn có bút danh khác là: Thanh Phương - Thanh Tú
Nghề nghiệp: Bác sỹ
Hiện thường trú tại: Thành phố Hải Phòng
Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng
Điện thoại: 0989094933
Email: bsnguyenthanhtuyen@gmail.com
_____
NHỚ MƯA
NHỚ MƯA
Thơ Cao Trần Nguyên
Mưa như trút xuống
phím đàn
Hạt giăng - nốt Nhớ, hạt tràn - nốt Thương
Hạt sa vào - nốt Vấn Vương
Hạt tan vào - nốt Âm Dương - bổng trầm...
Hạt giăng - nốt Nhớ, hạt tràn - nốt Thương
Hạt sa vào - nốt Vấn Vương
Hạt tan vào - nốt Âm Dương - bổng trầm...
Sáng nay nghe tiếng
Dương Cầm
Nhớ cơn mưa - tụ nên mầm sống - Thơ!
Cao Trần Nguyên
Nhớ cơn mưa - tụ nên mầm sống - Thơ!
Cao Trần Nguyên
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
Cuộc
vui lễ hội LB Quí Tỵ đã khép lại. Nửa tuần trăng đã trôi đi nhưng trận mưa dã
bạn vẫn còn dạt dào âm hưởng trong tâm hồn nhà thơ Đất Mỏ.
Xa
xưa Nguyễn Du liên tưởng và ví von tiếng đàn của Thúy Kiều như “Tiếng mau sầm
sập như trời đổ mưa”. Thì nay, Cao Trần Nguyên lại nhận ra từng nốt nhạc vang
lên âm thanh Nhớ-Thương- Vương Vấn … từ những hạt mưa.
Những
hạt mưa quí giá đó từ trận mưa “níu giữ chân người” đã kích hoạt, rung lên phím
đàn (Dương Cầm) của cõi lòng Ông.
Qua
âm sắc từng hạt mưa, Cao Trần Nguyên không những tinh tường tách bạch được các
cung bậc tình cảm khác nhau quanh mình, mà ông còn đo lường được cả trường độ của
vương - vấn - nhớ - thương. Điều ấy có thể chứng minh rõ bằng những động từ “giăng
– tràn – sa – tan” mà ông lựa chọn hết sức kĩ càng đặt trước các tính từ trong
câu:
Hạt giăng - nốt Nhớ, hạt tràn - nốt
Thương
Hạt sa vào - nốt Vấn Vương
Hạt tan vào - nốt Âm Dương - bổng
trầm...
Bài
thơ kiệm chữ hết mức. Phải chăng vì thế mà ông phải dùng cả “cọc tiêu biển báo”
là gạch nối, chữ hoa để cảnh giác người đọc nào đó có thể vội vã, vô tình phóng
nhanh trên xa lộ thơ ông.
Nhưng ai mà không bồi hồi nhung nhớ khi gặp
âm thanh réo rắt, lắng sâu… trong “nhớ mưa” cơ chứ. Những câu lục bát ấy mới
đọc qua đã mê mụ dìu ta về nơi cư tụ đằm thắm ngọt ngào. Chốn ấy là không gian
hội ngộ tri kỉ tri âm, đông vui mà sâu lắng, giầu năng lượng tinh thần … kích
thích hạt nhân trong ta động cựa, nứt vỏ bật mầm thơ mỗi độ thu về…
DD: 0989094933
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại- ngày 24.8.2014
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hải Phòng
ngày 21/09/2013
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bi kịch
qua một cách nhìn – Lời bình Nguyễn Thanh Tuyên
Ngày
15/05/2012
Không
ít lần chúng ta chứng kiến những giọt nước mắt tràn ngập niềm vui và hạnh phúc
ngọt ngào của những cô dâu trong ngày xuất giá. Quả tình, cảm xúc đặc biệt, tại
khoảnh khắc hiếm hoi ấy đã khôn ngăn những giọt lệ nóng hổi ứa ra cạnh ánh mắt
lấp lánh tình yêu và chứa chan hy vọng của bao cô gái sắp bước lên chiếc xe
hoa.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thanh Tuyên
Tên thật Nguyễn Thanh Tuyên
Sinh năm 1948 tại Phương Định - Trực Ninh - Nam Định
Còn có bút danh khác là: Thanh Phương - Thanh Tú
Nghề nghiệp: Bác sỹ
Hiện thường trú tại: Thành phố Hải Phòng
Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng
Điện thoại: 0989094933
Email: bsnguyenthanhtuyen@gmail.com
_____
''BI KỊCH''- QUA MỘT CÁCH NHÌN
''BI KỊCH''- QUA MỘT CÁCH NHÌN
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
Bi kịch
Ngày theo chồng em
khóc với hoàng hôn
Và hồn em đã thuộc về
ta mãi mãi
Giờ cướp lại em bằng
bạc tiền vung vãi
Ta được thân xác em
nhưng lại mất linh hồn!
Thanh Trắc Nguyễn Văn
-1996
(Tuyển tập thơ Tứ Tuyệt Tình
Thi - NXB Đà Nẳng 2005)
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
Không
ít lần chúng ta chứng kiến những giọt nước mắt tràn ngập niềm vui và hạnh phúc
ngọt ngào của những cô dâu trong ngày xuất giá. Quả tình, cảm xúc đặc biệt, tại
khoảnh khắc hiếm hoi ấy đã khôn ngăn những giọt lệ nóng hổi ứa ra cạnh ánh mắt
lấp lánh tình yêu và chứa chan hy vọng của bao cô gái sắp bước lên chiếc xe
hoa.
Nhà
thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn thì lại phát hiện ra giọt lệ nghịch cảnh, đầy chua
xót trong Bi kịch: "Ngày theo chồng em khóc với hoàng hôn". Ở đây
không phải cô dâu trào nước mắt vì sung sướng trước hạnh phúc trăm năm mà đó là
những dòng lệ mặn chát, xót xa trước tình yêu bị tan vỡ phũ phàng. Trên cái
khung nền ảm đạm tàn ngày được tác giả bối cảnh tạo không gian trong thơ đã gợi
cho độc giả liên tưởng về sự gả bán, ép buộc - cưỡng hôn (?) Và chính tại đây
người đọc chưa hề thấy mảy may dấu vết chất kết dính keo sơn của nghĩa vợ tình
chồng.
Người
con gái ấy bước chân về nhà trai mà hồn (tình yêu) thì mỗi phút mỗi dừng. Tâm
khảm cô ước ao tình riêng mãi mãi định vị nơi buồng tim của người yêu cũ.
...Dòng
sông thời gian thì muôn đời vẫn mải miết trôi, là con trượt cho bao biến cố
thăng trầm ở cõi người...
Và
thoắt đà, ngôi thứ nhất "ta" trong thơ đã "Vinh thân phì gia"
thoát cảnh bần hàn. Anh ta đã đủ ưu thế và tiềm lực chủ động trả thù cho thất
bại quá khứ và chẳng ngán cướp lại người phụ nữ xưa từ tay người đàn ông khác
bằng tất cả (cộng hưởng với sự tự đắc, hiếu thắng của bản thân). Và cái người
tự nhân xưng là "ta" ấy đã: "...cướp lại em bằng bạc tiền vung
vãi"
Cũng
chẳng lạ lùng gì ở một xã hội khi bị đồng tiền thao túng, lũng đoạn thì mọi sự chiếm đoạt chóng vánh thành công
đều nhờ vào uy lực của đồng tiền.Và đúng vậy, cậy nhiều tiền kẻ trọc phú nọ đã
vung tay đoạt ngôi sở hữu cá nhân. Mục đích cơ học... đơn thuần của anh ta
cuối cùng cũng đã mĩ mãn: "Cướp được thân xác em...".
Đến
đây cứ tưởng "hận" xưa được gột, tình xưa "lai hồi", song
tác giả đã tạo bất ngờ đầy khôn khéo qua nửa câu thơ cuối của mình "...nhưng lại mất linh hồn!".
Thế
đấy! Dường như xen lẫn yếu tố ly kỳ pha đậm kịch tính tại đây? Song,muôn đời
tình yêu luôn là sự tự nguyện hiến dâng, là sự dung hòa giữa tâm hồn và thể
xác. Nó không bao giờ chấp nhận sự mua bán, cưỡng đoạt. Mặt khác có người dư
thừa vật chất chắc chi đã giầu có về tâm hồn. Nhân vật, ngôi thứ nhất trong thơ
giờ đã bị tha hóa biến chất khác xưa. Cụm từ ngắn mang tính khẳng định
"Mất linh hồn" giúp ta ngộ ra: người phụ nữ xưa không thể nhận ra anh
được nữa, nàng đã quá lạ lẫm với tính cách bạo liệt, thiếu nhân tâm của anh lúc
này. Nói đúng ra anh không xứng đáng với tình yêu mà cô ấp ủ dành cho anh:
"Và hồn em đã thuộc về ta mãi mãi" lúc thở xa.
Nghiền
ngẫm, độc giả thấm thía hơn nơi chiều sâu "Bi kịch", thi phẩm của
Thanh Trắc Nguyễn Văn. Bi kịch không còn giới hạn trong phạm vi hôn thú mà giúp
ta mở rộng tầm nhìn tới cả một chế độ xã hội. Kinh tế dù tăng trưởng đến mấy mà
mất bản sắc văn hóa, đạo đức con người bị băng hoại, bị tha hóa biến chât, vô
cảm cảm trước nỗi đau của đồng loại... lâu dần sẽ thành một xã hội hổ lốn
thiếu văn minh, chắc chắn thụt lùi. Khi số đông người đời lóa mắt chạy theo vật
chất và ham hố dục vọng thấp hèn mà quên
lãng lương tri thì chế độ xã hội ấy khó có thể trường tồn.
"Linh hồn" trong thơ chính là tình yêu, là văn hóa sống. Mượn
chuyện thất tình gửi gắm tư tưởng qua tác phẩm văn học, ta thấy Thanh Trắc
Nguyễn Văn sáng suốt trong phát hiện vấn đề. Người cầm bút đã thể hiện rõ trách
nhiệm công dân qua lao động nghệ thuật của mình."Bi kịch" ra mắt từ
16 năm trước tới nay vẫn vẹn nguyên giá trị cảnh báo trong tác phẩm. Đó là thiển
nghĩ của riêng tôi. Nên chăng, chúng ta hãy đóng góp thêm lời bình trước điều
mà mà có lẽ đó đây đương là vấn nạn?
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 24.8.2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hải Phòng ngày 15/05/2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Điểm
hẹn tâm linh – Lời bình Nguyễn Thanh Tuyên
Ngày
19/06/2011
Xa xưa
dân ta đã khéo mượn "Miếng trầu làm đầu câu chuyện" khi tiếp xúc xã
giao. Nông phẩm chỉ là cây nhà lá vườn giản dị nhưng sắc biếc hương nồng đã xúc
tác cho quan hệ giao tiếp thêm cởi mở, chân tình.Trầu cau được chọn lựa làm lễ
vật dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu quả là ý nhị mang phong vị nho giáo của Tiền nhân.
Thuần phong mỹ tục đó đã cấu thành nét Văn hóa Việt lâu bền. Cho tới giờ, dù
đơn sơ hay thịnh soạn thủ tục cầu duyên cũng không thể nào thiếu vắng trầu cau.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thanh Tuyên
Tên thật Nguyễn Thanh Tuyên
Sinh năm 1948 tại Phương Định - Trực Ninh - Nam Định
Còn có bút danh khác là: Thanh Phương - Thanh Tú
Nghề nghiệp: Bác sỹ
Hiện thường trú tại: Thành phố Hải Phòng
Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng
Điện thoại: 0989094933
Email: bsnguyenthanhtuyen@gmail.com
_____
ĐIỂM HẸN TÂM LINH
ĐIỂM HẸN TÂM LINH
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
CHỢ CHIỀU
Thơ Phùng Văn Khai
Thà rằng chẳng chợ
thì thôi
Chợ gì chỉ rặt hàng
vôi lá trầu
Mấy bà lụ khụ nhìn
nhau
Mây ngăn ngắt xám
trên đầu lặng bay
Băn khoăn mấy lá trầu
gầy
Khẳng khiu mấy quả
cau bày chỏng chơ
Tiếng đâu như tiếng khóc
hờ
Người mua đứng lặng
như tờ lại đi
Cao xa đám cỏ xanh rì
Phía đường tiếng dế u
i gọi đàn
Gọi về những chuyến
đò ngang
Người không về ấy nhỡ
nhàng bao nhiêu?
Lênh đênh là mấy cánh
bèo
Trầu cay lay lắt chợ
chiều vắng duyên
Người đi ván chẳng
đóng thuyền
Bao nhiêu người ở
nghẹn duyên cuối mùa ...
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
Xa
xưa dân ta đã khéo mượn "Miếng trầu làm đầu câu chuyện" khi tiếp xúc
xã giao. Nông phẩm chỉ là cây nhà lá vườn giản dị nhưng sắc biếc hương nồng đã
xúc tác cho quan hệ giao tiếp thêm cởi mở, chân tình.Trầu cau được chọn lựa làm
lễ vật dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu quả là ý nhị mang phong vị nho giáo của Tiền
nhân. Thuần phong mỹ tục đó đã cấu thành nét Văn hóa Việt lâu bền. Cho tới giờ,
dù đơn sơ hay thịnh soạn thủ tục cầu duyên cũng không thể nào thiếu vắng trầu
cau. Sau phút giây nhà gái nhận trầu, thì lời hò hẹn hứa hôn như được khắc
lòng. Dù xa nhau, họ vẫn chờ vẫn đợi.
Có
lẽ đó là xuất phát điểm hình thành tứ "Chợ chiều"? Nhà thơ Phùng Văn
Khai tinh tế gắn kết với tập tục đã làm nên Cổ tích để chuyển tải thông điệp
buồn đau, bất thành của tình duyên một thuở:
"Người đi ván chẳng đóng
thuyền
Bao nhiêu người ở nghẹn duyên cuối
mùa"
Ta
không khỏi xúc động, nghẹn ngào trước cảnh "nghẹn duyên" lỡ dở, vò võ
nguyên đây... mà cơ sự "ván chẳng đóng thuyền" kia đều do những người
đi... đi mãi chẳng về!
Chiếc
chìa khóa trao cho độc giả ẩn ở câu thơ cuối cùng, giúp mọi người quay trở lại
chặng đầu mở cửa nội dung tác phẩm lục bát lẳng lặng, trầm buồn.
Hậu
quả dai dẳng của chiến tranh được bóc trần qua hình ảnh sống mòn ngăn ngắt, đeo
đuổi bao người ở lại chốn xưa:
"Mấy bà lụ khụ nhìn nhau
Mây ngăn ngắt xám trên đầu lặng bay"
Người
đọc chẳng khỏi ngậm ngùi lặng đi khi liên tưởng tới bao cô gái vòm ngực tròn
căng, phơi phới xuân thì bị phai tàn bởi tháng năm... giờ đây thành các cụ bà
mình hạc thân gầy "lụ khụ" như nhau! Họ không may sinh ra cùng thời,
sống cùng những thập niên gian khổ, cam go. Đồng cảnh, nên họ hiểu nhau hơn ai
hết. Ngày lại ngày họ nhìn nhau với ánh mắt cam chịu, nhưng tận đáy tâm can
luôn bị dày vò âm ỉ vì lạnh lẽo, khuyết thiếu, cô đơn. Còn mây trời lẳng lặng
bay khó lòng thấu tỏ...
Thế
người không trở về, họ là ai, giờ đương lưu lạc nơi đâu?
"Cao xa đám cỏ xanh rì
Phía đường tiếng dế u i gọi đàn
Gọi về những chuyến đò ngang
Người không về ấy nhỡ nhàng bao nhiêu"
"Chuyến đò ngang" hình ảnh ẩn dụ việc chở người "Sang
sông" vu qui thì không lạ, nhưng lòng ta cứ day dứt, sao âm thanh văng
vẳng "gọi về" lại là tiếng dế ri ri, tê tái, phấp phỏng ven đường?
Dường như dế và những người đáng lẽ lái những chuyến đò ngang thuở xưa... nay
đều thuộc "miền" dưới cỏ...? Tiếng "u i" - loại hình "thông
tin liên lạc" đặc thù kia phải chăng là "ngôn ngữ gọi hồn" đang
mang mang, lan tỏa, vọng tìm...
Thế
là những người ra đi giờ đây không còn nữa! Nắm xương phiêu bạt đã vĩnh viễn
nằm lại nơi hoang vắng tận đầu suối cuối rừng hay vực thẳm non cao!
Khi
mới tiếp cận bài thơ ta chẳng khỏi ngỡ ngàng. Sao qui luật họp chợ lại quen nếp
vào các buổi chiều? Tất cả người bán đều
là những phụ nữ già nua? Hàng hóa thì rặt cau trầu? Người mua lặng thinh im lìm
như bóng? Thì ra "Chợ Chiều" tập trung những người mãn chiều xế bóng?
Không gian chợ nằm giữa vùng giáp ranh, tranh tối tranh sáng, mấp mé giữa tàn
ngày và đêm tới. Còn người mua ảo ảnh hình hài, ơ hờ, lặng đứng, rồi đi:
"Tiếng đâu như tiếng khóc hờ
Người mua đứng lặng như tờ lại đi"
Hồn
người đã khuất quanh quất đâu đây mỗi khi chiều đến. Họ nhìn thấy được, cảm
nhận được tình yêu thương bấy nay vẫn thủy chung đợi chờ trong tâm tưởng người
sống cõi trần. Rất gần nhau mà họ cách biệt muôn trùng! Còn tâm trí người sống
ở chợ Chiều thì bất định, lãng đãng, chập chờn, mông lung, giao thoa giữa mờ và
tỏ.
Độc
giả bắt gặp trong thơ nét hao hao dáng dấp chợ Tình. Nhưng nó hoàn toàn khác với
nơi hò hẹn đầu xuân của các cặp tình nhân tới chợ Khau Vai (Mèo Vạc-Hà Giang).
Chợ Chiều trong thơ Phùng Văn Khai là chợ ảo. Địa điểm của vạt chợ sóng sánh
giữa biên ải Âm-Dương- Nơi gặp gỡ tâm tưởng của người sống và người đã hy sinh.
Đó là điểm hẹn tại miền giao cảm Tâm-Linh đôi lứa. Thật sự đây là nét lạ, lạ
đến đặc biệt trong sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ Phùng Văn Khai. Đề tài-
vùng mà bấy nay chưa mấy ai để tâm khai khẩn.
Dư
chấn dai dẳng của chiến tranh hiển hiện cận cảnh trong thơ Phùng Văn Khai. Tác
giả tố cáo tội ác của đạn bom xâm lược đã cướp trắng quyền hưởng hạnh phúc con
người. Sự tàn phá của chiến tranh kéo dài không chỉ một đời. Đến nay chưa có
con số chính xác số lượng người đã mất trong cuộc chiến. Nhưng đau lòng biết
bao khi đến bất cứ địa danh nào trên dải đất còng vất vả hình chữ S này ta đều
thấy nghĩa trang tăm tắp, bia mộ bạt ngàn. Mà hầu hết những người yên nghỉ dưới
lớp cỏ xanh dày đều đang độ thanh xuân. Lứa tuổi sung sức, hừng hực yêu đương. Đó
là chưa kể hết bao liệt sĩ mãi mãi nằm lại tại rừng sâu núi thẳm Trường Sơn, dù
cố gắng đến mấy cũng khó lòng qui tập.
Phùng Văn Khai nhậy cảm phát hiện sự mất cân bằng giới tính trầm trọng
do chiến tranh tàn khốc gây ra trong những thập niên vừa qua, đương sát nách,
cận kề. Kẻ thù hủy diệt cả hạnh phúc riêng tư, quyền làm vợ, quyền làm mẹ của
biết bao người phụ nữ lương thiện. Tác gỉa không thể cầm lòng khi bắt gặp thói
quen bày bán cau gầy, trầu héo... của các bà già diễn ra giữa chợ chiều chiều.
Dù hư cấu, thì triệu chứng rối loạn tâm thần của bao người đợi chờ người yêu
vẫn điển hình, mà bệnh căn đều do mất mát. Điều ấy không hề hiếm thấy ở thời kì
hậu chiến nước ta.
Giờ
đây khi vết thương chiến tranh đã liền thịt lên da, người viết có độ lùi xa, đủ
bình tĩnh nhìn nhận và thấm thía hơn trước thương tích chiến tranh, nhà thơ
Phùng Văn Khai đã tạc phù điêu, dựng tượng đài "Chợ Chiều" vào trái
tim độc giả, vào trí nhớ muôn người.
Bằng
thể thơ truyền thống, câu chữ dung dị, tính từ láy tượng hình, tượng thanh hợp
lí, đặt đúng chỗ... gây ám ảnh và lay động tâm thức độc giả trước số phận những
con người từng phải đối mặt với thảm họa chiến tranh .
Bài
thơ tựa lời nhắc nhở với lớp lớp những người kế thừa, tiếp quản rằng hạnh phúc
được thừa hưởng hôm nay từng phải đánh đổi bằng máu, nước mắt và sự hy sinh
thầm lặng vô bờ bến của thế hệ đi trước. Tác phẩm cũng khẳng định chỉ duy nhất
tình yêu mới tồn tại vình hằng...
Hương cau vẫn ngan ngát, sắc trầu mãi mãi mướt xanh trên mọi miền đất
Việt. Tình duyên đôi lứa sẽ nẩy nở trường tồn. Trong niềm vui duyên mới hẳn
không ai nỡ quên một thời trầu gầy, cau héo ... bởi đã có lần từng lật giở, tâm
đắc với bài thơ lục bát "Chợ Chiều"...
(Hội viên HNV Hải Phòng)
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 24.8.2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hải Phòng ngày 19/06/2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Một
mình đong gió chiều đông – Lời bình Nguyễn Thanh Tuyên (Hải Phòng)
Ngày
28/04/2011
Tâm
trạng chờ đợi, ngóng tìm người thân trên mỗi chuyến đò sang của một người phụ
nữ được Nhà thơ Bs Phạm Minh Trâm khắc họa khá rõ nét qua bài "Đong gió
chiều đông". Nỗi lòng tê lạnh được tác giả khai thác bố trí rất hợp lí,
tận nơi bến sông trở gió heo hút cuối chiều. Thời gian ngóng trông được kéo dài
ra đến gầy vẹt, mòn cả đêm đông. Người đợi bồn chồn nhưng kiên nhẫn nhìn khắp
lượt người lạ người quen lên bến, mà nào đâu thấy bóng người thân...! Điều ấy
đã làm cho tâm trạng đọc giả hoà vào nỗi buồn riêng và dềnh lên một nỗi cảm
thông sâu sắc.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thanh Tuyên
Tên thật Nguyễn Thanh Tuyên
Sinh năm 1948 tại Phương Định - Trực Ninh - Nam Định
Còn có bút danh khác là: Thanh Phương - Thanh Tú
Nghề nghiệp: Bác sỹ
Hiện thường trú tại: Thành phố Hải Phòng
Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng
Điện thoại: 0989094933
Email: bsnguyenthanhtuyen@gmail.com
_____
MỘT MÌNH ĐONG GIÓ CHIỀU ĐÔNG
Lời bình Nguyễn Thanh Tuyên
MỘT MÌNH ĐONG GIÓ CHIỀU ĐÔNG
Thơ Phạm Minh Trâm
MỘT MÌNH ĐONG GIÓ CHIỀU ĐÔNG
Lời bình Nguyễn Thanh Tuyên
MỘT MÌNH ĐONG GIÓ CHIỀU ĐÔNG
Thơ Phạm Minh Trâm
Đò quê vẫn chuyến vơi
đầy
Chiều đông trở gió,
hanh gầy bóng đêm
Ngóng tìm kẻ lạ,
người quen
Mà sao chẳng thấy
người em đợi chờ?
Bờ sông hoa cải vàng
mơ
Vàng như chưa thể bao
giờ vàng hơn
Lấy gì đong nổi cô
đơn?
Mênh mang gió thổi
chập chờn cánh chim
Người về chộn rộn con
tim
Em ngồi đong gió đãi
tìm vu vơ…
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
Tâm trạng chờ đợi, ngóng tìm người thân trên
mỗi chuyến đò sang của một người phụ nữ được Nhà thơ Bs Phạm Minh Trâm khắc họa
khá rõ nét qua bài "Đong gió chiều đông". Nỗi lòng tê lạnh được tác
giả khai thác bố trí rất hợp lí, tận nơi bến sông trở gió heo hút cuối chiều.
Thời gian ngóng trông được kéo dài ra đến gầy vẹt, mòn cả đêm đông. Người đợi
bồn chồn nhưng kiên nhẫn nhìn khắp lượt người lạ người quen lên bến, mà nào đâu
thấy bóng người thân...! Điều ấy đã làm cho tâm trạng đọc giả hoà vào nỗi buồn
riêng và dềnh lên một nỗi cảm thông sâu sắc. Hai cặp lục bát khổ đầu tải trọn
vẹn tứ bài thơ, chặt chẽ, hầu như không lộ một hư từ. Mới đọc ta đã thấy khả
năng điều khiển con chữ của tác giả khá nhẹ nhàng, điêu luyện.
Ở khổ giữa,
người viết dành lại cho sự cảm nhận thân phận, nỗi niềm:
"Bờ sông hoa cải vàng mơ
Vàng như chưa thể bao giờ vàng hơn"
Thân
phận thì buồn, nhưng câu thơ thì đẹp về màu sắc và sự ẩn dụ tinh tế. Chỉ có cải
ngồng mới trổ hoa vàng. Khi mà màu tới độ "hết" vàng thì hẳn là đã vào
giai đoạn cuối mùa lạnh giá đông ken. Tác giả thầm mách cho độc giả về sự luống
tuổi được mã hoá khéo léo chỉ qua hai câu lục bát như thế đó. Giúp ta tưởng
tượng ra quá trình nén tâm trường diễn, trông chờ sắp ngún trọn một đời phụ nữ
mà không thể hoá Vọng Phu! Tính khái quát của câu thơ toát lên sự ngóng đợi
đằng đẵng của biết bao thân phận phải gánh chịu sau cuộc chiến tranh tàn khốc
một thời!
Hoàn
cảnh cô đơn ấy giữa đêm đông lộng gió thì có dụng cụ nào mà đo lường, cân đong
nổi nỗi buồn dâng...? Thật vậy, thân phận mỏng manh kể trên khác nào một cánh
chim yếu ớt giữa không gian mênh mang, mờ dần, dường như không thể nhìn thấu
tới điểm tận cùng:
Lấy gì đong nổi cô đơn
Mênh mang gió thổi chập chờn cánh
chim
Kết
bài chỉ một câu 6 và một câu 8 tác giả tìm ra một sự tương quan so sánh không
thể cân bằng, đối nghịch bởi hai cặp từ ghép “chộn rộn” - “vu vơ”. Nỗi buồn
không thể khép lại:
"Người về chộn rộn con tim
Em ngồi đong gió đãi tìm vu vơ ..."
Bao
người lên bến đã trở về gập gỡ người thân trong không gian đầm ấm đông vui, chỉ
còn sót lại một người phụ nữ lẻ đơn nơi heo hút gió. Nỗi buồn tủi vô hạn ấy,
mấy ai có thể định thần?
Bài
thơ gọn gàng 10 câu khép lại, song dư ba của nó lan toả mãi trong lòng người,
chẳng khác gì sóng gợn lăn tăn trên mặt sông đêm đông đầy gió lạnh. Buồn thương
trải ra và được gắn vào nỗi nhớ niềm thương của mỗi người yêu thơ nhờ những câu
lục bát chân cảm tới xót xa của Tác giả Phạm Minh Trâm.
Trên
thế gian này ta gặp biết bao Bác sĩ như mẹ hiền, không tư túi, mang hết trí lực
của mình chia sẻ nỗi đau thể xác cho bệnh nhân, giữ lại sự sống cho con người.
Thật quí giá vô cùng! Nhưng số Thầy thuốc như Lê Hữu Trác, Sê-khốp, Lỗ
Tấn…Những người mà trọn đời dằn vặt với nỗi đau tinh thần của đồng loại không
nhiều. Phải chăng Bs Nhà thơ Phạm Minh Trâm bấy nay phụng thờ những bậc Tiền
nhân ấy …?
(Hội viên HNV Hải Phòng)
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 24.8.2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hải Phòng ngày 28/04/2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Thắng
thật với tình yêu – Lời bình Nguyễn Thanh Tuyên (Hải Phòng)
Ngày
09/04/2011
Thưởng
thức một bài hát ưa thích gặp chất giọng quen thính giả có thể nhận ra ngay ca
sĩ, nhưng dường như chẳng mấy người để ý đến họ tên của người đã sáng tác ra ca
khúc ấy là ai. Mặc dù vậy, giai điệu trữ tình ngọt ngào, tha thiết, đậm chất
dân ca như “Làng quan họ quê tôi” hay
“Khúc hát sông quê”… thì không hiếm người người biết rõ cha đẻ của nó là Nguyễn
Trọng Tạo. Họ còn hiểu khá cặn kẽ về ông. Đó là một người lính, từng trải qua
khói lửa cuộc chiến tranh …
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thanh Tuyên
Tên thật Nguyễn Thanh Tuyên
Sinh năm 1948 tại Phương Định - Trực Ninh - Nam Định
Còn có bút danh khác là: Thanh Phương - Thanh Tú
Nghề nghiệp: Bác sỹ
Hiện thường trú tại: Thành phố Hải Phòng
Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng
Điện thoại: 0989094933
Email: bsnguyenthanhtuyen@gmail.com
_____
THẲNG THẬT VỚI TÌNH YÊU…
THẲNG THẬT VỚI TÌNH YÊU…
Lời
bình
Nguyễn Thanh Tuyên
CUỘC SỐNG
Thơ Nguyễn Trọng Tạo
Tờ giấy nào mỏng chỉ
còn một mặt
Em hãy tìm cho tôi
Tờ giấy ấy không bao
giờ tìm được
Tôi yêu em tôi tìm
điều đáng ghét
Ở trong em. Em đừng
vội giận hờn
Em yêu tôi em tìm
điều đáng ghét
Ở trong tôi và em
hiểu tôi hơn
Những ngọn gió chẳng
hề mang tư tưởng
Cũng thổi dịu mùa hè
thổi buốt mùa đông
Cái ngọn lửa con
người tìm ra nó
Biết bao điều thiện -
ác cháy bên trong
Đừng vội trách nhau
nếu một ngày nào đó
Đang đắm yêu ta bỗng
tự chia lìa
Bởi ta quá mê say mặt
phải
Mà quên đi mặt trái
bên kia.
Nguyễn
Trọng Tạo
Lời
bình
Nguyễn Thanh Tuyên
Thưởng
thức một bài hát ưa thích gặp chất giọng quen thính giả có thể nhận ra ngay ca
sĩ, nhưng dường như chẳng mấy người để ý đến họ tên của người đã sáng tác ra ca
khúc ấy là ai. Mặc dù vậy, giai điệu trữ tình ngọt ngào, tha thiết, đậm chất
dân ca như “Làng quan họ quê tôi” hay “Khúc
hát sông quê”… thì không hiếm người người biết rõ cha đẻ của nó là Nguyễn Trọng
Tạo. Họ còn hiểu khá cặn kẽ về ông. Đó là một người lính, từng trải qua khói
lửa cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước; một thi sĩ đa tình, đa tài: vừa làm
thơ, viết văn, viết phê bình, vẽ, lại còn sáng tác cả nhạc nữa. Điều đáng nói
là trong bất cứ lĩnh vực nào kể trên ông đều gặt hái được thành công đáng nể.
Khác
với những làn điệu trữ tình bay bổng sâu lắng đọng lại tâm trí người nghe, bài
thơ “Cuộc sống” của ông lại rất đôi chân mộc, dung dị, nghiêng về sự chiêm
nghiệm lẽ đời. Nó gợi cho người đọc ngẫm ngợi, lưu tâm. Có thể những câu thơ ấy
được viết ra khi mái tóc ông không còn xanh. Ông đã xa hàng mấy thập niên cái
đoạn đời bồng bột mới tiếp cận tình yêu, nặng cảm tính ban đầu.Chắc chắn nghĩ
suy khi viết bài thơ trên tác giả chẳng còn chịu chi phối bởi đôi mắt háo hức, lãng mạn, say đắm ngắm nhìn tình yêu
lung linh, rực rỡ, thuần hồng…
Ở
đây ta nhận thấy lời lẽ trong thơ thẳng thật, không hề né tránh trước lề trái
của tình yêu và với cả cuộc đời này. Người sáng tác đầy bản lĩnh, hết sức trách
nhiệm khi nhận dạng và khẳng định cuộc sống.Tác giả nghiêm túc với bản thân,
sẵn sàng đối diện với hai mặt phải trái, sáng tối, khuất lộ của mình và của
“nửa kia” qua những tháng năm chung sống bên nhau.
Ai
cũng biết bình thường tình yêu luôn đồng hành với sự vuốt ve, cưng nựng, nhưng
tác giả lại chủ động đi “tìm” khiếm khuyết. Lẽ đời tình yêu tìm hoa hồng, thế
mà tác giả lại đi tìm “cái gai”. Phải chăng đó là Nguyễn Trọng Tạo?
“Tôi yêu em tôi tìm điều đáng ghét
Ở trong em. Em đừng vội giận hờn”
Câu
nói người xưa “Nhân vô thập toàn” tác giả quá thấu hiểu nên ông không hề cao
đạo, giáo huấn mà khuyên “em” cần khách
quan nhận xét tìm ra điểm “đáng ghét” của mình.
“Em yêu tôi em tìm điều đáng ghét
Ở trong tôi và em hiểu tôi hơn”
Chỉ
khi thật lòng người ta mới bộc bạch những lời gan ruột như thế. Khi thấy được
những hạn chế, nhược điểm của người yêu chắc chắn đôi bên sẽ đỡ bị bất ngờ. Sự
góp ý ít nhiều sẽ giúp nhau tiến bộ.
Cũng từ đó còn có thể tu tạo cho mình cái nết đại lượng bao dung.
Nhiều
ví dụ trong đời sống có thể sử dụng làm dẫn liệu về tính hai mặt của một vấn đề
tham gia cấu trúc tứ thơ, song tác giả chỉ khai thác có mức độ hai hiện tượng
vô tri quen thuộc tác động hàng ngày đến cuộc sống con người:
“Những ngọn gió chẳng hề mang tư
tưởng
Cũng thổi dịu mùa hè thổi buốt mùa
đông”
Gió
không màu, tự nhiên sinh ra và từ đâu thổi tới đều không hề chủ định. Chỉ duy
nhất con người mới mới có suy nghĩ trừu tượng trong não bộ, từ đó mà tư tưởng
hình thành. Còn luồng gió của thiên nhiên biết chi định hướng? Muôn đời rồi gió
vẫn vô tư. Ấy thế mà vẫn tiềm ẩn hai mặt “dịu mùa hè“ và “buốt mùa đông”. Cảm giác buốt và dịu ấy liệu
có phải do bản chất gió, xuất xứ gió, hay là do sự biến đổi thời gian của khí
hậu mùa? Chắc mỗi độc giả sẽ tự liên tưởng khi thẩm thấu tác phẩm qua khổ thơ
trên ...
Còn
với lửa:
“Cái ngọn lửa con người tìm ra nó
Biết bao điều thiện - ác ở bên trong”
Con
người đã tìm ra nó. Cuộc sống con người đã hoàn toàn đổi thay sau khi tìm ra
lửa. Lửa cung cấp nhiệt năng chuyển hoá phân giải thức ăn. Con người thoát cảnh
ăn sống nuốt tươi. Lửa tạo ra quang năng sua tan bóng tối giúp con người dần xa
đêm trường giá lạnh tối tăm. Chính lửa là tác nhân thúc đẩy sự tiến hoá của
loài người. Lửa gián tiếp nạp và tích lũy năng lượng tạo nhiệt huyết cho cuộc
đời ta… Hiển nhiên, đó là điều thiện!
Song,
cái ác lúc nào cũng ủ tàng trong lửa, mầm ác rất dễ dàng bùng phát và luôn nhè
cơ hội lơ là mất cảnh giác, kém đề phòng để tấn công. Hoả hoạn phũ phàng sẵn
sàng cướp đi sinh mạng, của cải mà con người từng đổ mồ hôi sôi nước mắt gây
dựng tích cóp mỗi ngày.Không hiếm những cánh rừng nguyên sinh bị thiêu trụi chỉ
vì một mẩu thuốc lá của một kẻ cẩu thả, ngu xuẩn, vô tâm. Những thảm rừng điệp
trùng ngút ngát nháy mắt hoá khói, vĩnh viễn biến thành đồi trọc hoang hoá khô
cằn. Tàn ác hơn là lửa khói đạn bom từng gây ra bao cảnh nồi da nấu thịt của
các cuộc chiến thảm khốc trên thế gian này, làm chồng chất biết mấy tang tóc
thương đau!
Từ
những dẫn dụ về tính hai mặt của lửa và gió, tác giả đưa đến một giả định:
“Đừng vội trách nhau nếu một ngày
nào đó
Đang đắm yêu ta bỗng tự chia lìa
Bởi ta quá mê say mặt phải
Mà quên đi mặt trái bên kia.”
Nếu
một ngày nào đó tình yêu bỗng sẻ đàn, lứa đôi chia lìa dứt bỏ bởi ta từng quá
đắm say mặt phải khuấy quên mặt trái bên kia. Phải chăng do mặt tiêu cực từ lâu
đã lấn át làm nhoè mờ mặt phải - tích cực. Những say đắm ngày nào bị ăn mòn dần
gây mai một tin yêu? Khổ thơ như một lời cảnh báo nhắc nhở ta đừng sao lãng
giữ gìn phẩm chất tốt đẹp vốn có, cũng như phải sớm nghiêm khắc nhận ra mặt
trái để tự chỉnh đốn hoàn thiện mình ngày mỗi ngày một trong sạch hơn.
Ở trên ta đã nói đến sự giả định và đúng thế! Bởi muôn người chẳng ai
muốn tan vỡ hạnh phúc. Có ai lại dại dột mong sảy đàn tan nghé khi cuộc đời
mình đã từng yêu dấu nâng niu. Nhất là thủa ban đầu đã có lần ta từng thề thốt
sống mái, sẵn sàng trao gửi trọn đời ta cho tình yêu tới hơi thở cuối cùng. Há
chẳng quá thiêng liêng?
Quay
lại khổ thơ đầu ta thấy như một định đề. Thật vậy, sẽ chẳng bao giờ tìm được tờ
giấy mỏng nào có một mặt. Cuộc sống chắc chắn cũng tuân thủ theo nhận định ấy
của Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.
Bài
thơ của ông như một luận điểm mở rộng tính hai mặt luôn tồn tại của cuộc sống,
của các hiện tượng xã hội. Lời thơ không có chữ lạ, to tát, mà giản dị, chân
mộc, nhưng ý tứ sâu xa.Tin rằng bài thơ sẽ được đón nhận, trụ vững và sẽ được
kiểm định lâu dài qua thách thức của thời gian.
Hải Phòng, 3/4/2011
(Hội viên HNV Hải Phòng)
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 24.8.2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hải Phòng ngày 09/04/2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Nhân
xưng hay nhắc nhủ? – Lời bình: Nguyễn Thanh Tuyên (Hải Phòng)
Ngày
22/3/2011
Ai có thể tính xuể được chuyện tình tại chốn trần gian,
nơi- đã trải qua hàng triệu năm của sự sống, cõi người? Tình yêu- hai từ thường
gặp như muôn vàn từ vựng khác, sao lại đựơc diễn đạt đa dạng trên mọi thể loại
Văn học vượt xa các từ loại khác đến thế? Phải chăng nó phản ánh tình cảm riêng
của bao số phận cả ở bề nổi tới tận đáy sâu của phần chìm, hình thành hẳn một
chủ đề Tình yêu, nên mới phong phú đến vậy chăng?
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thanh Tuyên
Tên thật Nguyễn Thanh Tuyên
Sinh năm 1948 tại Phương Định - Trực Ninh - Nam Định
Còn có bút danh khác là: Thanh Phương - Thanh Tú
Nghề nghiệp: Bác sỹ
Hiện thường trú tại: Thành phố Hải Phòng
Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng
Điện thoại: 0989094933
Email: bsnguyenthanhtuyen@gmail.com
_____
NHÂN XƯNG HAY NHẮC NHỦ?
NHÂN XƯNG HAY NHẮC NHỦ?
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
LÀ EM
(Thơ Hoa Lư)
Trả anh về với thế
giới của riêng anh.
Em là vậy- giọt thiên
hà - mắt bão
Trong gió giông, cành
ngả nghiêng chao đảo
Biết bao giờ mưa giã
bão, đền cây?
Trót nao lòng, bất
tận ngây say
Nhành lá biếc đu mình
trong giá buốt
Dẫu biết lắm, không
thể nào giữ được…
Ngác ngơ buồn đem
giấu biệt vào thơ
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
Ai có thể tính xuể được chuyện tình tại chốn
trần gian, nơi- đã trải qua hàng triệu năm của sự sống, cõi người? Tình yêu-
hai từ thường gặp như muôn vàn từ vựng khác, sao lại đựơc diễn đạt đa dạng trên
mọi thể loại Văn học vượt xa các từ loại khác đến thế? Phải chăng nó phản ánh
tình cảm riêng của bao số phận cả ở bề nổi tới tận đáy sâu của phần chìm, hình
thành hẳn một chủ đề Tình yêu, nên mới phong phú đến vậy chăng?
Tại
miền khuất lấp, tình cảm ém sâu, khó giãi bày giữa thanh thiên bạch nhật. Bởi
thế nó thường được ẩn dụ gửi gắm qua thơ, cư trú tại nhiều tầng vỉa nông sâu,
để tự sự, cũng như giải toả niềm riêng. ý thơ dù mã hoá đến đâu vẫn dễ du nhập
tới trái tim đối tượng trực tiếp gửi trao.Với bạn đọc, họ sẽ tâm đắc thú vị khi
thấy có bóng hình mình thấp thoáng ẩn hiện trong thi phẩm tình yêu đó.
"Là em”, đầu đề bài thơ của Hoa Lư cùng vài chi tiết trong thơ
giống lời tự bạch cá nhân song sơ lược, ẩn ý, mơ hồ. Anh - nguời sẽ nhận bức thơ
tình này, cũng không cụ thể. Nhận xét trên cho thấy bề dày thời gian mối quan
hệ hai người có lẽ chưa nhiều. Hơn thế, họ lại ở trong hoàn cảnh không thuận
chèo, mát mái… vấp phải sự ngăn trở "gió giông”.
Xin
đừng vội phân tích tình cảm, mà hãy định vị nhân vật trước.Trong thơ, em là
"giọt thiên hà" và vị trí đang tồn tại của em tại nơi "mắt
bão". Còn anh, thì như cây lá "cành ngả nghiêng chao đảo” và
"Nhành lá biếc đu mình". Độc giả nhận ra anh đang khắc khoải, chưa
thể định tâm dọc vệt đi của luồng gió xoáy. Muốn tới gần em "mắt bão” –
nơi có một khoảng trời tròn, quang đãng, giảm gió, ít mây … thì anh phải thắng
lực ly tâm, phải vượt qua nhiều cấp độ gió siết khác nhau, có khi chạm mức siêu
cấp, khó lường …
Trắc
trở là vậy, nhưng thuộc tính của tình yêu thì muôn đời lãng mạn. Người trong
cuộc mấy ai tỉnh táo nhận ra khi đang đắm mình rung động phút giây "Trót
nao lòng bất tận ngây say”.
Không
nên dễ dãi với mình, nguyên tắc với người! Bởi chỉ có người lãnh cảm mới không
xao động trước vẻ đẹp hình thể cũng như tính cách của con người? Khuôn mặt khả
ái, dáng dấp thanh cao, sắc da trắng trẻo, giọng nói khéo léo có duyên, tiếng
cười khúc khích hồn nhiên… của phái đẹp bao giờ mà chẳng hấp dẫn, ngợp hồn giới
mày râu. Nào mấy ai tự nói ra, nhưng thế gian luôn tồn tại những giây phút xao
lòng… ngoài chồng, ngoài vợ. Tiếng chim còn hót trong bụi mận gai! Huống hồ…?
Cho
nên "Ngàn lẻ một chuyện tình" một tiêu đề đã gặp, thật chẳng thấm
tháp vào đâu so với bao "trước tác khổng lồ” đã viết, hoặc chưa viết xuể
về tình yêu. Chừng đó, càng chẳng nỡ cật vấn hay trách cứ điều vẫn đang sảy ra
tại miền khuất lấp của tâm linh. Chính vì con người vốn chẳng bao giờ thoả mãn
với điều đã đạt được, có hướng tính bù đắp khuyết thiếu tiến đến hoàn hảo hơn.
Điều ấy ai cũng thấy, mà nó thường ẩn tàng đơn thuần nơi ý nghĩ.
Với
tình yêu, anh (trong thơ) đã tới. Song, chính người mà anh hâm mộ, ưu ái sự
trìu mến đợi chờ ấy lại gửi cho anh một thông điệp với lời lẽ ẩn dụ sau đây "Biết bao giờ mưa giã bão, đền cây?” Câu hỏi về thời gian, khó xác định đến băn
khoăn: Biết bao giờ??? Nó khác biệt hẳn với qui luật tự nhiên của bão gió thông
thường. Nếu vậy, lúc nào thì mới tái sinh búp xanh, chồi biếc? Bằng tư duy liên
tưởng nối kết, người đọc suy ra hy vọng tương lai khó lòng định đoạt. Câu thơ
trầm buồn, như một lời tâm sự bên tai anh, mà hình như cũng chính là tác giả
đang tự hỏi lòng.
Sự
thật đã đưa cô gái trở về với thực tại "Trót nao lòng, bất tận ngây say".
Đó là lời thừa nhận về chao đảo tinh thần trong những tháng ngày qua. Mà nào
đáng trách chi tâm hồn trót rung cảm khi "say vì nết, nể vì tài” bỗng dưng
chợt gặp trong đời… Câu thơ chính là lời nói chân tâm chân cảm với riêng anh.
Miền tâm tưởng đắm đuối ở thế giới tâm hồn anh, em xin trả lại. Anh nên về với
thực tại: trả anh về với thế giới riêng anh- nơi đã hằng định từ lâu trong quá
khứ tới giờ. Và người con gái khiêm tốn chỉ ra “em là vậy, giọt thiên hà… bé
bỏng, chẳng đáng gì trong vũ trụ bao la đâu. Anh đừng thi vị hoá, đừng cường
điệu em.”
Cho
dù dù thế, người con gái vẫn tinh tế nhìn nhận phẩm chất đối tượng mình từng
quan hệ, cô gửi gắm qua nửa câu thơ “Dẫu biết lắm”. 3 từ nghe như câu nói, biểu
hiện sự hàm ơn tình cảm quí báu chân thành mà anh đã dành cho cô bấy nay. Đúng
là kiệm chữ hết mức, nhưng giầu tình. Đối tượng được trao thơ dễ dàng nhận ra
ngay nét sâu sắc, chất của một con người đáng mến mà bấy lâu nay mình từng mê
đuối.
"Trả lại anh” và "không thể nào giữ được" cái gì? Ta cũng
không khó khăn để tìm ra tân ngữ. Đó là tình yêu từng tồn tại trong tâm tưởng
nơi góc khuất của hai người. Đó còn là một miền tâm linh hư ảo chứa đựng ước
muốn mà khó lòng trở thành hiện thực. Hơn nữa tâm linh là phi vật chất, viết
thế nhưng đâu dễ trả giao, nên sao tránh khỏi "ngác ngơ buồn đem dấu biệt
vào thơ”...
Bài
thơ như một lời tự xưng của đối tượng nữ, cũng là lời nhắn nhủ tới đối tượng
nam trong mối quan hệ riêng tư, thầm kín của hai người. Lời thơ của Hoa Lư
trong trẻo, trữ tình vừa đủ ru lòng man mác buồn. Sự tinh tế mềm mại nữ tính
trong thơ giúp ta cảm nhận thêm được vẻ đẹp tình cảm hằng diễn ra giữa đời
thường. Đọc "Là em” ta càng thấm thía hơn câu thơ đầy triết lí nhân sinh
"Tình chỉ đẹp khi còn dang dở” của Cố Thi Sĩ Xuân Diệu đã đúc kết trao gửi
lại Thế gian.
12/2010
(Hội viên HNV Hải Phòng)
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 24.8.2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hải Phòng ngày 22/3/2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Thản
nhiên anh… chuyện của cả mai sau – Lời bình Nguyễn Thanh Tuyên
Ngày
25/11/2010
Chậm
rãi, thật trầm tĩnh ngẫm ngợi rồi tự nối kết các đoạn cách lớp trong thi
phẩm “Với thản nhiên anh” của Trần Mai
Hường ta sẽ hình dung ra tình trạng khó dung nạp tại một không gian bé mọn -
Nơi từng được mang cái tên yêu thương “tổ ấm”. Nhiều năm ở đó đã tồn tại cặp “cộng
sinh” đúng nghĩa vợ - chồng. Cuộc đời vốn muôn nỗi “Bát đũa còn có khi xô”, mấy
ai tránh khỏi. Mà hạnh phúc thì luôn bao hàm những nhu cầu thiết yếu cả vật
chất và tinh thần. Song, bài thơ lại
không hề đề cập đến bất cứ sự đòi hỏi nào dù rất nhỏ về vật chất, mà hé lộ trên
trang giấy điều thấm kín khó nói rất đời thường.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Nguyễn Thanh Tuyên
Tên thật Nguyễn Thanh Tuyên
Sinh năm 1948 tại Phương Định - Trực Ninh - Nam Định
Còn có bút danh khác là: Thanh Phương - Thanh Tú
Nghề nghiệp: Bác sỹ
Hiện thường trú tại: Thành phố Hải Phòng
Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng
Điện thoại: 0989094933
Email: bsnguyenthanhtuyen@gmail.com
VỚI THẢN NHIÊN ANH
Thơ Trần Mai Hường
Nước mắt âm thầm chảy
Đưa tiến những ngày
trong trẻo ấy
Em vẫn thế
Ngàn sau vẫn vậy
Nguyên vẹn lửa tình
Như thuở mới đôi mươi
Tháng năm trôi
Năm tháng dần trôi
Vẫn bên nhau mà lạc
mất nhau rồi
Đêm
Từng đêm
Đếm tiếng mọt gồng
mình trong thớ gỗ
Tiếng tích tắc giọt
thời gian bỏ ngỏ
Và đếm thản nhiên anh
trước rạn vỡ chúng
mình
Nép vào khuya đợi một
bình minh
Trốn chạy khổ đau
Tưởng thoát vòng tục
lụy
Nhưng trốn đời đâu dễ
Em ngậm ngùi
đối diện thản nhiên
anh
Thôi
Mặc sương níu mây
xanh
Mặc sóng khát bên bờ
cuồng vọng
Quanh ta- khoảng
trống
Lấp đầy bởi những…
thản
nhiên
anh.
(Thơ- Trần Mai Hường)
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
Chậm
rãi, thật trầm tĩnh ngẫm ngợi rồi tự nối kết các đoạn cách lớp trong thi
phẩm “Với thản nhiên anh” của Trần Mai
Hường ta sẽ hình dung ra tình trạng khó dung nạp tại một không gian bé mọn -
Nơi từng được mang cái tên yêu thương “tổ ấm”. Nhiều năm ở đó đã tồn tại cặp “cộng
sinh” đúng nghĩa vợ - chồng. Cuộc đời vốn muôn nỗi “Bát đũa còn có khi xô”, mấy
ai tránh khỏi. Mà hạnh phúc thì luôn bao hàm những nhu cầu thiết yếu cả vật
chất và tinh thần. Song, bài thơ lại
không hề đề cập đến bất cứ sự đòi hỏi nào dù rất nhỏ về vật chất, mà hé lộ trên
trang giấy điều thấm kín khó nói rất đời thường. Chuyện ấy… ẩn tàng sự quên
lãng, thiếu hụt trường diễn, rạn nứt, hình thành hố cách ngăn mà hai bờ mỗi
ngày mỗi xa, khó bề níu kéo… Người đọc cảm thấy nỗi day dứt, chịu đựng khá nhọc
nhằn trong tâm trạng người vợ đêm đêm:
“Nước
mắt âm thầm chảy
Đưa tiến những ngày trong trẻo ấy”
Hậu quả đã được khẳng định, dùng làm tiền đạo
trực diện dẫn đề, chẳng e dè dấu diếm. Hai câu thơ vắng chủ ngữ lại chứa những
thán từ, nên càng u ám, trĩu nặng. Cuộc “Đưa tiễn” tại đây có cả “nước mắt” kèm
theo! Thế là ngọt ngào trăng mật vĩnh viễn chia ly! Không khí ấm áp nồng nàn
của thời hấp dẫn trẻ trung giờ sắp nguội tàn hoá thành niềm đau âm ỉ. Bản thân
thì chưa mãn chiều xế bóng nên người vợ chẳng kìm nổi thở than:
“Nguyên vẹn lửa tình
Như thuở mới đôi mươi”
Cơ
thể trong thơ vẫn hừng hực, dồi dào sung sức, vẹn toàn yếu tố nội sinh.Vì thế
người đọc cảm thông nỗi khát khao bỏng cháy bản năng đang bị kìm nén - Một nhu
cầu quan trọng dường như không thể thiếu trong đời sống khoẻ khoắn lành mạnh
của lứa đôi.
Đọc
câu thơ trên có thể nhận ra yếu tố nóng đối diện với yếu tố lạnh, nghịch chiều:
“Tháng năm trôi
Năm tháng dần trôi
Vẫn bên nhau mà lạc mất nhau rồi”
Ba
dòng thơ buồn thườn thượt như tiếng thở dài, lại có sự lặp từ nghịch đảo “tháng
năm” và “năm tháng” nhằm nhấn mạnh sự mất mát triền miên trôi vào quá khứ.Tâm lí,
tình cảm, sở thích, nhu cầu cuộc sống đang xa dần, lắng vào quên lãng. Cận kề
nhau mà ân ái chẳng được rót đầy, trái lại tích tụ sự lệch hướng, gây “Stress”
tiềm tàng.
Và
đây nữa: “Đêm… từng đêm” nhịp thơ tuần tự chảy xuôi hệt “Tháng năm trôi, năm
tháng dần trôi” ở khổ trên, cho thấy chủ điểm bài thơ xoáy vào khoảng tĩnh lặng
của bao đêm trắng. Ta biết, trong chu kì nhật nguyệt, thì đêm chiếm tới nửa
phần. Dường như Tạo hoá cố tình ưu ái, dành đêm cho thư giãn, nghỉ ngơi hồi sức
và ấp ủ sinh sôi…? Chính bóng tối thuận lợi cho cơ hội gần gũi, làm lành. Từ đó
nảy sinh chất xúc tác gắn kết, xoá ranh giới cách ngăn… Nhưng tại căn phòng này
thì ê ẩm đêm dày. Tiếng mọt nhởn nhơ, gồng lên đục khoét tàn phá giữa đêm
thanh. Khuyết rỗng hình thành từng giây từng phút. Tiếng tích tắc như có trọng
lượng, có kích thước hình hài, liên tưởng thành những “giọt” hẳn hoi. Nó rơi
tõm xuống rất rõ - rơi liên tiếp từng giây, thẳng góc vào khoảng trống hun hút,
khôn cùng. Càng khuya khoắt dàn tích tắc càng hoà cùng tiếng mọt, đồng thanh
gậm sâu, buốt óc.
Mà
thật lạ, dữ kiện thì quá nghèo nàn? Cảm nhận thiếu thốn chỉ đơn phương phía nữ,
còn thái độ rất hờ hững, lạnh nhạt lại hiện rõ phía tương quan? Rõ ràng không
phải là cá tính vô tâm hiển nhiên, thiên bẩm của phu quân. Bởi họ từng say sưa
thụ hưởng “những ngày trong trẻo ấy”… Ở khổ thơ này xuất hiện động từ “đếm“ ở hai
câu thơ “Đếm tiếng mọt…” rồi “đếm thản
nhiên anh”. Giúp ta nhận thấy thần kinh phụ nữ khá nhậy cảm, họ đo đếm được sự
thản nhiên… ấy, qui ra hao khuyết từng giai đoạn, và liệt kê con số nứt rạn cụ
thể trong đời.
Đối
mặt với mất mát, người đương thời càng thấm thía sự hoang lạnh giữa đêm trường,
rất muốn trốn chạy nỗi niềm khổ đau, muốn nhắm mắt ngủ quên đi cái sự đời bất
hạnh. Cứ tưởng có thể úp mặt ẩn náu vào góc tối để tránh nỗi đau, song đâu thoát!
Đêm trở nên đáng sợ nhường nào:
“Nép vào khuya đợi một bình minh
Trốn chạy khổ đau
Tưởng thoát vòng tục lụy
Nhưng trốn đời đâu dễ”
Đúng,
trốn đời chẳng hề dễ, vì “Em vẫn nguyên vẹn lửa tình như thủa mới đôi mươi”.
Tại căn phòng quen thuộc ấy, vẫn hai người, đêm vẫn nặng nề trôi. Tâm tư thì
đắng chát thường trực. Nhưng duy chỉ có một người đối diện với khoảng trống
không ấy. Gần mặt cách lòng… nên lời than vãn thành thực buột ra:
“Em ngậm ngùi
Đối diện thản nhiên anh”
Mãi
rồi cường độ chịu đựng cũng chạm ngưỡng tột đỉnh:
“Thôi
Mặc sương níu mây xanh
Mặc sóng khát bên bờ cuồng vọng”
Khát
vọng bay bổng thăng hoa bị chùng bõng, mất cảm xúc, rã rượi đến nhược cơ. Chán
ngán, rời rã đành “Thôi- Mặc”. Điệp từ đơn “mặc” đặt đầu câu thể hiện sự bất
lực, vô vọng và cuối cùng là cam chịu.
“Xung
quanh ta khoảng trống”. Trống trải bao trùm kín xung quanh, không xác đinh nổi
phạm vi khoảng trống hạnh phúc của cuộc đời. Nó được lấp đầy bằng những gì
chẳng có… chính xác hơn là vô cảm, dửng dưng, lạnh nhạt… của “thản nhiên anh”
chất chồng, khó mà đong lường được bấy nay.
Ngẫm
nghĩ về “Thản nhiên anh” người đọc nhận ra xung quanh mình cũng không ít
mái nhà tưởng chừng có văn hoá nhưng đó chỉ là mẽ bề ngoài. Mà phần lõi được
che đậy sau sự giả tạo ấy. Nó ủ đầy những phản xạ âm tính cay đắng về tình cảm
vợ chồng, hết sức bất lợi với sức khoẻ tâm thần. Thiết tưởng thà bung nổ khoảnh
khắc để giải toả có khi đỡ tồi tệ hơn sự ổn định hình thức mà choán hết cuộc
đời.
Toàn
bài thơ của Trần Mai Hường không thấy một lời oán thoán, trách cứ, qui kết …
chỉ đơn độc cảm nhận, có thở than, và âm thầm chịu đựng nỗi buồn thân phận. Bài
thơ giầu nữ tính mạnh mẽ, phù hợp hợp với tình cảm, tính cách đang phổ biến của
Phụ nữ Việt hiện đại.Ta cũng không tìm được sự đối thoại, làm lành, hay van nài
của cả hai bên. Có lẽ vì xa giai đoạn thanh minh, thuyết phục từ lâu.
Tôi
đã đọc tập thơ “Đó là em” của Mai Hường, nhưng tôi không chịu tin “Thản nhiên
anh” tồn tại trong căn phòng của chị. Bởi người đã viết nổi bài thơ khá tâm đắc
này đủ thông minh hàn gắn, sắp xếp, thay đổi tình thế từ trầm cảm - tới bình
thản - rồi nâng lên hưng cảm nhờ luồng hơi từ lồng ngực chính mình thổi vào lớp
tro nguội tàn, cơi hồng lên hòn than tình yêu, lấy lại sự ấm áp của không gian
sống. Đó còn là trách nhiệm bù đắp tình thương yêu tròn đầy, tránh mất mát cho
những đứa con. Phải chăng chị đã nói thay bao người phụ nữ? Để chứng minh, tôi
dành lại câu thơ “Ngàn sau vẫn vậy” ở khổ đầu, để làm luận cứ cho suy nghĩ của
mình. Như vậy “với thản nhiên anh” còn là một phát hiện, cảnh báo của Mai Hường
đối với tình cảm vợ chồng trong xã hội đương đại bị vội vã, cuốn hút vào nhu
cầu vật chất tất bật hôm nay. Nó là vấn đề xã hội, chuyện của cả muôn sau…
“Thản
nhiên anh” ba từ ấy, ngoài việc Mai Hường dùng làm đầu đề, còn xuất
hiện 3 lần làm khoá đuôi kết thúc cho 3 khổ thơ. Nhưng để ý thấy “Thản
nhiên anh“ được kết hợp với “đếm”, rồi “đối diện” và cuối cùng là “khoảng
trống lấp đầy bởi…” dụng ý tăng mức độ chịu dựng của con người trước nỗi dửng
dưng, đồng thời làm căng sức nén của bài thơ. Đó cũng là kiểu cách tân hay gặp
trong thơ của Mai Hường thời gian gần đây. Nhưng tôi thú vị nhất khi “thản nhiên
anh“ được chị cắt rời ra xếp vào 3 dòng cuối. Nó giống hệt như ba động
tác chị dập vào phím đàn dương cầm. Từ đó âm thanh “thản-nhiên-anh” sẽ vang
lên xuyên qua hệ thống thính giác tác động tới cân não, nỗi người…!?
Hải Phòng, Mùa Đông Canh Dần
DD: 0989094933
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại ngày 24.8.2015
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hải Phòng
ngày 25/11/2010
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Quê
hương mỗi người chỉ một... – Lời bình BS. Nguyễn Thanh Tuyên (Hải Phòng)
Ngày
26/10/2010
Dường như cuộc sống phồn thực, đủ đầy thì
kỷ niệm thường khó khắc sâu, chạm nổi vào ký ức con người - khác lạ hẳn đoạn
trường khốn khó, hàn vi… Nguyễn Thị Thúy Ngoan cũng không nằm ngoài quy luật
chung ấy. Từ lâu chị đã sống ở vùng đô hội nhưng tấm lòng người thơ vẫn đau đáu
với bờ tre, ngọn lúa, với bao người thân nơi quê hương. Đặc biệt tình cảm đó
bộc lộ rõ nét qua nhiều câu thơ, bài thơ thương nhớ, xót xa tới người rứt ruột
đẻ ra mình. Bởi tất cả đã từng phải sống cuộc đời lam lũ, thiếu thốn cực nhọc
đằng đẵng một thời…
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nguyễn Thanh Tuyên
Tên
thật Nguyễn Thanh Tuyên
Sinh
năm 1948 tại Phương Định - Trực Ninh - Nam Định
Còn
có bút danh khác là: Thanh Phương - Thanh Tú
Nghề
nghiệp: Bác sỹ
Hiện
thường trú tại: Thành phố Hải Phòng
Hội
viên Hội Nhà văn Hải Phòng
Điện
thoại: 0989094933
Email: bsnguyenthanhtuyen@gmail.com
_____
QUÊ HƯƠNG MỖI NGƯỜI
CHỈ MỘT
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
VỀ QUÊ
Con về quê giữa chiều
mưa
Bồi hồi thương nhớ
ngày xưa cồn cào
Nhà nghèo gió cũng
xanh xao
Trời mưa trăng trượt
ngã nhào vào hiên
Cha ngồi chẻ lạt bên
thềm
Chẻ đôi cả những muộn
phiền đầy vơi
Mẹ đi nhổ mạ tháng
mười
Lạt mềm trói mấy kiếp
người vào nhau
Mưa phùn mẹ cấy ruộng
sâu
Đôi môi ứa máu quết
trầu đỏ tươi
Con đi mót lá mùng
tơi
Cơm khoai, nước mắt
chia đôi quả cà
Mẹ chưa kịp trẻ đã
già
Tuổi xuân ngồi vá
đường xa mũi gần
Bàn chân đói lả bàn
chân
Nhớ miếng bánh đúc mẹ
phần cho con
Bây giờ cha mẹ không
còn
Nhìn lên chỉ thấy mây
non gió ngàn
Hồn quê đất tổ con
mang
À ơi tiếng võng dịu
dàng ngày xưa…
Con giờ nắng ngả sang
trưa
Quê hương hai tiếng
nắng mưa dãi dầu.
Tháng
2/2009
Lời
bình Nguyễn Thanh Tuyên
Dường
như cuộc sống phồn thực, đủ đầy thì kỷ niệm thường khó khắc sâu, chạm nổi vào
ký ức con người - khác lạ hẳn đoạn trường khốn khó, hàn vi… Nguyễn Thị Thúy
Ngoan cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy. Từ lâu chị đã sống ở vùng đô hội
nhưng tấm lòng người thơ vẫn đau đáu với bờ tre, ngọn lúa, với bao người thân
nơi quê hương. Đặc biệt tình cảm đó bộc lộ rõ nét qua nhiều câu thơ, bài thơ
thương nhớ, xót xa tới người rứt ruột đẻ ra mình. Bởi tất cả đã từng phải sống
cuộc đời lam lũ, thiếu thốn cực nhọc đằng đẵng một thời…
Vừa
chạm bút mấy dòng, bỗng trong tôi văng vẳng những ca từ: “Quê hương mỗi người
chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi…’’. Ôi, lời ca sao mà thấm thía! Câu hát hệt
một thành ngữ, một chân lý vậy. Quê hương là danh từ chung quen thuộc, nhưng
lại mang sắc thái riêng tư cho từng số phận. Vì lẽ đó trong mỗi cá thể luôn tồn
tại cung bậc tình cảm không thật giống nhau về cội nguồn. Cảm xúc của họ hàm
chứa nhiều góc tâm tư với độ dồn nén cũng khác nhau. Đọc bài thơ ‘Về quê’ như
ta được xem bộ phim đen-trắng ăm ắp hoài niệm một thuở nhọc nhằn của Thúy Ngoan
và bao người thân thiết. Cũng dễ thấm lòng vì đâu đó ta loáng thoáng bắt gặp
được chính mình.
Vừa
trở lại mảnh đất chôn nhau cắt rốn, tâm trạng của Thúy Ngoan đã “bồi hồi”
đến “cồn cào” với cuộc đời xưa:
Nhà nghèo gió cũng xanh xao
Trời mưa trăng trượt ngã nhào vào
hiên
Nào
ai nhìn thấy gió? Tác giả đã chuyển đổi cảm nhận từ xúc giác sang thị giác,
giúp cho người đọc tự liên tưởng. Đó chắc chắn không phải là cơn gió ấm, nhưng
cũng chẳng phải luồng gió hun hút hay thông thốc lạnh. Nhưng ai hay, cơn gió
lùa se lạnh lại có thể thấm sâu vào da thịt của cô gái mới lớn không mâng mâng
nụ nõn, mà “xanh xao” vì bữa đói, bữa no trường diễn bao ngày. Xin độc giả hãy
mượn cảm giác hao hao như “đói vàng mắt” để tiệm cận thưởng thức văn bản. Và “trăng trượt ngã nhào” ngoài hiên đủ cho ta hiểu đó là thềm ướt thấm
rêu của căn nhà đất đơn sơ một thời đã sống.
Ba khổ thơ tiếp theo là tình cảm sâu nặng của
người con gái đa cảm, có cuộc đời ít vuông tròn dành cho cha mẹ. Ta hình dung
ra sự trầm tĩnh chịu đựng, khá nội tâm, hợp với dáng dấp, tính cách của cha:
Cha ngồi chẻ lạt bên thềm
Chẻ đôi cả những muộn phiền đầy vơi
Ở đây, Thúy Ngoan khéo léo dùng phương pháp
ẩn dụ chuyển đổi giữa thị giác và cảm giác. Sự muộn phiền ấy phải chăng là sự
thiếu thốn đời thường, tác động ngày ngày gây ra bao lo lắng trầm cảm, mà
nguyên nhân cơ bản ở cái cơ chế gò bó, trói buộc của một thời xa vắng
chăng? Sự ao ước của cha: muốn vơi bớt khó khăn lấn cấn đi một nửa “chẻ đôi
muộn phiền” thôi. Song, quả là khó! Sự canh tác nông nghiệp giản đơn vùng chiêm
khê mùa thối lại bị đóng khung trong cơ chế bao cấp bảo thủ thì lấy đâu ra có
sự thay đổi nhỡn tiền!
Tiếp
theo, câu thơ về sự lao động đồng áng một nắng hai sương của mẹ nói rõ thêm
điều ấy:
Mẹ đi nhổ mạ tháng mười
Lạt mềm trói mấy kiếp người vào nhau
Ta
từng quen câu châm ngôn “Lạt mềm buộc chặt” trong khuyên răn ứng xử. Nhưng ở
đây lại buộc những mấy kiếp người? Chứng tỏ thời gian không hề ngắn, đã bị trói
chặt bởi sợi lạt tưởng dẻo mềm nào đó…? Câu thơ đâu còn nghĩa thông thường cho
động tác “đóm” mạ nữa, mà chuyển hẳn sang vấn đề “tư tưởng” rồi. Tại thời điểm
cởi mở hiện nay, cho phép ta khách quan nhìn lại sẽ càng thêm thấu tỏ sự thật
một thời chưa xa. Tin rằng ai thưởng thức bài thơ cũng nhận ra điều đó, chẳng
cần thiết phải thẩm bình… Như vậy, tác phẩm đã không dừng ở mức oan hoài gia
cảnh… mà đạt ý nghĩa lớn hơn là phản ánh chân thực vấn đề xã hội rất đáng được
nhắc nhở để không bao giờ phải lặp lại những gì của nếp quen mòn, duy ý chí,
giáo điều trong xã hội tương lai.
Đôi
điều ta vừa lướt qua cho thấy cái “lạt mềm” nọ, ảnh hưởng không ít tới từng tế
bào nhỏ bé của xã hội:
Mưa phùn mẹ cấy ruộng sâu
Đôi môi ứa máu quết trầu đỏ tươi
Con đi mót lá mùng tơi
Cơm khoai, nước mắt chia đôi quả cà
Cái
đói cơm áo ròng rã đã ngấm vào từng cơ thể. Mẹ phải chống cái giá lạnh khắc
nghiệt “rét từ trong ruột rét ra” bằng miếng trầu tạo cảm giác ấm nóng cho cơ
thể gầy guộc, để đủ sức nhấn sâu tiếp nhánh mạ xuống mảnh ruộng nước mùa đông.
Ở tuổi ấy Thúy Ngoan đã cảm được, quá xót xa cho mẹ, tận phút giây này chị vẫn
giữ nguyên được hình ảnh xưa, để giờ “ứa máu” trong thơ. Cái nghèo còn
được bổ sung bằng hình ảnh cô bé lần hồi mót lá rau cỗi cằn sót lại trên những
dây mồng tơi khô già giữa mùa đông giá.
Đây
nữa, cái đói với trẻ nhỏ mới thật đáng thương:
Bàn chân đói lả bàn chân
Nhớ miếng bánh đúc mẹ phần cho con
Đúng
là đói lả, rã rời không buồn bước nữa. Và “một miếng khi đói” mà mẹ nhường cho,
có lẽ chỉ khi ngừng thở và tim ngừng đập thì đứa con mới có thể quên thôi. Nghĩ
về miếng bánh đúc nồng vôi, khi giờ đây vật chất dư thừa chị càng xót mẹ.
5
vần trắc liên tiếp phá luật lục bát ở câu 8 dường như bắt người đọc khựng lại
để cùng chị hãy khắc họa một thời. Nhất là con cháu chị hãy ngắm nghía kỹ thêm
để mãi mãi đừng quên. Với tôi, khi viết tới dòng này lòng bàng hoàng nhức nhối
khi nhận ra cái đói giám sát người nông dân quanh năm, không trừ cả tháng 10 -
mới gặt!
Mẹ
chị đã tất tả vượt qua gian khó cuộc đời nuôi con khôn lớn thì còn đâu giữ gìn
được tuổi thanh xuân đẹp đẽ, lành lặn lâu dài như bao cô gái đương thời:
Mẹ chưa kịp trẻ đã già
Tuổi xuân ngồi vá đường xa mũi gần
Thật
quá thiệt thòi lúc trẻ trung mất hồn nhiên, không được bay nhảy, khoe sắc xuân
thì. Đành cam chắp nối, vá víu, chấp nhận chút lành lặn ngắn ngủi, thoáng qua
của kiếp “sống gửi” trần gian. Tình trạng đó chiếm số đông phụ nữ của đất nước
ta thuở ấy.
Thúy
Ngoan thầm ơn chất quê, khi nhận thấy tâm hồn mình nặng tình nặng nghĩa được
hình thành từ tiếng võng đưa hòa cùng lời ru ngọt ngào của mẹ. Cha mẹ dù khuất
núi song đã di truyền lại cho người con gái đa cảm ấy nét văn hoá hoàn hảo,
luôn đau đáu hướng về mảnh đất thân yêu. Nơi đã dưỡng dục mình thành người phụ
nữ thủy chung, biết chống trả sự cô đơn và nỗi buồn thân phận, vịn vai thơ từng
ngày từng giờ mà vươn dậy. “Dẫu biết đến với thơ chẳng dễ gì” như lời đề từ, tự
bạch trong tập thơ “Ngôi nhà không bình yên” của Nguyễn Thị Thúy Ngoan mới ấn
hành.
Đọc
bài thơ “Về quê” của Thúy Ngoan, lòng tôi chùng lắng xuống, buồn, thương giống
tâm trạng người cô đơn trong một buổi chiều mà bầu trời sập xuống bởi mây mưa
áp thấp. Nó gợi cho tôi trở lại cái thời tôi, vẹn nguyên xưa… Xin cõi lòng mình
cũng đừng bao giờ quên nhớ…
Qua
đi những phút thưởng thức Thi phẩm của Nhà thơ Nguyễn Thị Thúy Ngoan, tôi thấy
vui biết bao khi cảnh tượng nghèo hèn đã lùi xa. Vất vả đói khát đã trôi trọn
vẹn vào dĩ vãng ngay trên quê hương Vĩnh Bảo, Hải Phòng của chị. Ai từng ghé
thăm miền quê Trạng Trình hẳn sẽ ngợp sắc đồng xanh hay bát ngát mùa vàng. Ngạc
nhiên khi nhà tầng mọc lên san sát. Đường rộng thênh thang, xe cộ nườm nượp nối
đuôi nhau tới muôn phương. Người người tươi tắn hồng da. Ta càng thấy mến yêu
quê hương tha thiết. Ta tự xác định trách nhiệm lớn lao của mình sao cho xứng
đáng hơn với cuộc sống hôm nay; nhất là sau khi đọc những vần thơ buồn mà
Nguyễn Thị Thuý Ngoan trang trải.
(Hội viên HNV Hải Phòng)
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại ngày 24.8.2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hải Phòng ngày 26/10/2010
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét